intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Tổ chức dạy học dự án phần Di truyền học – Sinh học 12 - THPT

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực tế dạy học theo dự án nói chung và phần Di truyền học (Sinh học 12) nói riêng ở một số trường trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phân tích nội dung phần Di truyền học - Sinh học 12 – THPT. Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng dự án học tập phần Di truyền họcSinh học 12 – THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Tổ chức dạy học dự án phần Di truyền học – Sinh học 12 - THPT

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THU HIỀN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN DI TRUYỀN HỌC – SINH HỌC 12 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THU HIỀN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN DI TRUYỀN HỌC – SINH HỌC 12 –TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số: 60 14 0111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Lê Đình Trung HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và thành kính tới Thầy giáo PGS. TS. Lê Đình Trung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, các Cô giáo trong khoa sau Đại học, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng toàn thể các Thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trưởng thành trong thời gian tôi học tập tại trường, đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường PTTH Trần Hưng Đạo – Nam Định, cùng các Thầy Cô giáo tham gia cộng tác đã nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã luôn tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thu Hiền i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DAHT Dự án học tập DHDA Dạy học theo dự án ĐHQG Đại học Quốc gia GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng CNTT Công nghệ thông tin ii
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................................. i Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mu ̣c bảng ...........................................................................................................v Danh mu ̣c hình, đồ thi ............................................................................................... ̣ vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................11 1.1. Lược sử nghiên cứu liên quan đến DHDA ........................................................11 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................11 1.1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................5 1.2. Cơ sở lý luận của DHDA ...................................................................................13 1.2.1. Khái niệm dự án và dạy học dự án....................................................................7 1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án ...........................................................................15 1.2.3. Mục tiêu của DHDA .......................................................................................16 1.2.4. Các loại dự án học tập .....................................................................................17 1.2.5. Cấu trúc của dự án học tập ..............................................................................18 1.2.6. Các giai đoạn của DHDA ................................................................................18 1.2.7. Ưu điểm và hạn chế của DHDA .....................................................................22 1.2.8. Một số kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong DHDA .......................23 1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................26 1.3.1. Phương pháp xác định .....................................................................................26 1.3.2. Kết quả điều tra ...............................................................................................26 Tiểu kết chương 1......................................................................................................33 CHƢƠNG 2:TỔ CHỨC DHDA PHẦN DI TRUYỀN HỌC - SINH HỌC 12 – THPT ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.Phân tích cấu trúc, nội dung phần Di truyền học (Sinh học 12) –THPT ...... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 12 - THPT .. Error! Bookmark not defined. iii
  6. 2.1.2. Phân tích cấu trúc, nội dung phần Di truyền học – Sinh học 12 làm cơ sở để xây dựng các DAHT ..................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Nguyên tắc, quy trình xây dựng các dự án học tập Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng các dự án học tập ............. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Quy trình xây dựng các dự án học tập ................ Error! Bookmark not defined. 2.3. Các dự án học tập được xây dựng .......................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Dự án 1 ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Dự án 2 ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.4. Tổ chức DHDA phần Di truyền học - Sinh học 12 - THPT Error! Bookmark not defined. 2.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thông qua sản phẩm của HS .............. Error! Bookmark not defined. 2.6. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực của HS qua dạy học theo DAHT . Error! Bookmark not defined. 2.7. Đánh giá các dự án đã thiết kế. .............................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2.......................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......... Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Nhiệm vụ của TNSP............................................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ............................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ....................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Bố trí thực nghiệm .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Thời gian thực nghiệm ........................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu.................................... Error! Bookmark not defined. 3.4. Kết quả thực nghiệm .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Phân tích định tính về kết quả dạy học theo DAHT.......................................78 3.4.2. Phân tích định lượng kết quả dạy học theo DAHT qua các tiêu chí ......... Error! Bookmark not defined. 3.4.3. So sánh kết quả học tập của HS .......................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3.......................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. Error! Bookmark not defined. iv
  7. 1. Kết luận .................................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Khuyến nghị .............................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98 PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả điều tra việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học sinh học ở THPT …………………...………………………………………………20 Bảng 1.2. Nhận thức của HS về dạy học theo dự án . ………………………………23 Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng phần Di truyền học – THPT ..........................31 Bảng 2.1. Kết quả đánh giá các dự án đã thiết kế của GV .......................................74 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá sau khi thực hiện xong dự án .......................................78 Bảng 3.2. Kết quả thực hiện dự án 1 của các nhóm ..... ............................................83 Bảng 3.3. Kết quả thực hiện dự án 2 của các nhóm .. ...............................................84 Bảng 3.4. Thống kê kết quả kiểm tra ......... ...............................................................86 Bảng 3.5. Xử lí kết quả để tính các tham số. ........ ....................................................86 Bảng 3.6. Các tham số đặc trưng ......... .....................................................................87 Bảng 3.7. Bảng phân phối ............ .............................................................................88 Bảng 3.8. Thống kê kết quả kiểm tra .......... ..............................................................90 Bảng 3.9. Xử lí kết quả để tính các tham số ........ .....................................................90 Bảng 3.10. Các tham số đặc trưng. ........ ...................................................................91 Bảng 3.11. Bảng phân phối .......... ….........................................................................92 v
  8. DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của DHDA ………………………………………9 Hình 2.1. Sơ đồ nội dung phần Sinh thái học ……………………………………..29 Hình 3.1. Giao diện forum online của 2 nhóm lớp 12A3 – trường THPT Trần Hưng Đạo …………………………………………………………………………………82 Hình 3.2. Sơ đồ tư duy của nhóm 2 lớp 12A3 – trường THPT Trần Hưng Đạo …..83 Đồ thị 3.1. Đường phân bố tần suất …………………………………...…………...89 Đồ thị 3.2. Đường phân bố tần suất lũy tích - hội tụ lùi …………………………...89 Đồ thị 3.3. Đường phân bố tần suất ………………………………………...……...93 Đồ thị 3.4. Đường phân bố tần suất lũy tích - hội tụ lùi ……….. …………...……93 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1. 1. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo, trong đó quan điểm hàng đầu là: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường phổ thông là một trong những vấn đề trọng tâm của nền giáo dục thế giới trong nhiều năm gần đây và cũng là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Khoản 2, điều 28, luật giáo dục năm 2005 qui định: “Phương pháp giáo du ̣c phổ thông phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động , sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điể m của từng lớp ho ̣c , môn ho ̣c; bồ i dưỡng phương pháp tự ho ̣c , khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyê ̣n kỹ năng vâ ̣n du ̣ng kiế n thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem la ̣i niề m vui hứng thú ho ̣c tâ ̣p cho ho ̣c sinh”. [3] 1.2. Xuất phát từ ưu điểm của dạy học dự án Trong quá tình đổi mới PPDH, có nhiều PPDH tích cực đang được nghiên cứu và sử dụng như: PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng, bàn tay nặn bột, dạy học dự án (DHDA)… đã góp phần tích cực trong việc đổi mới giáo dục nước ta từ tiếp cận nội dung nghiêng về trang bị kiến thức sang chú trọng phát triển các năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại cho HS, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động xã hội…. Trong nhóm các PPDH tích cực thì PPDHDA là PPDH có khả năng phát triển được các năng lực chung, cần thiết để HS sống và phát triển trong thế giới hội nhập của xã hội hiện đại. Cách học này giúp HS nắm vững kiến thức và kỹ năng đồng thời phát triển được các năng lực xã hội thông qua những hoạt động thực tiễn, đòi hỏi HS phải khảo sát và thể hiện một cách rõ ràng qua sản phẩm của dự án học tập. DHDA có những ưu điểm 7
  10. vượt trội so với các PPDH khác về khả năng phát triển năng lực sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tinh thần trách nhiệm. 1.3. Xuất phát từ đặc điểm môn sinh học và đặc điểm nội dung phần Di truyền học – Sinh học 12 – THPT Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm và ngày này đang tiến dần lên sinh học lý thuyết, kiến thức sinh học xuất phát từ đời sống sản xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất và đời sống. Phần Di truyền học – Sinh học 12 theo chương trình cải cách được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện đại, có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn. Tuy nhiên, đây là phần kiến thức tương đối khó, học sinh thường khó tiếp thu và lưu giữ những kiến thức này.Vì vậy, khi dạy học phần này đòi hỏi phải lựa chọn phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh hình thành, khắc sâu kiến thức một cách chủ động, nâng cao hiệu quả học tập. Với ba lý do trên , chúng tôi đã lựa cho ̣n đề tài : “Tổ chức dạy học dự án phần Di truyền học – Sinh học 12 - THPT” 2. Mục đích nghiên cứu - Hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ năng thực hành, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn của người học. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cƣ́u 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Dự án học tập, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học phần Di truyền học (Sinh học 12) – THPT. 3.2. Khách thế nghiên cứu - Quá trình dạy, học Sinh học 12 bằng dự án học tập 4. Phạm vị nghiên cứu - Nghiên cứu vận dụng da ̣y ho ̣c theo dự án phần Di truyền học (Sinh học 12) - THPT. - Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo – Thành phố Nam Định – Nam Định. 5. Giả thuyết khoa học 8
  11. Nếu xây dựng được các dự án học tập phần Di truyền học Sinh học 12 – THPT và tổ chức dạy học hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng nhận thức của học sinh. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của DHDA 6.2. Tìm hiểu thực tế dạy học theo dự án nói chung và phần Di truyền học (Sinh học 12) nói riêng ở một số trường trên địa bàn tỉnh Nam Định. 6.3. Phân tích nội dung phần Di truyền học - Sinh học 12 – THPT. 6.4. Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng dự án học tập phần Di truyền học- Sinh học 12 – THPT. 6.5. Tổ chức dạy học theo dự án phần Di truyền học - Sinh học 12 – THPT. 6.6. Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả dạy học theo dự án đã đề xuất 7. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở xây dựng lí luận cho đề tài 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Xây dựng và sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và sử dụng DHDA trong phần Di truyền học (Sinh học 12) – THPT của giáo viên THPT. - Phỏng vấn trao đổi với giáo viên về nhận thức tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp DHDA phần Di truyền học (Sinh học 12). 7.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiê ̣m sư phạm - Tiế n hành thực nghiê ̣m sư pham dựa trên các dự án học tậ p đã xây dựng phần Di truyền học (Sinh học 12). Phân tích kế t quả thu đươ ̣c trong quá trình thực nghiê ̣m sư pha ̣m, đố i chiế u với mu ̣c tiêu nghiên cứu và rút ra kế t luâ ̣n của đề tài . 7.4. Phương pháp chuyên gia - Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, thống nhất các ý tưởng nghiên cứu. 7.5. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng các thuật toán thống kê để xử lý số liệu, xác định các tham số đặc trưng (sử dụng phần mềm Microsoft excel). 9
  12. 8. Nhƣ̃ng đóng góp mới của luận văn - Góp phần xây dựng cơ sở lí luận DHDA là một phương pháp để tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa người học. - Qua điều tra thực trạng DHDA ở trường phổ thông đã làm cơ sở để xác định được những điểm cần lưu ý khi xây dựng dự án học tập phần Di truyền học. - Xây dựng được nguyên tắc, quy trình xây dựng và quy trình tổ chức DHDA phần Di truyền học, trên cơ sở đó đã xây dựng được một số dự án dạy học phần Di truyền học (Sinh học 12) - THPT. - Thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được vai trò của DHDA nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề thực tiễn. 9. Cấ u trúc luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu và kết luận , tài liệu tham khảo và phụ lục , luâ ̣n văn chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Tổ chức dạy học dự án phần Di truyền học - Sinh học 12 - THPT Chương 3: Thực nghiê ̣m sư pha ̣m. 10
  13. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu liên quan đến DHDA 1.1.1. Trên thế giới Dạy học DA là một trong những PPDH tiêu chuẩn ( Apel &Knoll) , được coi là một phương tiện qua đó người học có thể phát triển khả năng tự lập và trách nhiệm, khả năng thực hành các hoạt động xã hội và dân chủ. Được bắt nguồn từ châu Âu nhưng phương pháp DA là một sản phẩm chính hãng của phong trào giáo dục tiến bộ Mỹ. Việc học tập thông qua các DA đã được bắt đầu từ 300 năm trước và có những biến động, di chuyển qua lại từ định nghĩa, cách thức tiến hành, phương thức áp dụng, mức độ phổ biến,... Từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ quốc gia/ châu lục này cho đến quốc gia/châu lục khác. Các nhà nghiên cứu và công trình tiêu biểu của họ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lí luận của DHDA là: Dewey, Richards, C.R, Kilpatrick, W.H, Collings, E, Alberty, H.B, Bleeke, M.H, Churh, R.L, Holmes, L.E. .. [7], [25]. William Heard Kilpatrick là người đầu tiên đã mô tả chi tiết phương pháp này trong bài viết nổi tiếng thế giới “ Phương pháp dự án” (1918). Ông đề cập tới dạy học DA là “hành động có mục đích bằng cả trái tim” - đề cao ý nghĩa “mục đích” của dạy học DA: cho HS tự do hành động nhằm phát triển sự độc lập, tư duy phê phán và năng lực hành động. Từ đầu thế kỷ XX, ở Bắc Mỹ cũng như ở Châu Âu, DHDA đã tạo nên một chuyển động xã hội- giáo dục với thay đổi mạnh mẽ trong dạy học nhà trường. Nền tảng của chuyển động này là đem đến cho HS sự hào hứng tiếp nhận kiến thức, sự thay đổi phương pháp học tập với sự tham gia một cách có ý thức nhất, tích cực nhất của học sinh vào việc tiếp thu tri thức. Ngày nay, DHDA còn mang tính toàn cầu và càng phát triển hơn với một định hướng quan trọng là sử dụng nó như một phương pháp dạy học tich cực nhằm phát triển năng lực học tập của HS. 1.1.2. Trong nước Một số năm gần đây, một số cơ sở đào tạo đã bước đầu quan tâm đến PPDH này. Với những ưu điểm vượt trội, DHDA đã đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu và 11
  14. DHDA được đề cập nhiều hơn trong các tài liệu tiếng Việt. Với sự tăng cường hợp tác quốc tế, DHDA đã được tăng cường giới thiệu và sử dụng ở Việt Nam thông qua các DA đào tạo bồi dưỡng GV như các chương trình : “Dạy học cho tương lai” của Intel (Intel Teach to the Future), “Đưa kĩ năng CNTT vào dạy học” (Partner in leaning) của Microsoft hoặc “Ứng dụng CNTT trong dạy học” (ICT in Education) do UNESCO tổ chức đã đề ra mục đích chính là giúp GV biết sử dụng máy vi tính, tài liệu trên internet để phát triển trí tưởng tượng của HS, dẫn dắt HS tới phương pháp học tập hiệu quả trên cơ sở của DHDA. Gần đây nhất, cuối năm 2013, trong đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ cần xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, tức là tập trung vào các năng lực cần có của mỗi người học. Chương trình tiếp cận theo hướng này chủ trương giúp HS không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Để đạt được mục tiêu này, GV phải đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có DHDA. Bên cạnh đó, rất nhiều tác giả có các bài báo, công trình liên quan đến DHDA. Hai tác giả TS. Nguyễn Văn Cường và TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo có bài viết: “Dạy học dự án- một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên ” đã tiếp cận phương pháp DHDA từ góc độ lý luận và đã nêu được vai trò của phương pháp này đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học của GV[20,tr. 17-18]. Tại hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, hai tác giả PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và Võ Thị Bảo Ngọc đã có bài trình bày về “Tình hình vận dụng phương pháp projecttrong dạy học ở trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội ” nêu lên được tình hình vận dụng phương pháp này trong dạy học ở khoa Anh - Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội cũng như đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học dự án.[10]. Trên tạp chí Giáo dục số 157 (kì 1-3/2007), PGS.TS. Đỗ Hương Trà có bài viết : “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện" đã đưa ra cơ sở tiếp cận dự án và nêu lên tiến trình chi tiết thực hiện DHDA[22]. Đặc biệt, trong tài liệu Dự án Việt Bỉ “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” đã 12
  15. giới thiệu rất chi tiết về DHDA, bao gồm các bước thực hiện, tiêu chí đánh giá,...[1, tr. 125]. Ngoài ra, cũng có nhiều công trình luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đềnày: - Nguyễn Thị Hường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 - THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội[16]. - Nguyễn Thị Hương (2013), Vận dụng phương pháp dạy học dự án để dạy học chuyên đề về giáo dục môi trường cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học,Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội [14]. - Hà Thị Thúy (2015), Tổ chức dạy học theo dự án sinh học 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội [21]. Như vậy, DHDA không phải là một vấn đề mới mẻ đối với ngành Giáo dục ở trong nước cũng như thế giới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cơ sở lý thuyết cũng như các biện pháp phát triển năng lực học tập phần Di truyền học, Sinh học 12 thông qua phương pháp DHDA. Do đó, việc tìm hiểu về cơ sở lý luận về tổ chức DHDA phần Di truyền học nhằm phát triển năng lực học tập cho HS là rất cần thiết. 1.2. Cơ sở lý luận của DHDA 1.2.1. Khái niệm dự án và dạy học dự án 1.2.1.1. Khái niệm dự án Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là project, có gốc tiếng Latinh là projicere có nghĩa là phác thảo, dự thảo, một thiết kế, một đề án, một kế hoạch được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Thuật ngữ “Dự án” trong tiếng Việt nghĩa là “một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện rằng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách”. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, đặc trưng của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án. Khái niệm Dự án trong các lĩnh vực khác nhau lại được định nghĩa khác nhau phù hợp với các hoạt động điễn ra trong dự án.Khi vận dụng khái niệm “dự án” vào môi trường giáo dục thì cần có sự bổ sung vào định nghĩa để mang tính đặc thù. Trong tài 13
  16. liệu của dự án Việt- Bỉ có nêu: Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học [1, tr. 125]. Quan niệm này đã chuyển dự án theo quan niệm chung thành dự án dạy học hay dự án học tập. Điểm nổi bật của quan niệm này là chuyển nội dung học thành bài tập tình huống, mà khi giải quyết tình huống này phải sử dụng kiến thức theo nội dung học tập. Như vậy, nội dung học thành vốn kiến thức của chủ thể để giải bài tập tình huống. 1.2.1.2. Khái niệm dạy họcdự án Theo K.Frey, học giả người Đức, thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được [2]. Theo Thomas, Mergendoller, Michaelson (Mỹ) thì “DHDA là một mô hình tổ chức học tập xung quanh DA. Các DA có nhiệm vụ phức tạp, dựa trên các câu hỏi hay vấn đề đầy thử thách, đòi hỏi HS phải thiết kế, giải quyết vấn đề, hoặc tiến hành các hoạt động điều tra; nó cung cấp cho học cơ hội để làm việc tương đối tự động trong một khoảng thời gian mở và kết quả cuối cùng là tạo ra các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình trước lớp học’" [14]. Theo Chương trình dạy học của Intel Việt Nam: DHDA là một mô hình dạy học lấy HS làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực trong đó GV hướng dẫn HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết và thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả [9]. Như vậy, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về DHDA. Từ đó, ta có thể hiểu: DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc 14
  17. thực hiện DA, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả DA là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu, chuyển giao được. 1.2.2. Đặc điểm của dạy học dự án Theo Chương trình dạy học của Intel Việt Nam, trong các tài liệu về DHDA, có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX khi xác lập cơ sở lí thuyết cho PPDH này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng người học, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Đến nay các đặc điểm của DHDA được cụ thể hóa và mô tả bằng sơ đồ như sau: Định hƣớng hứng thú Định hƣớng Định hƣớng thực tiễn hành động DẠY HỌC Định hƣớng Mang tính kĩ năng DỰ ÁN phức hợp mềm Cộng tác Định hƣớng làm việc sản phẩm Tính tự lực cao của HS Hình 1.1. Sơ đồ những đặc điểm của DHDA - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của DA xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, nghề nghiệp và đời sống. Nhiệm vụ của DA cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. - Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia đề xuất và chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của HS cần được phát triển trong quá trình thực hiện DA. 15
  18. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện DA có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt dộng thực tiễn, thực hành. - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện DA, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của DA bao gồm những thu hoạch lý thuyết, những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. - Định hướng kĩ năng mềm: Làm việc theo DA sẽ hỗ trợ phát triển cả kĩ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, tìm kiếm, phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin...Trong suốt quá trình thực hiện DA, các câu hỏi định hướng sẽ kích thích HS tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. Đồng thời, HS còn có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng mềm cần có của con người trong thế kỉ XXI như : kĩ năng học tập và thích ứng, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng sống và hoạt động nghề nghiệp,... - Tính phức hợp có ý nghĩa xã hội, thực tiễn: nội dung DA có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp (liên môn). Các DA học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. - Tính tự lực cao của người học: trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều này cũng đòi hỏi và khuyến khích người học nâng cao tính trách nhiệm và sự sáng tạo. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ HS. - Cộng tác làm việc: các DA học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự công tác làm việc vả sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng, kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác có tham gia trong DA. Đặc điểm này còn gọi là học tập mang tính xã hội. 1.2.3. Mục tiêu của DHDA Dạy học theo dự án nhằm vào các mục tiêu sau đây: - Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực; tạo ra một sản phẩm (Ví dụ: Tổ chức giới thiệu một sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái; Tổ chức cuộc thi “ Hành trình sinh học” trong trường ...). - Thực hành nghiên cứu (Ví dụ: Động vật và phân loại; Dự án nghiên cứu về 16
  19. rác và cách giảm bớt rác trong nhà trường; Nghiên cứu và so sánh cây phả hệ ...). - Giải quyết một vấn đề (Ví dụ: Tại sao loài khủng long lại biến mất; Video trong dạy học sinh học). - Rèn luyện, phát triển nhiều kĩ năng: kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. [29] 1.2.4. Các loạidự án học tập DA học tập có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể là: a. Phân loại theo chuyên môn: - DA trong một môn học. - DA liên môn. - DA ngoài chuyên môn. Ví dụ : DA chuẩn bị cho các lễ hội trong trường. b. Phân loại theo quỹ thời gian: K. Frey phân chia như sau: - DA nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 - 6 giờ. - DA trung bình: thực hiện trong một số ngày nhưng giới hạn là một tuần hay 40 giờ học. - DA lớn: DA thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay trong 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần. Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông, trong đào tạo ĐH, quỹ thời gian lớn hơn. c. Phân loại theo nhiệm vụ: - DA tìm hiểu: là DA khảo sát thực trạng đối tượng. - DA nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. - DA thực hành: có trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác. - DA hành động: tiến hành các hoạt động thực tiễn xã hội. - DA hỗn hợp: là các DA có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. d. Phân loại theo sự tham gia của người học: 17
  20. DA cá nhân, DA cho nhóm người học, DA cho một lớp, DA cho một khối lớp, DA toàn trường. Các loại DA theo sự phân loại trên không hoàn toàn tách biệt với nhau, trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng DA theo đặc thù riêng. Trong DH sinh học ở trường THPT thường áp dụng các DA theo chuyên môn (trong môn hóa học, liên môn); theo thời gian (DA nhỏ, DA trung bình) và theo nhiệm vụ (tìm hiểu, nghiên cứu, thực hành). 1.2.5. Cấu trúc của dự án học tập Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, cấu trúc của một dự án học tập phải gồm các thành phần sau [19,tr120] - Tên dự án: Tên dự án thường bao gồm: một dự án lớn, một số dự án nhỏ (mỗi nội dung của dự án lớn là một dự án nhỏ, để phần cho các nhóm). - Nội dung cần thực hiện trong mỗi dự án nhỏ. - Kế hoạch thực hiện mỗi dự án nhỏ + Tên thành viên thực hiện ( tên học sinh trong nhóm). + Nhiệm vụ mỗi thành viên ( công việc phải làm trong dự án nhỏ) + Phương tiện hoạt động cho mỗi thành viên ( giấy, bút, máy ảnh ...) + Thời gian hoàn thành mỗi nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: kết quả và hình thức diễn đạt kết quả như bài viết, hình vẽ, mẫu vật ... - Kế hoạch tổng kết, đánh giá dự án. + Hình thức tổng kết: trưng bầy, báo cáo. + Phân công: mỗi dự án báo cáo nội dung gì, thời gian báo cáo + Đánh giá: các ưu điểm về nội dung, về quá trình thực hiện 1.2.6. Các giai đoạn của DHDA Có một số nhà nghiên cứu đưa ra các tiến trình của DHDA nhưng đều thực hiện các bước chính : chọn đề tài, xây dựng kế hoạch, thực hiện DA và trình bày sản phẩm[2], [7], [21]. Chúng tôi lựa chọn thực hiện DHDA theo tiến trình sau: - Xây dựng ý tưởng về dự án - Thiết kế dự án - Thực hiện dự án 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2