Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" là hệ thống hóa cơ sở lý thuyết có liên quan về du lịch cộng đồng, nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng dựa trên quan điểm đánh giá, nhận thức của người dân địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ PHƢƠNG THANH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG KHU VỰC VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834 01 01 Đà Nẵng - 2021
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 1: ……………………………….……………………… Phản biện 2: …………………………………………….………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 10 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH, DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1.1 Khái niệm du lịch Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động phổ biến đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức về nội dung du lịch đến nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, các tổ chức, cá nhân lại có cách hiểu khác nhau về du lịch. Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. 1.1.2. Du lịch cộng đồng Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tiếp cận quan niệm du lịch cộng đồng ở góc độ là hoạt động du lịch mà cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia, khai thác, bảo tồn tài nguyên, nâng cao những kỹ năng, kiến thức nhằm cung cấp những trải nghiệm và thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. 1.2.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng - Địa điểm tổ chức DLCĐ diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương - Thông qua việc cung cấp các khuyến khích về lợi ích kinh tế và giáo dục ý thức bảo tồn cho cộng đồng địa phương, DLCĐ chính là công cụ hiệu quả trong việc bảo tồn bền vững giá trị tài nguyên. - Hoạt động du lịch cộng đồng phải từ cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng.
- 2 - Từ hoạt động du lịch, cộng đồng địa phương được nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; - Du lịch cộng đồng cần thiết phải có hỗ trợ của các bên tham gia du lịch. 1.2 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.2.1 Khái niệm về phát triển du lịch Tổng hợp những quan điểm khác nhau về phát triển du lịch, tác giả tiếp cận quan điểm phát triển du lịch trên góc độ là sự thay đổi của các vấn đề về kinh tế, văn hóa - xã hội trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của tài nguyên. 1.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng Phát triển du lịch cộng đồng là quá trình biến đổi theo hướng tiến bộ trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường dựa trên sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên trong cộng đồng, mang lại lợi ích cho cộng đồng, hướng đến sự phát triển bền vững. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.3.1. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch Trong nghiên cứu về quản lý du lịch cộng đồng bền vững ở Thái Lan, Nopparat Satarat (2010) đã nghiên cứu tài nguyên du lịch trên 3 phương diện: tài nguyên du lịch sẵn có; các hoạt động du lịch dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý tài nguyên du lịch. Đối với các yếu tố liên quan đến sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, tác giả đã đề cập đến tài nguyên tự nhiên (biển, núi, hang động…); những nét văn hóa đặc sắc của địa phương như lễ hội, phong tục tập
- 3 quán…; lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng (điểm di tích lịch sử, bảo tàng…). Ngoài ra, các hoạt động du lịch như trekking, leo núi, chèo thuyền kayak, học làm các sản phẩm lưu niệm của địa phương…. cũng được tác giả đề cập. Với việc nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được yếu tố tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ ở Thái Lan. 1.3.2. Khả năng tiếp cận điểm đến Theo Hà Nam Khánh Giao (2011), khả năng tiếp cận điểm đến được hiểu là khả năng di chuyển đến điểm du lịch và di chuyển giữa các điểm khác nhau trong điểm đến một cách thuận tiện, an toàn. Khả năng tiếp cận điểm đến phụ thuộc vào hạ tầng giao thông, trang thiết bị giao thông, các vấn đề liên quan đến điều hành vận tải. 1.3.3. Sự an toàn Theo Khương and Nguyễn (2017), an toàn và an ninh luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà hầu hết khách du lịch quan tâm trước khi đến một nơi nào đó vì sự bất ổn tồn tại trong xã hội hiện nay. Nó đề cập đến việc bảo vệ du khách khỏi các sự cố và rủi ro trong hành trình. 1.3.4. Cơ sở hạ tầng - tiện ích Cơ sở hạ tầng được xem là yếu tố hữu hình trong phát triển DLCĐ, là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến một quốc gia hoặc một địa điểm du lịch (Moreira and Iao, 2014). Cơ sở hạ tầng du lịch tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều khách du lịch. 1.3.5. Môi trƣờng tham quan du lịch Trong bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam, tác giả Nguyen Thi Minh Phuong, Nguyen Van Song, Tran Xuan Quang
- 4 (2020) đã chỉ ra nhân tố môi trường có tác động lớn nhất đến sự phát triển DLCĐ trong số 6 nhân tố mà nhóm tác giả nghiên cứu. Yếu tố môi trường không chỉ là sự an toàn, an ninh về tình hình chính trị, mà còn là những vấn đề có liên quan đến hệ thống cứu hộ, chấn chỉnh các tệ nạn ăn xin, trộm cắp… và bảo vệ môi trường. 1.3.6. Thông tin về điểm đến Thông tin điểm đến là các thông tin quan trọng về điểm đến du lịch (Mutinda & Mayaka, 2012). Nguồn thông tin này có vai trò đặc biệt quan trọng cho cả khách du lịch, nhà quản lý điểm đến và cũng cho cả ngành du lịch (Nicoletta and Servidio, 2012). Việc tìm kiếm thông tin được xem là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn điểm đến du lịch (Jacobsen and Munar, 2012), điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch của mỗi địa phương. 1.3.7. Kỹ năng và kiến thức về du lịch của cộng đồng địa phƣơng Trong hoạt động du lịch cộng đồng, người dân địa phương đóng vai trò là chủ thể. Kỹ năng và kiến thức hay thái độ…của người dân địa phương thực sự cần thiết, được coi là một công cụ hỗ trợ cho sự phát triển DLCĐ. Moscardo (2008) cũng chỉ ra rằng thiếu năng lực cộng đồng là một rào cản lớn cho sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Việc thiếu năng lực cộng đồng sẽ dẫn đến thiếu nguồn nhân lực, vốn xã hội, ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, từ đó hạn chế sự tham gia của cộng đồng đối với sự phát triển du lịch, tạo sự phụ thuộc và tạo điều kiện cho sự thống trị, thao túng từ bên ngoài. 1.3.8. Nhận thức và thái độ về du lịch của cộng đồng địa phƣơng Thái độ của người dân đối với du lịch là một trong những lĩnh vực du lịch được nghiên cứu nhiều nhất và là chủ đề của nghiên cứu
- 5 trong hơn 30 năm (McGehee & Andereck, 2004). Tasci và cộng sự (2013) cho rằng một số sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng đã bị thất bại do thiếu sự tham gia của cộng đồng, nhận thức làm chủ sáng kiến. Do đó nhận thức có vai trò đáng kể đối với sự phát triển du lịch cộng đồng của địa phương. 1.3.9. Lãnh đạo và quản lý cộng đồng Nopparat Satarat (2010) cho rằng lãnh đạo cộng đồng là những người có thể phổ biến những thông tin du lịch, truyền cảm hứng cho các thành viên và người dân tham gia phát triển du lịch. Đồng thời có thể phối hợp với các cơ quan bên ngoài để phát triển du lịch cộng đồng. Do đó, vai trò của lãnh đạo cộng đồng đối với sự phát triển du lịch cộng đồng là vô cùng quan trọng 1.3.10. Sự tham gia vào quá trình ra quyết định Trên cơ sở các nghiên cứu của Kayat, K. (2002) Tosun, C. and Timothy, D. J. (2003), tác giả Nguyễn Bùi Anh Thư, Trương Thị Thu Hà, Lê Minh Tuấn (2019) đã xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch. Nghiên cứu đã chỉ ra khả năng ra quyết định có ảnh hưởng đến sự tham gia du lịch của người dân địa phương. Với trình độ, mức thu nhập và vai trò tham gia khác nhau thì mức độ đưa ra quyết định của người dân cũng khác nhau.
- 6 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1.1 Khái quát khu vực nghiên cứu Diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là 343.181,34 ha. Trong đó, vùng lõi 123.326 ha và vùng đệm 219.855,34 ha. a. Tài nguyên du lịch tự nhiên VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là khu vực đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo. Hiện tại, khu vực có 311 hang động đã được khảo sát với chiều dài 250 km; hệ thống sông ngầm, sông ngòi độc đáo, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi lớn nhất Việt Nam, nhiều loài động thực vật quý hiếm. b. Tài nguyên du lịch nhân văn VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ, nhiều chứng tích lịch sử của dân tộc. Đây là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các xã thuộc khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng a. Dân cư, dân tộc: đồng bào thiểu số chiếm 16.9%. Mật độ dân số là 19,9 người/km2. b. Đặc điểm nguồn lao động: số người trong độ tuổi lao động của các xã vùng đệm chiếm 58,9% tổng dân số. c. Tình hình thu nhập và đời sống người dân Nguồn thu nhập chính của người dân ở khu vực là từ các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm 97,98%. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. 2.1.3. Hoạt động du lịch tại khu vực VQG Phong Nha -
- 7 Kẻ Bàng a. Các loại hình du lịch cộng đồng tại khu vực nghiên cứu b. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, tiện nghi phục vụ du lịch c. Khách du lịch d. Nhân lực du lịch 2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng 2.3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ có liên quan, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, kết hợp với bối cảnh nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết H1: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Giả thuyết H2: Khả năng tiếp cận điểm đến có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Giả thuyết H3: Cơ sở hạ tầng - tiện ích có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Giả thuyết H4: Môi trường tham quan du lịch có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Giả thuyết H5a: Kỹ năng và kiến thức về du lịch của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Giả thuyết H5b: Nhận thức và thái độ về du lịch của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du
- 8 lịch cộng đồng. Giả thuyết H5c: Sự tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. 2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 2.1. Mô hình đề xuất nghiên cứu 2.4. XÂY DỰNG THANG ĐO Bảng 2.1. Tổng hợp thang đo các nhân tố ảnh hƣởng phát triển du lịch cộng đồng khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Ký hiệu Thƣớc đo HDTN Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch Tài nguyên tự nhiên đẹp, hấp dẫn và thu hút khách HDTN1 du lịch HDTN2 Tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú HDTN3 Cảnh quan tự nhiên giữ được nét hoang sơ. Phong tục tập quán truyền thống độc đáo, thu hút HDTN4 khách du lịch HDTN5 Sự hấp dẫn của các điểm di tích lịch sử, tôn giáo,
- 9 khảo cổ. HDTN6 Nhiều sự kiện văn hóa và lễ hội lôi cuốn. Các tập quán lao động sản xuất của địa phương HDTN7 được duy trì. Các ngành nghề truyền thống của địa phương HDTN8 được lưu giữ. HDTN9 Văn hóa ẩm thực địa phương đặc trưng, độc đáo Các hoạt động du lịch gắn liền với thiên nhiên đa HDTN10 dạng (leo núi, khám phá hang động…) Khách du lịch được tham gia các hoạt động văn HDTN11 hóa của địa phương TCDD Khả năng tiếp cận điểm đến Có thể đến địa phương bằng nhiều phương tiện TCDD1 vận chuyển: đường bộ, đường sắt, đường không. Thuận lợi trong việc kết nối với các địa phương TCDD2 khác. TCDD3 Vấn đề visa và thủ tục xuất nhập cảnh thuận tiện. Tiếp cận các thông tin về điểm đến du lịch từ TCDD4 nhiều nguồn khác nhau. TCDD5 Thuận tiện trong việc di chuyển trong khu vực CSHT Cơ sở hạ tầng - tiện ích CSHT1 Có các biển chỉ dẫn thông tin du lịch. CSHT2 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn. Hệ thống internet, điện thoại, dịch vụ thanh toán CSHT3 đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. CSHT4 Phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn CSHT5 Có nhiều nhà hàng để lựa chọn.
- 10 CSHT6 Việc di chuyển đến hệ thống y tế dễ dàng. CSHT7 Có quầy hỗ trợ thông tin du lịch. CSHT8 Có nhiều địa điểm vui chơi, giải trí, mua sắm. Các sản phẩm quà lưu niệm đa dạng, mang nét đặc CSHT9 trưng địa phương. MTTQ Môi trƣờng tham quan du lịch MTTQ1 Môi trường tham quan sạch sẽ. MTTQ2 Môi trường tham quan an toàn cho du khách. MTTQ3 Thời tiết dễ chịu Không có hiện tượng chèo kéo, ăn xin gây phiền MTTQ4 hà cho du khách. Cộng đồng địa phƣơng Kỹ năng và kiến thức của ngƣời dân địa KNKT phƣơng KNKT1 Có kiến thức về địa phương nơi mình sinh sống. Nắm rõ các quy định, thông tin, định hướng phát KNKT2 triển du lịch. KNKT3 Hiểu các tác động của du lịch đối với địa phương. Khả năng cung cấp những trải nghiệm cho du KNKT4 khách. KNKT5 Khả năng về ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Kỹ năng về giao tiếp, xử lý các tình huống khi KNKT6 phục vụ khách du lịch. Nhận thức và thái độ của ngƣời dân địa NTTĐ phƣơng NTTĐ1 Thân thiệt và tử tế với du khách NTTĐ2 Khai tác tài nguyên đảm bảo tính bền vững
- 11 Nhận thức được tác động của du lịch đối với cộng NTTĐ3 đồng NTTĐ4 Tích cực học hỏi, nâng cao kỹ năng về du lịch RQĐ Khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định Thường xuyên đóng góp ý kiến vào việc ra quyết RQĐ1 định. RQĐ2 Thỏa mãn với các quyết định được đưa ra Chủ động phát triển mạng lưới dựa trên các mối RQĐ3 quan hệ cá nhân/gia đình Đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng. PTT Trên khía cạnh tài chính Thu nhập của người dân khi tham gia du lịch cộng PTT1 đồng được tăng lên và ổn định hơn. PTT2 Đóng góp vào nguồn thu của địa phương Các khoản lương, thưởng của người lao động PTT3 trong doanh nghiệp du lịch tăng lên. PTP Trên khía cạnh phi tài chính Người dân địa phương có nhiều cơ hội về việc làm PTP1 từ khi kinh doanh du lịch. Mức độ bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn PTP2 hóa địa phương được tăng lên. Đời sống dân cư: y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng… PTP3 được nâng cao. Một bộ phận người dân được giảm nghèo nhờ vào PTP4 du lịch Người dân có cơ hội mở mang kiến thức và kỹ PTP5 năng nhằm phục vụ khách du lịch.
- 12 Người dân ý thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và PTP6 môi trường. Thời gian lưu trú và tham gia các hoạt động của PTP7 khách tăng lên Khách du lịch sẽ quay trở lại và giới thiệu người PTP8 thân, bạn bè đến du lịch cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. 2.5. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 2.5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các báo cáo, số liệu về du lịch của Sở Du lịch Quảng Bình, Chi cục thống kê Quảng Bình, Tổng cục Du lịch, các ban ngành khác có liên quan, UBND các huyện trong vùng nghiên cứu; báo cáo từ các hội nghị, hội thảo về du lịch. Các luận án, luận văn; các bài báo đã được đăng tải rộng rãi, các công trình nghiên cứu trên các tạp chí lớn trong và ngoài nước. 2.5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng thông qua hệ thống bảng hỏi khảo sát người dân địa phương tham gia du lịch cộng đồng tại khu vực VQG PNKB. 2.5.3. Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách tìm hiểu các tài liệu, thông tin tham khảo, tập trung vào các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch cộng đồng. Người nghiên cứu tiến hành thảo luận với giáo viên hướng dẫn để từ đó xây dựng thang đo sơ bộ cho đề tài.
- 13 2.5.4. Nghiên cứu chính thức Dữ liệu phục vụ nghiên cứu chính thức được thu thập thông qua phương pháp khảo sát từng cá nhân bằng phiếu điều tra. Kết quả sau khi được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Độ tin cậy của các thang đo được kiểm định bằng cách tính toán hệ số Cronbach’s Alpha. Đồng thời, các công cụ thống kê mô tả và các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, từ đó so sánh và khẳng định các khía cạnh của các nhân tố đến phát triển DLCĐ. Thang đo Likert được áp dụng cho mô hình với 5 mức đánh giá đối với từng tiêu chí (được số hóa từ 1 tới 5): 1 là hoàn toàn không đồng ý, 2 là không đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. 2.6. TỔNG THỂ VÀ MẪU NGHIÊN CỨU Với một không gian phân bố rộng và căn cứ vào phạm vi hiện tại của phát triển du lịch ở khu vực Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tác giả tiến hành khảo sát với người dân sống ở vùng đệm xung quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc 3 huyện: Bố Trạch, Quảng Ninh và Minh Hóa và với qui mô mẫu được xác định theo công thức của Yamane (1973). Với độ sai số phù hợp là e = 5% (ứng với mức độ tin cậy là 95%). Trong nghiên cứu này, số hộ dân tính đến năm 2020 tại khu vực nghiên cứu là N = 17.125 hộ nhân khẩu (Chi cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2020). Như vậy tổng số phiếu điều tra là 391 phiếu. Trong nghiên cứu này, tác giả phát 450 phiếu điều tra để đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu.
- 14 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG KHẢO SÁT Kết thúc khảo sát, tổng hợp số phiếu thu về là 412 phiếu. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, số phiếu đạt tiêu chuẩn và được sử dụng cho nghiên cứu là 400 phiếu (tỷ lệ 88,9%), vượt yêu cầu mẫu tối thiểu của nghiên cứu. 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Nhân tố Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch gồm 11 thước đo, có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,941 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều > 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại của các biến đều bằng hoặc nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại, ngoại trừ biến HDTN11. Sau khi loại biến HDTN11, 10 biến còn lại tiếp tục chạy lần 2. Kết quả cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,949 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều > 0,3 Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến của các biến đều bằng hoặc nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo. Thang đo Khả năng tiếp cận điểm đến được đo lường bởi 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,883 > 0,6. Đồng thời cả 5 biến quan
- 15 sát đều có tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng độ tin cậy. Thang đo Cơ sở hạ tầng - tiện ích được đo lường bởi 9 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,948 > 0,6. 9 biến quan sát của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha dao động từ 0,728 - 0,851 (> 0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng độ tin cậy. Thang đo Môi trường tham quan du lịch được đo lường bởi 4 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,906 > 0,6. Các biến quan sát của thang đo có tương quan biến tổng dao động từ 0,709 - 0,839 (> 0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định. Thang đo Kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương được đo lường bởi 6 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,920 > 0,6. Các biến quan sát của thang đo có tương quan biến tổng dao động từ 0,734 - 0,845(> 0,3), hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định. Thang đo Nhận thức và thái độ của người dân địa phương được đo lường bởi 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,920 > 0,6. Các biến quan sát của thang đo có tương quan biến tổng dao động từ 0,781 - 0,870 (> 0,3), hệ số
- 16 Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định. Thang đo Khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định được đo lường bởi 3 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,950 > 0,6. Các biến quan sát của thang đo có tương quan biến tổng dao động từ 0,865 - 0,925 (> 0,3), hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định. Thang đo Đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng trên khía cạnh tài chính được đo lường bởi 3 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,894 > 0,6. Các biến quan sát của thang đo có tương quan biến tổng dao động từ 0,691 - 0,758 (> 0,3), hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định. Thang đo Đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng trên khía cạnh phi tài chính được đo lường bởi 8 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,894 > 0,6. Các biến quan sát của thang đo có tương quan biến tổng dao động từ 0,706 - 0,864 (> 0,3), hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung. Do vậy, thang đo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định. 3.2.2. Kết quả thống kê mức độ đánh giá theo từng nhân tố. 3.2.3. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA
- 17 Kết quả cuối cùng của phân tích nhân tố khám phá các thước đo của biến độc lập gồm 41 biến quan sát được tải về 7 nhân tố; các thước đo của biến phụ thuộc gồm 11 biến quan sát được tải về 1 nhân tố. Bảng 3.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển CBT sau phân tích nhân tố khám phá EFA Số Ký TT Tên nhân tố quan hiệu sát 1 Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch HDTN 10 2 Khả năng tiếp cận điểm đến TCDD 5 3 Cơ sở hạ tầng - tiện ích CSHT 9 4 Môi trường tham quan du lịch MTTQ 4 Kỹ năng và kiến thức của người dân địa 5 KNKT 6 phương Nhận thức và thái độ của người dân địa 6 NTTD 4 phương Khả năng tham gia vào quá trình ra 7 RQD 3 quyết định 8 Đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng PTDL 11 Cộng 52 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu điều tra của tác giả 3.2.4. Kiểm định sự khác biệt trung bình của các biến nhân khẩu với sự phát triển du lịch cộng đồng. Không có sự khác biệt trung bình về phát triển DLCD đối với những biến nhân khẩu. 3.2.6. Phân tích hồi quy
- 18 a. Phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF thấp (từ 1,134 đến 1,853, nhỏ hơn 2), mối liên hệ giữa các biến độc lập này không đáng kể, có thể coi không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Bảng 3.2. Kết quả phân tích hồi quy nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển DLCĐ Hệ số Hệ số hồi hồi Kiểm định đa quy chƣa quy cộng tuyến Mô hình chuẩn hóa chuẩn t Sig. hóa B Std. Beta Tolerance VIF Error - - Constant 0,152 0,000 0,228 0,150 MTTQ 0,252 0,045 0,215 5,637 0,000 0,469 1,134 TCDD 0,170 0,040 0,150 4,205 0,000 0,540 1,853 1 HDTN 0,250 0,041 0,236 6,062 0,000 0,453 1,210 KNKT 0,158 0,040 0,123 3,921 0,000 0,690 1,450 NTTD 0,177 0,042 0,161 4,182 0,000 0,460 1,172 RQD 0,064 0,029 0,066 2,196 0,029 0,750 1,334 CSHT 0,224 0,052 0,165 4,270 0,000 0,457 1,190 a. Biến phụ thuộc: DLCD Giá trị Sig của 07 biến Nguồn: < 0,05Tổng có nghĩa hợp dữlàliệu 07 điều biến:tra HDTN; TCDD; CCSHT; MTTQ; KNKT; của tác giảNTTD và RQD có ý nghĩa trong mô hình. Với 400 quan sát và kết quả chạy hồi quy cho biết hệ số R2 hiệu chỉnh = 76,6%, kết quả cho thấy 07 biến độc lập này giải thích được trên 76% độ biến thiên của Phát triển du lịch cộng đồng (DLCD).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn