PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Việc trở thành thành viên của WTO đặt các định chế tài chính cũng như NHTM<br />
của Việt Nam đứng trước những cải tổ lớn lao nhằm duy trì và phát triển trong môi<br />
trường cạnh tranh mới.<br />
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng<br />
của công nghệ thông tin, 2012 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán<br />
lẻ, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng cá nhân. Với xu thế này, BIDV đã bắt đầu quan tâm đẩy<br />
mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị<br />
trường tín dụng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân. Là một trong<br />
những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát<br />
triển Việt Nam, BIDV Nghệ An được khách hàng biết đến với thế mạnh của một ngân<br />
hàng bán buôn, còn hoạt động Ngân hàng bán lẻ mới bước đầu được triển khai, do vậy<br />
kết quả chưa xứng với tiềm năng đồng thời vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Vì vậy,<br />
cần phải có những giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An với<br />
mục đích mở rộng thị trường, tăng doanh số, tăng dư nợ, đẩy mạnh tốc độ phát triển<br />
tín dụng bán lẻ và nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh, góp phần hoàn thành chung vào<br />
kế hoạch kinh doanh của BIDV. Với lý do đó tác giả đã chọn đề tài: “ Phát triển dịch<br />
vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An”.<br />
Dựa trên các phương pháp luận nghiên cứu, tác giả đi sâu phân tích, khái quát hoá<br />
lý luận cơ bản về dịch vụ tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại, cùng với các phân<br />
tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ<br />
của BIDV Nghệ An, nhằm đưa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nghệ<br />
An trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng mạnh của hệ thống BIDV và trên địa<br />
bàn Tỉnh Nghệ An.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt,<br />
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 04<br />
chương:<br />
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển dịch vụ TDBL.<br />
<br />
- Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm dịch vụ.<br />
- Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An.<br />
- Chương 4: Giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An.<br />
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TDBL<br />
Phát triển dịch vụ NHBL nói chung và dịch vụ TDBL đã trở thành vấn đề cấp thiết<br />
không chỉ được thực hiện bởi các Ngân hàng thương mại mà còn là đề tài của không ít<br />
bài báo trên các tạp chí, các cuộc khảo sát, các luận văn thạc sỹ hay các công trình nghiên<br />
cứu khoa học khác ở trong và ngoài nước.<br />
Đề tài đã đi phân tích một số bài viết tiêu biểu trên các tạp chí kinh tế và một số<br />
bài luận văn thạc sỹ, qua đó cho thấy mặc dù các tác giả đều đã đưa ra được những giải<br />
pháp cơ bản để phát triển dịch vụ TDBL, tuy nhiên hầu hết các luận văn vẫn còn đi từ lý<br />
thuyết chung chung, chưa ứng dụng một mô hình lý thuyết cụ thể để xây dựng giải pháp<br />
cụ thể nhằm phát triển Dịch vụ TDBL. Tác giả lần đầu tiên đã đi từ việc hệ thống hóa<br />
những vấn đề lý luận chung về dịch vụ TDBL của NHTM đồng thời áp dụng ma trận<br />
Ansoff kết hợp với việc phân tích các nhân tố riêng có của TP Vinh – Nghệ An nơi mà<br />
BIDV Nghệ An hoạt động cũng như phân tích thực trạng TDBL của BIDV Nghệ An từ<br />
đó tác giả đưa ra được những giải pháp phát triển dịch vụ TDBL của BIDV Nghệ An.<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ<br />
Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm của doanh nghiệp:<br />
- Khái niệm về sản phẩm:<br />
Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu<br />
hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử<br />
dụng hay tiêu dung”. Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt<br />
bằng, tổ chức và ý tưởng.<br />
Sản phẩm bao gồm 3 cấp độ: sản phẩm cốt lõi/ ý tưởng; sản phẩm hiện thực; sản<br />
phẩm bổ sung/hoàn thiện.<br />
-<br />
<br />
Quan điểm về phát triển sản phẩm của doanh nghiệp:<br />
<br />
Phát triển sản phẩm là việc phát triển về mặt số lượng của sản phẩm hoặc thay đổi<br />
sản phẩm thông qua việc sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm để thay thế sản<br />
phẩm hiện hành.<br />
Muốn đưa ra hình thức phát triển sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp thì ta lần<br />
lượt thực hiện qua các bước:<br />
+ Xác định sự cần thiết của việc phát triển sản phẩm đưa lại cho Doanh nghiệp.<br />
+ Phân tích các nhân tố bên ngoài<br />
+Phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp<br />
+Quyết định chọn ra cách thức phát triển sản phẩm phù hợp: Có nhiều hình thức<br />
để phát triển sản phẩm, ta có thể sử dụng chiến lược ma trận Ansoff còn gọi là Ma trận<br />
mở rộng sản phẩm/thị trường, ma trận này chỉ ra các doanh nghiệp có thể tăng trưởng dựa<br />
trên sự cân nhắc giữa hai xu thế; (1) Về sản phẩm (tiếp tục thực hiện sản phẩm đã có, hoặc đi vào<br />
sản phẩm mới) và (2) trao đổi trên thị trường cũ hoặc phát triển thêm thị trường mới.<br />
<br />
Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ trong NHTM.<br />
*Khái niệm: TDBL là hình thức ngân hàng cung ứng những tiện ích cũng như<br />
cung cấp dịch vụ tín dụng (bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các<br />
nghiệp vụ khác) đến tận tay khách hàng là cá nhân (cá nhân Việt Nam và cá nhân nước<br />
ngoài), hộ gia đình vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,<br />
đầu tư và đời sống.<br />
* Đặc điểm: Do đặc thù của TDBL là cung ứng sản phẩm dịch vụ cho tất cả những<br />
khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu<br />
sản xuất hoặc đời sống nên mạng lưới khách hàng sử dụng sản phẩm TDBL vô cùng rộng<br />
khắp. TDBL với mục tiêu hỗ trợ vốn cho các cá nhân, hộ gia đình với nhiều mục đích khác<br />
nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống nên nhóm sản phẩm tín dụng<br />
dành cho đối tượng khách hàng này tương đối đa dạng. Bên cạnh đó, TDBL thường có số<br />
lượng giao dịch phát sinh lớn nhưng doanh số giao dịch thấp; hồ sơ vay vốn đơn giản. Tuy<br />
nhiên, Tín dụng bán lẻ có rủi ro cao nên lãi suất cho vay TDBL thường cao hơn lãi suất cho<br />
vay khách hàng Doanh nghiệp.<br />
<br />
* Vai trò: TDBL đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận, mở rộng<br />
danh mục sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng góp phần<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. TDBL góp phần thỏa mãn nhu cầu mua sắm<br />
tiêu dùng bất cứ khi nào khách hàng muốn. TDBL giúp tăng khả năng hoạt động đáp ứng<br />
các nhu cầu khách hàng của các NHTM, từ đó có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân<br />
chuyển tiền tệ, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giúp cải thiện đời<br />
sống dân cư.<br />
Phương thức phát triển dịch vụ TDBL:<br />
- Phát triển về mặt số lượng: Tăng số lượng cung cấp dịch vụ hiện có cho nhiều đối<br />
tượng khách hàng khác nhau trong.<br />
- Phát triển về mặt nội dung và chất lượng bao gồm: Hoàn thiện dịch vụ hiện có;<br />
Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan; Phát triển sản phẩm dịch vụ mới hoàn toàn.<br />
Các chỉ tiêu đánh phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ:<br />
*Các chỉ tiêu phản ánh quy mô: Dư nợ tín dụng bán lẻ; Tỷ lệ dư nợ TDBL trên<br />
tổng dư nợ; Số lượng khách hàng vay; Cơ cấu dư nợ các sản phẩm TDBL trong tổng dư<br />
nợ TDBL và số lượng sản phẩm dịch vụ TDBL.<br />
*Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch vụ TDBL:<br />
Chỉ tiêu định lượng: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảo.<br />
Chỉ tiêu định tính: Thủ tục và quy chế cho vay vốn; Xét duyệt cho vay; Tinh thần<br />
thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng; Cơ sở vật chất, công nghệ<br />
hiện đại.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TDBL.<br />
Các nhân tố bên ngoài bao gồm: Các nhân tố chính phủ, pháp luật và chính trị; Môi<br />
trường kinh tế xã hội; Môi trường văn hóa xã hội; Môi trường công nghệ; Nguy cơ từ<br />
phía các ngân hàng mới; Nguy cơ bị thay thế; Quyền lực của khách hàng; Quyền lực của<br />
các nhà cung cấp; Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng đang hoạt động.<br />
Các nhân tố bên trong như: chính sách TDBL của ngân hàng; Năng lực cạnh<br />
<br />
tranh.<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ<br />
TẠI BIDV NGHỆ AN<br />
BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt<br />
<br />
Nam, từ 1981 – 1989 mang tên Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam, từ 1990 nay:<br />
mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngày 23/4/2012, BIDV đổi<br />
tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br />
Cùng với 10 chi nhánh trên toàn miền Bắc, chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Nghệ An<br />
được thành lập theo Nghị định số 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957. Ngày 02/05/2012, chi<br />
nhánh chính thức mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nghệ An.<br />
Bộ máy tổ chức của BIDV Nghệ An được tổ chức theo mô hình tổ chức của các ngân<br />
hàng hiện đại, gồm 5 khối: Khối tác nghiệp: gồm 04 phòng; Khối quản lý rủi ro: gồm 01<br />
phòng quản lý rủi ro; Khối quan hệ khách hàng: gồm 3 phòng; Khối trực thuộc: gồm 5<br />
phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm; Khối quản lý nội bộ: gồm 4 phòng.<br />
Trong những năm qua, BIDV Nghệ An là NHTM nhà nước hoạt động tăng trưởng<br />
về tất cả các mặt: Huy động vốn; Công tác tín dụng; Công tác dịch vụ. Kết quả: lợi nhuận<br />
của chi nhánh tăng qua các năm, năm 2008 chi nhánh đạt 19.2 tỷ đồng, tăng so với năm<br />
2007 là 69.5%, năm 2009 tiếp tục tăng lên 29.6 Tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 54.2%,<br />
năm 2010 đạt 49.5% tăng so với năm 2009 là 67%, và năm 2011 đạt 64.3% tăng so với<br />
năm 2010 là 29.92%. Tuy nhiên, năm 2011 tốc độ tăng trưởng có phần chững lại do tác<br />
động của suy thoái kinh tế, trong thời gian tới BIDV Nghệ An cần có các giải pháp tích<br />
cực khắc phục khó khăn và đưa lợi nhuận tăng trưởng với tốc độ cao hơn các năm trước.<br />
Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV Nghệ An.<br />
Qua tìm hiểu nghiên cứu, qua việc thu thập số liệu thống kê từ các năm 2007 đến<br />
2011, có thể thấy hoạt động kinh doanh bán lẻ nói chung và TDBL nói riêng tại BIDV<br />
Nghệ An đã bước đầu được quan tâm và đạt được một số bước tiến trong công tác quản<br />
trị điều hành.<br />
*Về quy mô:<br />
<br />