intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Triển khai văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại Chi nhánh (CN) Đà Nẵng

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu tại CN Đà Nẵng. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu tại CN Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Triển khai văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại Chi nhánh (CN) Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ GIAO HỮU TRÍ TRIỂN KHAI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TẠI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Thị Bích Thu Phản biện 1: PGS.TS TRƢƠNG HỒNG TRÌNH Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN NGỌC Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt. Các công ty ngày càng chú trọng xây dựng văn hóa công ty và xem đây nhƣ một yếu tố cạnh tranh sắc bén và là nhân tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài. Bài toán đặt ra với các doanh nghiệp trong nƣớc là làm thế nào phát huy thế mạnh, loại bỏ dần những điểm yếu của mình nhằm tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh của riêng mình? Làm thế nào để ta nổi bật hẳn lên đƣợc so với các đối thủ cạnh tranh để giữ vững thị trƣờng, ổn định và phát triển thời kỳ hội nhập. Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trƣờng làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa và cảm thấy hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô cùng quí giá của doanh nghiệp, nó là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững. Trên hết văn hóa doanh nghiệp góp phần khẳng định văn hóa kinh quốc gia, nâng cao uy tín và thƣơng hiệu trên trƣờng quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề lý luận trên, tôi đã chọn đề tài để làm luận văn Thạc sĩ là “Triển khai văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại Chi nhánh (CN) Đà Nẵng” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp.
  4. 2 - Phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu tại CN Đà Nẵng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu tại CN Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Trong bài viết, tác giả thực hiện nghiên cứu các vấn đề liên quan về VHDN tại ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng triển khai VHDN của ngân hàng Á Châu từ năm 2015 đến 2018 và công tác triển khai văn hóa doanh nghiệp đến 2020 tại ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng . 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả Thông qua nghiên cứu thực nghiệm, thực hiện mô tả những đặc tính cơ bản của các dữ liệu. Phương pháp so sánh tổng hợp Tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc, so sánh các mức độ nhận biết khác nhau. Từ đó đƣa ra những nhận định, thực hiện đánh giá hiện trạng chất lƣợng theo yêu cầu của đề tài nghiên cứu, đƣa ra các đánh giá và đề xuất các giải pháp. Phương pháp phỏng vấn Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các vấn đề về thực trạng triển khai VHDN tại đơn vị công tác. Phỏng vấn trực tiếp chuyên sâu, số lƣợng ngƣời phỏng vấn trực tiếp 15 ngƣời. Đối tƣợng phỏng vấn là các cấp quản lý cấp cao, cấp trung và nhân viên trong hệ thống ACB tại CN Đà Nẵng.
  5. 3 Sau khi thống kê kết quả khảo sát trả lời phỏng vấn từ ngƣời đƣợc phỏng vấn, bài viết sẽ tiến hành tổng hợp những ý chính về nội dung liên quan đến công tác triển khai VHDN tại ACB CN Đà Nẵng. Thực hiện phân tích các nguyên nhân, đánh giá và nhận diện những khía cạnh VHDN phù hợp và chƣa phù hợp với chiến lƣợc phát triển của ACB và tình hình triển khai VHDN tại đơn vị, từ đó đề xuất giải pháp nhằm triển khai văn doanh nghiệp ACB tại CN Đà Nẵng hiệu quả hơn trong thời gian đến. Phương pháp quan sát Thực hiện quan sát tổng quan các hoạt động thực tiễn liên quan đến các hoạt động của ACB Đối tƣợng quan sát: - Các hoạt động hằng ngày - Các hoạt động giao lƣu - Các cuộc họp - Ứng xử giữa nhân viên - khách hàng - Ứng xử giữa nhân viên – lãnh đạo - Ứng xử giữa nhân viên – nhân viên 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho ACB CN Đà Nẵng thực hiện tốt hơn việc triển khai VHDN của ACB trong hoạt động kinh doanh. 6. Bố cục luận văn Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng triển khai văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng. Chƣơng 3: Giải pháp triển khai văn hóa doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Á Châu tại CN Đà Nẵng.
  6. 4 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã nghiên cứu và tìm đọc những tài liệu liên quan đến đề tài văn hóa doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên chọn lọc một số tài liệu đƣợc sử dụng chính cho bài viết nhƣ sau: [2] Dƣơng Thị Liễu (2012), “Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân”. Trong giáo trình này có nội dung trình bày tổng quan về văn hóa kinh doanh nhƣ khái niệm, đặc điểm, các nhân tố tác động, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh nhƣ triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh. Cuốn sách còn phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hóa kinh doanh quốc tế và phác thảo đời sống văn hóa kinh doanh Việt Nam. [4] Nguyễn Mạnh Quân (2011), “Đạo đức kinh doanh và văn hoá kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân”. Trong giáo trình có đề cập tới đạo đức kinh doanh, Văn hoá doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội. Đồng thời cố gắng giải thích nguồn gốc cơ bản của những mâu thuẫn thông qua sáu triết lý đạo đức điển hình có ảnh hƣởng chi phối đến hành vi con ngƣời trong kinh doanh và sự khác nhau trong cách tiếp cận khu thực thi những nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp về kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn. Tài liệu cũng cung cấp những công cụ phân tích và hoạch định giải pháp cho các vấn đề đạo đức; các biểu trƣng, các mô hình và các nhân tố ảnh hƣởng đến văn hóa doanh nghiệp. [6] Trần Ngọc Thêm (2004), “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh”. Có đề cập tới những tri thức cơ bản cần thiết cho việc tìm hiểu một nền văn hóa, giúp nắm đƣợc các đặc trƣng cơ bản cùng các quy luật hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam.
  7. 5 [9] Stephen P.Robbins (2003), “Hành vi tổ chức, NXB Lao động – Xã hội”. Có đề cập đến các khái niệm về hành vi của tổ chức, sách chủ yếu lý giải và cung cấp sự hiểu biết về các biểu trung phi trực quan ảnh hƣởng đến văn hóa trong tổ chức. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VHDN 1.1.1. Khái niệm về văn hóa 1.1.2. Văn hoá doanh nghiệp 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA VHDN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò là tài sản vô hình của doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau: a. VHDN tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp b. VHDN tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp c. VHDN khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo d. Tạo môi trường làm việc e. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VHDN 1.3.1. Nhân tố bên ngoài a. Văn hoá dân tộc b. Các giá trị của văn hoá doanh nghiệp khác
  8. 6 c. Các giá trị văn hóa của các nền văn hóa khác d. Văn hóa vùng miền e. Những xu hướng và trào lưu xã hội 1.3.2. Nhân tố bên trong a. Người lãnh đạo b. Đặc điểm ngành nghề c. Lịch sử hình thành doanh nghiệp d. Loại hình doanh nghiệp 1.4. CÁC NỘI DUNG CỦA VHDN 1.4.1. Các biểu trƣng trực quan của VHDN [6, tr.8] a. Kiến trúc đặc trưng [6, tr.8] b. Nghi lễ hay các lễ hội [6, tr.9] c. Giai thoại, truyền thuyết, huyền thoại [6, tr.12] d. Biểu tượng, logo [6, tr.11] e. Ngôn ngữ, khẩu hiệu [6, tr.13] f. Ấn phẩm điển hình [6, tr.14] 1.4.2. Các biểu trƣng phi trực quan của VHDN a. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá b. Giá trị c. Thái độ d. Niềm tin e. Lý tưởng f. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp 1.5. CÁC BƢỚC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP [6, tr.21] Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo trình tự sau: 1.5.1. Bƣớc 1- Làm rõ sứ mệnh và các giá trị 1.5.2. Bƣớc 2 - Truyền đạt sứ mệnh và các giá trị
  9. 7 1.5.3. Bƣớc 3 - Đồng nhất hành động với các giá trị và sứ mệnh 1.6. TRIỂN KHAI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân : “Triển khai VHDN về mặt tác nghiệp là tiến hành các bƣớc công việc nhằm xây dựng những nội dung, công việc, hoạt động hay kế hoạch hành động có thể tiến hành trong thực tiễn để thực thi các nội dung của quá trình VHDN và thúc đẩy quá trình có hiệu quả nhất” [6, tr21] Nhƣ vậy việc triển khai VHDN sẽ đi từ nội dung thiết kế hình thành nên các ý tƣởng về VHDN của từng tổ chức dựa trên các hình thái đã sẳn có về văn hóa của tổ chức nhƣng chƣa thật sự rõ ràng để khai thác những nội dung đó thành các giá trị văn hóa của tổ chức. Từ giai đoạn thiết kế, sẽ đi đến 3 giai đoạn trong quá trình xây dựng VHDN. Triển khai VHDN chính là quá trình tạo động lực, mỗi giai đoạn thực hiện sẽ bao gồm hai nội dung đƣợc phối hợp, lồng ghép lại với nhau để thực hiện một mục tiêu xác định.
  10. 8 Hình 1: Sơ đồ các bƣớc triển khai VHDN [6, tr22]
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ TẠI CN ĐÀ NẴNG. 2.1.1. Tổng quan Ngân hàng TMCP Á Châu và ACB - CN Đà Nẵng a.Thông tin khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu b. Thông tin khái quát về CN Đà Nẵng. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh. a. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ACB Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thƣờng niên của ACB, trong giai đoạn 2018. Tổng lợi nhuân trƣớc thuế năm 2018 tăng trƣởng kỷ lục đạt ~ 6.333 tỷ đồng (biểu đồ 2.2), tăng 1,4 lần so với năm 2017 (theo báo cáo thƣờng niên của ngân hàng TMCP Á Châu năm 2018), tổng tài sản (biểu đồ 2.3) cũng tăng trƣởng ấn tƣợng qua các năm từ năm 2014 cho đến 2018, các chỉ số ROA, ROE (biểu đồ 2.4) qua các năm luôn ở mức hợp lý (cam kết dài hạn với cổ đông với chỉ số ROE không thấp hơn 27%).
  12. 10 Biểu đồ 2.2 Tăng trƣởng tổng lợi nhuận trƣớc thuế từ năm 2014 -2018 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu 2018) Biểu đồ 2.3 Tăng trƣởng tổng tài sản từ 2014 - 2018 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu 2018)
  13. 11 Biểu đồ 2.4 Chỉ số sinh lời ROA, ROE (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu 2018) Biểu đồ 2.5 Chỉ số EPS (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu 2018)
  14. 12 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu 2018) b. Kết quả hoạt động kinh doanh ACB – CN Đà Nẵng Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB CN Đà Nẵng từ 2016 – 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng thu nhập 975.7 1,300.3 1,387.5 Tổng chi phí 901.1 1,224.5 1,307.1 Lợi nhuận 74.6 75.8 80.4 (Nguồn: Báo cáo KQKD của ACB – CN Đà Nẵng năm 2016 – 2018)
  15. 13 2.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG Á CHÂU TẠI CN ĐÀ NẴNG Trình bày các yếu tố trực quan và phi trực quan chính của VHDN ACB có tác động chính đến các hoạt động triển khai tại ACB CN Đà Nẵng. Đồng thời xem kẻ với một số yếu tố bật, ngƣời viết thực hiện khảo sát thực tế bằng việc đặt câu hỏi, tổng hợp số lƣợng các ý kiến khác nhau về các vấn đề đƣợc đề cập. Đối tƣợng phỏng vấn là cán bộ nhân viên tại ACB, thành phần bao gồm 15 ngƣời bao gồm cán bộ quản lý cấp cao (3 ngƣời), cấp trung/cơ sở (4 ngƣời) và nhân viên (8 ngƣời từ các bộ phận khác nhau, chủ yếu là nhân viên kinh doanh). 2.2.1. Các yếu tố trực quan của VHDN ACB tại CN Đà Nẵng a. Biểu tượng (logo) Hình 2.7 Logo ACB ACB: là chữ viết tắt của Asia Commercial Bank.
  16. 14 Hình 2.8: PGD Minh Khai Sài Gòn thuộc Hội sở ACB Hình 2.9: Toà nhà Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng
  17. 15 b. Khẩu hiệu (Slogan) “Ngân hàng của mọi nhà” ở đây không chỉ đƣợc hiểu là của mọi gia đình mà còn là “nhà doanh nghiệp”, ACB phát triển luôn luôn đồng hành với mọi tầng lớp kinh tế trong xã hội, không bao giờ xem nhẹ khối khách hàng doanh nghiệp mặc dù khối khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao. Bảng 2.2: Kết quả phỏng vấn về nhận diện câu slogan của ACB Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Biết rõ 4 Đã nhìn qua nhƣng không nhớ 5 Hầu nhƣ không biết 6 c. Nghi lễ Hằng năm ACB tổ chức các lễ hội nhƣ sau: Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên đƣợc tổ chức trong quý I, sau khi có kết quả báo cáo tài chính của năm trƣớc đã đƣợc kiểm toán; lễ tổng kết 6 tháng đầu năm đƣợc tổ chức vào giữa quý III; lễ tổng kết 6 tháng cuối năm và tổng kết năm kết hợp với lễ mừng năm mới đƣợc tổ chức vào quí I hàng năm; lễ hội mừng sinh nhật ACB đƣợc tổ chức vào tháng 6 hằng năm, ngoài ra còn có các chƣơng trình quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu ACB định kỳ và các hoạt động xã hội thƣờng niên khác. d. Ấn phẩm điển hình Hệ thống này đƣợc lƣu trứ trên trang thống tin nội bộ chung của ACB và đƣợc tất cả các đƣơn vị thành viên của ACB sử dụng. Địa chỉ trang thông tin nội bộ: https://portal.acb.com.vn
  18. 16 Hình 2.13: Giao diện trang thông tin nội bộ ACB e. Đoạn phim quảng cáo quảng cáo f. Lịch sử hình thành và phát triển =>Thực hiện phỏng vấn, đặt câu hỏi liên quan đến năm thành lập của ACB. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.3: Kết quả khảo sát sự hiểu biết về năm thành lập của ACB và ACB CN Đà Nẵng Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Biết rõ 5 Không biết 10 2.2.2. Các yếu tố phi trực quan trong VHDN ACB tại CN Đà Nẵng a. Tầm nhìn và sứ mệnh b. Định hướng - chiến lược đến năm 2020 – 2025 c. Triết lý kinh doanh d. Giá trị cốt lõi
  19. 17 Hình 2.14: Các giá trị cốt lõi của ACB  =>Liên quan đến các giá trị cốt lõi, tác giả thực hiện phỏng vấn. Câu hỏi: Anh/ chị có đƣợc nắm bắt đƣợc giá trị văn hóa cốt lõi của ACB ở thời điểm hiện tại hay không? Hiểu biết của anh/ chị nhƣ thế nào về các giá trị văn hóa cốt lõi này nhƣ thế nào?
  20. 18 Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn: Bảng 2.4: Kết quả phỏng vấn về các giá trị cốt lõi của ACB. Thực trạng trả lời Số lƣợng nhân viên phỏng vấn Nắm rõ. 3 cán bộ quản lý cấp cao, 2 cán bộ quản lý cấp trung Đã từng đọc qua. 2 cán bộ quản lý cấp trung, 2 nhân viên (1 nhân viên thƣờng, 1 nhân viên cao cấp) Hầu nhƣ chƣa từng 6 nhân viên thƣờng đọc qua. e. Văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử thể hiện thống qua chính các hoạt động kinh doanh hàng ngày và ngay trong nội bộ giữa các cấp nhân viên với nhau. =>Liên quan đến văn hóa ứng xử, ngƣời viết thực hiện đặt câu hỏi: Câu hỏi 1: Anh/chị có từng đƣợc biết về các quy định về các quy định trong văn hóa ứng xử tại ACB? Kết quả trả lời: Bảng 2.5: Kết quả phỏng vấn về nhận biết các quy định trong văn hóa ứng xử tại ACB Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Có biết 2 Hầu nhƣ không biết 13 Câu hỏi 2: Anh/ chị có cảm nhận nhƣ thế nào về chế độ lƣơng, thƣởng, phúc lợi tại ACB. Mức độ hài lòng về công việc mà anh/chị đang đảm nhận tại ACB? Kết quả phỏng vấn:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2