intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp huy động vốn tại Tổng Công ty cổ phần Y tế Danameco

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Trên nền tảng lý thuyết, luận văn phân tích thực trạng cơ cấu vốn, huy động vốn của công ty; từ đó xác định giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại công ty. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp huy động vốn tại Tổng Công ty cổ phần Y tế Danameco

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN VŨ QUỲNH TRANG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trƣơng Hồng Trình Phản biện 1: TS. Võ Quỳnh Nga Phản biện 2: PGS.TS. Lê Kim Long Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản Trị Kinh Doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Bên cạnh những yếu tố như nhân lực, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên thì vốn được coi là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco hoạt động trong lĩnh vực tư y tế. Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu và đang gặp khó khăn về vấn đề huy động vốn. Ý thức được tầm quan trọng đó, đồng thời kết hợp với những kiến thức được lĩnh hội trong quá trình học tập làm cơ sở lí luận và nhũng hiểu biết kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại công ty tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp huy động vốn tại Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco” làm luận văn của mình. Tôi mong muốn nó sẽ góp phần nào tác động tốt tới hướng đổi mới của công ty. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Trên nền tảng lý thuyết, luận văn phân tích thực trạng cơ cấu vốn, huy động vốn của công ty. Từ đó xác định giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại công ty Đối tượng nghiên cứu là : Những vấn đề liên quan đến vốn, huy động vốn của Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco. Phạm vi nghiên cứu là: Nghiên cứu tình hình huy động vốn tại Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco trên thành phố Đà nẵng. Thu thập số liệu về các vấn đề liên quan từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trước đây về Huy động vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài tiếp tục nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tại đơn vị, phân tích đúng thực trạng, góp phần đánh giá đúng
  4. 2 kết quả, tồn tại và nguyên nhân từ đó đưa ra kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại đơn vị, giúp cho Công ty ngày càng phát triển bền vững. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài sẽ giúp cho Ban lãnh đạo đơn vị có thể đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về tình hình huy động vốn tại Tổng Công ty cổ phần Y Tế Danameco trong những năm qua, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn tới. Phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Y Tế Danameco, từ đó xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp từ số liệu thu thập được. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1:Lý luận chung về huy động vốn của doanh nghiệp Chƣơng 2:Thực trạng huy động vốn tại Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco. Chƣơng 3:Giải pháp huy động vốn tại Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco. CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN NGUỒN VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh giá trị nguồn tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh
  5. 3 doanh. 1.1.2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp Thời gian sử dụng: Vốn ngắn hạn, vốn dài hạn Quyền sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay Đặc điểm luân chuyển vốn: Vốn lưu động, vốn cố định. Phạm vi huy động vốn: Vốn bên trong, vốn bên ngoài 1.1.3. Vai trò nguồn vốn trong doanh nghiệp Quyết định đến khả năng đầu tư vào dự án kinh doanh của công ty, quy mô hay phạm vi của dự án Điều kiện để trang bị máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Quyết định khả năng mua sắm tài sản mới của công ty. 1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm huy động vốn Huy động vốn là thực hiện các hoạt động nhằm làm tăng thêm lượng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. 1.2.2. Nhu cầu vốn của doah nghiệp Xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo đủ lượng vốn, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa vốn, hình thành các nguồn vốn để đáp ứng cho doanh nghiệp nhanh và ổn định. 1.2.3. Cơ cấu vốn Thành phần và tỷ trọng của nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm gọi là cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu. 1.2.4. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp Tín dụng ngân hàng: Là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với
  6. 4 bên đi vay trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định và thường có thoả thuận trước với nhau về hạn mức tín dụng. Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng thuê mua tài sản: Là một hoạt động, trong đó người sở hữu tài sản đồng ý nhường cho một người nào đó quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian và người thuê phải trả một số tiền tương xứng với quyền được sử dụng tài sản. Trái phiếu doanh nghiệp: Phát hành trái phiếu là hình thức vay trực tiếp của nhà đầu tư với thời hạn trả vốn được quy định trong trái phiếu, lãi suất có thể cố định hoặc linh hoạt. Nợ tích lũy: Bao gồm các khoản nợ như lương phải trả cho người lao động, các khoản đặt cọc của khách hàng, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Nợ định mức bao gồm các khoản nợ như lương phải trả người lao động, bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm, các khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Nguồn vốn cổ phần: Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán thụ hưởng phần thu nhập còn lại. Các kênh huy động khác: Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức huy động nguồn vốn tài trợ khác như từ quỹ khấu hao, các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết... 1.2.5. Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp a) Chi phí sử dụng vốn
  7. 5 - Chi phí sử dụng nợ sau thuế. Chi phí sử dụng nợ sau thuế = Lãi suất - Tiết kiệm thuế = Kd - Kd T = Kd (1-T) Với Kd là lãi suất của nợ mới, chứ không phải lãi suất của nợ hiện hành ⁻ Chi phí sử dụng vốn cổ phần ƣu đãi Được xác định bằng cách lấy cổ tức ưu đãi Dps chia cho giá phát hành ròng Pn. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi Kps = ⁻ Chi phí sử dụng vốn cổ phần thƣờng mới Gọi chi phí phát hành là F, công thức DCF cần điều chỉnh để xác định tỷ lệ lợi tức yếu cầu theo công thứ sau: Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới Ke = +g ⁻ Chi phí sử dụng vốn bình quân Chi phí sử dụng vốn trung bình trọng WACC = x Wx Kx : Chi phí sau thuế của nguồn trài trợ x. Wx: Trọng số của nguồn tài trợ x theo tỷ lệ phần trăm trên tổng nguồn tài trợ. b) Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp ⁻ Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Vòng quay vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá
  8. 6 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động có trong kỳ đổi lại bao nhiêu đơn vị LNST. ⁻ Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Hệ số này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Tỷ lệ sinh lời vốn cố định = Chỉ số này cho biết đồng vốn có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ⁻ Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất sinh lời của tài sản phản ánh khi sử dụng bình quân một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
  9. 7 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu để đánh giá khả năng sinh lời của đồng VCSH, cho biết sử dụng một đồng VCSH trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số quay vòng vốn = Chỉ tiêu nàu cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, nghĩa là vốn quay bao nhiêu vòng trong năm. Số ngày 1 vòng quay của tổng nguồn vốn = Chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn kinh doanh quay một vòng thì mât bao nhiêu ngày. 1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣớng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp a) Quy mô và uy tín của doanh nghiệp b) Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp c) Chiến lược phát triển và đầu tư của doanh nghiệp d) Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp e) Tình hình thị trường và mức lãi suất trên thị trường tài chính f) Chính sách thuế của nhà nước g) Tiến bộ về khoa học công nghệ
  10. 8 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 2.1.3. Cơ cấu bộ tổ chức 2.1.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO 2.2.1. Tình hình tài chính tại Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco giai đoạn 2015-2017 2.2.2. Nhu cầu vốn của Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco Tổng công ty đang nổ lực hiện đại hoá và đồng bộ hoá hệ thống sản xuất dây chuyền để tối thiểu chi phí nhân công, nâng cao chất lượng sản phẩm. Kế hoạch mở rộng gần 4 hecta với các máy móc công nghệ hiện đại mới Đầu tư cho sản xuất tại công ty Danameco Quảng Nam Đầu tư dịch vụ giặt tẩy đồ bệnh viện tại Trung tâm dịch vụ Tổng hợp y tế Dự định đầu tư hơn 800 mét vuông đất mở rộng thêm quy mô tại nhà máy Hòa Cường Đà Nẵng. Ngoài ra đặc thù các hợp đồng kinh tế với giá trị lớn của Công ty là ký 1 năm một lần.
  11. 9 2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco a) Nợ phải trả Tổng nợ phải trả của công ty giảm dần qua 3 năm đến năm 2017 thấp hơn 50% (chỉ còn 48%) bắt nguồn từ việc giảm cả vay ngắn hạn và vay nợ dài hạn. Cho thấy những năm gần đây công ty giảm đáng kể nợ để và tăng vốn chủ sở hữu để tăng tính tự chủ cho công ty b) Vốn chủ sở hữu Công ty đã tiến hành phát hành thêm 11.548 cổ phiếu thường giúp nâng vốn điều lệ từ 30,14 tỷ đồng năm 2016 lên đến 41,7 tỷ đồng năm 2017. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty liên tiếp tăng qua các năm cho thấy công ty đang thay dần nguồn tài trợ bằng vốn vay bằng vốn chủ sở hữu. 2.2.4. Các phƣơng thức huy động vốn tại Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco a) Tín dụng thương mại Hoạt động huy động vốn thông qua tín dụng thương mại của công ty là chưa hiệu quả. Việc để các đối tượng khác chiếm dụng nguồn vốn làm cho hiệu quả hoạt động của công ty giảm, công ty sẽ phải chịu chi phí cao hơn trong khi khách hàng sử dụng nguồn vốn của mình với chi phí thấp hơn hẵn. b) Tín dụng ngân hàng ⁻ Vay ngắn hạn ngân hàng Nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty giảm khá nhanh. Trong giai đoạn này. Nhu cầu vốn của năm 2017 cũng khá lớn với nhiều hợp đồng xuất khẩu trang thiết bị y tế ra nước ngoài cùng với việc ngày càng nhiều hợp đồng kinh tế với các bệnh viện trong nước.
  12. 10 ⁻ Vay dài hạn ngân hàng Lượng vay dài hạn ngân hàng của công ty giảm đáng kể qua 3 năm. Dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm qua, có thể thấy công ty không mở rộng quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, đang đẩy mạnh công tác bán hàng để giải quyết lượng hàng tồn kho. c) Nguồn vốn cổ phần Với việc cổ phần hóa làm cho VCSH công ty tăng lên rõ rệt, khả năng tự chủ về sản suất của công ty được cải thiện. Việc tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ lên hơn 41 tỷ trong năm 2017 sẽ giúp nâng cao sự tín nhiệm của các tổ chức tín dụng và ngân hàng đối với công ty. d) Thuê tài sản Công ty đã thực hiện hợp đồng thuê kho tại Quảng Nam trong nhiều năm nay phục vụ chủ yếu dự trữ hàng hóa cho xí nghiệp sản xuất vật tư y tế Quảng Nam. Hình thức thuê tài sản này công ty sẽ tránh được những rủi ro lạc hậu về tài sản, hoạt động có lãi trong năm nên sẽ tránh được một khoản thuế vì chi phí thuê được xác định vào chi phí hợp lí trước thuế. 2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng huy động vốn Tổng Công Ty Cổ Phần Y Tế Danameco a) Chi phí sử dụng vốn ⁻ Chi phí sử dụng vốn sau thuế Chi phí sử dụng nợ trước thuế của công ty qua 2 năm 2016 và 2017 là 8,25%, 7,12%. Sau khi trừ đi thuế thì chi phí cốn vay của công ty là 6,6% và 5,69% cho thấy đối với nguồn tài trợ là vốn vay thì chi phí công ty bỏ ra ngày càng thấp hơn.. ⁻ Chi phí sử dụng vốn cổ phần thƣờng mới Trong quá trình hoạt động công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn
  13. 11 đi vay và nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu thường. Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty năm 2017 thấp hơn năm 2016 (từ 20,53% giảm còn 18,86%) nguyên nhân là do giảm được chi phí nợ vay từ ngân hàng. b) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ⁻ Số vòng quay vốn lƣu động Số vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2016 giảm 8,69% so với năm 2015. Đến năm 2017, số vòng quay vốn lưu động của công ty tăng trở lại 3,2% so với năm 2016. Tuy năm 2017 số vòng quay vốn lưu động có phần tăng nhẹ nhưng công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn. ⁻ Tỷ lệ sinh lời vốn lƣu động Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động của công ty tăng liên tiếp từ 12,79% tăng lên 17,74% 2016 tiếp tục tăng 18,83% năm 2017 qua 3 năm chủ yếu do công ty đã tiết kiệm hiệu quả cả 3 loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty. ⁻ So sánh với trung bình ngành Nhìn chung, số vòng quay vốn lưu động và tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty đều thấp hơn ngành qua 3 năm, tỷ suất sinh lời vốn lưu động tuy đang tăng bằng đạt mức 19% năm 2017 nhưng công ty cũng cần có những giải pháp tăng lợi nhuận sau thuế để bắt kịp xu hướng ngành. c) Hiệu quả sử dụng vốn cố định - Số vòng quay vốn cố định Từ bảng số liệu, hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2016 liên tục tăng qua 3 năm. Bên cạnh đó, hàng bán bị trả lại cũng giảm từ 1583 xuống 766 triệu đồng năm 2017. Điều này làm hiệu suất sử dụng vốn năm 2017 tăng, chứng tỏ khả năng luân chuyển vốn cố
  14. 12 định của công ty năm 2017 có sự cải thiện . - Tỷ lệ sinh lời vốn cố định Tỷ suất sinh lời vốn cố định tăng liên tục qua 3 năm từ 29,3% lên đến 41,6% năm 2016 và 51,4% năm 2017. bởi lợi nhuận sau thuế liên tục tăng, đồng thời vốn cố định bình quân lại giảm. Điều này chứng tỏ công ty không chú trọng đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. ⁻ So sánh với trung bình ngành Nhìn chung số vòng quay vốn cố định và tỷ suất sinh lời vốn cố định của ngành đều đang tốt hơn công ty. Ngành đang có xu hướng đầu tư tài sản cố định máy móc trang thiết bị liên tục tăng qua các năm để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn hơn. d) Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn. ⁻ Vòng quay tổng nguồn vốn và số ngày 1 vòng quay tổng nguồn vốn Vòng quay tổng nguồn vốn giảm từ 1,52 xuống còn 1,43 vòng năm 2016 và tăng nhẹ năm 2017. Đến năm 2017, để thu hồi được vốn kinh doanh bỏ ra thì công ty phải mất 239 ngày tăng lên 13 ngày so với năm 2016. Cho thấy tốc độ luân chuyển tổng nguồn vốn đang bị chậm lại. ⁻ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty liên tiếp tăng trong 3 năm nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng nhanh tăng 44,82% năm 2016 so với 2015 và 4,92% trong năm 2017 so với 2016. Bên cạnh đó, là trong 2 năm 2016 và 2017 công ty cũng không đầu tư nhiều máy móc thiết bị sản xuất, NVL và CCDC để phục vụ cho việc SXKD, mà công ty đang đẩy
  15. 13 mạnh giải quyết lượng hàng tồn kho để tránh ứ đọng vốn. ⁻ Phân tích phƣơng trình Dupont Tuy lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty liên tiếp tăng qua 3 năm nhưng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ ROE lại chỉ tăng nhẹ trong năm 2016 sau đó lại giảm còn 29,29% trong năm 2017 bởi nguyên nhân là do số nhân vốn chủ của công ty liên tiếp giảm từ 3,02 xuống còn 2,62 năm 2016 và 2,13 trong năm 2017. Tuy nhiên việc giảm vay mượn bên ngoài, đẩy mạnh VCSH không tận dụng được lợi thế sử dụng đòn bẩy của công ty, đồng thời bỏ qua cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ ⁻ So sánh với trung bình ngành Nhìn chung, các chỉ số trên của công ty Danameco đang thấp hơn ngành. Công ty đang sử dụng vốn kém hiệu quả hơn so với ngành, đặc biệt công ty cũng cần đẩy mạnh số nhân vốn chủ để gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu và tận dụng được lợi thế sử dụng đòn bẩy đạt được cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO GIAI ĐOẠN 2015- 2017 2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc a) Sự đa dạng trong các hình thức huy động vốn. Không dừng lại ở những kênh huy động truyền thống là ngân hàng, công ty đã tiến hành huy động qua các hình thức khác như phát hành cổ phiếu thường, thuê tài chính, vốn đi chiếm dụng từ các tổ chức khác... b) Sự tín nhiệm của thị trường đối với công ty ngày một tăng Ngoài việc giá cổ phiếu công ty tăng, công ty cũng đã thanh toán đến hạn đầy đủ và trả trước nhà cung cấp nhiều đợt hàng trong
  16. 14 năm 2017. Công ty đã thể hiện khả năng thanh toán tốt của mình, tạo được niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư và nhà cung cấp của mình. c) Các chỉ tiêu tỷ suất lợi trên doanh thu và trên tổng tài sản được cải thiện Các chỉ tiêu ROS và ROA này có sự cải thiện trong 3 năm. Cho thấy công ty đang dần sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả, đảm bảo sinh lợi nhuận từ tổng tài sản và doanh thu. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân a) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị giảm đáng kể. ROE là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhận xét và đánh giá về tình hình hoạt động của công ty, đây c ũng là yếu tố thu hút các nhà đầu tư cũng như là công cụ để mở rộng các hình thức huy động vốn Nguyên nhân: Công ty không tận dụng triệt để đòn bẫy tài chính. Việc công ty vay nợ để tạo nguồn vốn kinh doanh có thể xem như là một hình thức để công ty tận dụng đòn bẩy tài chính của mình để đem lại cho công ty những lợi ích như khuếch đại thu nhập của cổ đông, tạo lá chắn về thuế cho công ty. b) Công tác quản lý khoản phải thu của công ty còn có nhiều hạn chế Công tác quản lý khoản phải thu của công ty còn gặp khó khăn, lượng vốn công ty bị chiếm dụng nhiều hơn lượng vốn mà công ty chiếm dụng. Nguyên nhân: Để hết gói thầu hay đầy đủ trang thiết bị y tế cho năm mới thì các khách hàng doanh nghiệp, bệnh viện lấy hàng tăng vọt vào cuối kỳ, đặc biệt cuối năm. Chính vì vậy,công ty cần có các chính sách khuyến khích khách hàng mua sản phẩm phân tán
  17. 15 thời gian đều đặn hơn. c) Tỷ trong nợ vay của công ty từ các ngân hàng thương mại còn thấp. Trong điều kiện lãi suất thuận lợi cho việc vay mở rộng, đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai, công ty cần điều chỉnh tăng vốn vay nhiều hơn để nâng cao hiệu đòn bẩy. Nguyên nhân: Trong giai đoạn vừa qua nhu cầu về vốn dài hạn của công ty là không lớn, chủ yếu tập trung giải quyết hàng tồn kho, không đầu tư trang thiết bị, máy móc dẫn đến tỷ trọng nợ vay thấp. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN 3.1.1. Triển vọng phát triển ngành thiết bị y tế Tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên, cùng với sự gia tăng dân số thuộc nhóm tuổi 60 - 79 Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh phát triển và hiện đại hóa các cơ sở và thiết bị y tế công ở các tỉnh, thành phố lớn Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, làn sóng các công ty thiết bị y tế đầu tư vào Việt Nam gia tăng đều đặn. 3.1.2. Định hƣớng quản lý của công ty trong lƣơng lai a) Định hướng mục tiêu - Phấn đấu là Doanh nghiệp tiên phong, Doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất bông băng gạc và kinh doanh Vật tư trang thiết bị y tế Việt Nam.
  18. 16 - Mang đến những lợi ích tốt nhất cho khách hàng, thu nhập tốt nhất cho người lao động, quyền lợi tối đa cho cổ đông và đảm bảo an sinh xã hội. b) Chiến lược tổng quát ⁻ Công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp Tăng cường hoạt động của Ban kiểm soát để phát hiện sớm nhất các bất cập, có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời Tái cấu trúc bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả, nhạy bén, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. ⁻ Công tác định hƣớng đầu tƣ và phát triển Tiếp tục nghiên cứu đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ phù hợp, tổ chức sản xuất hợp lý, giữ vững mở rộng thị trường. Tập trung củng cố phát triển các mặt hàng chủ lực Tìm kiếm thị trường, làm đại lý phân phối cho các hãng vật tư, thiết bị y tế nước ngoài uy tín. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm công ty sản xuất. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10% cả về Doanh thu, Lợi nhuận. ⁻ Công tác quản lý nguồn vốn Bảo toàn vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn và nguồn lực. Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, nợ phải trả và thu hồi nợ phải thu. Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, rà soát và cắt giảm những chi phí không cần thiết. Tăng cường các công tác về quản trị tài chính, báo cáo định kỳ với các thông tin minh bạch, chính xác
  19. 17 3.1.3. Đặc điểm thị trƣờng vốn a) Tín dụng ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, từ đầu năm 2018, lãi suất cho vay đã giảm 0,3% - 0,5% so với năm 2017. Riêng cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, lãi suất trước đây 7,5% - 8,5%/năm, nay chỉ còn 7,5%/năm. Hiện có rất nhiều chính sách hỗ trợ vốn dành cho DNVVN Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN và UBND TPHCM, hiện ngành ngân hàng còn có nhiều chương trình kết nối giữa các nhóm DN và ngân hàng thương mại, triển khai các chính sách ưu đãi về lãi suất , hỗ trợ thực hiện tháo gỡ khó khăn về vốn doanh nghiệp. b) Thị Trường chứng khoán Bộ phận đầu tư của ngân hàng Thụy Sỹ UBS vừa ra báo cáo chiến lược đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam Trong 5 năm tới, thị trường tài chính Việt Nam sẽ tăng trưởng đáng kể. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả nhất định trong 6 tháng đầu năm 2018, bất chấp sự biến động của thị trường chứng khoán thế giới. c) Tác động tích cự từ chính phủ Tháng 10/2018 – Dự thảo Luật Chứng khoán – Giai đoạn phát triển tiếp theo của thị trường vốn Sở hữu khối ngoại – Cho phép khối ngoại tham gia nhiều hơn Các đợt IPO – Yếu tố then chốt cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước. Phân loại MSCI – Khả năng Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi của MSCI với thị trường mới nổi
  20. 18 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn a) Xác định nhu cầu vốn Hình 3.1.Dự đoán doanh thu tương lai công ty Danameco ĐVT: Triệu đồng Dự đoán doanh thu trên cơ sở tăng trưởng doanh thu quá khứ, từ đó ước lượng được doanh thu năm 2018 đạt 270 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu: = =22,45% Với tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính 22,45%, trên cơ sở này xác định thu nhập sau thuế dự kiến năm 2018 với các chỉ tiêu tăng trưởng cùng tốc độ này, chỉ riêng chi phí lãi vay chưa thay đổi vì công ty chưa quyết định sẽ tài trợ bao nhiêu cho sự tăng trưởng. Tự tài trợ dự kiến năm 2018: = 28,076 x 1,2245 = 34,379 (triệu đồng) Tương tự cho thu nhập giữ lại đạt 12,289 (triệu đồng) Kinh phí và quỹ dự phòng khác đạt 24,704 (triệu đồng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0