intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, phòng giao dịch Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, phòng giao dịch Hòa Bình" trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình huy động vốn, phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đăk Lăk - PGD Hòa Bình; một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đăk Lăk - PGD Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, phòng giao dịch Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HOÀI TRANG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẮK LẮK, PHÒNG GIAO DỊCH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH Phản biện 1: PGS.TS LÊ VĂN HUY Phản biện 2: GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 09 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để hội nhập một cách tự tin với nền kinh tế Thế Giới sau khi gia nhập WTO, ngay từ những năm trước khi gia nhập Việt Nam đã có những bước chuẩn bị hết sức quan trọng về chính sách kinh tế lẫn chính sách xã hội, mà đặc biệt là về các chính sách liên quan đến Kinh tế - Tài chính Ngân hàng, bởi từ trước đến giờ hệ thống Ngân hàng Việt Nam luôn đứng dưới sự giám sát của Nhà nước (Chính Phủ), mọi hoạt động của Ngân hàng luôn cần đến sự điều tiết từ Chính Phủ. Trong thời gian qua - thời kỳ suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, với chính sách kiềm chế lạm phát trọn gói từ Chính phủ đã tác động lên thị trường tài chính của Việt Nam, giúp cho thị trường tài chính kinh tế Việt Nam ổn định hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện rõ nhất là hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng với chính sách “ Huy động vốn” là một kênh kiềm chế lạm phát hiệu quả nhất đối với vĩ mô nền kinh tế vì thế mà trong một thời gian ngắn bằng sự quyết đoán, quyết tâm của Chính phủ lãi suất huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng không ngừng thay đổi, thậm chí là thay đổi từng giờ. Việc thay đổi lãi suất cho vay theo hướng tăng dần đã tác động không nhỏ đến tâm lý của người dân và hệ quả là lượng tiền mặt huy động được tại các Ngân hàng cũng tăng giảm thất thường do tâm lý muốn kiếm lời của dân và cũng chính vì thế mà lượng tiền trong dân chưa huy động được chưa cao. Qua thời gian biến động lãi suất càng cho ta thấy rõ tính chuyên nghiệp cũng như văn hóa kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng vẫn chưa thực sự tiến kịp với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Bên cạnh việc huy động được nguồn vốn thì việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để mang lại hiệu quả cũng là một vấn đề
  4. 2 hết sức quan trọng mà Nhà nước (Chính phủ) và các Ngân hàng rất quan tâm, nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và nó cũng đã trở thành vấn đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà quản lý. Không chỉ huy động nguồn vốn từ trong nước mà cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài, từ những nhà đầu tư mạnh mà muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để nguồn tiền từ trong cũng như ngoài nước luôn được dồi dào. Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Ngân hàng cũng đã và đang tự cải biến lấy mình để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế, hệ thống Ngân hàng đang từng bước hoàn thiện về tổ chức, cơ chế nghiệp vụ, mở rộng hình thức kinh doanh… Thành công nổi bật nhất của ngành Ngân hàng trong thời gian qua là đã cung cấp cho nền kinh tế một lượng vốn khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng… Trong đó NHNNo & PTNT Đăk Lăk - PGD Hòa Bình với hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng rất quan tâm đến nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của Ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu hoạt động của chi nhánh em chọn đề tài “ Phân tích tình hình huy động vốn tại NHNNo & PTNT Đăk Lăk - PGD Hòa Bình” 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích tình hình huy động vốn tại NHNNo & PTNT Đăk Lăk - PGD Hòa Bình nhằm giúp cho Ngân hàng có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn trong nền kinh tế hiện nay. Phân tích tình hình huy động vốn cụ thể là phân tích kết quả huy động vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2012-2014. Từ đó đưa
  5. 3 ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNNo & PTNT Đăk Lăk - PGD Hòa Bình. Phân tích kết quả hoạt động huy động vốn để thấy được thực trạng hoạt động và khả năng thu hút vốn của đơn vị. Dựa trên kết quả hoạt động và một số chỉ tiêu phân tích theo kỳ hạn, theo thành phần kinh tế, theo phân loại tiền tệ và phân tích một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng. Phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình huy động vốn. Thông qua phân tích để đề ra một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung của phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng NNo & PTNT Đăk Lăk-PGD Hòa Bình là gì? Những chỉ tiêu nào dùng để đánh giá tình hình huy động vốn? Nhân tố nào tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng? - Sau quá trình phân tích, hoạt động huy động vốn của NH NNo&PTNT Đăk Lăk -PGD Hòa Bình đã đạt được những yêu cầu gì? Những vấn đề còn tồn tại, và nguyên nhân của công tác này là gì? - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đăk Lăk- PGD Hòa Bình cần làm gì để hoàn thiện hoạt động huy động vốn? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dựa vào cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại NHNNo & PTNT Đăk Lăk - PGD Hòa Bình để tìm ra nguyên nhân và những tồn tại từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài này chỉ nghiên cứu để phân tích tình hình huy động vốn tại NHNNo & PTNT Đăk Lăk - PGD Hòa
  6. 4 Bình. Bên cạnh đó các thông tin từ môi trường kinh tế chủ yếu qua các sách báo vì vậy số liệu còn hạn chế. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của ngân hàng. Trên cơ sở phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đăk Lăk - PGD Hòa Bình, đề tài tìm ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động huy động vốn. Để từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đăk Lăk - PGD Hòa Bình. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu, sử dụng và phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động. 7. Kết cấu các chương Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình huy động vốn. Chương 2: Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đăk Lăk - PGD Hòa Bình. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đăk Lăk - PGD Hòa Bình. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  7. 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 1.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm về vốn và huy động vốn a. Khái niệm về vốn Đối với các NHTM tiền tệ thì vốn là điểm khời đầu, là cơ sở để NHTM đó thực hiện các nghiệp vụ. Một NHTM có nguồn vốn lớn phần nào cũng thể hiện qua quy mô hoạt động, sự chi phối của thị trường tín dụng cũng như uy tín của tổ chức đó. Nguồn vốn không chỉ giúp các NHTM hoạt động kinh doanh mà còn góp phần trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn nền kinh tế nói chung. b. Khái niệm huy động vốn Huy động vốn là một nghiệp vụ của NHTM nhằm tập trung lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế xã hội. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM được thực hiện thông qua mở tài khoản để cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng, hoặc huy động các loại tiền gửi tiết kiệm và các loại giấy tờ có giá để tăng nguồn vốn kinh doanh. 1.1.2.Vai trò của nguồn vốn và huy động vốn a. Vai trò của nguồn vốn Giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Cung cấp nguồn lực cho Ngân hàng để duy trì hoạt động và là cơ sỡ tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho Ngân hàng.
  8. 6 b. Vai trò của huy động vốn Mặc dù không phải là nguồn vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng nhưng nó là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động giúp cho Ngân hàng bù đắp được sự thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh. 1.1.3. Các hình thức huy động vốn a. Huy động từ tiền gửi của các TCKT và tiền gửi tiết kiệm trong dân cư - Tiền gửi của các TCKT: Tiền gửi từ nhóm khách hàng này là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi tiền ở ngân hàng để thuận lợi cho việc kinh doanh và giao dịch. Tuy nhiên, cũng có những lúc các TCKT gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Do đó, nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào ngân hàng dưới các hình thức sau: + Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho Ngân hàng và Ngân hàng phải thõa mãn yêu cầu đó của khách hàng. + Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thõa thuận về thời hạn rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng. +Tiền gửi trong dân cư Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng. Tiền gửi dân cư bao gồm: + Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
  9. 7 và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng được chia làm hai loại: Tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn. + Tài khoản tiền gửi cá nhân + Tiền gửi khác b. Huy động vốn thông qua chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. c. Nguồn vay vốn từ các tổ chức tín dụng Nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành bởi mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với NHNN. Nguồn vốn đi vay.
 d Ý nghĩa của của việc sử dụng vốn ngân hàng Sử dụng vốn là một tiêu chí tổng hợp để đánh giá hoạt động, kinh doanh của NHTM. Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng có thể hữu hình như tài sản, tiền... và vô hình như uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng và phần trăm thị phần chiếm được. 1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH NNo& PTNT ĐĂK LĂK – PGD HÒA BÌNH 1.2.1. Phân tích môi trường huy động vốn a. Phân tích môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát về kinh tế, chính trị, pháp luật, nhà nước, văn hoá xã hội, dân số, tự nhiên, thế giới có ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh và tất cả các tổ chức tín dụng khác không riêng gì đối với các Ngân hàng. b. Phân tích môi trường vi mô Là phân tích các yếu tố như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và yếu tố khách hàng. Đây là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc
  10. 8 hoạch định chiến lược cho ngân hàng. 1.2.2. Phân tích mục tiêu trong công tác huy động vốn Một là: Tìm kiếm nguồn vốn rẻ. Hai là: Tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp. Ba là: Xây dựng qui mô và sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Bốn là: Điều hành tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh. 1.2.3. Phân tích biện pháp tiến hành huy động vốn a. Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi - Huy động tiền gửi không kỳ hạn - Huy động tiền gửi có kỳ hạn - Huy động tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn b. Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Các Ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn: - Vay từ các Tổ chức tín dụng - Vay từ Ngân hàng Trung ương c. Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ Giấy tờ có giá là chứng nhận của Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua. d. Huy động vốn qua các hình thức khác Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các Ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội 1.2.4. Phân tích các chỉ tiêu nguồn vốn và sử dụng vốn + Chỉ tiêu: Vốn huy động trên tổng nguồn vốn. + Chỉ tiêu : Tỷ trọng % từng khoản vốn + Chỉ tiêu : Vốn huy động trên tổng dư nợ ( % lần )
  11. 9 + Chỉ tiêu : Tỷ trọng của từng loại tiền gửi 1.2.5. Phân tích rủi ro liên quan đến tình hình huy động vốn - Rủi ro lãi suất - Rủi ro thanh khoản 1.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH NNo & PTNT ĐĂK LĂK – PGD HÒA BÌNH 1.3.1. Sự phát triển của nền kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của ngân hàng. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ chỉ ra nhu cầu về vốn cho kinh doanh cũng như qui mô tạo quỹ cho vay của nền kinh tế. 1.3.2. Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. 1.3.3. Lãi suất Lãi suất là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất của các ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi, còn gọi là lãi suất huy động vốn hay tiết kiệm, và lãi suất cho vay là hai công cụ chính các ngân hàng dùng để nâng cao thế mạnh tài chính của họ và giúp đóng góp vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất là yếu tố kĩ thuật hàng đầu của dịch vụ ngân hàng. Thông thường, lãi suất cao thì nguồn huy động nhiều, ngược lại lãi suất thấp sẽ làm cho nguồn huy động giảm đi. Vì vậy ngân hàng phải đưa ra một mức lãi suất thật phù hợp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
  12. 10 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT ĐĂKLĂK- PGD HÒA BÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNNo & PTNT ĐĂKLĂK – PGD HÒA BÌNH. Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHNo&PTNT) được thành lập ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. 2.1.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đăk Lăk-PGD Hòa Bình Chi nhánh NHNo&PTNT Đăk Lăk- Pgd Hoà Bình là một Ngân Hàng Thương Mại trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập từ 08/07/2008 theo quyết định số 391/NHNo- 02. - Trụ sở: 393 Nguyễn Văn Cừ, Phường Tân Hoà, Tp Buôn Ma Thuột - Tel : (0500)3 7415168 – 7406882 – 7400377 - Fax : (0500)3 7415171 – 7415254 - Email : Agribankhb@yahoo.com Cũng như các Ngân Hàng Thương Mại khác nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đăk Lăk- Pgd Hoà Bình là trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực : Tiền tệ - tín dụng – thanh toán. Cụ thể: - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
  13. 11 - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn. - Các dịch vụ trung gian: thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu S-WIFT, kinh doanh mua bán ngoại tệ và làm dịch vụ kiều hối, thực hiện các dịch vụ bảo lãnh như : dự thầu, thanh toán, bảo hành công trình, chất lượng sản phẩm …, và thanh toán chuyển tiền điện tử. Chi nhánh NHNo&PTNT Đăk Lăk- Pgd Hoà Bình hoạt động trong cơ chế thị trường có quyền tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển. Mạng lưới và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã được cãi tiến cho phù hợp với kinh tế thị trường, phát huy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt dộng huy động vốn cũng như sử dụng vốn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của NHNNo & PTNT ĐăkLăk – PGD Hòa Bình có các bộ phận và nhiệm vụ. Ban giám đốc Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tín dụng 2.1.3. Chức năng và các loại hình hoạt động a. Chức năng: NHN0 & PTNT ĐắkLăk- PGD Hoà Bình là một trong những Chi nhánh cấp I loại I của NHN0 & PTNT Việt Nam. Do đó, có đầy đủ đặc điểm, tính chất, chức năng của một NHTM quốc doanh b. Các loại hình hoạt động - Huy động vốn nội và ngoại tệ - Cho vay vốn - Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố, bão lãnh dự thầu, bão lãnh thực hiện hợp đồng, bão lãnh thanh toán... - Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước.
  14. 12 - Bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm. Để đánh giá một doanh nghiệp, công ty có hoạt động hiệu quả khộng, phát triển hay không ta thường phân tích thu nhập của nó. Qua bảng 1 ta thấy thu nhập của Ngân hàng giảm qua hai năm đầu. Cụ thể là năm 2012 tổng thu nhập đạt được 680.609 triệu đồng, năm 2013 đạt 334.676 triệu đồng giảm 50,82 % so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 thu nhập lại tăng lại 570.600 triệu đồng tăng 70,49% so với năm trước Bảng 2.1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số Số Số Tuyệt Tuyệt (%) (%) (%) (%) (%) tiền tiền tiền đối đối 1. Tổng 680.609 100 334.676 100 570.600 100 -345.933 -50,82 235.924 70,49 thu nhập 1.1. Thu nhập từ lãi 650.261 95,54 304.283 90,91 532.102 93,25 -345.978 -53,20 227.819 74,87 cho vay 1.2. Thu 30.348 4,46 30.393 9,09 38.498 6,75 45 0.14 8.105 26,66 nhập khác 2. Tổng 660.017 100 295.041 100 510.620 100 -364.976 -55,29 215.579 73,06 chi phí 2.1. Chi phí trả lãi 570.380 86,41 232.121 78,67 430.288 84,26 -388.259 -59,30 198.167 85,37 huy động 2.2. Chi 89.673 13,59 62.920 21,33 80.332 15,74 -26.717 -29,80 17.412 27,67 phí khác 3. Tổng 20.592 39.635 59.980 19.043 20.345 lợi nhuận (Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNNo & PTNT ĐăkLăk - PGD Hòa Bình)
  15. 13 a. Phân tích khoản thu nhập Thu nhập từ lãi cho vay: Đây là khoản thu nhập chính của Ngân hàng từ khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhâp hơn 90%. Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập từ lãi cho vay giảm qua hai năm 2012, 2013 đến 2014 đều tăng. Tuy thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng chú ý đến 10% nhưng đó cũng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng b. Phân tích khoản chi phí - Chi phí trả lãi vốn huy Chi phí trả lãi vốn huy động: có nhiều thay đổi qua các năm, chiếm hơn 75% tổng chi phí của Ngân hàng. - Chi phí khác Chi phí khác là những khoản chi phí về dịch vụ, chi phí về nhân viên, chi phí về quản lý,... Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục chi phí này tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng chi phí năm 2014 tăng lên c. Phân tích khoản mục lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng tín dụng dưới hai hình thức: một là thể hiện bằng tiền và tài sản, hai là bằng uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng và thị phần Ngân hàng chiếm được. Nhìn chung khoản mục lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Qua các chỉ tiêu lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại hiệu quả cao góp phần phát triển kinh tế địa phương, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tóm lại: khoản mục lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm đều cho thấy công tác quản lý của lãnh đạo ngân hàng khá tốt.
  16. 14 2.1.5. Định hướng hoạt động năm 2015 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH NNo&PTNN ĐẮK LẮK – PGD HÒA BÌNH 2.2.1. Phân tích môi trường huy động vốn a. Phân tích môi trường vĩ mô Điều kiện kinh tế xã hội
 Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế Đăk Lăk chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các nông - lâm - ngư nghiệp. Về sản xuất nông, lâm nghiệp Về Công nghiệp, xây dựng
 Về thương mại, dịch vụ Tốc độ tăng trưởng kinh tế Cơ sở hạ tầng Yếu tố dân số Yếu tố tự nhiên Chính sách của nhà nước Yếu tố quốc tế b. Phân tích môi trường vi mô Phân tích đối thủ cạnh tranh hiên tại. Ngân hàng Công Thương (Vietinbank) Ngân hàng Á Châu (ACB) Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Ngân hàng Đông Á Thị phần của ngân hàng trong năm Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt Bưu Điện Các NHTM 100% vốn nước ngoài Phân tích lãi suất cạnh tranh của ngân hàng
  17. 15 Phân tích khách hàng 2.2.2. Phân tích tình hình tăng trưởng huy động vốn Nguồn vốn là một trong những yếu tố cần thiết, nó khẳng định mọi hoạt động kinh doanh trong tất cả các thành phần kinh tế, Ngành Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều nguồn vốn khác nhau, riêng Ngân hàng thực hiện theo phương châm “đi vay để cho vay” nghĩa là một phần tử nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ tiền vay để thực hiện hoạt động cho vay của mình. NHNNo&PTNN Đăk Lăk – PGD Hòa Bình luôn xác định nhiệm vụ trong tâm hàng đầu là có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn cho vay và tạo được thế chủ động trong kinh doanh. Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn vốn qua ba năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 tiêu Số Số Số Tuyệt Tuyệt % % % % % tiền tiền tiền đối đối 1. Vốn huy 1.405.162 67,62 1.462.621 59,15 1.742.210 65,09 57.495 40,91 279.589 19,11 động 2. Vốn điều 673.000 32,38 1.010.000 48,55 934.315 34,91 337.000 50,07 -75.685 -7,93 chuyển từ TW Tổng nguồn 2.078.162 100 2.472.621 100 2.676.525 100 394.495 18,98 203.904 8,24 vốn ( Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNNo & PTNT ĐăkLăk - PGD Hòa Bình)
  18. 16 Bảng 2.3: Tình hình tổng nguồn vốn qua ba năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số Số Số Tuyệt Tuyệt tiền % tiền % tiền % đối % đối % I- Nguồn VHĐ tại 1.405.162 67,62 1.462.621 59,15 1.742.210 65,09 57.459 40,91 279.589 19,11 Ngân hàng 1- TG 337.906 16,26 262.274 10,61 346.450 12,94 -75.632 - 22,38 84.403 32,18 các TCKT TG không kỳ 196.715 9,47 220.246 8,90 300.450 11,22 23.531 11,96 92.204 41,86 hạn TG có kỳ hạn dưới 54.900 2,64 29.128 1,19 41.000 1,53 -25.772 -46,86 10.872 37,32 12 tháng TG có kỳ hạn từ 12 86.291 4,15 12.900 0,52 5.000 0,18 -73.391 -85,05 -7.900 -61,24 tháng trở lên 2- TG 1.067.256 51,36 1.200.347 48,55 1.395.760 52.15 133.091 12,47 184.413 15,36 dân cư TG không kỳ 20.427 0,98 19.476 0,79 17.138 0.64 -951 4,65 -2.338 12,00 hạn TG có kỳ hạn dưới 961.781 46,29 1.100.215 44,50 1.196.775 44,72 138.434 14,39 96.560 8,77 12 tháng TG có kỳ hạn từ 12 85.048 4,09 80.656 3,26 181.847 6,79 -4.392 -84,86 101.191 125,45 tháng trở lên II- Vốn điều 673.000 32,38 1.010.000 40,85 934.315 34,91 337.000 50,07 -75.685 -7,49 chuyển từ TW Tổng nguồn 2.078.162 100 2.472.621 100 2.676.525 100 394.495 18,98 203.904 8,24 vốn (Nguồn: Phòng kinh doanh của NHNNo & PTNT ĐăkLăk - PGD Hòa Bình)
  19. 17 2.2.3. Phân tích biên pháp tiến hành huy động vốn a. Phân tích tình hình tăng trưởng huy động vốn phân theo kỳ hạn. - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn. Tóm lại tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2013 tăng 29,35% so với năm 2012, năm 2014 tăng 16,49% so với năm 2013 b. Phân tích tình hình huy động vốn phân theo thành phần kinh tế. - Các tổ chức kinh tế. c. Phân tích tình hình huy động phân theo loại tiền tệ. Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, chiếm hơn 95% và có xu hương ngày càng tăng. - Phân tích vốn huy động nội tệ. - Phân tích vốn huy động ngoại tệ 2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu nguồn vốn và huy động vốn a. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Phân tích chỉ tiêu này để ngân hàng thấy được tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này. b. Vốn huy động / Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, Chỉ tiêu này lớn hay nhỏ đều không tốt, bởi vì chỉ tiêu này lớn thì ngân hàng sử dụng vốn không đạt hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì khả năng huy động của ngân hàng thấp, khi đó ngân hàng sẽ chủ động được trong kinh doanh. Thu nhập lãi/ Chi phí lãi
  20. 18 2.2.5. Phân tích rủi ro liên quan đến tình hình huy động vốn a. Rủi ro lãi suất 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐĂK LĂK-PHÒNG GIAO DỊCH HÒA BÌNH. 2.3.1. Những kết quả đạt được Qua phân tích những hoạt động huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm đã có những cố gắng đáng kể trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn. 2.3.2. Những mặt tồn tại Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan, xong Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn. 2.3.3. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan: Hiện nay có nhiều Ngân hàng cổ phần, các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng cổ phần này có tốc độ phát triển nhanh chóng, có các chính sách thu hút nhân tài đang trở thành trở ngại cho NHNo&PTNN Việt Nam nói chung và NHNo&PTNN Đắk Lắk – PGD Hòa Bình nói riêng. b. Nguyên nhân chủ quan Hoạt động marketting của NHNo&PTNN Đắk Lắk – PGD Hòa Bình còn đơn điệu, chưa được coi trong đúng mức nên hiệu quả còn thấp. NHNo&PTNN Đắk Lắk – PGD Hòa Bình có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ khá tốt, nhiệt tình với công việc được giao. Song một số cán bộ Ngân hàng còn trẻ do thiếu kinh nghiệm thực tế nên trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đôi lúc gặp phải sơ suất trong công việc. Việc phân công công việc phù hợp để phát huy tối đa công việc của nhân viên chưa được coi trọng nên hiêu quả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0