intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc" nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hướng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút du khách Hàn Quốc quay trở lại Đà Nẵng du lịch trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN HÀ MY NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834.01.01 Đà Nẵng - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Hải Phản biện 1: TS. Nguyễn Quốc Tuấn Phản biện 2: TS. Ngô Quang Hƣng Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 08 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Du lịch ngày càng có vai trò rất quan trọng tại Việt Nam. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Du lịch đang được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang về nguồn lợi khổng lồ cho đất nước mỗi năm. Hàn Quốc là thị trường khách du lịch lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc và một trong những điểm đến được du khách Hàn Quốc yêu thích là thành phố Đà Nẵng. Hiện tại, Đà Nẵng đang tích cực trong công tác chuẩn bị để có thể mở cửa đón du khách quay trở lại sau thời gian dài chống dịch. Bên cạnh việc chào đón những khách du lịch mới thì việc thu hút thành công những du khách đã từng đặt chân đến Đà Nẵng sẽ mang tính hiệu quả cao trong ngành tiếp thị cũng như ý nghĩa trong ngành du lịch. Do đó, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng đối với đối tượng khách du lịch Hàn Quốc nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của đối tượng du khách này, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm thu hút du khách Hàn Quốc quay trở lại Đà Nẵng tham quan là công việc hết sức cấp thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  4. 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Tìm hiểu các nhân tố ảnh hướng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút du khách Hàn Quốc quay trở lại Đà Nẵng du lịch trong tương lai. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể  Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến ý định quay lại và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch.  Xác định các nhân tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc.  Đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Hàn Quốc quay trở lại điểm đến thành phố Đà Nẵng trong tương lai. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu  Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc?  Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc?  Các giải pháp nào có thể được đưa ra nhằm thu hút khách du lịch Hàn Quốc quay trở lại điểm đến thành phố Đà Nẵng trong tương lai? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các nhân tố tác động đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách
  5. 3 du lịch Hàn Quốc, thông qua khảo sát thực tế 250 du khách Hàn Quốc đã từng tham quan Đà Nẵng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu  Không gian: thành phố Đà Nẵng  Thời gian: Đề tài được dự kiến thực hiện trong vòng 5 tháng từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2022.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ∙ Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu này góp phần tìm hiểu và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định quay lại Đà Nẵng của du khách Hàn Quốc. Ngoài ra, các kết quả của nghiên cứu có thể được xem như là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hoặc ngành có liên quan. ∙ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cũng như các đề xuất trong nghiên cứu có thể được xem xét sử dụng trong công tác quản lý, hoạch định, quảng cáo,…nhằm nâng cao tỷ lệ khách du lịch Hàn Quốc quay trở lại Đà Nẵng trong tương lai. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính là: - Nghiên cứu định tính. - Nghiên cứu định lượng. 5. Bố cục đề tài Luận văn được chia thành 4 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu - Chương 4: Đề xuất giải pháp và kiến nghị
  6. 4 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu a. Các nghiên cứu trong nước Theo Đào Thị Thu Hường (2016), tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch TP. Đà Nẵng của khách du lịch nội địa. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch nội địa thông qua phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA kết hợp với việc sử dụng lý thuyết về động cơ kéo và động cơ đẩy. Qua phân tích hồi quy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách theo thứ tự tự thấp đến cao là: Kinh nghiệm quá khứ, Đông cơ kéo, Giá trị cảm nhận, Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi. Như vậy, nhận thức kiểm soát hành vi là nhân tố quan trọng nhất có tác động đến quyết định quay lại của khách nội địa đối với điểm đến TP. Đà Nẵng. Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2017), tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến, cho thấy kết quả rằng có bốn yếu tố tác động đến ý định quay lại điểm đến của du khách lần lượt là Các hoạt động vui chơi giải trí, Môi trường tự nhiên-xã hội, Ẩm thực địa phương và Sự tiếp cận. Như vậy, Các hoạt động vui chơi giải trí đóng vai trò quan trọng tác động đến ý định quay trở lại của du khách.
  7. 5 Theo Huỳnh Nhật Phương và Nguyễn Thuý An (2017), các tác giả đã nghiên cứu phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách - Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ. Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp ước lượng bootstrap, từ đó cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa thái độ và yếu tố cơ sở vật chất tại điểm đến đối với ý định quay lại của du khách. Như vậy, yếu tố cơ sở vật chất có vai trò quan trọng tác động đến ý định trở lại của du khách đối với điểm đến thành phố Cần Thơ. Theo Trần Phan Đoan Khánh, Nghuyễn Lê Thùy Liên (2020), các tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách tại điểm đến du lịch Tiền Giang. Trong nghiên cứu này, mối quan hệ nhân quả giữa hình ảnh điểm đến, chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận, sự hài lòng điểm đến và ý định quay trở lại của khách du lịch tại Tiền Giang đã được các tác giả làm rõ. Thông qua phương pháp nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính – SEM, kết quả cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng có hệ số cao nhất, tiếp theo đó là hình ảnh điểm đến, còn giả thuyết về chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận chỉ có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chứ không ảnh hưởng trực tiếp đến ý định quay lại của du khách. Ngoài ra, các yếu tố về đặc điểm tự nhiên, an ninh an toàn và cơ sở hạ tầng và giải trí có ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch Tiền Giang. Như vậy, yếu tố sự hài lòng có ảnh hưởng đáng kể đến ý định quay trở lại của khách du lịch đối với điểm đến du lịch Tiền Giang.
  8. 6 Theo Nguyễn Thị Lệ Hương (2019), tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch Huế tới ý định quay trở lại của du khách. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ của hình ảnh điểm đến và mức độ ảnh hưởng của các thành phần tới ý định trở lại của du khách, trong đó hình ảnh điểm đến được xem xét trong mối quan hệ đa chiều bao gồm Hình ảnh nhận thức và Hình ảnh tình cảm, đây là 2 yếu tố tạo nên Hình ảnh tổng thể cho điểm đến du lịch. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với phương pháp định tính, cho thấy mối quan hệ cùng chiều và tích cực của hình ảnh điểm đến du lịch Huế tới ý định quay trở lại của du khách. b. Các nghiên cứu nước ngoài Theo XT Nguyen (2020), tác giả đã nghiên cứu Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định trở lại Hàn Quốc của du khách Việt Nam (Factors That Influence the Intentions to Revisit Korea of Vietnamese Tourists). Nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến ý định ghé thăm lại Hàn Quốc của khách du lịch Việt Nam. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cho thấy kết quả là hình ảnh điểm đến, chất lượng dịch vụ, cảm nhận sự tương hợp và làn sóng Hallyu (hay Hàn lưu: là sự gia tăng phổ biến toàn cầu của văn hóa Hàn Quốc từ thập niên 1980, được thúc đẩy bởi sự phổ biến của K-Drama và K-Pop) có ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách. Theo Endang Sulistya Rini, Yeni Absah, Beby Karina Fawzeea Sembiring, Muhammad Dharma Tuah Putra Nasution (2021), các tác
  9. 7 giả đã nghiên cứu ý định ghé thăm lại các điểm du lịch ở Indonesia (Intention to revisit tourist destinations in Indonesia). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã kiểm tra ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến, giá trị trải nghiệm và sự hài lòng đối với ý định quay lại của du khách. Bằng phương pháp phân tích kết hợp, các tác giả đã xác định mối quan hệ giữa các biến và cho kết quả rằng hình ảnh điểm đến có tác động tích cực và đáng kể đến sự hài lòng về trải nghiệm, từ đó gián tiếp ảnh hưởng một cách tích cực đến ý định ghé thăm lại điểm đến du lịch của du khách. Theo Barkah, Puty Febriasari (2021), các tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch (Factors that Influencing Tourists Revisit Intention). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xác định ảnh hưởng của các yếu tố các yếu tố hình ảnh điểm đến, chất lượng trải nghiệm và tìm kiếm sự mới lạ đến sự hài lòng và ý định quay lại của khách du lịch. Thông qua việc sử dụng phương pháp phi tham số SEM-PLS, kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng và ý định quay trở lại của du khách bị ảnh hưởng bởi chất lượng trải nghiệm du lịch và hình ảnh điểm đến.
  10. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN  Du lịch: được hiểu là khi một người đi du lịch và ở lại những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tục cho giải trí và không ít hơn 24 giờ.  Khách du lịch: là nguời đi du lịch hoạc kết hợp đi du lịch, trừ truờng hợp đi học, làm viẹc hoạc hành nghề để nhạn thu nhạp ở noi đến.  Điểm đến du lịch : là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.2 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN  Hành vi tiêu dùng: được hiểu là một quá trình, thông qua các yếu tố đầu vào và việc sử dụng chúng, dẫn đến sự thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn. Hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm: văn hóa (nền văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội), xã hội (nhóm người tham khảo, gia đình, vai trò, địa vị), cá nhân (tuổi, giai đoạn của chu kì, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống) và tâm lý (động cơ, nhận thức, hiểu biết, niềm tin và thái độ).  Hành vi tiêu dùng du lịch: Hành vi tiêu dùng du lịch được hiểu là toàn bộ hành động mà du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ.
  11. 9  Lý thuyết về ý định quay lại của khách du lịch: Ý định thực hiện một hành vi nào đó sẽ hình thành trước khi hành vi đó thực sự xảy ra. Ý định có vai trò quan trọng trong việc dự đoán hành vi của khách hàng vì nó là một dấu hiệu, giúp định hình hành vi sẽ xảy ra trong tương lai. Ý định quay lại của khách du lịch đề cập đến khả năng họ quay lại cùng một điểm đến, là một yếu tố cụ thể của hành vi sau khi tiêu dùng và là thành phần chính của lòng trung thành của du khách.  Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch: - Động cơ du lịch: là lực lượng bên trong thúc đẩy hành vi của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch. Tùy vào động cơ du lịch mà ý định và hành vi lựa chọn điểm đến của khách du lịch có thể là khác nhau, bao gồm cả ý định quay lại cùng một điểm đến mà khách du lịch đã từng ghé thăm trước đó. - Hình ảnh điểm đến: Hình ảnh điểm đến là một trong những nhân tố rất được quan tâm trong các nghiên cứu về du lịch. Hình ảnh điểm đến du lịch chính là các thuộc tính về việc gắn liền thương hiệu của điểm đến du lịch, với những đặc điểm nhận dạng mà đặc điểm đó giúp cho khách du lịch có những trải nghiệm về điểm đến du lịch tại nơi đến tham quan. Hình ảnh điểm đến đóng một vai trò cơ bản trong sự thành công của các điểm đến vì nó là phương tiện hữu ích trong
  12. 10 quá trình so sánh và lựa chọn điểm đến của đối tượng khách du lịch tiềm năng. - Giá trị trải nghiệm: Trải nghiệm du lịch là sự tương tác giữa khách du lịch và điểm đến, với điểm đến là địa điểm của trải nghiệm và khách du lịch là tác nhân của trải nghiệm. Luôn có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các các sự việc trong quá khứ và hiện tại và Giá trị trải nghiệm của mỗi cá nhân là khác nhau vì nó có sự liên kết với nhận thức của người đó. - Sự hài lòng: sự hài lòng được xem là một trạng thái trong đó những gì khách hàng cần, muốn và mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn. Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến hai nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại điểm đến du lịch là Hình ảnh điểm đến và Giá trị trải nghiệm. - Nguồn thông tin về điểm đến: Thông tin về điểm đến là các thông tin quan trọng về điểm đến du lịch, các nguồn thông tin này có thể bao gồm: kinh nghiệm quá khứ, quảng cáo & chiến lược tiếp thị, thông tin từ bạn bè, gia đình và xã hội. Thông tin về điểm đến có thể tiếp cận đến khách du lịch bằng nhiều cách khác nhau, đóng vai trò như một chất xúc tác nhằm khơi gợi lên ý định lựa chọn điểm đến, ý định du lịch và cả ý định quay trở lại cùng một điểm đến du lịch.
  13. 11 - Các nhân tố về nhân khẩu học: bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập. 1.3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT 1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu Tổng hợp từ cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên, các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra sẽ được trình bày lại như sau: H1:Động cơ du lịch có ảnh hưởng tích cực đến ý định quay lại của khách du lịch. H2a: Hình ảnh điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách du lịch. H2b: Giá trị trải nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách du lịch. H3: Sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến ý định quay lại của khách du lịch. H4: Nguồn thông tin về điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến ý định quay lại của khách du lịch. 1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tác giả xây dựng)
  14. 12 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Gồm 3 giai đạn: - Nghiên cứu định tính: khái quát những kiến thức cơ bản về ý định quay lại điểm đến du lịch của khách du lịch dựa trên việc tổng kết các lý thuyết, các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất. - Nghiên cứu định lượng sơ bộ: thực hiện một cuộc khảo sát với quy mô nhỏ (khoảng 25 người). Kết quả thu được dùng để hiệu chỉnh bảng câu hỏi và thang đo. - Nghiên cứu định lượng chính thức: Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi cho khách du lịch Hàn Quốc. Sử dụng phần mềm SmartPLS, đánh giá mô hình đo lường (phân tích hệ số tải Outer Loadings, độ tin cậy, tính hội tụ, tính phân biệt) đánh giá mô hình cấu trúc (kiểm tra đa cộng tuyến, phân tích SEM mối tác động trực tiếp, mức độ tác động lên biến phụ thuộc R bình phương, mức độ ảnh hưởng effect size, mức độ dự báo Q bình phương), phân tích ANOVA, T-Test nhằm kiểm định thang đo, kiểm tra độ thích hợp của mô hình, loại các biến có trọng số không phù hợp, từ đó xác định các nhân tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc. 2.2 Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu  Mẫu nghiên cứu: khách du lịch Hàn Quốc đã từng ghé thăm Đà Nẵng ít nhất một lần.
  15. 13  Kích thước mẫu nghiên cứu: 250.  Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học trong và ngoài nước có liên quan; nguồn thông tin từ internet và các nguồn khác. - Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua tiến hành khảo sát thực tế đối với đối tượng khách du lịch Hàn Quốc. 2.3 Xây dựng thang đo Thang đo được tác giả xây dựng và kế thừa từ những nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước. Bảng tổng hợp thang đo được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây: STT Nhân tố Ký hiệu Biến quan sát Nguồn Thoát khỏi môi DCDL1 trường quen thuộc hàng ngày Khám phá và DCDL 2 đánh giá bản Động cơ du thân Crompton 1 lịch Nghỉ ngơi thư (1979) (DCDL) DCDL 3 giãn Tìm kiếm cảm DCDL 4 giác hoài cổ Tăng cường các DCDL 5 mối quan hệ với
  16. 14 người thân Tạo điều kiện DCDL 6 cho tương tác xã hội Tìm kiếm sự DCDL 7 mới lạ Tiếp thu những DCDL 8 kiến thức mới Đà Nẵng là nơi HADD1 có khí hậu dễ chịu HADD2 Đà Nẵng là nơi có những bãi biển hấp dẫn Barbara HADD3 Chất lượng giao Puh, Ph.D thông công cộng Hình ảnh (2014) tốt 2 điểm đến HADD4 Cơ sở hạ tầng (HADD) địa phương tốt HADD5 Đà Nẵng có nhiều nhà hàng chất lượng tốt HADD6 Đà Nẵng cung cấp khả năng mua sắm tốt HADD7 Đà Nẵng là nơi
  17. 15 giàu di sản văn hóa HADD8 Đà Nẵng là một thành phố hiếu khách HADD9 Người dân ở Đà Nẵng nói ngoại ngữ tốt HADD10 Không khí ở Đà Nẵng rất thú vị/vui vẻ HADD11 Đà Nẵng là một điểm đến an toàn để ghé thăm Tham quan Đà GTTN1 Nẵng rất thú vị GTTN2 Tham quan Đà Nẵng khiến tôi Endang, Giá trị trải cảm thấy vui vẻ Yeni, Beby 3 nghiệm GTTN3 Đà Nẵng là một & (GTTN) điểm đến mà tôi Muhammad rất thích (2021) GTTN4 Giá cả ở Đà Nẵng là phải chăng
  18. 16 GTTN5 Đà Nẵng mang lại giá trị tốt hơn so với nơi khác với cùng một số tiền bỏ ra GTTN6 Đà Nẵng có đầy đủ các tiện ích tôi cần GTTN7 Chuyến đi đến Đà Nẵng là một trải nghiệm mới và khác biệt GTTN8 Tôi đã có được những kiến thức mới từ chuyến đi đến Đà Nẵng Tôi thực sự rất SHL1 thích chuyến đi Tôi hài lòng với SHL2 quyết định ghé Sự hài lòng Cong, L.C 4 thăm Đà Nẵng (SHL) (2016) Tôi thích Đà SHL3 Nẵng hơn những nơi khác SHL4 Tôi có cảm
  19. 17 nhận tích cực đối với Đà Nẵng Trải nghiệm này SHL5 chính là thứ tôi mong muốn Đây là một SHL6 chuyến đi khiến tôi hài lòng Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lí du lịch, NTTVDD1 thông tin quảng cáo từ các công ty du lịch là rõ Nguồn ràng và hữu ích thông tin Đinh Hà Nguồn thông tin 5 về điểm Uyên Thư truyền miệng từ đến NTTVDD (2020) bạn bè, người (NTTVDD) 2 thân là đáng tin cậy và hữu ích Kinh nghiệm NTTVDD của bản thân là 3 nguồn thông tin đáng tin cậy Ý định Tôi dự định sẽ Stylos và 6 YDQL1 quay lại đi du lịch tới Đà cộng sự
  20. 18 (YDQL) Nẵng trong (2016) vòng 2 năm tới Tôi muốn ghé thăm Đà Nẵng YDQL 2 trong vòng hai năm tới Có khả năng tôi sẽ đi du lịch tới YDQL 3 Đà Nẵng trong vòng hai năm tới Đà Nẵng có thể YDQL 4 là kỳ nghỉ tiếp theo của tôi 2.4 Thiết kế bảng hỏi Bảng câu hỏi được xây dựng bao gồm 2 phần chính: Một là thu thập thông tin cá nhân và đặc điểm của du khách Hàn Quốc về giới tính, độ tuổi, thu nhập,…Và hai là thu nhập thông tin về ý định quay lại điểm đến thành phố Đà Nẵng của khách du lịch Hàn Quốc dựa trên các thuộc tính cấu thành được thể hiện trên thang đo Likert 5 điểm với 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý. Bảng hỏi được thiết kế trên googleforms nhằm đảm bảo tính thuận tiện trong việc thu thập thông tin từ khách du lịch Hàn Quốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2