Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam" là tìm hiểu một cách hệ thống các yếu tố Quản trị công ty thông qua tìm hiểu cơ chế bên ngoài và bên trong; tìm hiểu về quản trị rủi ro và cách thức đo lường rủi ro tài chính trong ngân hàng; nghiên cứu mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Quản trị rủi ro tài chính của hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÁI THỊ THANH DUYÊN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học :TS. TRƯƠNG HỒNG TRÌNH Phản biện 1: TS. Đinh Thị Lệ Trâm Phản biện 2: TS. Huỳnh Huy Hòa Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 04 tháng 10 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị công ty là chủ đề luôn giành được nhiều quan tâm trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế. Ðối với lĩnh vực ngân hàng tài chính, do vai trò quan trọng và đặc thù của ngân hàng đối với tính ổn định và bền vững của toàn bộ nền kinh tế, do sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính kèm theo những yếu kém và thất bại trong hoạt động của nhiều ngân hàng thời gian qua, quản trị công ty và quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ những nước phát triển có nền tài chính vượt bậc như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… cho đến những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hệ thống tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một nền kinh tế thị trường và mối đe dọa quan trọng nhất đối với ngành tài chính là quản trị rủi ro không đúng. Vì vậy việc điều tra các hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng và vai trò của hệ thống quản trị trở nên cấp thiết. Nghiên cứu mối liên kết giữa quản trị công ty đến công tác quản trị rủi ro tài chính của các ngân hàng Việt Nam là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Từ đó mà các ngân hàng có những hướng giải pháp điều chỉnh để hoạt động quản trị mang lại hiệu quả tốt hơn, giảm thiểu rủi ro nhiều hơn. Vì vậy nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR của các ngân hàng TMCP Việt Nam sẽ giúp các ngân hàng giải quyết được vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Tìm hiểu một cách hệ thống các yếu tố Quản trị công ty thông qua tìm hiểu cơ chế bên ngoài và bên trong. + Tìm hiểu về quản trị rủi ro và cách thức đo lường rủi ro tài chính trong ngân hàng. + Mục đích chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Quản trị rủi ro tài chính của hệ thống các ngân hàng
- 2 TMCP Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố về QTCT có mối quan hệ như thế nào với QTRR tài chính của các NHTMCP Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chỉ tập trung vào QTCT theo cơ chế bên trong, bên ngoài, QTRR tài chính thuần túy. Mẫu nghiên cứu của đề tài bao gồm các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị công ty, Báo cáo tình hình hoạt động của 26 Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013, không nghiên cứu các Ngân hàng TMCP được cổ phần hóa từ ngân hàng quốc doanh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các lý thuyết có liên quan đến QTCT và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Đề tài dùng phương pháp định lượng để đo lường và nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR tài chính. 5. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị công ty và Quản trị rủi ro ngân hàng. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR của các NHTMCP Việt Nam Chương 3: Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR của các NHTMCP Việt Nam 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nghiên cứu về QTCT, QTRR, đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ này đã ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia, nhiều thời điểm và phạm vi khác nhau. Mỗi tác giả tiếp cận một khía cạnh khác nhau và cũng có những kết quả đánh giá tương đồng. Từ việc kế thừa và chọn lọc những nhân tố đặc trưng, phổ biến của các nghiên cứu đi trước, đề tài đã xây dựng mô hình nghiên cứu riêng để xem xét mối tương quan giữa hai cấu trúc trên.
- 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 1.1.1. Khái niệm Quản trị công ty a. Định nghĩa về Quản trị công ty QTCT là một hệ thống các cơ chế và quy định, thông qua đó, công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư, người lao động và những người điều hành công ty. b. Nội dung của quản trị công ty QTCT xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty (các cổ đông, HĐQT, ban điều hành, ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty). QTCT lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch. 1.1.2. Tầm quan trọng của Quản trị công ty đối với ngân hàng Các ngân hàng có tầm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. QTCT hiệu quả rất cần thiết để xây dựng và duy trì sự tín nhiệm và lòng tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. QTCT yếu kém có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng, gây nên những tổn thất kinh tế và xã hội cực kỳ nghiêm trọng. QTCT yếu
- 4 kém có thể khiến thị trường mất niềm tin vào khả năng quản lý hiệu quả tài sản và nợ phải trả của ngân hàng, kể cả tài sản tiền gửi. 1.1.3. Học thuyết liên quan tới quản trị công ty a. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) b. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) c. Lý thuyết trách nhiệm quản lý (stewardship theory) 1.1.4. Cách tiếp cận theo cơ chế Quản trị công ty trong ngành ngân hàng a. Cơ chế hệ thống bên ngoài Ciancanelli and Gonzales (2000) chỉ ra rằng trong ngành ngân hàng, những quy định và quy tắc điều chỉnh cơ chế là đại diện do cơ chế QTCT bên ngoài. Quy định ngân hàng đại diện cho sự tồn tại của lợi ích khác nhau giữa lợi ích của cá nhân và công ty. Những quy định và quy tắc điều tiết hoạt động ngân hàng thông qua sự quản lý và điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương, cơ quan giám sát Quốc tế. Nghĩa vụ pháp lý và quy định chính thức là một phần của cơ chế khuyến khích bên ngoài. b. Cơ chế hệ thống bên trong QTCT nội bộ là cơ chế về trách nhiệm, giám sát, kiểm soát và quản lý của một công ty liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực và chấp nhận rủi ro (Llewellyn và Sinha, 2000). Quản trị nội bộ công ty bắt đầu với HĐQT. Một công ty điều chỉnh tốt cần phải cân bằng vai trò của ba nhóm: cổ đông, HĐQT, và quản lý, trong khi đáp ứng tất cả các cam kết tài chính và các nghĩa vụ khác với một loạt các các bên liên quan. Các cơ chế nội bộ của công việc quản trị doanh nghiệp để kiểm tra và cân bằng quyền lực của nhà quản lý, các cổ đông, giám đốc và các bên liên quan. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (1999) dựa trên trách nhiệm của hội đồng quản trị và quản lý ngân
- 5 hàng để đánh giá thực hiện quản trị công ty tốt. 1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG 1.2.1. Khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro a. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường. Theo quan điểm của Greuning và Bratanovic (2003), rủi ro ngân hàng được phân thành bốn loại chính: rủi ro hoạt động, rủi ro kinh doanh, rủi ro sự kiện và rủi ro tài chính. b. Khái niệm về quản trị rủi ro Theo Dan G (2009), Quản trị rủi ro là một quá trình mà các nhà quản lý ngân hàng đáp ứng nhu cầu phù hợp, đo lường rủi ro hoạt động, xác định các rủi ro chính, lựa chọn các rủi ro có thể giảm và tăng, có được nguồn sản xuất phù hợp và giám sát các vị trí có khả năng rủi ro. 1.2.2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong ngân hàng QTRR luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính – ngân hàng. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo các cơ hội đầu tư, kinh doanh mới. Do đó QTRR là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. Quản trị rủi ro là một phần quan trọng của quản trị chiến lược của bất kỳ tổ chức. Nó là quá trình mà các tổ chức có phương pháp giải quyết các rủi ro gắn với hoạt động của mình với mục tiêu đạt được lợi ích bền vững trong từng hoạt động và trên danh mục đầu tư của tất cả các hoạt động.
- 6 1.2.3. Nguyên tắc của quản trị rủi ro Theo thông lệ quốc tế, một hệ thống quản trị rủi ro lành mạnh phải có: - Có sự giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành (BOM); - Có chính sách, quy trình và hạn mức thích hợp và đầy đủ (PPL); - Có các hệ thống thông tin quản lý (MIS), hệ thống theo dõi giám sát và đo lường rủi ro thích hợp; - Kiểm soát nội bộ toàn diện (ICs). 1.2.4. Quản lý các loại rủi ro tài chính a. Quản trị rủi ro vốn • Khái niệm về vốn của ngân hàng Về khái niệm vốn tự có của ngân hàng thương mại, theo Luật các TCTD Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung năm 2010, vốn tự có của Ngân hàng thương mại bao gồm: giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác, gồm các khoản vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro,lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản cố định, vốn Nhà nước cấp để cho vay dài hạn, các loại vốn, quỹ khác,… • Đo lường rủi ro vốn Các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng: Tỷ lệ giữa Vốn tự có so với tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ giữa Vốn tự có so với tổng tài sản (*), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio). b. Quản trị rủi ro tín dụng • Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được định nghĩa là xác suất mà một số tài sản
- 7 của ngân hàng (đặc biệt là các khoản vay) sẽ suy giảm giá trị hay không thể thu hồi. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả liên quan đến việc quản lý chặt chẽ mối quan hệ giữa rủi ro/lợi nhuận và kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như chất lượng tín dụng, mức độ tập trung, loại tiền tệ, thời gian đáo hạn, các hình thức bảo đảm và các loại công cụ tín dụng. • Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng: Chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ xóa nợ. Để đánh giá rủi ro tín dụng, ta còn sử dụng các chỉ số khác như: Dư nợ trên vốn huy động, chỉ tiêu hệ số thu nợ, chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro. c. Quản trị rủi ro thanh khoản • Khái niệm rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản có thể xuất phát từ những nguyên nhân như đặc điểm tài sản tài chính do ngân hàng suy giảm về niềm tin; do dự mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn huy động và đầu tư vốn; do những người rút tiền ổ ạt, tức thời; hoặc liên quan đến các cam kết tín dụng của ngân hàng, các khoản ngoại bảng. Quản trị rủi ro thanh khoản liên quan tới việc không chỉ phân tích bảng cân đối kế toán và các khoản ngoại bảng của ngân hàng mà còn phải dự báo dòng tiền tương lai cũng như các yêu cầu tài trợ mà ngân hàng cần đáp ứng. Đồng thời ngân hàng cần xác định được khả năng huy động/vay mượn trên thị trường, giám sát các dấu hiệu xói mòn lòng tin của thị trường. • Phương pháp QTRR thanh khoản - PP tiếp cận chỉ số thanh khoản: Chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số năng lực cho vay, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số tiền gửi cơ sở , chỉ số cấu trúc
- 8 tiền gửi, chỉ số Dư nợ / TG khách hàng, chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD) / tiền gửi khách hàng. 1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 1.3.1. Nghiên cứu của Christopher và Mo Fung Yung (2009) Christopher và Mo Fung Yung đã nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động ngân hàng của 76 ngân hàng tại HongKong. Nghiên cứu này đã tập trung vào cách các ngân hàng lựa chọn cấu trúc và chiến lược mà sẽ lần lượt ảnh hưởng đến hiệu quả của họ trong ngành công nghiệp ngân hàng Hồng Kông. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để kiểm tra mối quan hệ giữa QTCT, hoạt động ngân hàng, trong việc kiểm soát đối với một số yếu tố cụ thể công ty mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Đối với việc đo lường các biến đại diện cho QTCT, tác giả đã lựa chọn các yếu tố về quy mô HĐQT, mức độ cho vay các bên liên quan, thị phần các khoản nợ và quy mô tài sản ngân hàng để đưa vào mô hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu: Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng các ngân hàng có quy mô HĐQT lớn hơn và với một mức độ cho vay các bên liên quan thấp hơn có xu hướng hoạt động tốt. Quy mô của các ngân hàng đang liên quan tích cực đến hiệu quả ngân hàng, chỉ ra rằng các ngân hàng lớn hơn có hiệu quả hoạt động tốt hơn. 1.3.2. Nghiên cứu của Joan Selorm Tsorhe, Anthony Q.Q.Aboagye và Anthony Kyereboah-Coleman Nhóm tác giả nghiên cứu về QTCT và quản trị rủi ro ngân hàng ở Ghana. Nghiên cứu báo cáo tài chính của 23 ngân hàng giai đoạn 2005-2008. Các yếu tố về QTCT được đo lường thông qua chỉ
- 9 số sức mạnh HĐQT. Nghiên cứu điều tra trạng thái của QTCT trong các ngành công nghiệp ngân hàng Ghana tác động ba biện pháp rủi ro ngân hàng – rủi ro vốn, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản như thế nào. Chỉ số về tình trạng của QTCT là số điểm của HĐQT dựa trên một chỉ số theo dõi sức mạnh của HĐQT. Chỉ số bảng được xây dựng dựa trên tổng các thành phần sau: HĐQT độc lập, quy mô HĐQT, Ủy ban Kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ, Chủ tịch/ Giám đốc điều hành (CEO) và một số yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu kết luận rằng sức mạnh của HĐQT không có tác động đáng kể đến rủi ro vốn, rủi ro tín dụng cũng như rủi ro thanh khoản. Hành vi gửi tiền dường như ảnh hưởng duy nhất đến quản lý thanh khoản. Nhóm tác giả cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy hành động của cổ đông làm giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Đồng thời kết quả còn cho thấy ngân hàng ít vốn hơn có khả năng tổ chức, trong khi tổng tài sản ngân hàng chỉ quan trọng trong quản trị rủi ro vốn. 1.3.3. Nghiên cứu của Terry McNulty, Chris Florackis, Phillip Ormrod (2012) Nghiên cứu của nhóm tác giả về QTCT và rủi ro. Nghiên cứu này tập trung vào một khía cạnh của QTCT chính là cơ cấu HĐQT và quy trình. Nghiên cứu sử dụng một cách tiếp cận thu thập dữ liệu và phân tích kết hợp định lượng (ví dụ: hồi quy) và các phương pháp định tính (ví dụ như khảo sát và phỏng vấn chuyên gia) để làm sáng tỏ các nội dung hoạt động của HĐQT và quản trị rủi ro. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh tài chính khủng hoảng, nghiên cứu đã tìm cách: Xác định cơ cấu hội đồng quản trị và các quy trình tại chỗ trước cuộc khủng hoảng 2008 – 2009. Mối liên hệ giữa các sắp xếp HĐQT và rủi ro tài chính và
- 10 rủi ro kinh doanh của công ty dựa trên dữ liệu công ty trong giai đoạn 2007- 2009. Xác định cơ cấu hội đồng quản trị và các quy trình quan trọng đối với việc thực hiện trách nhiệm HĐQT đối với rủi ro. 1.3.4. Nghiên cứu của nhóm tác giả Eduardus Tandelilin và các cộng sự (2007) Nhóm tác giả cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa ba cấu trúc QTCT, quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu này cung cấp một mô hình khái niệm được gọi là Mô hình tam giác và sau đó kiểm tra nó trong một nghiên cứu thực nghiệm. Mục đích là để điều tra mối quan hệ giữa QTCT quản trị rủi ro, và ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Indonesia. Nghiên cứu này xem xét liệu các loại quyền sở hữu đã quản ảnh hưởng đến các mối quan hệ, và có quyền sở hữu cấu trúc là một yếu tố quyết định quan trọng của quản trị công ty. Nhóm tác giả đã xây dựng ba cấu trúc thành các biến cụ thể để có thể xác định và đo lường hoạt động. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này đã cung cấp một cách tiếp cận mới để giải thích cơ chế QTCT được gọi là mô hình tam giác. Mô hình cho thấy rằng việc thực hiện QTCT tốt xảy ra khi có mối quan hệ giữa ba cấu trúc. Riêng đối với mối quan hệ giữa QTCT và QTRR, nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng QTCT có ảnh hưởng đáng kể và tiêu cực về quản trị rủi ro. Đồng thời mối quan hệ giữa QTCT và QTRR là nhạy cảm với loại quyền sở hữu ngân hàng. 1.3.5. Nghiên cứu của Bassem Salhi, Younes Boujelbene Mục tiêu của nghiên cứu này là để điều tra mối quan hệ giữa cơ chế quản trị nội bộ và rủi ro ngân hàng trong bối cảnh Tunisia. Đặc biệt nhấn mạnh vào tác động của cơ cấu sở hữu và hội đồng quản trị đối với rủi ro ngân hàng. Một mặt, thông qua
- 11 việc xem xét tài liệu lý thuyết và thực nghiệm, tác giả đã xây dựng giả thuyết hoạt động sau khi đưa ra nền tảng lý thuyết của lĩnh vực quản trị rủi ro và ngân hàng. Mặt khác, trên một bảng điều khiển của 10 ngân hàng Tunisia niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán của Tunis trong giai đoạn 2002 - 2009, các tác giả sử dụng phần mềm Eviews 7, tiến hành kiểm tra các đặc điểm kỹ thuật của mô hình kinh tế. Kết luận: Mỗi tác giả có một cách tiếp cận khác nhau, họ khai thác một hay nhiều khía cạnh của QTCT và QTRR. Điểm chung của các nghiên cứu này là các tác giả đều dùng yếu tố về HĐQT và cơ cấu sở hữu để đại diện cho việc đánh giá về QTCT. Riêng về yếu tố QTRR, nhiều tác giả nghiên cứu về rủi ro hoạt động, rủi ro kinh doanh và phổ biến nhất là đo lường các yếu tố về rủi ro tài chính. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến 31/12/2013, Việt Nam hiện có 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, 49 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 32 NHTM cổ phần. Theo thống kê của NHNN, mặc dù số lượng NHTM cổ phần lớn gấp hơn 6 lần NHTM nhà nước, nhưng tổng vốn tự có lại chỉ khoảng 50,000 tỷ đồng, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động cũng thấp.
- 12 Điều này cho thấy, sự tăng trưởng về số lượng các NHTM cổ phần không đồng hành với tăng chất lượng và quy mô. Do đó, hệ thống ngân hàng cần được tái cấu trúc lại theo hướng giảm và loại bỏ các ngân hàng yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế. 2.2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QTCT VÀ QTRR CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 2.2.1. Xác định mối quan hệ giữa QTCT và QTRR ngân hàng a. Biến phụ thuộc: Tác giả sử dụng các tiêu chí đại diện cho rủi ro vốn, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản để đo lường rủi ro tài chính ngân hàng (biến phụ thuộc). b. Biến độc lập: Ba nhân tố chính (biến độc lập) sẽ đưa vào mô hình nghiên cứu để phân tích mối quan hệ giữa chúng với QTRR tài chính ngân hàng, đó là: Cấu trúc sở hữu công ty, cấu trúc quản lý công ty, QTCT theo cơ chế bên ngoài. 2.2.2. Đo lường và mã hóa biến Với một số cách thức đo lường các chỉ tiêu đại diện cho QTCT, QTRR trong phần tổng quan về các nghiên cứu đi trước, đề tài đề xuất đo lường các biến như sau:
- 13 Bảng 2.1. Bảng mã hóa biến quan sát Mã Biến Đo lường hóa Rủi ro tài chính RRTC 1. Hệ số an toàn vốn tối CAR Biến thiểu ( đại diện rủi ro vốn) Vốn tự có phụ Tổng tài sản có rủi ro thuộc 2. Tỷ lệ nợ xấu (đại diện NPL Tổng nợ xấu rủi ro tín dụng) Tổng dư nợ 3. Chỉ số tiền mặt và tiền CST gửi (đại diện rủi ro thanh Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khoản) Tiền gửi khách hàng QTCT - Cơ chế bên trong 1. Quy mô HĐQT QMO Số lượng thành viên HĐQT 2. Thành phần HĐQT TPH Tỉ lệ số thành viên bên ngoài/ tổng số thành viên HĐQT 3. Số thành viên UBKT BKT Số thành viên UBKT Biến 4. Tỷ lệ vốn do cổ đông CĐNN Vốn cổ đông nước ngoài nắm giữ / Tổng vốn cổ phần độc nước ngoài nắm giữ lập QTCT – Cơ chế bên ngoài 1. Sự công khai BCQT BCQT 1 - có, 0 - không 2. Ảnh hưởng của cổ đông AHCĐ Tổng VCSH / Tổng vốn vay của ngân hàng 3. A/h của người gửi tiền AHNG Tỷ lệ cho vay/ Tổng tiền gửi 2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết và dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa QTCT và QTRR ngân hàng của các nhà kinh tế học, tác giả đã đưa ra bảy giả thuyết như sau: Bảng 2.2. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài Quản trị công ty Xu hướng tác động Quy mô HĐQT (-)/(+) Thành phần HĐQT (+) Số lượng thành viên UBKT (+) Tỷ lệ vốn CĐNN (+) Sự công khai BCQT (+) Ảnh hưởng của cổ đông (-) Ảnh hưởng của người gửi tiền (-) Trong đó: (+) Cùng chiều; (-) Ngược chiều.
- 14 2.2.4. Mô hình sử dụng Dựa trên cách tiếp cận Macey và O'Hara (2001), đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu chính như sau: Mô hình: Quản trị rủi ro tài chính = f (yếu tố quản trị công ty) (1) Do đó, ba phương trình được ngụ ý trong phương trình (1), phương trình về Quản trị rủi ro vốn, phương trình về Quản trị rủi ro tín dụng và phương trình về Quản trị rủi ro thanh khoản. Các biến giải thích được lặp đi lặp lại cho mỗi rủi ro. Như vậy, ba bộ hệ số sẽ được ước tính tương ứng với mỗi biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu sử dụng 2 mô hình ước lượng: mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM). Kiểm định Hausman là một trong những phương phá để lựa chọn giữa FEM và REM. Vì thế trong phần hồi quy của nghiên cứu này sẽ lần lượt đi qua cả 2 mô hình FEM và REM để chọn mô hình thích hợp nhất. 2.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QTCT VÀ QTRR CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 2.3.1. Thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu được lấy dựa vào các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị và thông tin được đăng tải trên các trang web chính thức của 26 ngân hàng ngẫu nhiên trong số 32 NHTM cổ phần tính đến 31/12/2013 do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trong các năm từ 2009 đến 2013. 2.3.2. Kiểm định tính dừng Để kiểm định tính dừng của các biến chuỗi thời gian, kiểm định Augmented Dickey - Fuller (ADF) truyền thống như sau: Chuỗi dữ liệu: Yt = µ + ρ Yt-1 + εt (*)
- 15 Giả thuyết: H0: ρ = 1: Yt không dừng H1: ρ < 1: Yt dừng Chuỗi (*) có thể viết lại như sau:∆Yt = µ + (ρ-1) Yt-1 + εt ∆Yt = µ + αYt-1 + εt với α = ρ-1 Giả thuyết được viết lại: H0: α = 0: Yt không dừng H1: α < 0: Yt dừng Tiêu chí quan trọng đó là nếu thống kê t-stat (được tính toán trong mô hình) đối với α có giá trị âm lớn hơn giá trị tra bảng DF trong kiểm định Augmented Dickey - Fuller thì giả thuyết H0 bị bác bỏ hoặc biến có tính dừng hoặc không có nghiệm đơn vị. 2.3.3. Xử lý biến không dừng và đa cộng tuyến a. Xử lý biến không dừng: Khi gặp một chuỗi không dừng cần loại bỏ tính không dừng trước khi tiến hành các phân tích kế tiếp. Có thể dễ dàng làm dừng một chuỗi bằng phương pháp sai phân. b. Đa cộng tuyến : Mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến được xác định thông qua hệ số tương quan r. Dựa vào hệ số tương quan r có thể thấy được mối quan hệ giữa các biến độc lập, làm cơ sở phát hiện có hiện tượng đa cộng tuyến hay không. 2.3.4. Ước lượng các mô hình Ước lượng lần lượt các mô hình: Mô hình ảnh hưởng cố định FEM; Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. 2.3.5. Kiểm định mô hình a. Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Để đánh giá tính thích hợp của mô hình, đề tài sử dụng một số kỹ thuật kiểm định bao gồm: tính toán hệ số xác định, dùng thống kê F để đánh giá mức ý nghĩa toàn diện của mô hình, tính toán sai số chuẩn của ước lượng và đánh giá ý nghĩa của từng biến độc lập riêng biệt.
- 16 c. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình: Sau khi ước lượng, tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Giả thiết được đặt ra như sau : H0: Ước lượng của FEM và REM không khác nhau. H1: Ước lượng của FEM và REM là khác nhau. Sử dụng phần mềm Eviews để kiểm định giả thiết trên. Nếu p- value < 0.05, bác bỏ H0. Khi đó, REM không hợp lý, nên sử dụng FEM. 2.3.6. Tóm tắt và kết luận Dựa vào các hệ số trong mô hình, phân tích mối quan hệ giữa QTCT và QTRR tài chính trong các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Liên hệ với lý luận thực tiễn và các giả thuyết đã đặt ra để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Kết luận : Chương này đã giới thiệu khái quát về hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam để làm tiền đề cho nghiên cứu.Quá trình xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy tuân thủ theo một quy trình nhất định, và được tiến hành tuần tự theo các bước. Qua đó sẽ xác định được mối quan hệ giữa QTCT và QTRR tài chính trong các ngân hàng TMCP Việt Nam. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QTCT VÀ QTRR CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM 3.1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NH TMCP VIỆT NAM 3.1.1. Quá trình phát triển Quản trị công ty của các ngân hàng Việt Nam Hoạt động NHTM luôn chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống luật
- 17 định chặt chẽ và sự giám sát thường xuyên. Trong đó, nhiều hướng dẫn và khuyến nghị về quản trị NHTM đã được ban hành. Điển hình như Ủy ban giám sát ngân hàng Basel từ lâu đã có những hướng dẫn trong việc thúc đẩy thực hành QTCT tại các tổ chức ngân hàng. Những hướng dẫn đầu tiên đưa ra từ năm 1999, sau đó năm 2006 chỉnh sửa lại trên cơ sở tham chiếu Bộ nguyên tắc Quản trị công ty 2004 của OECD. Các điểm chính của khuyến nghị Basel 2006 bao gồm HĐQT phải xác định được chiến lược thích hợp cho ngân hàng, phải có mô tả rõ ràng trách nhiệm của các cấp; các nguy cơ rủi ro xuất phát từ các hoạt động thiếu minh bạch phải được quản lý một cách thoả đáng. Năm 2010, Ủy ban Basel đã đưa ra trong Basel III các hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phiên bản 2006, tập trung vào giải quyết các vấn đề nổi cộm liên quan đến cơ chế phân bổ quyền hạn và trách nhiệm, cách thức mà các hoạt động của NHTM được điều hành quản trị bởi HÐQT và quản lý cấp cao, bao gồm việc làm thế nào HÐQT và quản lý cấp cao. 3.1.2. Thực trạng về Quản trị công ty trong ngành ngân hàng TMCP Việt Nam a. Những kết quả đạt được Các ngân hàng đều xây dựng và có sửa đổi điều lệ mẫu cho phù hợp với các văn bản ban hành mới và phù hợp đặc điểm hoạt động từng ngân hàng. Các thay đổi lớn đều được thông qua hội đồng cổ đông và các đối tượng có liên quan khác. Vai trò nhiệm vụ của HĐQT, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát được quy định rõ trong điều lệ công ty. Bên cạnh các cuộc họp chức năng của HĐQT, của HĐQT với ban giám đốc, thì HĐQT còn giám sát đôn đốc tình hình thực hiện hoạt động công ty, giải quyết các vấn đề tồn đọng, lấy ý kiến của cổ đông đối với các vấn đề lớn. Hầu hết các ngân hàng đều thành
- 18 lập các ủy ban, hội đồng chuyên trách để hỗ trợ hoạt động của mình. b. Những điểm hạn chế - Sự chồng chéo trong quản lý : - Vai trò của ủy ban kiểm toán khá mờ nhạt - Vấn đề sở hữu của cổ đông nước ngoài còn nhiều bất cập - Công tác công khai thông tin và kiểm toán các báo cáo tài chính thiếu minh bạch. 3.1.3. Thực trạng về quản trị rủi ro tài chính của các ngân hàng Việt Nam a. Tình hình về rủi ro vốn Đến tháng 09/2011, hệ số an toàn vốn bình quân toàn hệ thống là 11,85%, trong đó: Nhóm TCTD Việt Nam là 11,13% (NHTMNN: 8,49% - thấp hơn mức 9% theo quy định; Ngân hàng TMCP 13,55%; Công ty Tài chính trong nước : 14,59%; công ty cho thuê tài chính trong nước: -37,23%) và nhóm TCTD nước ngoài là 28,58%. Đến năm 2013, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của hệ thống là 13,28% , trong đó thì tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP là 12.28%. Tuy nhiên hệ số an toàn vốn của các TCTD Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế (Basel I) và thấp hơn so với nhiều nước đang phát triển khác, trong khi nhiều hệ thống ngân hàng trên thế giới có tỉ lệ an toàn vốn quốc tế (Basel II) cao hơn chuẩn mực hiện nay đang áp dụng tại Việt Nam. Về mặt kỹ thuật, TCTD không đạt mức an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Cơ quan Thanh tra, giám sát thì TCTD đó không an toàn; TCTD không còn vốn tự có hay hệ số an toàn vốn âm coi như phá sản. b. Tình hình về rủi ro tín dụng Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 202 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn