Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này chủ yếu tập trung làm rõ: Trên cơ sở phân tích những nội dung đã được giải quyết trong các bài nghiên cứu từ đó đề xuất những giải pháp và những khuyến nghị cho cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LÊ THƯ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2018 1
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Hải Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong thời gian qua chính sách tỷ giá hối đoái (TGHĐ) ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính - tiền tệ như: hạn chế lạm phát, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng điều hành chính sách tỉ giá của NHNN tiếp tục đạt được những thành công, đó là: mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, thị trường tiền tệ ổn định; tín dụng sau một thời gian tăng chậm đã được khơi thông và tăng ngay từ đầu năm 2017, hỗ trợ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng tiếp tục được giữ ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tiếp tục tăng cao, an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng được đảm bảo. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước có phát huy hiệu lực khi áp lực tỷ giá năm 2017 là rất lớn, khi mà trong năm nay, một loạt chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi và nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất đồng USD 3-4 lần. Năm 2018 sẽ còn tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp cũng như khó lường trên thị trường tài chính quốc tế. Chính vì vậy bên cạnh cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm thì chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải theo dõi hết sức sát đặc biệt là nâng cao vai trò phân tích dự báo tính hình thị trường ở cả trong nước và quốc tế để điều hành một cách chủ động trên cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm. Xuất phát từ nội dung của luận văn em xin lựa chọn đề tài: “Điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong nghiên cứu này, bên cạnh việc phân tích diễn biến của tỷ giá, cùng với đánh giá hiệu lực điều hành tỷ giá của NHNN trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, xem xét đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá và một số biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, cán cân thương mại, mức độ đô la hóa, dự trữ ngoại hối và nợ nước ngoài bằng một số mô hình thực nghiệm. Cuối cùng, luận văn đưa ra một số tồn tại và giải pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá trong thời gian tới. 3
- 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn này chủ yếu tập trung làm rõ: Trên cơ sở phân tích những nội dung đã được giải quyết trong các bài nghiên cứu từ đó đề xuất những giải pháp và những khuyến nghị cho cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu về thực trạng hệ thống cơ sở lý luận trong điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp: trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về điều hành tỷ giá hối đoái, các cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của cơ chế đến nền kinh tế Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về điều hành tỷ giá của Việt Nam giai đoạn từ năm 2013-2017. Trong đó nghiên cứu điều hành tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tỷ giá hối đoái trong xây dựng và phát triển kinh tế cuả một số nước trên thế giới. Từ đó hình thành định hướng cho điều hành tỷ giá của Việt Nam với hi vọng tỷ giá là một trong những công cụ giúp ổn định chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử thông qua nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp phân tích, từ đó rút ra kết luận, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành tỉ giá hối của NHNN Việt Nam trong thời gian tới. - Phương pháp nghiên cứu: dựa trên số liệu thống kê, tập hợp được thu thập từ nguồn tài liệu của NHNN, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Bộ Tài chính, Bộ Đầu tư và Kế hoạch, Tổng cục Thống kê, kết hợp các nguồn thông tin trên các báo chí, tạp chí chuyên ngành và kế thừa những kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Trên cơ sở tổng hợp các bài nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, làm rõ những mặt tích cực và hạn chế của chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua. 4
- - Qua việc nghiên cứu lý luận về tỷ giá, học hỏi kinh nghiệm điều hành của một số nước trên thế giới, cùng với thực tiễn điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong những năm qua, tìm ra những tồn tại, vướng mắc và đưa ra biện pháp khắc phúc nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để có thể sử dụng hiệu quả hơn công cụ điều tiết này nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về tỷ giá và chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam Chương 3: Giải pháp điều hành và khuyến nghị về chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 5
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 1.1. Tỷ giá 1.1.1. Khái niệm Trong điều kiện hiện nay, các nước ngày càng có nhiều mối quan hệ với nhau trên các mặt kinh tế, chính trị, du lịch. Vì vậy những quan hệ thanh toán quốc tế nảy sinh. Mặt khác đồng tiền của một nước có giá trị lưu thông trên nước đó. Do vậy để thực hiện các thanh toán trên thì cần đổi tiền nước này ra tiền nước khác. Từ đó tỷ giá hối đoái là cần thiết và quan trọng. Có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái. Ta có khái niệm tổng quát như sau: Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa các đồng tiền của các quốc gia khác nhau. 1.1.2. Phân loại tỷ giá 1.1.2.1. Tỉ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá hối đoái là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. 1.1.2.2. Tỉ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái thực chiếm vị trí quan trọng trong các nghiên cứu kinh tế về tỷ giá hối đoái. Xuất phát từ sự tin tưởng tỷ giá hối đoái thực là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là trong xu thế hoàn cầu hiện nay. 1.1.2.3. Tỉ giá hối đoái bình quân Chúng ta thấy rằng bất cứ một nước nào cũng có nhiều tỷ giá hối đoái, bằng đúng số lượng những đồng tiền nước ngoài có thể được đổi thành đồng nội tệ. Đồng Việt Nam (VND) có thể được dùng để mua đô la Mỹ, yên Nhật (JPY), bảng Anh (GBP)… Khi nghiên cứu những thay đổi trong tỷ giá, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ số mang thông tin trung bình về các tỷ giá này. 1.1.3. Các nhân tố tác động lên tỷ giá. 1.1.3.1. Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payment) Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn nhau, cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chi hoặc bội thu: 6
- 1.1.3.2. Lãi suất (Interest rate) Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn, các công ty đa quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư một cách dễ dàng giữa các đồng tiền khác nhau khi tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền này có chiều hướng thay đổi. Vấn đề quan trọng được đặt ra là cần phải so sánh đối chiếu thu thập đầu tư từ các đồng tiền khác nhau để có thể chắc chắn rằng họ có thể thu được kết quả đầu tư tốt nhất. 1.1.3.3. Ngang giá sức mua (purchasing power parrty). Ngang giá sức mua chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai đồng tiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặt hàng ở hai nước khác nhau được tính theo đồng tiền của hai nước. 1.1.3.4. Các điều kiện kinh tế (economic conditions) Về ngắn hạn, các hoạt động kinh doanh và đầu tư hàng ngày đều tác động trực tiếp đến cung và cầu vốn đặc biệt là các khoản giao dịch với quy mô lớn trên thị trường. Về dài hạn, tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi tình hình và xu hướng phát triển kinh tế quốc gia cũng như các biến động trên thị trường thế giới, được thể hiện qua những yếu tố cơ bản như sau: cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, thuế suất, cung và cầu vốn. 1.1.3.5. Các yếu tố chính trị (Political factors) Sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như dài hạn đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và các chính sách điều tiết của nhà nước. 1.1.3.6. Tình hình lạm phát trong và ngoài nước Lạm phát cao làm tăng lãi suất tương đối của tiền gửi ngoại tệ so với nội tệ và dẫn đến giảm giá của đồng nội tệ. Lạm phát cao còn làm cho sức mua của nội tệ giảm so với ngoại tệ. Lạm phát tác động trực tiếp tới hàng xuất – nhập khẩu dẫn đến làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia đó và ảnh hưởng tới tỷ giá. 1.1.3.7. Vai trò của chính phủ hay sự can thiệp của ngân hàng trung ương Bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ mà có ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, thu nhập thực tế hoặc mức lãi suất trong nước đều làm ảnh hưởng đến sự biến động của tý giá hối đoái. 1.1.3.8. Các yếu tố khác Tỷ giá còn chịu tác động của các yếu tố khác như: tâm lý, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư. 7
- 1.2. Chính sách tỷ giá 1.2.1. Khái niệm Chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. 1.2.2. Phân loại chính sách tỷ giá 1.2.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái Chế độ tỷ giá hối đoái là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn. Các loại chế độ tỷ giá bao gồm: a. Chế độ tỷ giá cố định b. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do c. Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước 1.2.2.2. Chính sách điều hành tỷ giá a. Khái niệm Chính sách tỷ giá hối đoái là một thể thống nhất những định hướng và giải pháp của nhà nước đảm bảo ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã dự định. b. Ý nghĩa của chính sách tỷ giá 1.2.3. Mục tiêu của chính sách tỷ giá 1.2.3.1 Mục tiêu cân bằng nội Là trạng thái ở đó các nguồn lực của một quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự toàn dụng nhân công và mức giá cả ổn định. Mức giá biến động bất ngờ có tác động xấu đến các khoản tín dụng và đầu tư. Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên hay xuống phát triển đột ngột của tổng cầu để duy trì một mức giá cả ổn định, có thể dự kiến trước được. 1.2.3.2. Mục tiêu cân bằng ngoại Khái niệm "cân bằng ngoại" khó xác định hơn nhiều so với "cân bằng nội", nó chủ yếu là sự cân đối trong "tài khoản vãng lai". 1.2.4. Công cụ của chính sách tỷ giá Tỷ giá hối đoái là một biến số có liên quan đến rất nhiều biến số kinh tế khác nên mọi sự thay đổi của các biến số kinh tế nhiều đều có tác động đến những giao dịch của dân cư, Chính phủ một nước với dân cư và nền kinh tế thế giới và như vậy sẽ có tác động đến tỷ giá hối đoái. Vì vậy, tất yếu sẽ có rất nhiều 8
- các công cụ và thách thức khác nhau để thực hiện cơ chế tác động của chính sách tỷ giá hối đoái. 1.2.4.1. Công cụ lãi suất tái chiết khấu Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái được thực hiện với mong muốn tạo ra sự thay đổi cấp thời về tỷ giá. Tác động của công cụ lãi suất tái chiết khấu đến tỷ giá hối đoái được thực hiện theo cơ chế khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất thị trường. 1.2.4.2. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ thực chất là hoạt động của NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. 1.2.5. Kinh nghiệm quốc tế về điều hành chính sách tỷ giá của NHTW 1.2.5.1. Kinh nghiệm điều hành tỉ giá ở Trung Quốc Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc gây ra rất nhiều tranh cãi thời gian qua. Trong gần 70 năm tồn tại, chính sách tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) đã được điều chỉnh rất nhiều. Từ năm 1955 đến 1972, quốc gia này chỉ áp dụng một tỷ giá. Vai trò của tỷ giá bắt đầu thay đổi từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978. Đến năm 1985, tỷ giá này đã được hạ xuống ngang bằng với tỷ giá nội bộ và cuối cùng cho phép thống nhất một tỷ giá. Năm 1988, một hệ thống thu ngoại tệ chính thức được thành lập. Khi đó, các chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp Nhà nước cũng có thể tham gia vào thị trường ngoại hối. Năm 1994 chứng kiến nhiều cải cách kinh tế vĩ mô lớn, bao gồm cả những đổi mới trong thị trường ngoại hối - chế độ đa tỷ giá được thay bằng một tỷ giá. Đến cuối năm 1996, NDT đã có thể được chuyển đổi hoàn toàn trên tài khoản vãng lai để phục vụ cho các mục đích liên quan đến thương mại. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của NDT so với USD tăng ở mức chậm nhưng đều đặn lên 8,3 NDT đổi một USD vào năm 1997. Ngày 21/7/2005, Trung Quốc lại tiếp tục đưa vào một chính sách tiền tệ mới, chấm dứt việc áp dụng một tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi trong suốt gần 10 năm. Tháng 5/2007, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã điều chỉnh biên độ dao động hàng ngày của NDT lên 0,5%. Những đổi mới này đã làm tăng tính linh hoạt cho tỷ giá. Vào cuối năm 2008, một USD chỉ còn đổi được 6,83 NDT. 9
- Tại Hội nghị Công tác kinh tế trung ương tháng 12/2016, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Trung Quốc đã nói Bắc Kinh sẽ duy trì chính sách tiền tệ “khôn ngoan và trung tính” trong năm 2017. Có thể khẳng định, so với các nước, Trung Quốc đã rất thành công trong quá trình điều hành cơ chế tỷ giá của mình, đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền ổn định và vững mạnh trong hệ thống tiền tệ quốc tế kể từ sau khi gia nhập WTO đến nay. 1.2.5.2. Kinh nghiệm điều hành tỉ giá ở Nhật Bản Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ II, đến giữa thập niên 1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và tham gia vào bộ ba quyền lực đứng đầu thế giới (gồm Mỹ , Tây Đức và Nhật Bản). Yếu tố cơ bản tạo ra điều thần kỳ đó chính là mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu mà một trong những trụ cột quan trọng nhất là chính sách tỷ giá hối đoái đồng Yên yếu. Tại cuộc gặp lịch sử Plaza, trước áp lực rất mạnh của Mỹ và các đối tác châu Âu, Nhật Bản buộc phải chấp nhận nâng giá đồng Yên. Hiệp ước Plaza có tác dụng tức thì. Giá trị đồng Yên nhanh chóng tăng vọt. Trong thời gian của tháng Giêng năm 1986 và tháng hai 1987 chính phủ Nhật đã sử dụng chính sách thả lỏng tiền tệ để bù đắp vào trị giá tăng cao của đồng Yên. Năm 2016, đồng loạt các ngân hàng đầu tư ở Mỹ cho rằng nội tệ vủa Nhật Bản sẽ vượt xa các đồng tiền khác, sẵn sàng đoạt ngôi về tỷ giá mà USD đang nắm giữ. Theo Bloomberg, Yên Nhật trong năm 2016 đủ lực vượt xa tất cả các đồng tiền khác. Tăng trưởng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bớt khả năng làm suy yếu tỷ giá thông qua gói kích thích tiền tệ. Thay vào đó, chính phủ sẽ ngày càng dựa nhiều vào chi tiêu và cải cách các chính sách để thúc đẩy kinh tế Nhìn nhận sự thay đổi tiến trình phát triển theo cách đó, người ta nói nước Nhật chính là tác giả phát minh ra trò chơi toàn cầu mới: tiến hành toàn cầu hóa bằng cả hai chân thương mại và đầu tư một cách nhịp nhàng. Trước Nhật, chưa có nước nào làm được điều đó một cách có ý thức và hiệu quả như vậy. 1.3.3. Bài học cho NHNN Việt Nam Đầu tiên, việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cho mỗi nước tùy thuộc vào điều kiện thực tế về phát triển kinh tế - xã hội của nước đó. Thành công của một chế độ tỷ giá ở một nước này không đồng nghĩa với sự thành công của chế độ tỷ giá hối đoái đó ở nước khác. 10
- Điều hành chế độ tỷ giá hối đoái phải gắn liền với các biện pháp can thiệp của Chính phủ, như việc dựa hẳn vào quy luật thị trường hay sử dụng nhiều các biện pháp hành chính (chính sách, chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ). Với những bài học kinh nghiệm rút ra được, chúng ta cần phải biết vận dụng vào chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam để có thể đạt được những kết quả tốt nhất trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở nước ta. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương đầu tiên của Luận văn đề cập một số vấn đề chung về tỷ giá. Ngoài các khái niệm cơ bản, nội dung của Chương còn mô tả sự hình thành và phát triển của các chính sách tỷ giá trên thế giới từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay. Cùng với những vấn đề cơ bản về tỷ giá và chính sách tỷ giá, Chương 1 còn nêu những kinh nghiệm về chính sách điều hành tỷ giá của một số nước trên thế giới nhằm tạo cơ sở ban đầu cho việc đánh giá thực trạng chính sách tỷ giá ở Việt Nam và đưa ra những bài học kinh nghiệm chung cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở nước ta. 11
- Chương 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM 2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 được thực hiện trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Năm 2016, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông – lâm – thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hại hán. Tuy nhiên, về chủ đạo, kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể. GDP 2016 không đạt chỉ tiêu: năm 2016 ước đạt tăng 6,21% so với năm 2015. Ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 870,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,44% so với năm 2015, thấp hơn so với mức tăng các năm gần đây. Lĩnh vực nông nghiệp đạt 642,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79%; lâm nghiệp đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,17%; thuỷ sản đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 2,91%. Sản xuất công nghiệp thấp hơn 2 năm trở lại đây: Tính chung cả năm 2016, chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do các ngành khai khoáng giảm mạnh. Cán cân thương mại năm 2016, suất siêu 2,68 tỷ USD. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2016 đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm trước. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 2016 đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước. CPI cả năm 2016 tăng 4,74%: CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. 2.2. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.1. Các văn bản pháp lý trong điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam 2.2.1.1. Nhóm quy định chống đô la hóa và bình ổn thị trường ngoại hối 2.2.1.2. Nhóm quy định chống tình trạng vàng hóa, quản lý thị trường vàng. 12
- 2.2.2. Phân tích thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam. 2.2.2.1. Diễn biến tỷ giá trong những năm qua. a. Năm 2013 Trong năm 2013, NHNN đã đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá trong biên độ không quá 2-3%, điều hành chặt chẽ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước và chống đô la hóa trong nền kinh tế. Những “điểm nhấn” của năm 2013 Trong năm 2013, bằng những biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN được thực hiện nhất quán và linh hoạt đã mang lại thành công trên thị trường ngoại hối. Đây là cơ sở để NHNN duy trì sự ổn định tỷgiá VND/ USD, thị trường ngoại hối, chống “đô la hóa”.Những thành công đạt được trong điều hành chính sách tỷ giá VND/USD được thể hiện ở những điểm sau: - Thứ nhất, NHNN đã chủ động và tự tin trong điều hành nhịp nhàng chính sách tỷ giá và thị trường ngoại hối. - Thứ hai, NHNN đã chủ động thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất trong những tháng cuối năm. - Thứ ba, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do vẫn tiếp tục duy trì khoảng cách thu hẹp là dưới 50 VND/1USD Như vậy, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỷ lệ “đô la hóa” giảm mạnh. Tỷ giá ổn định đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối. b. Năm 2014 Trong những tháng đầu năm 2014, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định. Cung cầu ngoại tệ vẫn đảm bảo (5 tháng đầu năm cả nước xuất siêu 1,6 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD), huy động vốn của hệ thống các TCTD vẫn ở mức cao. Những ngày đầu tháng 6, giá USD liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng sát trần cho phép. Ngân hàng Nhà nước sẽ không điều chỉnh tỷ giá cho đến hết năm 2014. Khẳng định trên được dẫn giải ở ba lý do. - Thứ nhất, cung cầu ngoại tệ vẫn ổn định, nguồn cung ngoại tệ diễn biến tích cực trong khi chưa xuất hiện nhu cầu lớn về ngoại tệ. 13
- - Thứ hai, giải ngân FDI và nguồn kiều hối đều tăng so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục diễn biến khả quan trong thời gian tới, nhất là vào dịp cuối năm. - Thứ ba, trên thị trường ngoại tệ, doanh số giao dịch, hoạt động mua bán ngoại tệ diễn ra bình thường, không có gì đột biến. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, kể cả sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp trong trường hợp cần thiết. Thứ nhất, thời gian cuối năm, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển lợi nhuận về chính quốc, nhu cầu mua ngoại tệ ghi nhận là có tăng. Thứ hai, các nhà đầu tư gián tiếp cũng muốn chốt lời trong thời gian vừa qua, họ bán ròng và thu ngoại tệ để chuyển lợi nhuận. c. Năm 2015 Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quý I - 2015 là chính sách tỷ giá hối đoái neo cố định so với đồng đô la Mỹ. NHNN ấn định một mức tỷ giá nào đó rồi sử dụng các công cụ hành chính (biên độ cho phép) hay bằng cộng cụ thị trường (mua bán ngoại tệ) để giữ tỷ giá quanh mức mục tiêu. Đầu năm 2015, Thống đốc NHNN tuyên bố sẽ tăng tỉ giá liên ngân hàng USD/VND thêm 1% vào quý I, tỷ giá bình quần liên ngân hàng ở mức 21.458 VND/USD. Đến cuối tháng 7/2015, cam kết kiểm soát biên độ tỷ giá tăng không quá 2% được NHNN khẳng định nhiều lần, cho dù kể từ ngày 07/05 đã chính thức nới hết room cho phép. Đây là những tình huống sẽ nằm ngoài kiểm soát của NHNN. Do vậy, NHNN có thể có những định hướng để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh thị trường không có biến động mạnh. Đây cũng là mục tiêu mà NHNN đưa ra để duy trình sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam chuyển động trên thị trường ngoại hối trong thời gian sắp tới. d. Năm 2016 Từ đầu năm 2016, cơ chế tỷ giá hối đoái mới chính thức vận hành. Trải qua một năm nhiều biến động, đặc biệt là trên thị trường quốc tế, cơ chế tỷ giá hối đoái trung tâm đã được thử thách và đã chứng tỏ vai trò tích cực trong đối phó với bão tố trên thị trường tiền tệ thế giới, giữ tỷ giá hối đoái giữa VND với USD có được sự ổn định cần thiết, góp phần đáng kể vào ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2016, tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế nhập 14
- khẩu. Chỉ số giá USD tháng 12/2016 chỉ tăng 0,8% so với cuối năm 2015 và chỉ số giá USD bình quân năm 2016 chỉ tăng 2,23% so với bình quân năm 2015. Sự ổn định của tỷ giá hối đoái suốt cả năm 2016 là không thể phủ nhận và dựa trên những cơ sở vững chắc. Thành công ổn định tỷ giá hối đoái cả năm 2016, trước hết là nhờ cách thức điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN vừa linh hoạt, vừa phù hợp với quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước và diễn biến trên thị trường quốc tế. Thị trường ngoại hối đã cơ bản ổn định suốt từ đầu năm 2016 đến những ngày cuối năm và có cơ sở để tiếp tục ổn định trong năm 2017. Chính nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào và ổn định nên các nhu cầu về ngoại tệ hợp pháp, hợp lý đều được đáp ứng trên cơ sở đảm bảo cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối chính thức, theo đó thị trường ngoại hối phi chính thức tiếp tục thu hẹp và giảm vai trò tác động vào biến động tỷ giá hối đoái. Diễn biến tâm lý thị trường ngoại hối trong nước tương đối ổn định trước những biến động trên thị trường quốc tế trong năm 2016, chẳng hạn sau sự kiện chấn động như Brexit, bầu cử tổng thống Mỹ, Fed tăng lãi suất ngày 14/12/2016, chỉ số USD tăng cao nhất trong vòng gần 14 năm qua. d. Năm 2017 Năm 2017 có thể coi là một năm thành công trong việc ổn định tỷ giá. Tính từ đầu năm, tỷ giá tham chiếu đã được NHNN điều chỉnh tăng +1.32% nhưng trên thị trường, tỷ giá tại các NHTM giảm -0.2%, còn tỷ giá tự do giảm - 1.34%. Có nhiều nguyên nhân giúp tỷ giá rất ổn định, nhưng có 2 nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về nhóm nguyên nhân chủ quan, đây là năm thứ 2 NHNN áp dụng chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và trong năm 2017 đã liên tục điều chỉnh tỷ giá tham chiếu theo cả chiều tăng lẫn chiều giảm. Động tác này đã góp phần làm giảm tính đầu cơ dựa trên kỳ vọng tỷ giá chỉ có chiều tăng vốn rất phổ biến trước đây. NHNN cũng rất kiên định với chính sách lãi suất USD 0% cho dù trong năm có một số ý kiến phải thay đổi mức lãi suất này. Về nhóm nguyên nhân khách quan, có thể thấy điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước và diễn biến các đồng tiền mạnh trên thị trường thế giới đều ở hướng thuận lợi cho đồng VND. Trong nước, lạm phát được duy trì ở mức thấp, tính từ đầu năm đến hết tháng 11 chỉ số CPI mới tăng 2,38%, thấp hơn mức kiểm soát 4% và thấp hơn nhiều lãi suất huy động tiền gửi. Lạm phát thấp đã giúp củng cố niềm tin của người dân với đồng VND. 2.2.2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá 15
- Khái quát lại cơ sở để hoạch định và mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2013-2016 bao gồm: - Hiện trạng kinh tế - tài chính nước ta tuy đã được cải thiện một bước căn bản, song vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn và xu hướng tiếp tục lên giá của Việt Nam đồng tương đối rõ nét. - Triển vọng kinh tế tuy sáng sủa, song mục tiêu và phục vụ chiến lược Việt Nam là rất nặng nề Tuy nhiên để nâng cao luận cứ cho việc lựa chọn mục tiêu, xác định nhiệm vụ cụ thể của chính sách tỷ giá hối đoái chính xác hơn, từ đó lựa chọn giải pháp, công cụ điều chỉnh để đạt mục tiêu đề ra cần nhận thấy. Thứ nhất, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, tác động trực tiếp của chính sách nằm trong lĩnh vực tiền tệ , các quan hệ tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước giữa các chủ thể kinh tế. Thứ hai, với tư cách về mặt đối ngoại của chính sách tiền tệ tuy có những đặc thù riêng song hệ thống mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái phải xuất phát từ định hướng phù hợp với các mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ ở từng giai đoạn phát triển Những mục tiêu chủ yếu của chính sách tỷ giá trong giai đoạn 2013- 2016 bao gồm: 1. Mục tiêu trực tiếp. 2. Mục tiêu chiến lược. 3. Phối hợp với chính sách quản lý ngoại hối và đẩy lùi căn bản hội chứng Đô la hoá nền kinh tế. 4. Tạo ra các tiền đề cần và đủ để mở rộng hình thức, nội dung phạm vi chuyển đổi của Việt Nam đồng. 5. Tăng dự trữ ngoại tệ lên mức thích hợp và với cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. 2.2.2.3. Công cụ của chính sách tỷ giá ở Việt Nam a. Các công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá. Là hoạt động của NHTW các nước trong việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đến một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi). Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHTW đóng vai trò là 16
- người mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó. Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn. Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý Nghiệp vụ này được sử dụng để thay đổi lượng cung tiền lưu thông từ đó làm thay đổi tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá. Nghiệp vụ kết hối Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. b. Các công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá Lãi suất chiết khấu Thuế quan Hạn ngạch Giá cả Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. 2.2.2.4 Tác động của chính sách tỷ giá tới nền kinh tế Việt Nam a.Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát Ảnh hưởng của tỷ giá đối với lạm phát tại Việt Nam được đánh giá là tương đối mạnh trong khoảng thời gian 10 năm qua vì một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, phần lớn các doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam và các đối tác có xu hướng áp dụng chiến lược giá thay đổi theo sự biến động của tỷ giá thị trường. Thứ hai, Việt Nam được đánh giá là một nước có mức độ đô la hóa cao, một số mặt hàng không giao dịch trên thị trường quốc tế. Thứ ba, kỳ vọng về lạm phát đã góp phần khiến mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát tại Việt Nam trở nên nhạy cảm hơn. Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành giữ ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mức lạm phát cơ bản khoảng 2%. b.Tác động của chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại Cán cân thương mại Việt Nam bị thâm hụt liên tục và ngày càng nới rộng. Theo số liệu thống kê XNK của Tổng cục Hải Quan, cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 06/2017 thâm hụt tới 323 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/6 thâm hụt hơn 2,8 tỷ 17
- USD, bằng 3,2% kim ngạch XK của cả nước đã gây nhiều lo ngại không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn đối với giới học giả, nghiên cứu. Như vậy, cho dù đó là cán cân thương mại song phương hay đa phương thì tình trạng thâm hụt cũng không thể được cải thiện thông qua “phá giá tiền tệ”. Điều đó cho thấy hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam trong thời gian vừa qua là hoàn toàn hợp lý và là một trong những nhân tố giúp ổn định thị trường ngoại hối. c. Tác động của chính sách tỷ giá đến tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Đô la hóa là tình trạng đồng ngoại tệ được sử dụng rộng rãi để đảm nhiệm một hay nhiều chức năng của đồng nội tệ trong nền kinh tế. Tình trạng đô la hóa tuy giảm nhưng vẫn có ảnh hưởng tiêu cực tới công tác xây dựng và điều hành CSTT của NHNN thể hiện ở một vài điểm sau: Thứ nhất, công tác điều hành CSTT nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua các mục tiêu trung gian bị méo mó bởi đô la hóa. Thứ hai, khả năng truyền dẫn CSTT bị ảnh hưởng tiêu cực trong điều kiện tình trạng đô la hóa diễn ra phổ biến. Thứ ba, ảnh hưởng tiêu cực sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua sự mất cân đối về loại tiền trên bảng cân đối kế toán của các trung gian tài chính và khả năng quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN. Thứ tư, tình trạng đô la hóa ở mức cao làm giảm khả năng can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại tệ do các chủ thể trong nền kinh tế có xu hướng găm giữ ngoại tệ ngay cả khi NHNN tiến hành can thiệp với liều lượng lớn. d. Tỷ giá và dự trữ ngoại hối Theo Ngân hàng Nhà nước, dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm nay, đạt trên 42 tỷ USD. e. Tác động của chính sách tỷ giá đến nợ nước ngoài Nợ công của Việt Nam là vấn đề tranh cãi từ lâu. Nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu. f. Tác động của chính sách tỷ giá tới đầu tư và cho vay ra nước ngoài Các tổ chức kinh tế chỉ được cho vay ra nước ngoài nếu được Thủ tường Chính phủ chấp thuận và phải đăng ký với NHNN. Cá nhân không được phép cho vay ra nước ngoài. g. Tác động của chính sách tỷ giá đến kiều hối 18
- Quy mô lượng kiều hối gửi về đã trở nên rất đáng kể, dòng tiền này đã trở thành một nguồn tài chính lớn đến mức có thể so sánh với các dòng vốn nước ngoài, kể cả FDI lẫn ODA. 2.3. Đánh giá thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được - Giai đoạn 2011-2015 Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỷ giá. Từ tháng 08/2011, NHNN đã đặt mục tiêu kiểm soát tỷ giá trong những tháng cuối năm tăng không quá 1% và tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không quá 2 - 3%/năm trong năm 2012, kết hợp đồng bộ các giải pháp điều hành tỷ giá với chính sách lãi suất để hài hòa giữa thị trường ngoại hối và thị trường nội tệ. Đồng thời, kiên quyết xử phạt những vi phạm trong hoạt động ngoại hối theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm 2011, chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp. Các tổ chức kinh tế và cá nhân đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM, tạo điều kiện để NHNN mua một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Trong năm 2013, NHNN đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá trong biên độ không quá 2-3% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Để đạt mục tiêu đề ra, NHNN tiếp tục quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá chặt chẽ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Do tín dụng ngoại tệ tăng, giá mua bán USD được duy trì ở mức cao, cùng với tâm lý kỳ vọng về khả năng NHNN sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ giá sau những thông điệp của Thống đốc và định hướng chính sách tỷ giá trong năm 2014, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VND/USD, có hiệu lực từ ngày 19/06/2014. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng 1 năm, và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011-2014. Quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1% đã góp phần ổn định thị trường và hỗ trợ xuất khẩu trong những tháng cuối năm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi điều chỉnh, NHNN tiếp tục thực hiện những biện pháp cần thiết để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối trên mặt bằng giá mới. 19
- Bước sang năm 2015 là một năm đầy biến động và nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng, trong bối cảnh đồng đô la Mỹ liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam - Giai đoạn 2016 Có thể nói năm 2016 là năm tương đối “bình yên” đối với thị trường ngoại tệ Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro với sự gia tăng các yếu tố bất định từ các sự kiện địa chính trị xảy ra bất, thêm vào đó là kỳ vọng Fed tăng lãi suất thúc đẩy luồng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi, tỷ giá các đồng tiền liên tục biến động. Thị trường có được biến chuyển tích cực như vậy, bên cạnh các giải pháp điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ của NHNN, không thể không kể tới sự đóng góp của một yếu tố mới, đó là “tỷ giá trung tâm”. - Giai đoạn 2017 Những tháng đầu năm 2017, điều hành tỷ giá gặp nhiều khó khăn do các biến động mạnh trên thị trường tài chính quốc tế sau sự kiện Brexit, bầu cử Tổng thống Mỹ và các chính sách mới của Donald Trump mới đắc cử, Fed tăng lãi suất. Tuy nhiên, với việc chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, có kết hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, tỷ giá VND/USD chỉ tăng bình quân khoảng 1,1-1,2%, thị trường ngoại hối trong nước ổn định hơn nhiều so với mức độ biến động khá lớn của các nước trên thế giới và khu vực. Điển hình là sau khi FED quyết định tăng lãi suất USD thêm 0,25 %, lên mức 0,75-1% (rạng sáng 16/3 giờ Việt Nam), trái ngược với sự lên giá của đồng USD, tỷ giá VND/USD tại thị trường Việt Nam lại có xu hướng điều chỉnh giảm. 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1.Tồn tại - Thứ nhất: Tỷ giá chưa thực sự phản ánh tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường - Thứ hai: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. - Thứ ba: NHNN không thể kiểm soát được thị trường tự do. - Thứ tư: Quá trình nghiên cứu cho thấy việc phối hợp trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách của NHNN có những thời điểm chưa đạt kết quả cao như mong muốn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn