intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Chia sẻ: K Loi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

84
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bản tóm tắt trình bày cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường dạy nghề, thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá và biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> ---------------------------------------<br /> <br /> NGÔ PHƯƠNG THÚY<br /> <br /> PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI<br /> TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> MÃ SỐ: 60.34.01.02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2013<br /> <br /> Luận văn được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ MINH TRAI<br /> <br /> Phản biện 1: TS. NGUYỄN HOÀNG YẾN<br /> Phản biện 2: TS. NGUYỄN XUÂN VINH<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học<br /> viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br /> Vào lúc:<br /> <br /> 11 giờ 15’ ngày 02 tháng 11 năm 2013<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong xã hội hiện đại, tất cả các quốc gia đều coi con người là mục đích và<br /> động lực cho sự phát triển. Nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong bối cảnh<br /> các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm là nguồn lực con người (nguồn nhân<br /> lực). Vì lẽ đó, các quốc gia đều quan tâm đến nguồn nhân lực qua chiến lược phát<br /> triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục nói chung và giáo dục dạy nghề Việt Nam nói<br /> riêng, hiện nay đã và đang thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy<br /> mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường.<br /> Song với xu thế hội nhập, việc mở cửa thị trường tạo ra sự chuyển dịch lao động<br /> giữa các nước, đòi hỏi mỗi quốc gia càng phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng<br /> nguồn nhân lực, hướng tới xuất khẩu lao động qua đào tạo và làm việc ở những lĩnh<br /> vực cao. Để thực hiện được có hiệu quả định hướng trên, mỗi quốc gia cần đặc biệt<br /> quan tâm chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên chất lượng cao tại các<br /> Trường dạy nghề.<br /> Trong quyết định số: 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng<br /> Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020” đã chỉ<br /> rõ giải pháp “Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề tại<br /> các Trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm dạy nghề ” là một trong hai giải pháp<br /> đột phá đổi mới và phát triển dạy nghề ở Việt Nam.<br /> Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp (CĐNCN) Thanh Hoá là một trong các<br /> trường được thành lập đầu tiên theo quyết định số 1985/QĐ-BLĐTBXH ngày<br /> 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật<br /> Công nghiệp Thanh Hoá (thành lập năm 1961), trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá.<br /> Trường CĐNCN Thanh Hoá là cơ sở đào tạo nghề với bề dày truyền thống 50 năm<br /> đào tạo nghề, đội ngũ giảng viên (ĐNGV) của nhà trường không ngừng phát triển về<br /> số lượng và chất lượng. Tuy nhiên nhằm để phục vụ tốt hơn cho thời kỳ đẩy mạnh<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì đội ngũ giảng viên của nhà<br /> trường còn nhiều bất cập như: Số lượng giảng viên của trường còn thiếu, chưa đáp<br /> <br /> 2<br /> <br /> ứng được sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường; trình độ giảng viên<br /> không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự<br /> học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn<br /> nhiều hạn chế; cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, nhiều khoa, nhiều bộ môn<br /> lực lượng giảng viên còn quá mỏng. Hơn nữa với sự phát triển như vũ bão của khoa<br /> học công nghệ (KHCN) trên thế giới, các máy móc thiết bị ra đời đã ngày càng phong<br /> phú đa dạng và hiện đại hơn, điều này đã gây khó khăn trong việc tiếp cận và vận<br /> dụng công nghệ trong giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên nghề. Thêm vào đó cũng<br /> như các cơ sở giáo dục khác, nhà trường hiện cũng đang chịu tác động khắc nghiệt<br /> của qui luật cạnh tranh về tuyển sinh và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường. Do<br /> vậy, nhiệm vụ sắp tới nhất thiết cần phải phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường<br /> đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, và chuẩn về chất lượng.<br /> Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “ Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao<br /> đẳng nghề Công nghiệp Thanh hoá ” đã được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu<br /> cho luận văn Thạc sỹ nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên.<br /> <br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Trong những năm gần đây, vấn đề về phát triển nguồn nhân lực đã thu hút<br /> không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu,<br /> các viện các trường đại học… Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên<br /> các sách báo, tạp chí, yêu cầu về phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực<br /> và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã<br /> hội. Chẳng hạn:<br /> - Tác giả Lê Thị Ái Lâm và tác giả Trần Văn Tùng: “Phát triển nguồn nhân lực<br /> thông qua giáo dục và kinh nghiệm Đông Á”.<br /> - Tác giả Kiều Thanh Uy “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công<br /> nghệ Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà trường trong bối cảnh mới”, năm bảo<br /> vệ 2012.<br /> - Tác giả Lê Thị Mỹ Linh: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ<br /> và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, năm bảo vệ 2009.<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Tác giả Trịnh Thị Mai: “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Đại<br /> Nam giai đoạn (2013 – 2015)”, năm bảo vệ 2011.<br /> - Tác giả Chu Hương Giang: “Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ<br /> giảng viên của Trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn (2013 - 2015)”,<br /> năm bảo vệ 2007.<br /> - Tác giả Bùi Quốc Việt: “Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Trường Đại<br /> học Sư phạm Kĩ thuật Nam Định”, năm bảo vệ 2012.<br /> Ngoài ra có các bài đăng trên các báo, tạp chí như bài viết của Ths. Phạm Xuân<br /> Thu - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề về “Phát triển đội ngũ<br /> giáo viên dạy nghề góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, tạp<br /> chí tuyên giáo số 7 năm 2012. Tuy nhiên những kết quả được nghiên cứu về nguồn<br /> nhân lực mới chỉ đề cập tới những vấn đề chung của nguồn nhân lực, và mới chỉ từng<br /> bước giải quyết tháo gỡ những khó khăn trước mắt của những vấn đề cơ bản này.<br /> Nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung trong những năm gần<br /> đây đã được đề cập đến nhiều, còn nguồn nhân lực trong lĩnh vực dạy nghề nói riêng<br /> lại ít được đề cập đến. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước,<br /> luận văn tập trung phân tích luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang<br /> đặt ra trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề<br /> ở các Trường Cao đẳng nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường<br /> CĐNCN Thanh Hóa nói riêng là cần thiết và không trùng lặp với các công trình đã<br /> công bố trước đây.<br /> <br /> 3. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu như sau:<br /> - Khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực<br /> trong tổ chức nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) trong các Trường<br /> Cao đẳng dạy nghề nói riêng.<br /> - Phân tích đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên của<br /> Trường CĐNCN Thanh Hoá những năm qua.<br /> - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao<br /> đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá trong thời gian tới.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2