BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
HUỲNH THỊ ANH ĐÀO<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG<br />
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY<br />
TRONG NGÀNH THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT<br />
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh<br />
Mã số: 60.34.01.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN GIA DŨNG<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp<br />
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Huỳnh<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà<br />
Nẵng vào ngày 16 tháng 8 năm 2015.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay đã<br />
trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm cùng với sự biến động<br />
của nền kinh tế trong nước lúc tăng, lúc giảm. Song, nó cũng đã thể<br />
hiện đầy đủ đúng bản chất của một thị trường, là nơi mà các chủ thể<br />
kinh doanh huy động vốn nhanh nhất và hiệu quả nhất, nhằm đáp<br />
ứng nhu cầu kinh doanh kịp thời, thông qua việc phát hành các loại<br />
chứng khoán. Trong đó, nhóm ngành thực phẩm được đánh giá có độ<br />
hấp dẫn khá cao.<br />
Theo các chuyên gia và các công ty nghiên cứu thị trường, sức<br />
tiêu thụ sản phẩm thực phẩm chế biến của thành phố Hồ Chí Minh,<br />
đặc biệt là mì ăn liền và bánh kẹo còn rất lớn. Khoảng 56% số dân ở<br />
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội độ tuổi dưới 30, có xu hướng tiêu<br />
dùng bánh kẹo nhiều hơn thế hệ cha ông. Tốc độ tăng trưởng doanh<br />
số của ngành bánh kẹo ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong<br />
giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt khoảng 10%. Theo dự báo của tổ chức<br />
Giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), mức tiêu thụ thực phẩm bình<br />
quân đầu người Việt Nam đang tăng 4,3%/năm. Vì vậy, thị trường<br />
thực phẩm Việt Nam được đánh giá có độ hấp dẫn khá cao.<br />
Việc nghiên cứu, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng biến động<br />
giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm, từ đó, đưa ra<br />
những nhận định và kiến nghị về cung cầu giá cổ phiếu của các công<br />
ty trong ngành thực phẩm trong thời gian tới nhằm góp phần phát<br />
triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán<br />
của các công ty ngành thực phẩm nói riêng là việc làm cần thiết và<br />
cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.<br />
<br />
2<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.<br />
- Tổng hợp sự biến động giá cổ phiếu trong mối tương quan với<br />
các nhân tố.<br />
- Xây dựng mô hình nghiên cứu.<br />
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của<br />
chúng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được<br />
niêm yết trên sàn HOSE.<br />
- Đề xuất các kiến nghị nhằm giúp các nhà quản lý bình ổn giá<br />
cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm trên Sở giao dịch<br />
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.<br />
3. Giả thuyết nghiên cứu<br />
- Các nhân tố ngoại sinh tác động mạnh hơn hay yếu hơn nhân<br />
tố nội sinh.<br />
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có ảnh hưởng hay không đến giá<br />
cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên<br />
Sở chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu<br />
của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn HOSE.<br />
- Phạm vi nghiên cứu là 15 công ty trong ngành thực phẩm được<br />
niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ năm 2010- 2014.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính<br />
và nghiên cứu định lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các<br />
nhân tố đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm<br />
được niêm yết trên sàn HOSE.<br />
<br />
3<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về giá cổ phiếu và các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến giá cổ phiếu.<br />
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br />
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị<br />
7. Tổng quan tài liệu tham khảo<br />
Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đã được<br />
nghiên cứu tại nhiều quốc gia, nhiều thời điểm và ở các phạm vi<br />
khác nhau. Các nghiên cứu trong nước cũng đã được thực hiện, đặt<br />
nền tảng quan trọng cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng giá cổ<br />
phiếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế ở tập hợp<br />
mẫu, xây dựng thang đo, kết quả nghiên cứu chưa thống nhất. Do đó,<br />
nghiên cứu này được thực hiện để khắc phục những hạn chế trước và<br />
đưa ra nhận định tin cậy về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở<br />
Việt Nam hiện nay.<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1. CỔ PHIẾU<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH-11 ngày 29 tháng 6<br />
năm 2009 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt<br />
Nam quy định: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi<br />
ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ<br />
chức phát hành”<br />
<br />