intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực và hệ thống bài tập phần Hiđrocacbon – Hóa học lớp 11 THPT trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ NGA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HIDROCACBON LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ NGA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HIDROCACBON LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Hoan HÀ NỘI – 2015
  3. MỤC LỤC Lời cảm ơn …………………………………………………………………… i Danh mục chữ viết tắt………………………………………………………… ii Mục lục ………………………………………………………………………… iii Danh mục các bảng............................................................................................... vi Danh mục các biểu đồ........................................................................................... vii MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 5 1.1. Đổi mới giáo dục ở trường trung học............................................................. 5 1.1.1. Một số thay đổi cơ bản trong giáo dục trung học thế kỉ 21………............ 5 1.1.2. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục trung học............................... 5 1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT …………………………. 6 1.2. Một số vấn đề về năng lực và phát triển năng lực......................................... 8 1.2.1. Khái niệm năng lực..................................................................................... 8 1.2.2. Cấu trúc của năng lực.................................................................................. 9 1.2.3. Những năng lực cần phát triển cho học sinh THPT.......................................... 11 1.3. Năng lực giải quyết vấn đề trong học tập Hóa học........................................ 12 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 12 1.3.2. Các dấu hiệu của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT.............. 12 1.3.3. Hoạt động giải quyết vấn đề trong học tập Hóa học........................................ 12 1.3.4. Quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề ……................................. 14 1.3.5. Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh cấp THPT thông qua dạy học...................................................................................... 15 1.3.6. Đánh giá năng lực ...................................................................................... 18 1.4. Phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực GQVĐ….................. 19 1.4.1. Khái niệm phương pháp DH theo định hướng phát triển năng lực………. 19 1
  4. 1.4.2. Đặc trưng của PP dạy học theo định hướng phát triển năng lực…………. 20 1.4.3. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực GQVĐ……………….. 21 1.5. Bài tập hóa học……………………………………………………………... 23 1.5.1. Khái niệm về bài tập hóa học...................................................................... 23 1.5.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong dạy học................................. 24 1.5.3. Phân loại bài tập hóa học…........................................................................ 24 1.6. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình dạy học ở các trường THPT huyện Quế Võ - Bắc Ninh.............................. 26 1.6.1. Mục đích điều tra…………………………………………........................ 26 1.6.2. Nội dung – Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra……………….. 27 1.6.3. Kết quả điều tra........................................................................................... 27 Tiểu kết chương 1…………………………......................................................... 29 CHƢƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON- HÓA HỌC 11 THPT…………………………………………………………………………… 30 2.1. Phân tích mục tiêu và cấu trúc chương trình phần Hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT……………………………………………............................................ 30 2.1.1. Mục tiêu phần hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT....................................... 30 2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình phần Hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT... 32 2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy trong dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT……...…………………………….... 32 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế..................................................................................... 32 2.2.2. Quy trình thiết kế........................................................................................ 33 2.3. Thiết kế bài dạy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề........................ 33 2.3.1. Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực phần Hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT……................................................................................................. 33 2.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực phần hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT……………………………….………………. 57 2
  5. Tiểu kết chương 2………..................................................................................... 71 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................... 72 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................ 72 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.................................................................. 72 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................................. 72 3.2. Phương pháp, nội dung và đối tượng thực nghiệm sư phạm……….……… 72 3.2.1. Phương pháp thực nghiệm……………………………………….………. 72 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm……………………………………….…. 73 3.2.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm…………………………………………. 73 3.3. Quy trình thực nghiệm…………………………………………………… 74 3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm…………………………. 75 3.4.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm………………………………. 75 3.4.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm………………………………… 89 Tiểu kết chương 3………………………………………………………………. 92 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 93 1. Kết luận ......................................................................................................... ... 93 2. Khuyến nghị ................................................................................................. ... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 95 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 98 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục thế kỷ 21 chịu tác động của nhiều yếu tố, ví dụ như: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, sự tương tác ở mức độ cao của các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, nhu cầu tự khẳng định của từng cộng đồng, vùng, lãnh thổ, quá trình toàn cầu hoá... Các yếu tố trên đã dẫn đến nhiều biến đổi trong hệ thống giáo dục. Một trong những sự thay đổi đó là sự thay đổi của mục tiêu giáo dục: Từ chủ yếu trang bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách của người học. Từ sự thay đổi mục tiêu giáo dục thì phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi theo. Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng khác nhau. Một xu hướng đổi mới cơ bản đó là phát huy tính tích cực , tự lực, chủ động, sáng tạo của người học . Chuyể n tro ̣ng tâm hoa ̣t đô ̣ng từ giáo viên sang ho ̣c sinh . Chuyể n lố i học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi , khám phá . Tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Định hướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được xác định trong nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học , tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [3]. Định hướng này chỉ rõ phát triển năng lực là nhiệm vụ cấp thiết của nền giáo dục hiện đại. Thực tế qua khảo sát cho thấy việc phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học nói chung, dạy học môn Hóa học nói riêng ở các trường THPT huyện Quế Võ - Bắc Ninh chưa được chú trọng. 4
  7. Nội dung phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 có nhiều nội dung có tác dụng trong việc phát triển năng lực cho học sinh. Từ những lí do trên tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đã có một số đề tài nghiên cứu về dạy học phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT và dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ở Việt Nam [2; 12; 18; 28; 29]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn còn mang tín lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống. Mỗi đề tài mới chỉ dừng ở việc chú ý đến một năng lực cụ thể thông qua dạy học hoăc sử dụng bài tập ở một phần cụ thể. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT. 3. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực và hệ thống bài tập phần Hiđrocacbon – Hóa học lớp 11 THPT trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: + Một số vấn đề về năng lực và phát triển năng lực. + Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh cấp THPT. - Điều tra thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT thông qua dạy học Hóa học (Khảo sát ý kiến một số giáo viên các trường THPT thuộc huyện Quế Võ - Bắc Ninh về dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề). - Nghiên cứu PPDH tích cực để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 5
  8. - Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT. - Nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Thiết kế một số bài dạy có sử dụng phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Tiến hành TNSP đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất. 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông Việt Nam. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua DH môn Hóa học. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực và hệ thống bài tập để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực và hệ thống bài tập trong dạy học phần Hiđrocacbon – Hóa học 11 THPT. Địa bàn thực nghiệm: Các trường THPT huyện Quế Võ - Bắc Ninh. Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2015. 7. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng hợp lí một số phương pháp dạy học tích cực và hệ thống bài tập phù hợp thì sẽ phát triển được năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở các trường THPT huyện Quế Võ - Bắc Ninh. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
  9. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tổng quan các tài liệu trong nước và ngoài nước về lý luận dạy học có liên quan đến đề tài. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa... trong nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra cơ bản thực trạng công tác dạy và học ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng sơ đồ tư duy và bài tập trong dạy học Hóa học. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. - Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm, đưa ra những kết quả phân tích định tính, định lượng từ đó rút ra kết luận cho đề tài. 9. Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ khái niệm, ưu nhược điểm của phương pháp dạy học tích cực , cơ sở khoa học của năng lực giải quyết vấn đề của HS trong quá trình học tập. - Điều tra và đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Hóa học ở một số trường trung học phổ thông ở huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh hiện nay. - Thiết kế một số giáo án dạy học theo phương pháp tích cực phần Hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. - Xây dựng, sử dụng một số bài tập phát triển năng lực phần Hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học phần Hiđrocacbon - Hóa học 11 THPT Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm 7
  10. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đổi mới giáo dục ở trƣờng trung học 1.1.1. Một số thay đổi cơ bản trong giáo dục trung học thế kỉ 21 [9] 1. Sự thay đổi của mục tiêu giáo dục: Từ chủ yếu trang bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách của người học. Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính độc lập, sáng tạo, những người có khả năng tự học, tự đánh giá, có khả năng hoà nhập và thích nghi với cuộc sống luôn biến đổi. 2. Không gian giáo dục và các loại hình đào tạo được mở rộng. Người học không nhất thiết phải đến lớp và giảm dần sự tiếp xúc trực diện với giáo viên. 3. Sự giao thoa giữa các môn học và ngành học ngày càng lớn. 4. Xu hướng giáo dục toàn diện được đề cao. Nhiều môn học mới thiết thực với cuộc sống được đưa vào chương trình đào tạo. Nghệ thuật, thể thao, văn hoá và ngôn ngữ được coi trọng hơn trước. 5. Internet trở thành một phương tiện giáo dục quan trọng. Nhờ internet quá trình tìm kiếm, trao đổi thông tin, sự hội nhập giữa các nền văn hoá trở nên vô cùng thuận lợi. Trong điều kiện đó, tiếng Anh sẽ tiếp tục đóng vai trò là ngôn ngữ giao tiếp chính trên toàn thế giới. 6. Sự thay đổi các phương tiện và phương pháp dạy học: Máy tính cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với trường lớp. Phương pháp thuyết giảng dần mất đi vai trò là phương pháp dạy học chủ yếu, mà thay vào đó là hệ thống các PP dạy học linh hoạt và đa dạng. 7. Xuất khẩu giáo dục là một lợi thế đem lại nguồn thu nhập cao cho các cường quốc giáo dục; nhiều trường học được công ty và cổ phần hoá. [12.tr.5] 1.1.2. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục trung học 8
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11, NXB Giáo dục. 2. Lê Vân Anh (2013) “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trường trung học phổ thông (phần kiến thức hóa học cơ sở chung)”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K22, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Ban chấp hành TW : Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ – TTG ngày 13/6/2012 (2012); Nghị quyết 29 Hội nghị TƯ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013). 4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2014), Công văn 4949 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015. 5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2014), Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa. 6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Hóa Học, NXB Giáo dục. 7. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 THPT môn Hóa học, NXB Giáo dục. 8. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học Sư Phạm. 9. Trịnh Văn Biểu (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT môn Hóa học. 10. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung (1999), Phương pháp dạy học hóa học (tập 1), NXB Đại học Sư Phạm. 11. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển nhận thức và tư duy cho HS thông qua bài tập hóa học , Luận án tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Duyên (2012) “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập 9
  12. hóa học 11 phần hiđrocacbon theo tiếp cận PISA”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K22, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 13. Đỗ Ngọc Đạt (1994), Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và xã hội học. Nxb ĐHSP HN1. 14. Cao Cự Giác (2004), Bài tập lí thuyết và TN hóa học (tập 2 – hoá học hữu cơ), NXB Giáo dục. 15. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2012), Tập bài giảng cao học:Lý luận dạy học hiện đại, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. 17. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Mai Hƣơng (2011) “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trường trung học phổ thông”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K21, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Liên (2012), Sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, SKKN, Trường THPT Bắc Sơn. 20. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hoá học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm. 21. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ CHí Minh. 22. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng Chủ biên) – Lê Mậu Quyền (Chủ biên) - Phạm Văn Hoan - Lê Chí Kiên (2007), SGK Hóa học 11, NXB Giáo dục. 23. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) - Từ Ngọc Ánh - Phạm Văn Hoan - Cao Thị Thặng, (2007), Bài tập Hóa học 11, NXB Giáo dục. 10
  13. 24. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng Chủ biên) – Phạm Văn Hoan – Phạm Tuấn Hùng – Trần Trung Ninh – Cao Thị Thặng - Lê Trọng Tín - Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách GV hoá học 11, NXB Giáo dục. 25. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 26. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh THCS trong dạy học khái niệm Toán học (thể hiện qua một số khái niệm Đại số ở Trung học cơ sở), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 27. Trƣơng Đức Tuấn (2011), Vận dụng PP dạy học hợp tác nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. 28. Đào Thị Hồng Thi (2012) Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học K22, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 29. Trƣơng Đức Tuấn (2011) “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trung học phổ thông (chương Hiđrocacbon không no – Lớp 11, nâng cao)”. Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học, Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, 2011. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2