intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài này là đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao đối với Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh để đẩy mạnh huy động vốn đáp ứng được nhu cầu cho vay phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Yên Khánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh

  1. A - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại (NHTM) - tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, đồng thời làm các dịch vụ ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Qui mô, cơ cấu và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTM bao gồm: qui mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khả năng cung ứng dịch vụ, từ đó quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi ngân hàng. Trong khi chưa khai thác được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều ngân hàng hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tài sản. Vì vậy, chi phí nguồn vốn cao, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh thấp, chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững chắc. Các ngân hàng Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư. Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao, sự ổn định thấp và không phù hợp với sử dụng vốn về qui mô, kết cấu sẽ làm hạn chế khả năng sinh lời, đồng thời đặt ngân hàng trước nguy cơ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và hơn thế có thể dẫn đến sự mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính như nhiều quốc gia từng lâm vào. Do vậy, yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hết sức cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) Việt Nam nói riêng. 1
  2. Là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Khánh trải qua hơn 20 năm hoạt động, đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể trong mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra những thách thức mới ở phía trước do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội địa phương, những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, từ nội tại của mình và cạnh tranh ngày càng gia tăng bởi có thêm hoạt động của nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hiện nay, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh chỉ tài trợ được khoảng 60% cho đầu tư tín dụng, còn 40% phải sử dụng vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, chi nhánh cần có những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Bằng những kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu trong quá trình học tập kết hợp với kiến thức thực tế, nhận biết được sự cần thiết và tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn đối với NHTM, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn trong đó đề cập đến vai trò của nguồn vốn huy động, các hình thức huy động và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM. - Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh thông qua một số chỉ tiêu như: quy mô, tốc độ huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động, lãi suất huy động vốn và khả năng đáp ứng sử dụng vốn của nguồn vốn huy động tại Chi nhánh. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và phân tích những nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt 2
  3. động huy động vốn của Chi nhánh. - Đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao đối với Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh để đẩy mạnh huy động vốn đáp ứng được nhu cầu cho vay phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Yên Khánh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: hoạt động huy động vốn của NHTM. * Phạm vi nghiên cứu + Về mặt không gian: Khảo sát hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh + Về mặt thời gian: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn năm 2015-2017 từ đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2018-2021 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp. Nguồn số liệu và thông tin lấy từ các báo cáo huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh trong giai đoạn 2015-2017 để nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục các từ viết tắt, nội dung luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại NHTM Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh. Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh. 3
  4. B – NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1 Tổng quan về NHTM 1.1 Khái niệm và vai trò của NHTM 1.1.1 Khái niệm: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. 1.1.2 Vai trò của NHTM Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các nhu cầu chi tiêu khác. Thứ hai, NHTM hỗ trợ Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thứ ba, NHTM góp phần phân bổ, điều hoà vốn giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân, do đó tạo nên sự phát triển nhanh, các vùng trong một nước Thứ tư, NHTM góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Thứ năm, NHTM là cầu nối giữa các nước, thúc đẩy phát triển ngoại thương, công nghiệp và các ngành có liên quan. 1.2 Chức năng của NHTM * NHTM là trung gian tín dụng 4
  5. * NHTM là trung gian thanh toán * NHTM làm trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia * NHTM tạo “bút tệ” hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế 1.3 Nghiệp vụ của NHTM * Nghiệp vụ tạo vốn * Nghiệp vụ sử dụng vốn * Nghiệp vụ đầu tư tài chính. * Nghiệp vụ trung gian. 2 Huy động vốn của NHTM 2.1 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM * Vốn chủ sở hữu * Vốn nợ . 2.2 Khái niệm về hoạt động huy động vốn Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. 2.3 Vai trò của hoạt động huy động vốn  Đối với khách hàng  Đối với nền kinh tế  Đối với NHTM 2.4 Các hình thức huy động vốn của NHTM * Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán của khách hàng. * Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng. 5
  6. * Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. * Huy động vốn từ tiền gửi của ngân hàng khác. * Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá trên thị trường tài chính. * Huy động vốn bằng hình thức vay các TCTD khác. * Huy động vốn bằng hình thức vay trực tiếp từ NHNN 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 2.5.1 Quy mô, tốc độ huy động vốn * Quy mô nguồn vốn huy động * Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 2.5.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động a) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn b) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng c) Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền 2.5.3 Chi phí huy động vốn (giá vốn) 2.5.4 Lãi suất huy động vốn 3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn 3.1 Nhân tố khách quan * Tình hình kinh tế - xã hội * Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô 3.2. Nhân tố chủ quan * Lãi suất * Công nghệ ngân hàng 6
  7. * Chiến lược Marketing ngân hàng * Công tác tổ chức cán bộ 7
  8. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK HUYỆN YÊN KHÁNH 1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Khánh 2 Khái quát về Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh 2.1 Quá trình phát triển Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh 2.2 Môhình 2.2.Mô chức––mạng hình tổ chức lưới mạnglƣới Sơ đồ 2.1 Mô hình bộ máy tổ chức của chi nhánh huyện Yên Khánh Sơ đồ 2.1 Mô hình bộ máy tổ chức của chi nhánh huyện Yên Khánh Giám đốc Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng kế Phòng kế toán ngân Phòng hành chính hoạch kinh doanh quỹ -Tổ chức PGD khu vực PGD khu vực PGD khu vực PGD khu vực Khánh An Khánh Thiện Khánh Nhạc Khánh Trung (Nguồn: Phòng hành chính – Tổ chức Agribank chi nhánh huyện Yên Khánh) 8
  9. 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh giai đoạn 2015-2017 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng Tốc độ Năm Chênh lệch tăng trƣởng (%) 2015 2016 2017 2016/ 2017/ 2016/ 2017/ Chỉ tiêu 2015 2016 2015 2016 1.Nguồn vốn huy động 701,215 825,101 1.005,462 123,886 180,361 17,67% 21,86% 2. Tổng dƣ nợ cho vay 680,985 791,970 900,155 110,985 108,185 16,30% 13,66% 3. Tổng thu nhập 78,930 95,756 107,028 16,826 11,272 21,32% 11,77% - Thu từ hoạt động cho vay 75,064 91,653 102,048 16,589 10,395 22,10% 11,34% - Thu khác (Thu dịch vụ) 3,866 4,103 4,980 0,237 0,877 6,13% 21,37% 4. Tổng chi phí 52,725 63,781 76,556 11,056 12,775 20,10% 20,03% 5. Lợi nhuận 26,205 31,975 30,472 5,770 -1,503 22,02% -4,70% (Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánhnăm 2015 - 2017) 3.1. Kết quả tài chính của Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh * Tổng thu nhập: Thu nhập chính của chi nhánh là từ nguồn thu hoạt động cho vay, nguồn thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ. * Tổng chi phí: Với sự tăng lên của hoạt động huy động vốn, cũng như sự đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng giao dịch, chi phí các năm cũng tăng lên. * Lợi nhuận: Nguyên nhân lợi nhuận năm 2017 thấp hơn năm 2016 là do sự tăng của lãi suất huy động bình quân và Chi nhánh đầu tư xây dựng, tu sửa các phòng giao dịch. 9
  10. 3.2. Hoạt động huyđộng vốn Chi nhánh huy động được nguồn vốn tại chỗ khá lớn và tăng dần qua các năm đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay trên địa bàn, nguồn vốn dư thừa Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh điều chuyển về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình để điều hòa về các chi nhánh. 3.3 Hoạt động tín dụng Biểu đồ 2.1: Dƣ nợ tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng 1,000,000 800,000 600,000 400,000 Dư nợ tín dụng 200,000 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) Nhìn vào số liệu tăng trưởng của tổng dư nợ cùng với sự tăng lên của dư nợ đối với các thành phần kinh tế khá đồng đều không có sự thiên lệch đối với một loại khách hàng nào cho thấy sự tăng lên một cách bền vững về mức cho vay của chi nhánh, việc cho vay đó chú trọng cả hai đối tượng khách hàng là tổ chức và cá nhân. 3.4 Hoạt động dịch vụ Thu dịch vụ của chi nhánh qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 đều tăng cả về số tiền lẫn tỷ trọng trong tổng thu. Nguyên nhân thu dịch vụ tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh chỉ 10
  11. chiếm xấp xỉ 5% trên tổng thu nhập do huyện Yên Khánh là một huyện có công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, đa số lao động làm nông nghiệp, một số công ty, tập đoàn mới thành lập trên địa bàn huyện chủ yếu là khách hàng truyền thống của các ngân hàng thương mại khác, vì thế việc thu hút đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ là doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh còn gặp nhiều khó khăn. 4 Thực trạng về hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh 4.1 Qui mô, tốc độ huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng 1500 1000 500 1005 701 825 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) Nhìn lại tổng thể quy mô và tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh thấy vốn huy động của chi nhánh tăng tương đối đều và ổn định, năm sau cao hơn năm trước góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn cho hoạt động cho vay. 11
  12. 4.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh 4.2.1 Phân loại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn huy động Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Tăng trƣởng (%) TT CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1 Tiền gửi không kỳ hạn 99,034 88,359 128,185 -10,78% 45,07% 2 Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng 126,369 229,496 355,503 81,61% 54,91% Tổng nguồn vốn huy động 701,215 825,101 1.005,462 17,67% 21,86% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) Tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh từ năm 2015 đến năm 2017 tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2016, và năm 2017 tăng so với năm 2016 là 45,07%. 4.2.2 Phân loại nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng Đơn vị: Tỷ đồng Tăng trƣởng (%) TT CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1 Tiền gửi của KBNN 15,000 13,356 15,525 -10,96% 16,24% 2 Tiền gửi của các TCKT 22,132 22,851 46,913 3,25% 105,29% 3 Tiền gửi của cá nhân 664,083 788,894 943,024 17,59% 19,61% Tổng nguồn vốn huy động 701,215 825,101 1.005,462 17,67% 21,86% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) 12
  13. Biểu đồ: 2.3 Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo khách hàng 100% 80% Tiền gửi của cá nhân 60% Tiền gửi của các TCKT 40% Tiền gửi của KBNN 20% 0% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) Một điểm nổi bật dễ nhận thấy trong Biểu 2.4 là tiền mà chi nhánh huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các năm nghiên cứu. Tiền gửi của Kho bạc nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất do đặc thù đây là khoản tiền gửi không kỳ hạn dùng để thành toán ngay do đó số dư biến động khác nhau trong các năm nghiên cứu. Nguồn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân có sự biến động tăng dần, là thành phần cơ bản giúp chỉ tiêu tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng nhanh. 4.2.3 Phân loại nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ huy động Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ Đơn vị: Tỷ Tăng trƣởng (%) TT CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1 Tiền gửi bằng ngoại tệ 13,674 15,675 20,109 14,63% 28,29% 2 Tiền gửi bằng VND 687,541 809,426 985,353 17,73% 21,73% Tổng nguồn vốn huy động 701,215 825,101 1.005,462 17,67% 21,86% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) 13
  14. Nguồn vốn huy động Việt Nam đồng vẫn tăng nhanh tương ứng với tốc độ tăng tổng nguồn vốn do vốn nội tệ chiếm tỷ trọng cao luôn duy trì ở mức 98% trên tổng nguồn vốn huy động. Nhìn vào cơ cấu vốn huy động vốn theo loại tiền tệ thấy tỷ lệ huy động ngoại tệ của chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ từ 2% đến 3%. 4.3 Lãi suất huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Yên Khánh Bảng 2.5: Lãi suất huy động tại Chi nhánh từ 2015 đến 2017 Đơn vị: %/năm 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Thấp Cao Thấp Cao Thấp Cao nhất nhất nhất nhất nhất nhất * Tiền gửi không kỳ hạn VND 1 1 0,3 1 0,2 0,3 USD 0 0,1 0 0 0 0 EUR 0 0,1 0 0 0 0 * Tiền gửi kỳ hạn
  15. - 3 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 6 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 7 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 9 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 12 tháng 0 0,25 0 0 0 0 EUR - 1 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 3 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 6 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 9 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 12 tháng 0 0,25 0 0 0 0 * Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng VND - 13 tháng 6,2 6,5 6,5 6,8 6,8 6,8 - 18 tháng 6,2 6,5 6,5 6,8 6,8 6,8 - 24 tháng 6,3 6,8 6,7 6,8 6,8 6,8 USD - 13 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 18 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 24 tháng 0 0,25 0 0 0 0 EUR - 18 tháng 0 0,25 0 0 0 0 - 24 tháng 0 0,25 0 0 0 0 (Nguồn: Biểu lãi suất của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) Nhìn vào biểu biến đổi lãi suất trên thấy lãi suất của những năm qua có rất ít biến động. 15
  16. 4.4 Chi phí huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh Bảng 2.6: Chi phí huy động vốn tại chi nhánh từ 2015 đến 2017 Đơn vị: Tỷ đồng TT CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 1 Nguồn Vốn huy động bình quân 701,215 825,101 1.005,462 2 Tổng chi phí 52,725 63,781 76,556 1 Chi phí trả lãi 39,005 46,206 55,300 2 Chi phí phi lãi 13,720 17,575 21,256 - Chi khấu hao, sửa chữa tài sản 4,00 4,00 10,00 - Chi lương cho nhân viên 1,56 1,62 2,02 - Chi phí quản lý 8,16 11,955 9,326 3 Lãi suất huy động vốn bình quân 5,56% 5,60% 5,50% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) Có thể nói chi phí trả lãi vay vẫn là chi phí chính mà chi nhánh phải trả trong tổng chi phí trong năm. Các hoạt động khác thu phí hoặc không thu phí đối với các dịch vụ như trả tiền điện, tiền nước, phí viễn thông, cho vay thấu chi, giảm phí chuyển tiền đối với các khách hàng có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi thanh toán ở một số dư tiền gửi nhất định cũng ảnh hưởng đến chi phí phi lãi của chi nhánh. 16
  17. 4.5 Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh huyệnYên Khánh Biểu đồ 2.4: Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nguồn vốn huy động Đơn vị: Tỷ đồng 2500 2000 1500 Nguồn vốn huy động 1000 Nguồn vốn cho vay 500 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017) Tốc độ tăng của huy động vốn lớn hơn tốc độ tăng của nhu cầu vốn tại chi nhánh, nên Agribank chi nhánh huyện Yên Khánh luôn dẫn đầu trong việc huy động vốn trong hệ thống các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, khi tốc độ huy động vốn lớn hơn tốc độ cho vay đồng nghĩa với việc ngân hàng sử dụng ít nguồn vốn của mình vào việc cho vay, điều này cho thấy ngân hàng chưa phát huy tối đã nguồn vốn hiện có, hoạt động tín dụng chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng. 5 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Agribank huyện Yên Khánh 5.1 Kết quả đạt được * Về cơ cấu huy động vốn: * Về lãi suất huy động vốn 17
  18. * Về tốc độ tăng nguồn vốn huy động * Về các điều kiện để tăng khả năng huy động vốn 5.2 Hạn chế Thứ nhất, Chi nhánh gần như thiếu hẳn kênh huy động vốn tiền vay các tổ chức kinh tế, dân cư thông qua việc phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu. Thứ hai, công tác huy động vốn chưa thực sự gắn với việc sử dụng vốn. Thứ ba, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng nguồn vốn huy động điều này làm giảm tính chủ động trong việc lên kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn chi phí thấp .Trong khi tiền gửi của cá nhân lớn nhưng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn với lượng nhỏ lẻ do đó ngân hàng vừa mất chi phí vốn lớn, khối lượng công việc giao dịch nhiều vừa khó khăn hơn trong việc quản lý và sử dụng vốn. Thứ tư, Các sản phẩm dịch vụ mới (sản phẩm thẻ) triển khai chậm, thiếu đồng bộ, phạm vi sử dụng của khách hàng còn ít, uy tín sản phẩm không cao. Các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trường. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ hiện đại của ngân hàng đang còn thấp. 5.3 Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan - Agribank chi nhánh huyện Yên Khánh chưa thực hiện tốt công tác phân tích nguồn vốn, mặc dù những năm qua ngân hàng đã nghiên cứu, xem xét vấn đề này nhưng những việc đó chưa đúng với thực chất phân tích nguồn vốn. 18
  19. - Agribank chi nhánh huyện Yên Khánh vẫn duy trì huy động vốn bằng những hình thức đơn giản, truyền thống. Các hình thức mới như: tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm có mục đích gần đây mới được triển khai nhưng còn chậm, mới ở mức độ thăm dò, thử nghiệm.Việc chưa triển khai huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá là một hạn chế lớn chưa phát huy được của chi nhánh. - Chi vẫn chưa xác định rõ được chiến lược khách hàng phù hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý. - Trong thời gian qua, chi nhánh tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách lãi suất của mình, song cũng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. Trên cơ sở tham khảo các mức lãi suất của các ngân hàng lớn, ngân hàng đưa ra các mức lãi suất. Việc đưa ra các mức lãi suất chủ yếu dựa trên cơ sở định tính, dựa trên việc phân tích, tổng hợp lãi suất đầu ra, đầu vào chưa được chú trọng. - Một số nguyên nhân khác như: các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa nhiều, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa nhịp nhàng nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng còn chưa cao. * Nguyên nhân khách quan - Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm kinh tế xã hội và sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước do là một ngân hàng quốc doanh có mạng lưới lớn nhất. - Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM hiện nay khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều của các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, các trung gian tài chính như 19
  20. các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điên… - Môi trường kinh tế - xã hội cũng chưa thật sự thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. - Khách hàng huy động cá nhân của NHNo&PTNT chủyếu là khách hàng lẻ, nông dân… có trình độ còn thấp nên đôi khi chi nhánh cũng gặp khó khăn trong việc giải thích, tiếp cận và hướng dẫn khách hàng trong sựa lựa chọn loại hình huy động, lựa chọn các dịch vụ… - Môi trường pháp lý nước ta cũng chưa đồng bộ và thống nhất, mặc dù Luật các tổ chức tín dụng đã ra đời song vẫn nhiều bất cập cần chỉnh lý, ngoài ra các hệ thống luật liên quan hầu như chưa hoàn chỉnh do vậy rất khó cho công tác kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng của chi nhánh. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2