intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ "Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương" có nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng; Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương; Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

  1. i TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Bảo lãnh ngân hàng “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó Bên bảo lãnh cam kết với Bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Bên được bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với Bên nhận bảo lãnh; Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Bên bảo lãnh.” Bảo lãnh ngân hàng có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau cụ thể như: - Phân loại theo mục đích: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn tiền tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thuế,… - Phân loại theo phạm vi bảo lãnh: Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh có yếu tố nước ngoài; - Phân loại theo thời hạn: bảo lãnh ngắn hạn và bảo lãnh trung dài hạn; - Phân loại theo điều kiện đòi tiền: bảo lãnh vô điều kiện và bảo lãnh có điều kiện; - Phân loại theo tài sản bảo đảm: Bảo lãnh có tài sản bảo đảm toàn bộ và bảo lãnh không có tài sản bảo đảm toàn bộ; - Phân loại theo cơ sở phát hành bảo lãnh: Bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh đối ứng và bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng; Bảo lãnh ngân hàng tồn tại độc lập với giao dịch kinh tế cơ sở và là một biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân. Phạm vi bảo lãnh có thể là toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên. Bảo lãnh ngân hàng có chức năng tài trợ (thông qua bảo lãnh, khách hàng người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ) và chức năng bảo đảm (theo chức năng này người thụ hưởng sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm cam kết). 1.2. Rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng Rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng được hiểu là rủi ro xảy ra khi Bên được bảo lãnh đã không thực hiện đúng, đầy đủ và đúng hạn các cam kết trước đó với
  2. ii Bên nhận bảo lãnh, dẫn tới phát sinh hồ sơ đòi tiền từ phía Bên nhận bảo lãnh gửi tới ngân hàng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho Bên được bảo lãnh. Rủi ro bảo lãnh mang tính tất yếu do cũng là một loại rủi ro tín dụng và luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động của ngân hàng; Rủi ro bảo lãnh phát sinh từ rủi ro hoạt động của khách hàng và Rủi ro bảo lãnh có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro bảo lãnh cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra. Một số loại rủi ro đặc thù như rủi ro hệ thống, rủi ro pháp lý, rủi ro đạo đức, rủi ro quản trị. Nguyên nhân gây ra rủi ro bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. Nhân tổ chủ quan có thể kể đến như do chính sách tín dụng, do chất lượng công tác thẩm định cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ; trong khi đó nhân tố khách quan được đề cập đến như từ phía bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh, … Thiệt hại từ rủi ro bảo lãnh có nhiều hình thức trong đó phổ biến nhất là rủi ro mất vốn của ngân hàng do phải thực hiện trả nợ thay, nguy cơ thiệt hại về hình ảnh và uy tín của ngân hàng; nguy cơ dẫn đến hình sự hóa do các yếu tố về pháp lý. 1.3. Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng Quản trị rủi ro bảo lãnh là việc Ngân hàng tìm cách nhận biết các dấu hiệu rủi ro khi phát hành bảo lãnh, đo lường về tần suất và khả năng rủi ro trở thành hiện thực cũng như tìm cách kiểm soát, quản lý để rủi ro bảo lãnh không xảy ra hoặc xảy ra nhưng gây thiệt hại ở mức có thể chấp nhận được cho Ngân hàng. Quá trình quản trị rủi ro gồm 03 bước: Nhận biết rủi ro  Đo lƣờng rủi ro  Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro Nhận biết rủi ro là bước đầu tiên trong quá trinh quản trị rủi ro bảo lãnh. Các rủi ro có thể nhận biết được bao gồm rủi ro hệ thống, rủi ro pháp lý, rủi ro đạo đức hoặc rủi ro quản trị. Đo lường rủi ro đối với bảo lãnh ngân hàng nhằm mục đích để đánh giá mức độ xuất hiện của rủi ro và tổn thất có thể có khi rủi ro xảy ra nhằm kiểm soát rủi ro và tổn thất. Một số chỉ tiêu định tính để đo lường rủi ro: Mức độ ổn định của nền kinh tế; tình hình ngành hàng; năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; sự phù hợp của nhu cầu bảo lãnh với hoạt động kinh doanh; loại hình bảo lãnh khách hàng
  3. iii đề nghị; mức độ hợp tác và thiện chí của khách hàng. Một số chỉ tiêu định lượng như: xếp hạng tín dụng của khách hàng, nhóm nợ và dư nợ theo kết quả hỏi tin CIC, giá trị bảo lãnh cấp cho khách hàng, thời gian cấp bảo lãnh, tỷ lệ ký quỹ và tài sản bảo đảm. Phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro bao gồm một số biện pháp như né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro. Bên cạnh đó, quá trình quản trị rủi ro cũng được chia thành 03 giai đoạn gồm: quản trị rủi ro trước khi phát hành bảo lãnh, quản trị rủi ro khi phát hành bảo lãnh và quản trị rủi ro sau khi phát hành bảo lãnh. Hoạt động quản trị rủi ro bảo lãnh cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Yếu tố chủ quan như quy trình quy chế, nhân tố về cán bộ ngân hàng, nhân tố về hệ thống phần mềm hỗ trợ. Yếu tố khách quan bao gồm sự hợp tác của khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, những yếu tố biến động của nền kinh tế. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƢƠNG DƢƠNG 2.1. Sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Chƣơng Dƣơng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (VCB Chương Dương) được thành lập năm 2003, được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 theo Quyết định số 936/QĐ-NHNT.TCCB- ĐT ngày 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của VCB Chương Dương là mô hình chuẩn bảo gồm Ban Giám đốc, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng Kế toán, Phòng Quản lý nợ, Phòng Ngân Quỹ, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Hành chính nhân sự và các Phòng giao dịch vệ tinh.
  4. iv Trong giai đoạn 2013-2016, kết quả hoạt động của VCB Chương Dương có nhiều điểm nổi bật như Huy động vốn tăng gấp 02 lần sau 03 năm với tốc độ tăng bình quân 23%/năm, năm 2016 huy động vốn đạt 7.770 tỷ đồng; hoạt động tín dụng năm 2016 đạt dư nợ cuối kỳ là 5.777 tỷ đồng; tăng 28% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của VCB Chương Dương cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả hệ thống VCB là mức 17%. Đặc biệt thành công của VCB Chương Dương trong giai đoạn từ 2013-2016 là tỷ lệ nợ xấu rất thấp so với mức trung bình của VCB cũng như trung bình ngành. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của VCB Chương Dương chỉ ở mức 0,31% tổng dư nợ tín dụng; tương đương mức 24 tỷ đồng. Lợi nhuận sau Dự phòng rủi ro của VCB Chương Dương năm 2016 đạt 178 tỷ đồng; tăng trưởng 12% so với kết quả năm 2015 và bằng 2,7 lần lợi nhuận sau thuế của năm 2013. 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh và rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Chƣơng Dƣơng Trong giai đoạn từ 2013-2016, hoạt động bảo lãnh của VCB Chương Dương có nhiều khởi sắc và đóng góp đáng kể cho lợi nhuận và kế hoạch hoạt động kinh doanh của VCB Chương Dương. Trước hết, số dư bảo lãnh bình quân gia tăng liên tục qua các năm và với tốc độ tăng trưởng bình quân lớn. Năm 2013, số dư bảo lãnh bình quân chỉ đạt 122,57 tỷ đồng thì sang năm 2016, số dư bảo lãnh bình quân đạt 340 tỷ đồng. Giá trị số dư bảo lãnh bình quân so với dư nợ bình quân có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2013-2016. Năm 2013, số dư bảo lãnh bình quân chỉ tương đương 4,8% so với dư nợ bình quân thì năm 2014 là 5,16% và năm 2015 đạt đỉnh 6,8% và giảm đi vào năm 2016 chỉ 5,89%. Điều này cho thấy hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng trưởng để trở thành một mảng hoạt động chính bên cạnh hoạt động cho vay tại VCB Chương Dương. Tuy nhiên quy mô hoạt động bảo lãnh vẫn còn khá khiêm tốn so với hoạt động cho vay và còn tiềm năng tăng trưởng cho giai đoạn tới. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu cũng cho thấy rủi ro về bảo lãnh trong giai đoạn 2013-2016 cũng gia tăng nhanh chóng. Số lượng thư bảo lãnh phát hành gia tăng qua các năm: Năm 2013, lượng thư bảo lãnh phát hành là 384 thì tới năm 2016
  5. v lượng thư bảo lãnh phát hành là 550, tăng trưởng 43% so với năm 2013. Tổng giá trị bảo lãnh phát hành cũng ghi nhận xu hướng tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2013 tổng giá trị bảo lãnh được phát hành chỉ 285,8 tỷ đồng thì qua 3 năm tiếp theo giá trị thư bảo lãnh được phát hành có những bước tăng đáng kể và liên tục thiết lập các mức kỷ lục mới như 482 tỷ đồng năm 2014; 690,7 tỷ đồng năm 2015 và 831,2 tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị bảo lãnh phát hành là 44,1%/năm là mức tăng rất nhanh cho thấy sự phát triển đáng kể của sản phẩm bảo lãnh tại VCB Chương Dương. Mức tăng giá trị bảo lãnh phát hành nhanh hơn tốc độ gia tăng của dư nợ tín dụng bình quân là 31%/năm cho thấy khi xảy ra rủi ro, thiệt hại của mỗi thư bảo lãnh gia tăng nhanh hơn rủi ro tín dụng trong cùng giai đoạn. Giá trị thư bảo lãnh bình quân có xu hướng gia tăng nhanh trong giai đoạn 2013-2016. Nếu năm 2013 giá trị trung bình mỗi bảo lãnh được phát hành ra là 744 triệu đồng/ thư bảo lãnh thì năm 2016 giá trị trung bình mỗi thư bảo lãnh là 1,5 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 2 lần. Về tần suất thư bảo lãnh gặp rủi ro: Giai đoạn 2013-2016 ghi nhận số lượng thư bảo lãnh gặp rủi ro liên tục tăng qua các năm mặc dù tốc độ tăng chậm. Năm 2013 chỉ có 05 thư bảo lãnh nhận được hồ sơ đòi tiền từ bên nhận bảo lãnh thì năm 2014 tăng hơn 2 lần lên 12 thư đòi tiền và năm 2016 là 23 thư đòi tiền. Tần suất rủi ro của thư bảo lãnh phát hành tăng dần từ mức 1,3% lên đến 4,2%. Điều này cho thấy rủi ro bảo lãnh mà VCB Chương Dương gặp phải thực sự có xu hướng gia tăng mạnh trong giai đoạn 2013-2016. Về giá trị bảo lãnh gặp rủi ro: Giai đoạn 2013-2016 cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể về giá trị bảo lãnh gặp rủi ro về nhận được hồ sơ đòi tiền của khách hàng. Năm 2013 giá trị thư đòi tiền chỉ là 15,3 tỷ đồng, chiếm 5,4% giá trị bảo lãnh phát hành thì năm 2014 giá trị thư bảo lãnh bị đòi tiền là 27,6 tỷ đồng chiếm 5,7%. Năm 2016 tốc độ gia tăng của bảo lãnh gặp rủi ro là lớn nhất với 90,7 tỷ đồng chiếm 10,9% giá trị thư bảo lãnh đã phát hành. Trong giai đoạn 2013-2016, số lượng thư bảo lãnh ký quỹ đủ 100% được phát hành tăng trưởng nhanh về số lượng cũng như giá trị thư bảo lãnh. Năm 2013, lượng thư bảo lãnh ký quỹ đủ 100% chỉ có 5 thư, chiếm 1,3% số thư bảo lãnh phát
  6. vi hành thi đến năm 2014 đã tăng thành 52 thư, gấp 10 lần năm trước và chiếm 10,6% số lượng thư bảo lãnh phát hành. Năm 2015 và 2016, lương thư bảo lãnh có mức ký quỹ 100% đạt đến 174 thư và 192 thư, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36% và 35% lượng thư bảo lãnh đã phát hành. Giai đoạn 2013 đến 2016 ghi nhận sự biến đông nợ xấu của VCB Chương Dương trong đó có một phần nợ xấu xuất phát từ hoạt động bảo lãnh. Năm 2013, giá trị nợ xấu từ bảo lãnh là 0 thì năm 2014 và 2015 nợ xấu từ bảo lãnh là 6,9 tỷ đồng chiếm phần lớn nợ xấu của VCB Chương Dương. Sang đến năm 2016 nợ xấu từ bảo lãnh giảm còn 5,2 tỷ đồng chiếm 29,1% nợ xấu. Thực tế, tại Vietcombank Chương Dương đã từng xảy ra những rủi ro về bảo lãnh do khách hàng mất khả năng trả nợ, do bên nhận bảo lãnh tỏ rõ sự không trung thực cũng như rủi ro từ chính cán bộ thực hiện không đúng quy trình bảo lãnh. Nguyên nhân xảy ra rủi ro như Không tuân thủ nghiêm túc quy trình bảo lãnh; Hạn chế trong khâu thẩm định của cán bộ tín dụng và các cấp thẩm quyền; Không thực hiện rà soát định kỳ đối với các bảo lãnh còn hiệu lực, Đánh giá sai lầm về khách hàng, Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý rủi ro bảo lãnh. 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Chƣơng Dƣơng Hiện tại, ở VCB Chương Dương việc quản trị rủi ro bảo lãnh được thực hiện trong 03 giai đoạn của bảo lãnh bao gồm: Quản trị rủi ro trước khi phát hành bảo lãnh; Quản trị rủi ro khi phát hành bảo lãnh; Quản trị rủi ro sau khi phát hành bảo lãnh. Thứ nhất, Quản trị rủi ro trước khi phát hành bảo lãnh: khâu nhận diện rủi ro thông qua thu thập hồ sơ của khách hàng để đánh giá về những rủi ro pháp lý, rủi ro hệ thống, rủi ro tài chính hay rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Sau đó, cán bộ thẩm định đo lường bằng việc xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp, đo lường về chất lượng hồ sơ, đo lường về năng lực lãnh đạo. Cuối cùng, việc kiểm soát rủi ro là bước được quan tâm nhất trong việc đề xuất mức giới hạn tín dụng cho khách hàng là tổng giá trị rủi ro tối đa mà VCB Chương Dương chịu đồng thời đề xuất ra các bộ điều kiện như điều kiện về tính pháp lý, tài sản bảo đảm, duy trì hoạt động kinh doanh hay duy trì chỉ số tài chính, mua bảo hiểm.
  7. vii Thứ hai, quản trị rủi ro khi phát hành bảo lãnh. Việc nhận diện rủi ro khi phát hành bảo lãnh tại Vietcombank Chương Dương được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin về nhu cầu bảo lãnh cụ thể của khách hàng, đánh giá tình phù hợp của yêu cầu phát hành bảo lãnh. Việc đo lường rủi ro ở khâu này thể hiện rõ nhất ở việc đo lường giá trị khoản bảo lãnh, thời gian bảo lãnh, mức ký quỹ, các điều kiện về bảo lãnh. Từ đó Vietcombank Chương Dương đề xuất những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất phù hợp. Cuối cùng là quản trị rủi ro sau khi phát hành bảo lãnh. Việc nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc kiểm tra tiến độ thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. Rủi ro chủ yếu trong giai đoạn này là rủi ro về đạo đức hay rủi ro về quản trị điều hành. Việc đo lường chủ yếu thực hiện qua đánh giá tính thiện chí hợp tác của khách hàng và mức độ sai phạm giữa thực tế thực hiện với yêu cầu theo hợp đồng. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro giai đoạn này là đưa ra những yêu cầu và điều kiện mới buộc khách hàng phải tuân thủ để đảm bảo thực hiện đúng những nghĩa vụ được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh hoặc có thể khởi kiện khách hàng làm sai thỏa thuận cấp bảo lãnh. Một số thành tích đáng ghi nhân về mặt quản rủi ro hoạt động bảo lãnh trong giai đoạn 2013-2016 như Kiểm soát tốt Giới hạn tín dụng về bảo lãnh của khách hàng, Kiểm soát tốt tình hình số dư bảo lãnh tổng thể và số dư bảo lãnh đã từng cấp cho khách hàng, Danh mục bảo lãnh đa dạng, ro bảo lãnh được kiểm soát, Thành công trong công tác xử lý rủi ro bảo lãnh. Hạn chế, Mức độ xuất hiện của hồ sơ đòi tiền bảo lãnh ngày càng nhiều và giá trị đòi tiền lớn, Việc nhận diện rủi ro đối với bảo lãnh còn chưa sát với thực tế, Công tác đo lường rủi ro bảo lãnh còn bị xem nhẹ, Việc kiểm soát rủi ro bảo lãnh chựa thực sự phát huy tác dụng. Nguyên nhân được phân tích bao gồm: Nguyên nhân chủ quan: từ việc thay đổi nhanh chóng và liên tục của quy trình quy chế về bảo lãnh khiến cán bộ thẩm định chưa kịp nắm bắt, đồng thời chưa quy định cụ thể về các vấn đề đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro bảo lãnh. Về phía cán bộ, trước hết do nắm bắt quy trình còn hạn chế, đồng thời do khối lượng công
  8. viii việc quá lớn bao gồm tất cả cả mảng hoạt động từ cho vay, bảo lãnh và hỗ trợ khách hàng nhiều loại hồ sơ khác, cuối cùng là do nhận thức chưa tốt và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh. Về phía hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều yếu kém và lạc hậu, hỗ trợ rất hạn chế cho công việc tác nghiệp hàng ngày. Nguyên nhân khách quan không thể không nhắc đến như năng lực quản trị điều hành của khách hàng, tính chính trực của bên nhận bảo lãnh cũng như nhiều yếu tố về nền kinh tế vĩ mô,… CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƢƠNG DƢƠNG 3.1. Định hƣớng quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh - Tăng cường hoạt động thẩm định, nhận diện rủi ro bảo lãnh trước khi phát hành bảo lãnh; - Nâng cao chất lượng công tác đo lường rủi ro hoạt động bảo lãnh - Thắt chặt quản trị với hoạt động kiểm soát rủi ro bảo lãnh 3.2. Giải pháp tăng cƣừng quản trị rủi bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Chƣơng Dƣơng  Nhóm giải pháp công tác khách hàng Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra thực tế, tiếp xúc trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng. Thứ hai, tăng cường việc triển khai sản phẩm bảo lãnh chủ động tới khách hàng. Thứ ba là tăng cường kiểm soát sau phát hành bảo lãnh.  Nhóm giải pháp về công tác cán bộ Đề xuất thứ nhất là điều chuyển bớt khách hàng tổ chức về cho các phòng giao dịch để giảm tải lượng khách hàng do 02 phòng nghiệp vụ quản lý Đề xuất thứ hai là đào tạo căn bản và chuyên sâu về bảo lãnh ngân hàng. Thứ ba là đào tạo bồi dưỡng trình độ định kỳ
  9. ix Thứ ba, tổ chức việc trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm về các tính huống tác nghiệp gặp phải về tổng kết. Thứ tư, Phân định rạch ròi hơn giữa đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng, tiếp thị sản phẩm và nhân viên kiểm soát, quản trị rủi ro  Nhóm giải pháp về công nghệ thông tin Thứ nhất, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo lãnh Thứ hai, thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro bảo lãnh đối với từng nhóm khách hàng Thứ ba, Tạo kênh thông tin chia sẻ thực tế rủi ro bảo lãnh, chi tiết về loại rủi ro, nguyên nhân rủi ro, hướng khắc phục, tồn tại và hạn chế  Nhóm giải pháp về quy trình, quy chế Thứ nhất, hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về cách thức đánh giá, rà soát rủi ro đối với rủi ro bảo lãnh: Thứ hai, Ban hành bộ điều kiện chuẩn đối với từng loại bảo lãnh phát sinh Thứ ba: Ban hành hướng dẫn về ứng xử đối với rủi ro bảo lãnh trường hợp xảy ra và quy trình xử lý Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin, đào tạo phổ biến kiến thức về quy trình quy chế bảo lãnh 3.3. Kiến nghị - Với chính phủ: Thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh khủng hoảng, phục hồi nhanh và phát triển; Cải cách nhanh và mạnh hơn nữa các thủ tục hành chính; Nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN - Với Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Bổ sung thêm sản phẩm thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước về lịch sử phát hành bảo lãnh, số dư bảo lãnh của khách hàng; Hoàn thiện cơ chế về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung, Nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối hoạt động bảo lãnh ngân hàng, Phối hợp nhiều hơn với các Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thống nhất các văn bản về mẫu biểu bảo lãnh tại các Luật Đầu Thầu - Với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Hoàn thiện quy trình, quy
  10. x chế về bảo lãnh; Đầu tư cải tiến hệ thống core banking về bảo lãnh; tạo kênh trao đổi thông tin giữa các chi nhánh về bảo lãnh và quản trị rủi ro bảo lãnh.
  11. xi KẾT LUẬN - “Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là mảng hoạt động quan trọng của ngân hàng ngày càng được các Ngân hàng Việt Nam chú trọng và phát triển. Trong những năm gần đây, hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương đã đạt được những bước tăng trưởng vượt bậc, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được Tổng Giám đốc giao phó.” - Nhưng, hoạt động bảo lãnh ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu, cần khắc phục, sửa chữa nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng, giảm thiểu những thiệt hại về vật chất và phi vật chất không đáng có; để đảm bảo công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và đảm bảo cho việc phát triển lành mạnh của chi nhánh cũng như của cả hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Với hơn 80 trang nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, luận văn đã tổng kết lại lại cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng, đưa ra được khái niệm và vai trò, đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng cũng như những rủi ro của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Đồng thời đưa ra được các hướng dẫn cụ thể và chi tiết về cách thức quản trị hiệu quản rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng. Thứ hai, luận văn đã giới thiệu về hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương và đưa ra những thông tin quan trọng thể hiện đươc những bước phát triển của VCB Chương Dương trong giai đoạn 2013-2016 về những mô hình hoạt động, cơ chế hoạt động và các phòng ban nghiệp vụ liên quan. Đồng thời, phân tích được thực trạng hoạt động bảo lãnh và quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại VCB Chương Dương để từ đó thấy được những hạn chế cần khắc phục, sửa chữa để đảm bảo hoạt động bảo lãnh ngân hàng trở nên lành mạnh, ít rủi ro và là kênh tạo lợi nhuận tốt hơn cho Chi nhánh.. Thứ ba, để có cơ sở đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại VCB Chương Dương, luận văn đã trình bày định hướng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh trong giai đoạn tới đến 2020. Kết hợp vỡi những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tồn tại trong hoạt động ở Chương II, luận văn đã chỉ ra các hướng nâng cao chất lượng quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh và mở rộng hơn là cả hệ thống Vietcombank nói chung. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội, với NHNN để tạo điều kiện mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng cho các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
  12. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2