intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài" nghiên cứu hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề liên quan đến phát triển DVC; phân tích thực trạng hoạt động DVC trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; đề xuất các giải pháp để phát triển DVC trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ NGỌC ANH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh - Phản biện 1: PGS.TS Lâm Chí Dũng - Phản biện 2: PGS. TS Trần Thị Hà Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 4 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin Học liệu - Đại Học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch vụ công (DVC) là những hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân. Trong những năm qua, thành phố Quy Nhơn đã quan tâm thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển DVC phù hợp và đã mang lại những kết quả nhất định trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, xét trên tất cả các phương diện thì quy mô, phạm vi cung ứng, chất lượng của DVC của thành phố vẫn chưa được hoàn thiện, chưa tương xứng với nhu cầu ngày một lớn của người dân, còn gây ra nhiều phiền hà, mệt mỏi cho người dân, do đó đã làm giảm niềm tin của người dân vào chính sách và năng lực quản lý xã hội của chính quyền địa phương. Với mục đích phát triển DVC nhằm tăng mức độ hài lòng của người dân và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ công trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” để nghiên cứu luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề liên quan đến phát triển DVC. - Phân tích thực trạng hoạt động DVC trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. - Đề xuất các giải pháp để phát triển DVC trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển DVC ở một số lĩnh cơ bản.
  4. 2 b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực cơ bản của DVC như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (QSD) đất hoặc quyền sở hữu (QSH) nhà, cấp giấy phép xây dựng nhà, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh của dịch vụ hành chính công (DVHCC); lĩnh vực dịch vụ y tế, dịch vụ cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải và thu gom rác thải của dịch vụ công cộng (DVCC). - Về không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung trên tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. - Về thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích thực chứng, chuẩn tắc, - Phương pháp điều tra khảo sát, chuyên gia, - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, - Các phương pháp nghiên cứu khác... 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia thành ba chương sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ công, - Chương 2: Thực trạng dịch vụ công trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong thời gian qua, - Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ công trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong thời gian tới. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Dịch vụ Là những hoạt động lao động tạo ra sản phẩm hàng hóa tồn tại chủ yếu dưới hình thái vô hình, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống con người. b. Dịch vụ công DVC là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức, công dân do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. Các loại DVC gồm có: - Dịch vụ hành chính công; - Dịch vụ công cộng: dịch vụ xã hội và dịch vụ công ích. Trên cơ sở khái niệm và phân loại DVC, tác giả phân tích thực trạng DVC của thành phố trên một số lĩnh vực cơ bản theo nội dung của phạm vi nghiên cứu. c. Phát triển dịch vụ công Phát triển DVC là xây dựng một hệ thống DVC với quy mô, phạm vi cung ứng rộng rãi, đa dạng và một hệ thống thủ tục hành chính rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch …tạo cơ hội cho khách hàng có khả năng tiếp cận dễ dàng, thời gian giải quyết nhanh chóng, giá cả hợp lý, góp phần nâng giá trị dịch vụ trong tăng trưởng kinh tế và làm cho chức năng quản lý nhà nước gần với dân hơn, phục vụ nhân dân hơn, đảm bảo công bằng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  6. 4 1.1.2. Đặc điểm dịch vụ công DVC có các đặc điểm cơ bản sau: - Những hoạt động phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu các quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân. - Những hoạt động này do cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện. - Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ này cho xã hội để tạo công bằng, khắc phục khiếm khuyết của thị trường. - Việc cung ứng DVC nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của tổ chức và công dân. - Khi thực hiện cung ứng có sự giao dịch cụ thể với khách hàng. - Việc trao đổi DVC không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển dịch vụ công - Góp phần xây dựng một hệ thống DVC đa dạng, tiện ích; giảm thiểu những tổn thất xã hội; củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và công dân; xây dựng nền hành chính trong sạch, hiện đại hơn. - Góp phần tiết kiệm thời gian, các khoản chi phí của người dân và có điều kiện hưởng thụ DVC với chất lượng cao. - Đối với nền kinh tế sẽ góp phần tăng giá trị ngành dịch vụ, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của từng địa phương. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG 1.2.1. Mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ công Mở rộng quy mô cung ứng DVC là thực hiện các biện pháp nhằm gia tăng số lượng người sử dụng và được hưởng thụ DVC với các loại dịch vụ đa dạng, hình thức cung ứng thuận tiện. Phải mở rộng quy mô cung ứng DVC vì cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì sự gia tăng dân số hàng năm kéo theo lượng
  7. 5 người sử dụng dịch vụ tăng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng về số lượng đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp mở rộng quy mô, số lượng cơ sở vật chất, thiết bị tiên tiến, sử dụng nguồn lực hiệu quả...nhằm khắc phục tình trạng quá tải, chậm trễ, cung ứng dịch vụ kịp thời, giá cả hợp lý, bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Để mở rộng quy mô cung ứng đáp ứng nhu cầu DVC tăng thì cần phải: - Tăng quy mô nguồn nhân lực phục vụ cung ứng DVC đảm bảo về mặt số lượng hợp lý. Tuy nhiên, số lượng nhân lực này phải là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận sự phát triển của khoa học công nghệ. - Mở rộng cơ sở vật chất phù hợp, đồng bộ. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính đầu tư là rất lớn, do đó phải tính đến việc bố trí, sắp xếp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, tránh lãng phí, mất cân đối trong cung ứng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào cung ứng DVC tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và tăng quy mô cung ứng. Mở rộng quy mô DVC được xác định dựa vào các tiêu chí sau: + Giá trị mà DVC cung ứng mang lại; + Quy mô khách hàng được hưởng DVC hàng năm; + Tốc độ tăng của số lượng khách hàng được hưởng DVC; + Số loại dịch vụ và cơ sở vật chất cung ứng DVC; + Nguồn nhân lực cung ứng DVC. 1.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ công Chất lượng là mối quan hệ giữa sự mong đợi và sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ đó. Đây là nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Nâng cao chất lượng DVC là nâng cao mức độ đáp ứng sự
  8. 6 mong đợi và hài lòng của khách hàng khi hưởng thụ DVC. Sở dĩ phải nâng cao chất lượng DVC vì sự phát triển về kinh tế - xã hội đã nâng cao đời sống người dân và họ đã trở thành “người tiêu dùng đòi hỏi cao”. Do đó, nghiên cứu nâng cao chất lượng DVC phục vụ người dân ngày càng tốt hơn là vấn đề cấp bách để thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng DVC yếu kém trong thời gian qua. Nâng cao chất lượng DVC chính là nâng cao yếu tố của chất lượng trên phương diện kỹ thuật và trên phương diện chức năng. Muốn nâng cao chất lượng DVC cần phải: + Đổi mới hệ thống quy trình, thủ tục cung ứng; ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến vào hoạt động cung ứng nhằm nâng cao tính thuận lợi trong tiếp cận và sử dụng DVC; + Phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên cả trong chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp; thực hiện các chính sách sử dụng nhân lực phù hợp; + Tăng cường quản lý của nhà nước đối với chất lượng DVC. Để đánh giá việc nâng cao chất lượng DVC phải dựa vào các tiêu chí sau: + Quy trình thủ tục giải quyết DVC; + Các thủ tục liên quan đến việc hưởng các DVC; + Thời gian chờ giải quyết các DVC; + Thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng; + Mức chi phí khi hưởng DVC. 1.2.3. Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ công Mở rộng mạng lưới cung ứng DVC đồng nghĩa với việc gia tăng các địa điểm, điều kiện vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện cung ứng theo nhu cầu thực tế của khách hàng ở từng khu vực, địa bàn nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, lựa chọn hình
  9. 7 thức phù hợp với chi phí thấp nhưng chất lượng cao; đồng thời hạn chế sự quá tải hay dư thừa, lãng phí nhân lực, nguồn lực. Phải mở rộng mạng lưới cung ứng vì với sự gia tăng dân số, nhu cầu dịch vụ tăng nhưng sự gia tăng đó ở mỗi một địa bàn có sự khác nhau, không đồng đều, do đó cần mở rộng các mạng lưới cung ứng phù hợp sao cho đáp ứng việc tiếp cận thuận lợi nhất về địa điểm, thời gian đi lại và giảm sự quá tải ở các tuyến trên. Việc mở rộng mạng lưới cung ứng DVC phải dựa vào các tiêu chí sau: + Số lượng chi nhánh cung ứng tăng theo khu vực, địa bàn; + Tỉ lệ giữa người cung ứng với số lượng khách hàng tại khu vực, địa bàn. Để thực hiện việc mở rộng mạng lưới cung ứng có hiệu quả cần phải huy động nguồn lực tài chính đầu tư lớn và bố trí, sử dụng đội ngũ nhân viên hợp lý tại mỗi vị trí địa lý, dân cư khác nhau. 1.2.4. Phát triển hình thức dịch vụ công mới Phát triển hình thức dịch vụ mới là việc tiến hành cải tiến dịch vụ hiện có với tính năng tốt hơn so với dịch vụ hiện có hoặc đưa vào cung cấp các mô hình dịch vụ hoàn toàn mới lần đầu tiên có tại địa phương dựa trên một loại dịch vụ đã có sẵn. Cần phát triển các hình thức DVC mới vì sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin buộc nhà nước phải tiếp cận và mở rộng đầu tư, ứng dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận dễ dàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân và tạo bình đẳng chung cho mọi người hưởng dịch vụ. Việc xác định các hình thức dịch vụ mới dựa trên tiêu chí sau: + Số loại DVC tăng lên qua hình thức cung ứng mới; + Tốc độ tăng của mỗi loại DVC mới so với tổng số.
  10. 8 Khi tiến hành thực hiện các hình thức DVC mới cần: - Thu thập thông tin, nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng về hình thức cung ứng, loại DVC phù hợp, nhất là thông qua đội ngũ nhân viên thường xuyên giao tiếp với khách hàng. Đây là nguồn gợi ý quan trọng để phát triển các dịch vụ mới. - Thực hiện các bước thử nghiệm, thí điểm và xác định phân loại nhu cầu theo từng thị trường, thoái quen tiêu dùng của từng khu vực dân cư để giảm sự lãng phí khi đầu tư hình thức cung ứng mới. - Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các hình thức cung ứng mới. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG 1.3.1. Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý. - Địa hình, khí hậu. 1.3.2. Nhân tố thuộc về điều kiện xã hội - Dân số và lao động, cơ cấu lao động. - Về truyền thống văn hóa, tập quán tiêu dùng. - Về thu nhập và mức sống của người dân. 1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - Về tốc độ phát triển kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân. - Phát triển cơ sở hạ tầng. - Chính sách kinh tế phù hợp. 1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
  11. 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Quy Nhơn có diện tích tự nhiên hơn 286 km2, bờ biển dài 42 km; nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng, có đầy đủ hình thức phương tiện vận tải và là một trong những vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Đây là cơ hội để thành phố phát triển các lĩnh vực dịch vụ trọng điểm. Địa hình đa dạng nhưng vùng núi rất ngắn và dốc dễ bị lũ lớn, gây ra nhiều thiệt hại và dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động DVC về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, môi trường… 2.1.2. Điều kiện xã hội - Có dân số đông, năm 2011 có 282.602 người, mật độ dân số 988,1 người/km2; cơ cấu lao động dịch chuyển ngày càng phù hợp và đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. - Người dân có bản chất cần cù trong lao động, sản xuất, rất năng động sáng tạo trong khai thác tiềm năng phát triển kinh tế. - Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 tăng gấp 1,97 lần so năm 2007, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân cũng như nhu cầu hưởng thụ DVC chất lượng cao. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) địa phương bình quân hàng năm tăng 13,02%; cụ thể: GDP (theo giá so sánh năm 1994) năm 2011 là 4.540 tỷ đồng, tăng gấp 1,62 lần so năm 2007; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) năm 2011 là 4.794
  12. 10 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so năm 2007; cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản - nông, lâm, thủy sản - dịch vụ năm 2011 tương ứng là 49,28% - 6,32% - 44,4%; khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Cơ sở hạ tầng thành phố Quy Nhơn đã được dần hoàn thiện, từng bước vươn tới mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại. Từ kết quả của điều kiện kinh tế sẽ tạo nhiều điều kiện để thực hiện các kế hoạch và thu hút đầu tư phát triển DVC. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Quy mô cung ứng dịch vụ công trong thời gian qua a. Lĩnh vực dịch vụ hành chính công DVHCC của thành phố được thực hiện theo cơ chế một cửa và tiến hành cung ứng một số lĩnh vực trực tuyến trên cổng thông tin điện tử thành phố ở mức độ 1 và 2. Về quy mô cung ứng của 3 lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận QSD đất hoặc QSH nhà ở, cấp giấy phép xây dựng nhà ở và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh của thành phố những năm qua như sau: - iên, mặt bằng làm việc của một số phường, xã còn hẹp, xuống cấp, thiết bị lạc hậu, nhất là đối với các tuyến xã, phường. Nguồn nhân lực thực hiện 3 lĩnh vực trên là 131 người, trong đó tại UBND thành phố 89 người; 21 xã, phường có 42 người; trong số đó, trình độ đại học có 94 người, chiếm 71,7% (trong 94 người thì hệ tại chức chiếm gần 70%). - Quy mô số lượng khách hàng giai đoạn 2007 - 2011 có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng khách hàng có nhu cầu và được giải
  13. 11 quyết ở giai đoạn năm 2007 - 2009 tăng lên nhưng đến năm 2010 - 2011 có chiều hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát trong nước tăng cao nên thị trường bất động sản bị đóng băng, nhu cầu xây dựng nhà ở giảm và hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày một khó khăn. Số liệu thể hiện qua Bảng 2.1. Bảng 2.1. Số lượng khách hàng hưởng DVHCC của thành phố Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011 Hồ sơ đăng ký (hồ sơ) 10.723 12.306 12.174 9.737 7.553 Hồ sơ được giải quyết (hồ sơ) 7.804 10.269 10.437 9.093 7.218 Tốc độ +/- hồ sơ đăng ký (%) 100 114,8 98,9 80,0 77,6 Tốc độ +/- hồ sơ được giải quyết (%) 100 131,6 101,6 87,1 79,4 Nguồn:Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế một cửa của thành phố hàng năm b. Lĩnh vực dịch vụ công cộng * Trong lĩnh vực dịch vụ y tế Hoạt động y tế dự phòng được thường xuyên và rộng rãi hơn nên số lượng người mắc dịch bệnh giảm. Tuy nhiên, do sự thay đổi bất lợi của thời tiết và ô nhiễm môi trường nên số người mắc các dịch bệnh tăng. Hệ thống thực hiện khám chữa bệnh (KCB) được tăng cường, số lượng giường bệnh được chú trọng đầu tư, nâng tổng số giường từ 1.300 giường năm 2007 lên 1.940 giường năm 2011. Nguồn nhân lực hoạt động lĩnh vực y tế tăng đáng kể, năm 2007 là 1.814 người đến năm 2011: 2.266 người, nhưng đội ngũ bác sĩ chỉ chiếm 17,4%, giao động không lớn, thậm chí có năm giảm, nguyên nhân là do chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ chưa tốt, công tác bố trí không hợp lý nên một bộ phận bác sĩ chuyển công tác. Quy mô số lượng người dân khám và điều trị nội trú tại các cơ sở y tế tăng, năm 2007, số lượt người khám hơn 1,4 triệu người, trong đó điều trị nội trú 66.037 người, năm 2011 tương ứng là 1,003 triệu người,
  14. 12 điều trị 84.870 người. * Về dịch vụ cấp nước sạch và thoát nước, xử lý nước thải, thu gom rác thải - Hoạt động cung cấp nước sạch được tăng cường đầu tư các trạm bơm và hệ thống ống dẫn nước; tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch ngày càng tăng, đạt 92%. Tuy nhiên, còn nhiều hộ sử dụng các nguồn nước chưa qua xử lý, tỉ lệ nước thất thoát còn cao 22,4%. - Công tác thoát nước, xử lý nước thải và thu gom rác thải được thực hiện theo quy trình khép kín. Số lao động phổ thông chiếm đa số: 468 người, chiếm 78,4%. Hệ thống nước thải còn nhiều hạn chế, đa phần là các hố ga hở; việc thu gom và xử lý rác thải chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, đã gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường tại các khu dân cư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. 2.2.2. Chất lượng dịch vụ công trên địa bàn thành phố Chất lượng DVC thành phố được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu cung ứng và khảo sát mức độ hài lòng của người dân trên 5 cấp độ: rất hài lòng (RHL), hài lòng (HL), bình thường (BT), không hài lòng (KHL), rất không hài lòng (RKHL). a. Chất lượng dịch vụ hành chính công Chất lượng DVHCC ngày càng được chú trọng cải cách theo hướng tích cực; số lượng hồ sơ được giải quyết đúng hạn ngày càng tăng từ 67% năm 2007 lên 92% năm 2011 và trễ hẹn giảm còn 1%. Kết quả tỉ lệ người dân KHL và RKHL đối với DVHCC chiếm tương đối nhiều, tỉ lệ bình quân RHL là 9%; HL:19%; BT:46%; KHL: 23%; RKHL:3%. Trong đó: Nhóm có tỉ lệ hài lòng bình quân cao nhất là: Quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ (RHL: 14% và HL: 20%) và chi phí khi giải quyết hồ sơ (RHL: 6% và HL: 20%). Tuy nhiên, riêng lĩnh vực cấp giấy chứng
  15. 13 nhận QSD đất hoặc QSH nhà tỉ lệ KHL còn tương đối cao gần 20%. Nhóm có tỉ lệ người dân không hài lòng nhiều là: Thời gian chờ giải quyết (tỉ lệ KHL: 31% và RKHL: 5%, có lĩnh vực còn cao hơn cả mức đánh giá BT); các thủ tục liên quan đến hồ sơ (KHL: 29,2% và RKHL: 4,1%); thái độ phục vụ của nhân viên, nhất là đối với lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSD đất hoặc QSH nhà (23% KHL và RKHL: 5%) và cấp giấy phép kinh doanh (KHL: 32% và RKHL: 3%). b. Chất lượng dịch vụ công cộng * Về chất lượng dịch vụ y tế: Các chỉ số về chất lượng y tế dự phòng tăng lên qua các năm. Chất lượng khám và điều trị tại cơ sở y tế trong thời gian qua từng bước nâng cao; tỉ lệ bệnh nhân tử vong giảm từ 0,78% năm 2007 xuống 0,35% năm 2011; công suất sử dụng giường bệnh giảm từ 141,9% năm 2007 xuống 116,7% năm 2011. Người dân đã HL hơn khi hưởng dịch vụ y tế trong chất lượng phòng điều trị, chi phí KCB, sự thuận lợi trong bố trí các khu vực KCB...Tuy nhiên, tỉ lệ KHL và RKHL trong dịch vụ y tế rất đáng quan tâm, nhất là đối với thời gian chờ khám bệnh, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thái độ của nhân viên y tế, môi trường vệ sinh khu điều trị. Kết quả cụ thể thể hiện chi tiết qua Bảng 2.2. Bảng 2.2. Tỉ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế TT Nội dung RHL HL BT KHL RKHL 1 Thuận lợi trong KCB (%) 13 17 35 32 3 2 Chất lượng phòng điều trị (%) 11 18 29 37 4 3 Môi trường vệ sinh khu điều trị (%) 4 21 19 47 9 4 Thái độ của cán bộ, nhân viên (%) 5 16 25 41 12 5 Thời gian giải quyết các thủ tục 6 17 31 41 5 hành chính trong KCB (%) 6 Thời gian chờ khám bệnh (%) 3 15 26 50 7 7 Chi phí dịch vụ KCB (%) 4 23 50 23 0,7 Nguồn: Tổng hợp khảo sát mức độ hài lòng của người dân thành phố
  16. 14 * Thực trạng về chất lượng cung cấp nước sạch và thoát nước, xử lý nước thải, thu gom rác thải: Chất lượng lĩnh vực này ngày càng được người dân HL, nhất là hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải, chiếm mức độ HL từ 83% đến 90% (kể cả mức độ BT). Tuy nhiên, đối với chất lượng cung cấp nước sạch và hệ thống thoát nước tỉ lệ người dân KHL rất cao. Số liệu được thể hiện qua Bảng 2.3. Bảng 2.3. Mức độ hài lòng đối với cung cấp nước sạch và thoát nước, thu gom rác thải TT Nội dung RHL HL BT KHL RKHL 1 Chất lượng nước sạch (%) 13 22 33 28 4 2 Hệ thống thoát nước (%) 6 19 23 35 16 3 Giờ giấc thu gom rác thải (%) 4 40 46 8 1 4 Phương tiện thu gom rác thải (%) 4 26 60 11 0 5 Số lần thu gom rác thải (%) 6 39 38 16 0 6 Mức phí thu gom rác thải (%) 11 36 42 6 4 7 Thái độ nhân viên thực hiện (%) 6 32 50 9 1 Tỉ lệ mức độ hài lòng bình quân (%) 7 31 42 16 4 Nguồn: Tổng hợp khảo sát mức độ hài lòng của người dân thành phố Nguyên nhân người dân KHL với chất lượng cung cấp nước sạch và hệ thống thoát nước là do đường ống dẫn nước còn chắp vá, thiếu đồng bộ; hệ thống thoát nước thải và nước mưa sử dụng chung, lượng rác thải ngày một nhiều làm hệ thống thoát nước không tốt. 2.2.3. Thực trạng mạng lưới hoạt động cung ứng a. Đối với dịch vụ hành chính công Mạng lưới cung ứng DVHCC được dần hoàn thiện trên tất cả các khu vực. 100% phường, xã thực hiện cơ chế “một cửa” và đã đưa 2 lĩnh vực đất đai và hành chính tư pháp vào thực hiện. Mỗi UBND xã, phường có khoảng 14 người, trong đó, tại mỗi phường, xã bố trí 2
  17. 15 cán bộ chuyên trách tư pháp, địa chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả DVHCC; mỗi cán bộ, nhân viên phường thuộc khu vực thành thị phục vụ cho 1.037 dân và tại các khu vực xã đảo, miền núi 1 cán bộ xã phục vụ cho 518 dân. Tuy nhiên số lượng thủ tục hành chính chủ yếu được thực hiện tại cấp thành phố, do đó khoảng cách đi lại của người dân xa và tập trung đông mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại. b. Đối với dịch vụ công cộng Mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế ngày càng hoàn thiện. 100% phường, xã có trạm y tế và đạt chuẩn quốc gia; 95,2% trạm có bác sĩ; các cơ sở KCB chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố. Điều này thuận tiện cho nhu cầu của người dân tại nơi đông dân cư nhưng đối với các khu vực xa trung tâm có những hạn chế. Các chỉ số nhân lực y tế tại các trạm y tế giai đoạn 2007 - 2011 không có nhiều thay đổi, cụ thể được chứng minh qua Bảng 2.4. Bảng 2.4. Chỉ số nhân lực y tế thành phố qua các năm Chỉ số ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ lệ bác sĩ /1.000 dân Người 1,5 1,4 1,4 1,4 1,4 Tỉ lệ trạm y tế có bác sĩ % 90.5 90.5 100 95.2 95.2 Tỉ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh % 100 100 100 100 100 hoặc y sĩ sản Cán bộ y tế trạm/dân số khu vực Người 4.603 4.682 4.528 4.535 4.558 Nguồn: Thống kê Sở Y tế Bình Định và Chi cục thống kê thành phố 2.2.4. Thực trạng phát triển dịch vụ công mới * Trên lĩnh vực dịch vụ hành chính công: Thực hiện cổng thông tin điện tử nhưng chỉ mới bước đầu, chưa mang tính đột phá hay mang tính hành chính hiện đại. * Trên lĩnh vực dịch vụ công cộng - Trong dịch vụ y tế đã bắt đầu triển khai mô hình khám chữa
  18. 16 bệnh BHYT tại các phòng khám đa khoa tư nhân, đã góp phần giảm tình trạng quá tải trong việc KCB tại các cơ sở công lập. Triển khai việc tự chủ kinh phí hoạt động và huy động nguồn đóng góp đầu tư từ xã hội đã tạo điều kiện cho nhiều đơn vị y tế mạnh dạn đầu tư mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật chuyên sâu. - Công tác thu gom rác thải đã thực hiện mô hình hóa phân loại rác tại nguồn, mô hình hợp tác công tư và áp dụng thí điểm tại một số phường, xã trong thành phố đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, việc phát triển hình thức dịch vụ mới này tại địa phương về số lượng chưa thực sự rộng rãi, chỉ dừng lại ở những cơ sở nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Một số thành công - Quy mô cung ứng DVC đã được tăng cường đầu tư, hoàn thiện; số lượng và chất lượng lao động hợp lý đã góp phần tăng khả năng cung ứng đối với nhu cầu của người dân. Khoảng cách giữa nhu cầu và được giải quyết nhu cầu dân thu hẹp lại trong các lĩnh vực DVHCC; tình trạng quá tải trong dịch vụ y tế từng bước giảm, thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng tốt hơn. - Chất lượng DVC được nâng cao rõ rệt, thể hiện trong DVHCC qua tỉ lệ trả kết quả đúng hẹn tăng và tỉ lệ quá hẹn giảm đã giúp người dân giảm chi phí, thời gian đi lại; trong lĩnh vực dịch vụ y tế, các hoạt động y tế dự phòng đã ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan rộng, chất lượng KCB nâng cao, tỉ lệ bệnh nhân tử vong thấp, thời gian điều trị giảm dần. Từ góc độ đánh giá mức độ HL của người thụ hưởng DVC thì các quy trình, thủ tục hành chính đã tương đối rõ ràng, chi phí giải quyết dịch vụ được công khai, trình độ chuyên môn và thái độ của
  19. 17 đội ngũ cán bộ, nhân viên có những chuyển biến tích cực. - Mạng lưới cung ứng DVC được mở rộng ở 21/21 xã, phường; đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các tuyến cơ sở đảm bảo về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện tiếp cận các lĩnh vực DVC thuận tiện hơn. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế a. Những hạn chế - Cơ sở vật chất cung ứng DVC trên một số lĩnh vực còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đồng bộ. - Chất lượng hoạt động DVC ở một số lĩnh vực còn thấp. - Hoạt động cung ứng DVHCC vẫn nặng tính quản lý, còn thiếu tính công khai, minh bạch. - Chất lượng đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, động lực thúc đẩy nguồn nhân lực chưa tốt. - Triển khai các đề tài khoa học, ứng dụng sự tiến bộ công nghệ, thông tin vào phát triển DVC còn nhiều mặt hạn chế. b. Nguyên nhân của những hạn chế - Phát triển DVC vẫn còn là những vấn đề mới mẻ đối với nước ta nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng. - Nguồn lực tài chính nhà nước của thành phố hạn chế; triển khai công tác xã hội hóa trên một số lĩnh vực của DVC còn hạn chế, chưa hiệu quả. - Công tác sử dụng và đào tạo nguồn lực lao động chưa tốt. - Công tác quản lý chất lượng DVC còn buông lỏng; việc qui hoạch phát triển còn thể hiện tính chất manh mún. - Thực hiện các phương pháp lấy ý kiến đánh giá, phản hồi về thực hiện cung ứng và chất lượng DVC từ người dân chưa được quan tâm phát triển.
  20. 18 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Dự báo sự biến đổi của môi trường tự nhiên, xã hội Dự báo biến đổi về môi trường tự nhiên: Tốc độ phát triển đô thị nhanh, biến đổi khí hậu có khả năng ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh gây nguy hiểm đến hoạt động phát triển kinh tế và đời sống nhân dân thành phố. Dự báo thay đổi xã hội: Sự mất cân đối nguồn lực trong quá trình phát triển đặt ra những vấn đề mới đối với các lĩnh vực DVC. Dân số tăng hàng năm và trách nhiệm cung ứng DVC cho số dân cư mới này sẽ nặng nề. Các chính sách, pháp luật liên quan đến DVC đã và đang đi vào cuộc sống và phát huy vai trò tích cực trong thực tế. 3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quy Nhơn Tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân hàng năm trên 15%; cơ cấu kinh tế đến năm 2020 đạt công nghiệp và xây dựng 47,5%, dịch vụ 49,5%, nông nghiệp 3%. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 10%; tỷ suất sinh hàng năm giảm 0,2%; 100% xã, phường duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% dân cư sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% chất rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế; hoàn thiện khu xử lý chất thải rắn ở Long Mỹ. 3.1.3. Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp - Phát triển DVC phải phù hợp với tiềm lực kinh tế địa phương; - Phát triển các lĩnh vực DVC phải phục vụ bao phủ toàn diện người dân, chú trọng đến người nghèo, khuyết tật;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2