TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
* Lý do chọn đề tài:<br />
Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được<br />
nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam<br />
cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các<br />
làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và<br />
đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.<br />
Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa<br />
dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là<br />
một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành<br />
nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn<br />
hóa...Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác<br />
du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả<br />
đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên.<br />
Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động<br />
đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của<br />
làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người<br />
dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp<br />
khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v...Chính<br />
vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng<br />
với tiềm năng.<br />
Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý<br />
Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận<br />
thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ<br />
đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển<br />
du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn<br />
góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với<br />
<br />
phát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu<br />
quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng<br />
và đất nước nói chung.<br />
* Mục tiêu nghiên cứu<br />
Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v...tại các làng nghề du<br />
lịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng<br />
phát triển và tình hình QLNN đối với du lịch làng nghề Hà Nội từ đó đưa ra những<br />
định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN<br />
Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trở<br />
thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.<br />
2.Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong luận<br />
văn:<br />
Du lịch làng nghề ở nước ta còn tương đối mới mẻ do đó việc hệ thống<br />
những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề còn hạn chế, đặc biệt là cơ sở lý luận về<br />
quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề.<br />
* Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề: DLLN được hình thành dựa trên mối<br />
liên kết giữa ba đối tượng: Làng nghề - chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch - đối<br />
tượng sử dụng sản phẩm DLLN. Vì vậy DLLN mang ý nghĩa tổng hợp của ba chủ<br />
thể trên. Có thể định nghĩa du lịch làng nghề như sau:<br />
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể<br />
và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như<br />
là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ<br />
cho nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du<br />
lịch của khách du lịch và nhân dân; mang lại lợi ích kinh tế cho địa<br />
phương và đất nước góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn<br />
hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề. [23]<br />
Theo tác giả Hoàng Văn Châu trong cuốn “Làng nghề du lịch Việt Nam” các<br />
điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch có: Thứ nhất là các giá trị<br />
<br />
văn hoá làng nghề; Thứ hai là các giá trị lịch sử; Thứ ba là mức độ tham gia của<br />
cộng đồng cao.<br />
Dựa trên những điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch, các<br />
tiêu chí để xây dựng làng nghề du lịch kết hợp với vận dụng kiến thức đã học về du<br />
lịch, tác giả đã hệ thống lại điều kiện để hình thành và phát triển kinh doanh du lịch<br />
làng nghề bao gồm: Vị trí địa lí; Dân cư và lao động; Sự biến động thị trường khách<br />
du lịch; Kết cấu hạ tầng; Nguồn vốn; Nguồn nguyên vật liệu; Công nghệ và kỹ thuật<br />
sản xuất; Cơ chế chính sách.<br />
Sản phẩm DLLN có tính văn hóa, xã hội rất cao và được xây dựng dựa trên<br />
những đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống. Ngoài những đặc điểm chung<br />
của sản phẩm du lịch là tính không lưu kho được, quá trình sản xuất và sử dụng diễn<br />
ra cùng thời điểm, v.v…, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc trưng riêng<br />
về thị trường và vị trí trong ngành du lịch: Sản phẩm DLLN chủ yếu được xây dựng<br />
dựa vào nguồn tài nguyên du lịch phi vật thể của làng nghề; DLLN chỉ là điểm tham<br />
quan trong ngày; Mức độ tham gia của cộng đồng cao; Tính thời vụ thấp; Cơ cấu<br />
khách đơn giản.<br />
Du lịch làng nghề có vai trò cả đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung<br />
và hoạt động du lịch nói riêng. Với kinh tế xã hội, phát triển du lịch làng nghề giúp<br />
phân phối lại nguồn thu nhập, kích thích phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, bảo tồn<br />
nền văn hoá truyền thống, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống đã<br />
và đang bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa hiện<br />
đại hóa đất nước, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Đối với hoạt động<br />
du lịch, du lịch làng nghề góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của đất nước<br />
với thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, thêm vào đó hàng thủ công truyền<br />
thống là một phần quan trọng của du lịch.<br />
* Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch, du lịch làng nghề:<br />
- Quản lý Nhà nước về du lịch là: quá trình tác động của Nhà nước đến du<br />
lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật<br />
với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong<br />
<br />
hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đối tượng<br />
của sự quản lý đó chính là hoạt động du lịch, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và<br />
cả chính các du khách.<br />
- Vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển kinh doanh du lịch làng<br />
nghề:<br />
Đối với nền kinh tế nói chung, quản lý Nhà nước là hết sức cần thiết vì cần<br />
thông qua các cơ chế của Nhà nước để can thiệp vào các lỗ hổng của nền kinh tế thị<br />
trường ở nước ta hiện nay, nếu không nó sẽ làm cho nền kinh tế kém phát triển, đẩy<br />
lùi sự tiến bộ xã hội; thêm nữa Việt Nam lại có những đặc thù riêng càng cần có sự<br />
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế như: Nền kinh tế nước ta xuất phát điểm<br />
thấp, trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài, nền kinh tế nước ta phát triển trong<br />
diều kiện nền kinh tế đầy rẫy sự biến động. Mục tiêu cách mạng đề ra trong sự<br />
nghiệp xây dựng đất nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,<br />
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội<br />
chủ nghĩa.v.v...<br />
- Đối với phát triển du lịch làng nghề thì quản lý Nhà nước có những vai trò<br />
sau:<br />
+ Vai trò định hướng: Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định<br />
hướng hoạt động du lịch làng nghề, thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban<br />
hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DLLN, tạo ra môi<br />
trường pháp lý cho hoạt động DLLN.<br />
+ Vai trò tổ chức và phối hợp: Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ<br />
thống tổ chức quản lý về DLLN, sử dụng sức mạnh của bộ máy này để hoạch định<br />
và tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý Nhà nước, tổ chức và quản<br />
lý các công tác trong phát triển DLLN như: đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn<br />
nhân lực, bảo vệ môi trường, v.v...<br />
+ Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường: Nhà nước<br />
phải có vai trò điều tiết mạnh, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp<br />
<br />
khác nhau để điều tiết hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, DLLN nói riêng, xử<br />
lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ.<br />
+ Vai trò giám sát: Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh<br />
DLLN cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó, cũng như giám sát chế độ quản<br />
lý của các cơ quan Nhà nước.<br />
Những cơ sở lý luận về khái niệm làng nghề, du lịch làng nghề, những điều<br />
kiện để phát triển một làng nghề du lịch sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá<br />
hiện trạng phát triển, cũng như tình trạng quản lý Nhà nước đối với du lịch làng<br />
nghề ở Hà Nội.<br />
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập,<br />
phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp thống<br />
kê; phương pháp thực địa; phương pháp phỏng vấn nhanh. Các phương pháp này rất<br />
có ý nghĩa trong việc đem lại tính thực tế, cụ thể cho luận văn.<br />
3. Những kết quả nghiên cứu của luận văn:<br />
Con số 1350 làng nghề và làng có nghề của Hà Nội, với 272 làng nghề đã<br />
được công nhận đến nay cho thấy tiềm năng phát triển du lịch gắn với các làng nghề<br />
là vô cùng lớn, việc khái quát “hình ảnh” các làng nghề trong hoạt động kinh tế<br />
cũng như trong hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc đưa ra những<br />
giải pháp mang tính đồng bộ cho phát triển du lịch làng nghề ở địa phương này.<br />
- Tình hình du lịch Hà Nội: Là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm<br />
của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch<br />
của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng, làm gia tăng đáng kể lượng khách<br />
của cả nước cũng như đóng góp lượng lớn ngoại tệ từ thu nhập du lịch. Nằm ở vị trí<br />
địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch<br />
lớn nhất của cả nước, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triển về khách khá<br />
cao: năm 2000 đón 3,79 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 0,56 triệu lượt, nội<br />
địa 3,23 triệu lượt; năm 2005 đón 8,06 triệu lượt khách tăng 2,13 lần so với năm<br />
2000 trong đó 1,25 triệu lượt khách quốc tế; năm 2010 đón 12,3 triệu lượt khách du<br />
<br />