intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Dung Quất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Dung Quất" là hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản trị RRTD trong tổ chức; phân tích thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD đối với KHDN tại Vietcombank Dung Quất; đề xuất các giải pháp quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới tại Vietcombank Dung Quất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Dung Quất

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN NGỌC CẨM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ QUỲNH NGA Phản biện 1: Bùi Thị Minh Thu Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm . Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 8 năm 2022. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất kỳ NHTM nào, tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi, tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ gây hậu quả nặng nề đối với bản thân ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế. Tại Vietcombank, đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu tổn thất do nợ có vấn đề gây ra tuy nhiên việc quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trước bối cảnh cạnh tranh, hội nhập thị trường tài chính và nền công nghiệp dịch vụ tài chính đang phát triển mạnh mẽ đó, Vietcombank Dung Quất đã đánh giá được rằng nhận diện, đo lường và đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao và phát triển hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tế hơn bao giờ hết. Ngay từ khi mới thành lập vào năm 2007, Vietcombank Dung Quất đã xác định KHDN là phân khúc khách hàng trọng tâm, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mang lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng, song đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn có khả năng tác động và ảnh hưởng xấu đến ngân hàng nếu không được kiểm soát và quản trị rủi ro chặt chẽ. Với những đặc thù của hoạt động tín dụng KHDN, bài toán đặt ra là phải kết hợp một cách chặt chẽ giữa việc vửa mở rộng, vừa phát triển, vừa đảm bảo chất lượng và việc quản trị rủi ro. Do đó, việc mở rộng hoạt động tín dụng chỉ thực sự hiệu quả khi đi liền với việc quản trị rủi ro hiệu quả. Với thực trạng như trên và tính cấp thiết cần phải có những giải pháp thiết thực trong quản trị rủi ro tín dụng cho Vietcombank Dung Quất, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách
  4. 2 hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2.Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2.1.Câu hỏi nghiên cứu: Hoạt động quản trị RRTD đối với KHDN tại Vietcombank Dung Quất đạt được những kết quả và hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD đối với KHDN tại Vietcombank Dung Quất? 2.2.Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản trị RRTD trong tổ chức - Phân tích thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD đối với KHDN tại Vietcombank Dung Quất. - Đề xuất các giải pháp quản trị RRTD đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới tại Vietcombank Dung Quất. 3.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn liên quan đến quản trị RRTD đối với Khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Vietcombank Dung Quất. 3.2.Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Nghiên cứu quản trị RRTD đối với khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. + Về không gian: Nghiên cứu tại Vietcombank Dung Quất. + Về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản trị RRTD trên cơ sở lấy dữ liệu thực tế trong giai đoạn 2019-2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn từ năm 2022-2025.
  5. 3 4.Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu: - Phương pháp phân tích dữ liệu: - Một số phương pháp khác: 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM, về quy trình quản trị RRTD cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD hệ thống NHTM. Tổng hợp, phân tích, đánh giá nhân tố gây ra rủi ro và thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay tại Vietcombank Dung Quất. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trong bối cảnh và điều kiện đặc thù tại Vietcombank Dung Quất. 6.Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần chính: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại. - Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất - Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất
  6. 4 7.Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7.1.Nhóm các tài liệu về lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng: 7.2.Nhóm các tài liệu về ứng dụng quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thƣơng mại. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Ngân hàng thương mại - Khái niệm ngân hàng thƣơng mại - Chức năng cơ bản của ngân hàng thƣơng mại  Chức năng trung gian tín dụng  Chức năng trung gian thanh toán  Chức năng "tạo tiền" 1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng 1.1.3. Nguyên tắc cấp tín dụng của ngân hàng thương mại - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Để phát triển và hạn chế rủi ro tín dụng, các ngân hàng luôn không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
  7. 5 Rủi ro tín dụng là những khoản tổn thất phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng kỳ hạn. 1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: - Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng a. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài: b. Nguyên nhân từ phía khách hàng: c. Nguyên nhân từ phía ngân hàng: 1.2.4. Phân loại rủi ro tín dụng a. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại: - Rủi ro giao dịch, gồm: Rủi ro lựa chọn; Rủi ro bảo đảm; Rủi ro nghiệp vụ - Rủi ro danh mục, gồm: Rủi ro nội tại; Rủi ro tập trung b. Căn cứ vào phương diện quản lý và giám sát của ngân hàng thì rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại: - Rủi ro tín dụng nhận diện đƣợc: - Rủi ro tín dụng chƣa nhận diện đƣợc: 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Để đánh giá rủi ro tín dụng đối với ngân hàng có thể căn cứ vào các chỉ tiêu như: nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô tín dụng, mức độ tăng trưởng quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, …
  8. 6 1.2.6. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng  Ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Giảm khả năng thanh toán của ngân hàng; Giảm uy tín của ngân hàng; Phá sản ngân hàng.  Ảnh hƣởng đến nền kinh tế xã hội: Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ảnh hưởng đến người gửi tiền, tâm lý lo sợ, hoang mang của người dân dẫn đến việc ồ ạt rút tiền gửi ngân hàng. Theo hiệu ứng domino, điều này có thể đưa đến phá sản hàng loạt các ngân hàng và gây ra tình trạng khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây suy thoái nền kinh tế. 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị RRTD trong hoạt động NHTM có thể hiểu là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để nhận diện, phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra các nguy cơ đó đối với các khoản cấp tín dụng của ngân hàng. 1.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng 1.3.2.1. Đối với ngân hàng: - Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trạng giảm lợi nhuận: - Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trạng giảm khả năng thanh toán:
  9. 7 - Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được tình trạng giảm uy tín: - Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trạng phá sản ngân hàng 1.3.2.2. Đối với khách hàng Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp khách hàng tránh được tình trạng không trả được nợ hoặc phá sản. 1.3.2.3. Đối với nền kinh tế Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tránh được tình trạng khủng hoảng kinh tế. 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng a. Mức giảm tỉ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ b. Mức giảm tỉ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu/Tổng dư nợ c. Mức giảm tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ trích lập dự phòng = Số đã trích lập dự phòng/Tổng dư nợ d. Mức giảm tỉ lệ xóa nợ ròng Tỷ lệ xóa nợ ròng = Giá trị xóa nợ ròng/Tổng dư nợ 1.3.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay a. Nhận diện rủi ro tín dụng - Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng: Nhóm dấu hiệu tài chính, Nhóm dấu hiệu phi tài chính - Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía ngân hàng
  10. 8 b. Đo lường rủi ro tín dụng Một số mô hình đo lường rủi ro phổ biến như: Mô hình 6C, mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ (EL), mô hình điểm số Z, mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình xếp hạng nội bộ….  Mô hình định tính: Mô hình 6C Cụ thể gồm 6 yếu tố sau: Tính cách người vay (Character), Năng lực của người vay (Capacity), Thu nhập của người vay (Cash), Bảo đảm tiền vay (Collateral), Các điều kiện (Conditions), Kiểm soát (Control). Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.  Mô hình định lƣợng  Mô hình 1: Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s Bảng 1.1. Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s Xếp Tình trạng hoạt động của Tỷ lệ rủi ro hàng hạng doanh nghiệp năm (%) Aaa Chất lượng cao nhất 0,02 Aa Chất lượng cao 0,04 A Chất lượng khá 0,08 Baa Chất lượng vừa 0,2 Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8 B Đầu cơ 8,3 (Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s)
  11. 9  Mô hình 2: Mô hình điểm số Z Chỉ số Z là một trong những công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản của khách hàng vay luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về rủi ro. Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố = X1, X2, X3, X4, X5: X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản. X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản. X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản. X4 = Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của tổng nợ. X5 = Doanh số/Tổng tài sản. Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp hạng khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.  Mô hình 3: Chấm điểm tín dụng và xếp loại tín dụng Hiệp ước Basel II cho phép ngân hàng lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và “xếp loại nội bộ”. Về cơ bản có hai công cụ là xếp loại tín dụng (Credit rating) đối với khách hàng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng (Credit scoring) đối với KHCN. Về bản chất cả hai công cụ đều dùng để xếp loại tín dụng đối với khách hàng. c. Kiểm soát rủi ro tín dụng Các phương thức kiểm soát RRTD cơ bản hiện nay gồm: Né tránh rủi ro, Ngăn ngừa tổn thất, Giảm thiểu tổn thất, Chuyển giao rủi ro, Đa dạng hóa. d. Tài trợ rủi ro tín dụng
  12. 10 Tài trợ rủi ro là việc thực hiện các biện pháp tài chính nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của rủi ro khi rủi ro đã xảy ra. - Từ ngân hàng: quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/trích thẳng trực tiếp vào chi phí hoặc lợi nhuận của ngân hàng - Từ bên ngoài: từ thu hồi nợ xấu, xử lý TSBĐ, bán nợ, bảo hiểm, ... 1.3.5. Đặc điểm của cho vay KHDN ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng 1.3.5.1. Hoạt động cho vay Khách hàng doang nghiệp trong NHTM a.Khái niệm cho vay Khách hàng doanh nghiệp - Khái niệm Doanh nghiệp: - Khái niệm cho vay KHDN: b.Phân loại cho vay KHDN Có nhiều cách để phân loại cho vay KHDN. Hiện nay các ngân hàng thương mại thường phân loại theo những tiêu trí như sau: Căn cứ vào thời gian cho vay; Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn vay; Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay; Căn cứ vào phương thức cho vay. Ngoài ra, các phương thức cho vay khác có thể được kết hợp với nhau, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đặc điểm của khoản vay. 1.3.5.2. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN là quá trình nhà Quản trị sử dụng nguồn lực của NHTM để xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách rủi ro tín dụng, sử dụng các công
  13. 11 cụ, mô hình một cách có hiệu quả và hệ thống để nhận diện, đo lường, kiểm soát, xử lý và giám sát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN để tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro nhằm tối đa hóa lợi ích ở mức rủi ro mà NHTM có thể chấp nhận được. 1.3.5.3. Sự cần thiết và mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN Vì các lý do sau: - Tính chất phức tạp và nguy cơ gây tổn thất lớn của RRTD. - Quản trị rủi ro tín dụng tốt là một lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị của NHTM. - Quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế. - Quản trị rủi ro tín dụng tốt khiến Doanh nghiệp dễ tiếp cận với vốn vay ngân hàng. 1.3.6. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay theo Basel II. Theo Ủy ban Basel, quản trị rủi ro tín dụng dựa trên 3 nhóm nguyên tắc chung (cấu thành từ 17 nguyên tắc): (i) Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc); (ii) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (04 nguyên tắc); (iii) Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dung phù hơp (10 nguyên tắc). KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT 2.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH DUNG QUẤT 2.1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam a. Lịch sử hình thành và phát triển b. Mạng lưới hoạt động 2.1.2.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất a. Lịch sử hình thành và phát triển b. Cơ cấu tổ chức c. Chức năng nhiệm vụ 2.1.3.Tình hình kinh doanh và cho vay KHDN của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Dung Quất giai đoạn 2019-2021 2.1.3.1. Tình hình kinh doanh của Vietcombank Dung Quất giai đoạn 2019-2021  Về Tổng tài sản Hình 2.2 cho thấy, tổng tài sản của Vietcombank Dung Quất tăng mạnh giai đoạn 2019 – 2020 từ 3.538 tỷ đồng lên 3.879 tỷ đồng, tương ứng tăng 341 tỷ đồng (10%). Tuy nhiên sang năm 2021 thì tổng tài sản giảm 174 tỷ đồng đạt 3.705 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 4%. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản giai đoạn 2019-
  15. 13 2021 là hoạt động tín dụng với tỷ trọng trên 90%. Do đó, biến động trong quy mô cũng như cơ cấu tài sản qua các năm chủ yếu do sự thay đổi trong hoạt động tín dụng. Đồng thời, tín dụng cũng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.  Đánh giá về hoạt động Huy động vốn Giai đoạn 2019 – 2021, trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của covid-19 và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Dung Quất đã có những kết quả tích cực với sự tăng trưởng khá tốt qua các năm. Tại Vietcombank Dung Quất, nguồn vốn huy động được từ cư dân luôn lớn hơn nguồn từ các tổ chức kinh tế, thường chiếm trung bình từ 60% trở lên trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này luôn khuyến khích ngân hàng cung cấp nhiều hơn nữa các gói sản phẩm huy động thích hợp với nhiều chương trình quà tặng đi kèm nhằm đem lại sự thuận tiện cùng với lợi ích cao nhất cho khách hàng.  Đánh giá về hoạt động Tín dụng Dư nợ cho vay cuối kỳ năm 2020 đạt 3.483 tỷ đồng, tăng 113 tỷ đồng tương đương tăng 3,3% so với năm 2019. Trong đó, dư nợ KHDN tăng 7,7% so với năm 2019. Dư nợ cho vay cuối kỳ năm 2021 đạt 3.457 tỷ đồng, giảm 26 tỷ đồng tương đương giảm 0,7% so với năm 2020. Trong đó, dư nợ KHDN giảm 241 tỷ đồng tương đương giảm 16,5% so với năm 2020. Năm 2021 cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19, làm ngưng trệ nhiều hoạt động kinh doanh. Do đó, dư nợ cho vay tại Vietcombank giảm so với năm 2020. Về chất lượng tín dụng giai đoạn 2019 – 2021 không khả qua, thể hiện rủi ro tín dụng đang gia tăng tại chi nhánh. Mặc dù nợ nhóm
  16. 14 2 có xu hướng giảm, nằm trong mức kiểm soát của chi nhánh nhưng nợ xấu lại tăng cao cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối.  Đánh giá về thu dịch vụ Giai đoạn 2019 – 2021, hoạt động thu dịch vụ của Vietcombank Dung Quất có sự tăng trưởng vượt bật. Đến 31/12/2020, tổng thu dịch vụ đạt 21,9 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019. Đến năm 2021, doanh thu dịch vụ tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt mức 32,1 tỷ đồng, tăng 10,2 tỷ đồng tương đương tăng 46,5% so với năm 2020. Đóng góp không nhỏ vào nguồn thu này đến từ hoạt động bancassurance, mua bán ngoại tệ và bán số chọn.  Về lợi nhuận kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2021 đạt 117,2 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận từ HĐKD sau dự phòng rủi ro năm 2021 là 75,4 tỷ đồng và từ thu hồi nợ ngoại bảng 41,8 tỷ đồng. Công tác thu hồi nợ xấu đang được Ban lãnh đạo Vietcombank Dung Quất tập trung đẩy mạnh trong thời gian qua đã góp phần mang lại những kết quả tích cực, giúp gia tăng nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, cải thiện hình ảnh của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 2.1.3.2.Tình hình cho vay KHDN tại Vietcombank Dung Quất giai đoạn 2019 - 2021 Tại Vietcombank Dung Quất, hoạt động cho vay KHDN luôn được Ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm do đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Dưới đây là phần đánh giá hoạt động cho vay KHDN giai đoạn 2019 – 2021. a.Cơ cấu cho vay giữa KHCN và KHDN Số liệu các năm 2019 – 2021 cho thấy doanh số cho vay KHDN chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay KHCN, điều này
  17. 15 hoàn toàn phù hợp theo định hướng kinh doanh của Vietcombank trong những năm vừa qua. Đó là tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng cá nhân. Mặc dù tỷ trọng cho vay KHDN trong tổng dư nợ thấp hơn KHCN, nhưng từng đối tượng KHDN lại chiếm dư nợ tuyệt đối lớn. Do đó rủi ro phát sinh từ đối tượng khách hàng này rất lớn, cần được quan tâm đúng mức. b.Tình hình cho vay KHDN Quy mô cho vay KHDN có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên đến năm 2021 có sự sụt giảm đáng kể. Dư nợ cho vay KHDN tại Vietcombank Dung Quất tập trung ở một vài nhóm khách hàng lớn, do đó chịu rủi ro cao khi có sự biến động. Dư nợ cho vay KHDN thời điểm 31/12/2020 đạt 1.458 tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng tương ứng tăng 7,7% so với năm 2019. Tuy nhiên đến cuối năm 2021 dư nợ cho vay KHDN chỉ đạt 1.217 tỷ đồng, giảm mạnh 241 tỷ đồng tương ứng mức giảm 16,5% so với cuối năm 2020. Về tổng quan, hoạt động cho vay năm 2021 có phần ảm đảm hơn so với giai đoạn trước. Xét về quy mô doanh nghiệp, giai đoạn 2019 - 2021, dư nợ cho vay KHDN lớn bình quân chiếm khoảng 77%, dư nợ cho vay KHDN SME chiếm khoảng 23% tổng dư nợ cho vay KHDN tại Vietcombank Dung Quất. Qua đó cho thấy Vietcombank Dung Quất tiếp cận nhiều hơn với nhóm KHDN lớn vì đây là khách hàng mang nhiều tổng hòa lợi ích cũng như góp phần tăng trưởng quy mô cho chi nhánh. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Vietcombank Dung Quất đang có số lượng KHDN lớn ít (khoảng 25 doanh nghiệp) trong tổng số hơn 260 doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng. Điều này cho thấy Vietcombank Dung Quất đang tập trung rủi ro vào một số khách
  18. 16 hàng nhất định, chi nhánh sẽ rất dễ gặp bất lợi nếu một trong các khách hàng này gặp khó khăn không trả được nợ. c. Chất lượng nợ Nợ nhóm 2 giảm trong năm 2021 nhưng không phản sự tích cực trong kiểm soát chất lượng nợ, việc giảm nợ nhóm 2 là do một phần nợ này đã chuyển sang nhóm nợ cao hơn (nợ xấu). Theo đó nợ xấu giai đoạn 2019-2021 liên tục gia tăng, năm 2020 là 19 tỷ đồng (tăng 9 tỷ đồng tương mức mức tăng gấp 1,9 lần so với năm 2019), năm 2021 là 29 tỷ đồng (tăng 10 tỷ đồng tương ứng tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020). Tỷ lệ nợ xấu các năm 2020 và 2021 lần lượt là 1,3% và 2,4%, vượt xa mức giới hạn của trụ sở chính giao (0,8%). Tình trạng chất lượng nợ trong cho vay KHDN tại Vietcombank Dung Quất đang cho thấy chứa đựng nhiều rủi ro đáng được quan tâm phân tích để làm rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời trong giai đoạn tới. 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI VIETCOMBANK DUNG QUẤT 2.2.1. Rủi ro xét theo quy mô tín dụng Trong giai đoạn 2019 – 2021, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản chiếm mức cao từ 90% trở lên và không có sự thay đổi đáng kể qua các năm. Tại Vietcombank Dung Quất thời gian qua tình hình tăng trưởng tín dụng có tính ổn định, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, do đó mức độ tiềm ẩn rủi ro tín dụng xét theo yếu tố này không cao. 2.2.2. Rủi ro xét theo cơ cấu tín dụng 2.2.2.1. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:
  19. 17 Giai đoạn 2019 - 2021, dư nợ cho vay trung dài hạn bình quân chiếm khoảng 33%, ngắn hạn chiếm khoảng 67% tổng dư nợ cho vay KHDN của Vietcombank Dung Quất. Định hướng chung của Vietcombank thời gian gần đây là duy trì mức cho vay trung dài hạn không vượt quá 45%. Vì vậy, Vietcombank Dung Quất vẫn còn dư địa tăng trưởng nợ trung dài hạn, góp phần duy trì tính ổn định quy mô tín dụng của chi nhánh. 2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề Cơ cấu tín dụng của Chi nhánh trong năm 2021 vẫn ưu tiên các ngành kinh tế truyền thống mà Vietcombank thường đầu tư trong các năm qua, ngành năng lượng (29%), công nghiệp nặng (26%), chế biến lâm sản (15%), thương mại dịch vụ (11%) và các ngành khác (18%). 2.2.3. Rủi ro xét theo chất lƣợng tín dụng Tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng là do hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp bộc lộ sự sa sút trong kinh doanh, kết hợp sự ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19 làm doanh nghiệp không đủ sức chống chọi, việc trả nợ chậm trễ liên tục buộc chi nhánh phải chuyển nhóm nợ đối với khách hàng theo quy định, khiến nợ xấu gia tăng. Qua đó cho thấy công tác kiểm soát chất lượng tín dụng tại Vietcombank Dung Quất còn chưa hiệu quả, chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và đưa ra giải pháp quyết liệt xử lý thu hồi nợ xấu nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 1%.
  20. 18 2.3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK DUNG QUẤT 2.3.1.Thẩm quyền đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Dung Quất Vietcombank đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: Công tác thẩm định khách hàng, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không tập trung ở trụ sở chính mà được thực hiện ở các chi nhánh riêng biệt. Trụ sở chính có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn chung và thẩm định khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. 2.3.2.Thực trạng công tác nhận diện rủi ro tín dụng Công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Vietcombank Dung Quất chủ yếu được thực hiện thông qua các phương pháp: Phân tích các báo cáo tài chính; Phân tích hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng; Khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC; Thanh tra hiện trường, Kiểm tra thực tế. a.Nhận diện rủi ro trước khi cấp tín dụng b.Nhận dạng rủi ro trong khi cấp tín dụng c.Nhận dạng rủi ro sau khi cấp tín dụng 2.3.3.Thực trạng công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng a.Đối với hoạt động thẩm định, phân tích khoản tín dụng (6C): b.Đối với hoạt động đo lường bằng chấm điểm xếp hạng tín dụng: 2.3.4.Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 2.3.5.Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng a.Thực trạng hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Tại Vietcombank Dung Quất, thời gian qua việc trích lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2