intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế" hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội để làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 và đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN HỒ HỮU NGỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Quảng Ngãi - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG VĂN DU Phản biện 1: TS. Nguyễn Đình Dũng Phản biện 2: TS. Lê Văn Khâm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngành Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 01 tháng 04 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hỗ trợ các hộ nghèo và đối tượng chính sách có thể vượt qua khó khăn về nguồn tài lực để duy trì cuộc sống ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho chính họ và gia đình họ đã và đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và tìm mọi biện pháp để tổ chức thực hiện. Một trong những biện pháp đã và đang được thực hiện là thông qua hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Đảm nhận trọng trách đó, NHCSXH đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hoạt động tín dụng phục vụ các đối tượng chính sách theo các hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng được phép vay vốn của mình. Nhờ đó, NHCSXH đã trở thành định chế tài chính tin cậy của các đối tượng vay được Nhà nước bảo trợ. Thông qua đó, hoạt động tín dụng của NHCSXH đã từng bước phát triển diện bao phủ và có được đóng góp nhiều mặt vào quá trình phát triển KT-XH; đặc biệt là công cuộc xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ thực hiện các dự án cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình yếu thế. Những thành quả đó của NHCSXH luôn được Đảng, Nhà nước ghi nhận và nhân dân đánh giá cao. Tuy vậy, những thành quả mà NHCSXH đạt được không phải diễn ra đều khắp ở tất cả các đơn vị trong hệ thống; và đối chiếu với các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ nhất trí khi “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022, thì còn nhiều vấn đề - trong đó có chất lượng tín dụng - mà NHCSXH phải tiếp tục nâng cao. Nhu cầu này không chỉ dừng ở cấp quản lý chung là NHCSXH Việt Nam; mà cần phải biến thành các hành động cụ thể tại các NHCSXH cơ sở - nơi diễn ra các giao dịch trực tiếp hằng ngày với các đối tượng được
  4. 2 phép vay vốn. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho chính sách tín dụng nói chung; chất lượng tín dụng nói riêng của NHCSXH được xã hội thừa nhận và đánh giá. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” được học viên lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ kinh tế, ngành Tài chính - Ngân hàng. Thông qua đó, học viên hy vọng có thể đóng góp một phần trí lực của mình cho quá trình phát triển của Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Trà - nơi học viên đã và đang công tác. 2. Mục tiêu nghiên cứu / câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của NHCSXH để làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 và đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà đến năm 2025. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH để làm cơ sở cho triển khai các nghiên cứu về chủ đề này; - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân; - Các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu:
  5. 3 Muốn đạt được các mục tiêu trên, luân văn cần phải tìm được phương án trả lời cho các câu hỏi sau: Một là, chất lượng tín dụng của NHCSXH là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của NHCSXH? Hai là, lấy các tiêu chí nào làm căn cứ cho theo dõi, đánh giá chất lượng tín dụng của NHCSXH? Ba là, thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đang ở mức độ nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó? Bốn là, cần phải thực hiện các giải pháp gì để có thể nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh TT- Huế? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Ngoài khung lý luận chung về NHCSXH và chất lượng tín dụng của NHCSXH, phần lớn nội dung của luận văn dành tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà - Về không gian: Giới hạn nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà; kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng được mở rộng phạm vi ra một số NHCSXH ở các địa phương khác tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà giai đoạn 2019 - 2021, các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế các năm từ 2022 đến 2025.
  6. 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu - Số liệu thứ cấp: Phương pháp tổng hợp tài liệu được sử dụng để thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết của PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 và phương hướng hoạt động năm tiếp theo; nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành để định hướng. - Số liệu sơ cấp: Phương pháp khảo sát được sử dụng để thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng vay vốn và cán bộ tín dụng của PGD NHCSXH thị xã thông qua phiếu khảo sát được thiết kế sẵn. Trong đó, việc khảo sát khách hàng được chọn ngẫu nhiên tại một số xã, phường mà NHCSXH đã ủy thác qua các Hội đoàn thể nhằm nắm bắt được tình hình đáp ứng nhu cầu vốn vay cũng như hoạt động sử dụng vốn vay ưu đãi của người dân và cán bộ tín dụng của phòng giao dịch bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn nhằm nắm bắt được ý kiến đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng mà phòng giao dịch đã triển khai. Nội dung bảng hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay, định mức vay, mức độ đáp ứng nhu cầu vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay dưới góc độ người đi vay vốn. Từ đó giúp tác giả có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về chất lượng tín dụng của đơn vị để đưa ra định hướng và giải pháp phù hợp. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau để tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu: - Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thống kê tần số và thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu lao động; nguồn vốn hoạt động và kết quả hoạt động… của phòng giao dịch;
  7. 5 - Phương pháp phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân tổ các chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ theo các tiêu thức khác nhau để so sánh và phân tích. - Phương pháp so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các tiêu chí đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%). 5. Bố cục của đề tài Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội; Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả về NHCSXH nói chung và chất lượng tín dụng riêng của một trong những chương trình cho vay của NHCSXH hoặc cũng đã có những nghiên cứu về chất lượng tín dụng của NHCSXH nhưng nội dung nghiên cứu chưa thực sự sâu, các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chưa thực sự đầy đủ, chưa gắn kết với kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà chưa có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng tín dụng và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng PGD NHCSXH thị xã Hương Trà là hết sức cần thiết và phù hợp.
  8. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách là một ngân hàng đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng cụ thể. 1.1.1.2. Đặc điểm Ngân hàng Chính sách xã hội - Đặc điểm về mô hình tổ chức - Đặc điểm về cơ chế hoạt động 1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.2.1. Các phương thức cho vay NHCSXH thực hiện 2 phương thức cho vay: (1) Phương thức cho vay trực tiếp đến người vay; (2) Phương thức uỷ thác từng phần cho vay qua các tổ chức CT-XH như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. 1.1.2.2. Các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội Đến nay tín dụng chính sách xã hội đã và đang triển khai thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án do các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uỷ thác cho NHCSXH thực hiện, các chương trình tín dụng chính sách. 1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Một số tiêu chí biểu thị kết quả hoạt động cho vay cụ thể: Tổng dư
  9. 7 nợ; Doanh số cho vay; Doanh số thu nợ; Số hộ vay vốn từng năm, số hộ còn dư nợ 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.2.1. Tổng quan về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội NHCSXH có đặc trưng riêng khác với các NHTM là ngân hàng dành cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên quan niệm về chất lượng tín dụng chính sách có những điểm khác so với quan niệm về chất lượng tín dụng thông thường. Với cách hiểu như vậy, chất lượng tín dụng ở đây được đánh giá trên 3 góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.3.1. Nhóm tiêu chí đánh giá quy mô cung cấp vốn tín dụng chính sách Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng; Dư nợ tín dụng; Tốc độ tăng trưởng tín dụng; Tỷ trọng dư nợ tín dụng 1.2.3.2. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ an toàn tín dụng - Nợ quá hạn; Nợ bị chiếm dụng; Tỷ lệ thu lãi; lãi tồn đọng; Hệ số sử dụng vốn; Vòng quay vốn tín dụng; Trích lập dự phòng rủi ro cho
  10. 8 vay; Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của tổ TK&VV 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan Môi trường kinh tế; môi trường chính trị; môi trường pháp lý; môi trường cạnh tranh; môi trường tự nhiên; nhân tố khách hàng. 1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan - Chính sách tín dụng; quy trình tín dụng; kiểm soát nội bộ; tổ chức nhân sự; thông tin tín dụng 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 1.3.2. Bài học đối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các Phòng Giao dịch NHCSXH địa phương có điều kiện tương đồng, PGD NHCSXH thị xã Hương Trà có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau. Một là, thường xuyên bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm túc Nghị quyết của UBND thị xã, chỉ đạo điều
  11. 9 hành của Ban Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng được Chính phủ giao. Hai là, triển khai cho vay theo đúng định hướng phát triển kinh tế các ngành nghề thế mạnh của địa phương sẽ bảo đảm khả năng phát huy hiệu quả nguồn vốn vay. Đồng thời, tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu. Ba là, hiện nay cơ sở hạ tầng của PGD NHCSXH thị xã Hương Trà từng ngày được bổ sung nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu. Các cấp các ngành cần tập trung đầu tư, hỗ trợ thêm cho NHCSXH để đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Bốn là, định hướng cho người dân cách sử dụng nguồn vốn, song song với cho vay vốn là đào tạo nghề và lợi dụng những thế mạnh nhất định tại địa phương để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn vay. Năm là, tích cực triển khai có hiệu quả việc tiết kiệm hàng tháng của các hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, để giảm bớt các rủi ro. Các tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào PGD NHCSXH. Sáu là, nâng cao vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn vốn sau cho vay theo quy định.
  12. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Sự ra đời của PGD NHCSXH thị xã Hương Trà có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về “XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội” trên địa bàn thị xã. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà Huy động vốn; Thực hiện cho vay đối với các đối tượng được quy định tại nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà Ban Lãnh đạo gồm Giám đốc và 1 Phó Giám đốc cùng chỉ đạo trực tiếp 2 tổ: Tổ Kế toán - Ngân quỹ và Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng. 2.1.4. Tình hình lao động của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà Thực tế cho thấy, tổng số cán bộ công nhân viên của PGD NHCSXH thị xã Hương Trà là rất ít trong lúc đó khối lượng công việc lại tương đối lớn với địa bàn hoạt động rộng, đã gây ra hiện tượng một cán bộ phải kiêm nhiều chức năng dẫn đến kết quả hoạt động trong một số lĩnh vực chưa cao.
  13. 11 2.1.5. Kết quả hoạt động của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà 2.1.5.1. Công tác nguồn vốn Giai đoạn 2019 - 2021, nguồn vốn từ trung ương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu nguồn vốn của PGD 2.1.5.2. Công tác sử dụng vốn PGD NHCSXH thị xã Hương Trà đã tích cực phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể triển khai có hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn, từ đó tạo đòn bẩy hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng và số khách hàng dư nợ Bảng 2.4. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng và số khách hàng dư nợ tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh ĐVT 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Tổng dư nợ trđ 323.325 344.833 273.542 21.508 6,7 -71.291 -20,7 2. Tổng số khách hộ 11.626 11.298 6.755 -328 -2,8 -4.543 -40,2 hàng dư nợ 3. Số lượt khách hộ 3.975 4.065 3.541 90 2,3 -524 -12,9 hàng vay vốn (Nguồn: Tổ Kế toán & Ngân quỹ PGD NHCSXH Tx Hương Trà và tính toán của tác giả) Qua Bảng 2.4, cho thấy tình hình dư nợ tín dụng tại PGD
  14. 12 NHCSXH thị xã Hương Trà giai đoạn 2019-2021 có xu hướng giảm, với tốc độ giảm bình quân là 8,0%/năm. Tổng số khách hàng dư nợ tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà giai đoạn 2019-2021 có xu hướng giảm với tốc độ bình quân giảm mạnh 23,8%/năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do 2 phường Hương Hồ, Hương An và 4 xã Hương Phong, Hải Dương, Hương Vinh và Hương Thọ của thị xã Hương Trà sát nhập vào thành phố Huế từ 1/7/2021, do vậy dư nợ của các xã Phường này chuyển vào thành phố Huế quản lý. Đáng chú ý, trong số các chương trình có dư nợ giảm có 3 chương trình cho vay là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, với tổng số tiền giảm 3.831 triệu đồng. Trong khi đó, các chương trình này đều đã được nâng mức cho vay tối đa từ 50 lên 100 triệu đồng kể từ 1/3/2019 và hiện thị xã Hương Trà mới có 7/517 món vay từ 50 triệu đồng trở lên, chiếm tỷ lệ 1,3%. Mặt khác do tình hình dịch bệnh phức tạp, hoạt động SXKD của khách hàng bị ảnh hưởng dẫn đến nhu cầu tín dụng thấp. Khó khăn càng thêm chồng chất khi đợt mưa lũ cuối tháng 10 năm 2020 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho người dân trên địa bàn thị xã Hương Trà và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, chính điều này đã tạo nên sự sụt giảm dư nợ tín dụng của PGD NHCSXH thị xã Hương Trà. 2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng phân theo thời hạn Tại PGD NHCSXH thị xã chủ yếu là cho vay trung hạn, phù hợp với điều kiện của bà con nhân dân trên địa bàn. 2.2.1.3. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng phân theo chương trình Đến 31/12/2021, PGD NHCSXH thị xã Hương Trà đã triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách, tăng 12 chương trình so với thời điểm mới thành lập.
  15. 13 2.2.1.4. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng phân theo địa bàn Đến 31/12/2021, PGD NHCSXH thị xã Hương Trà chỉ quản lý 9/15 xã, phường, thị trấn như trước đây, do kể từ 1/7/2021 2 phường Hương Hồ, Hương An và 4 xã Hương Phong, Hải Dương, Hương Vinh và Hương Thọ của thị xã Hương Trà sáp nhập vào thành phố Huế, do vậy dư nợ của các xã phường này chuyển vào thành phố Huế quản lý. 9 xã, phường, thị trấn mà PGD NHCSXH thị xã Hương Trà quản lý như sau: xã Bình Tiến chiếm dư nợ cao nhất là 14,9%; thấp nhất là xã Bình Thành chiếm 7,0%; 2.2.1.5. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng phân theo hội đoàn thể Tình hình dư nợ xét theo hội đoàn thể, giai đoạn 2019-2021 trong số 4 hội đoàn thể thì dư nợ tại Hội Nông dân, Hội phụ nữ là 2 tổ chức có số lượng hội viên, cũng như dư nợ vay vốn lớn hơn rất nhiều so với Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. 2.2.2. Kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.2.1. Công tác cho vay tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Trà Doanh số cho vay tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà giai đoạn 2019-2021 với tốc độ tăng trưởng 6,2%/năm. Trong đó, doanh số cho vay hộ cận nghèo, mới thoát nghèo; nước sạch vệ sinh môi trường; giải quyết việc làm hàng năm chiếm tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với cơ cấu dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn và phù hợp với nhiệm vụ chính trị địa phương. 2.2.2.2. Công tác thu nợ tại Phòng Giao dịch NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Trà
  16. 14 Hàng năm PGD NHCSXH thị xã Hương Trà đều có doanh số thu nợ tương đối cao, điều này giúp NHCSXH có nguồn vốn để đầu tư cho vay quay vòng, phần nào đáp ứng nhu cầu vay vốn của bà con nhân dân và có thể thấy rằng các hộ vay vốn đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và có tiền hoàn trả vốn có NHCSXH theo đúng quy định. 2.2.2.3. Dư nợ bình quân theo các chương trình cho vay tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Trà Cùng với sự tăng trưởng giá trị tuyệt đối về dư nợ, dư nợ bình quân/khách hàng (hộ) cũng tăng từ 20,8 triệu/hộ vay năm 2019 lên 31,6 triệu đồng/hộ vay năm 2021. 2.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.3.1. Tình hình phân loại cơ cấu nợ theo nhóm nợ tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà Giai đoạn 2019-2021, PGD NHCSXH thị xã Hương Trà luôn chú trọng công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, đồng thời tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Bảng 2.12. Quy mô và cơ cấu nợ theo nhóm nợ tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % 1. Nợ trong hạn 323.268,1 99,98 344.798,8 99,99 273.465,1 99,97 21.530,7 6,7 -71.333,7 -20,7 2. Nợ quá hạn 56,90 0,02 34,20 0,01 26,86 0,01 -22,7 -39,9 -7,3 -21,5 3. Nợ khoanh 0,0 0,00 0,0 0,00 50,0 0,02 0,0 0,0 50,0 0,0 Tổng dư nợ 323.325 100,00 344.833 100,00 273.542 100,00 21.508 6,7 -71.291 -20,7 (Nguồn: Tổ Kế toán & Ngân quỹ PGD NHCSXH Tx Hương Trà và tính toán của tác giả) Qua Bảng 2.12, cho thấy giai đoạn 2019-2021 nợ quá hạn của
  17. 15 PGD NHCSXH thị xã Hương Trà cũng có xu hướng giảm với tốc độ bình quân 31,3%/năm. Có được kết quả này là do PGD đã chú trọng đến công tác thu hồi nợ để quản lý tốt hơn nhóm nợ này. 2.2.3.2. Tình hình thu nợ đến hạn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà Tỷ lệ thu nợ đến hạn giai đoạn 2019-2021 tăng dần từ 99,93% đến 99,95%, ngược lại tỷ lệ gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn giảm dần qua các năm điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của khách hàng ngày càng hiệu quả hơn, tỷ lệ người vay có khả năng trả nợ đến hạn càng cao. 2.2.3.3. Tình hình nợ quá hạn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Bảng 2.14. Tình hình nợ quá hạn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 Năm So sánh 20212020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 ± % ± % 1. Tổng dư nợ trđ 323.325 344.833 273.542 21.508 6,7 -71.291 -20,7 2. Nợ quá hạn trđ 56,90 34,20 26,86 -22,7 -39,9 -7,3 -21,5 3. Tỷ lệ nợ quá % 0,018 0,010 0,010 0 -43,6 0 -1,0 hạn (3=2/1) (Nguồn: Tổ Kế toán & Ngân quỹ PGD NHCSXH Tx Hương Trà và tính toán của tác giả) Qua Bảng 2.14, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2019-2021 giảm dần qua các năm, cho thấy chất lượng tín dụng của PGD NHCSXH thị xã Hương Trà ngày càng được nâng lên. - Tình hình nợ quá hạn theo các chương trình tín dụng
  18. 16 Dư nợ quá hạn giai đoạn 2019-2021 tập trung ở các chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo tuy có giảm hàng năm nhưng nợ quá hạn vẫn cao do hộ một số hộ nghèo thiếu kiến thức trong việc sử dụng vốn, đầu tư chăn nuôi trồng trọt không hiệu quả do đó khi đến hạn không thanh toán được nợ cho Ngân hàng. - Tỷ lệ khách hàng có dư nợ quá hạn: Số khách hàng có dư nợ của PGD đến 31/12/2021 là 2 khách hàng, chiếm tỷ lệ 0,03% tổng số khách hàng còn dư nợ; giảm 2 khách hàng (hộ) và giảm về tỷ lệ khách hàng có dư nợ quá hạn 16,4% so với năm 2020. - Hệ số sử dụng vốn: Hệ số sử dụng vốn luôn đạt trên 99,9% số vốn tồn đọng chỉ chiếm 0,02% đến 0,04%/năm, theo quy định của NHCSXH về chỉ tiêu phấn đấu là 99,5%, điều này thể hiện tính kế hoạch hoá cao trong việc điều hành nguồn vốn. - Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2019-2021, có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2019, hệ số này là 0,35 vòng, năm 2020 là 0,39 vòng; năm 2021 là 0,41 vòng. Vòng quay vốn tín dụng nhanh cho thấy nhiều khách hàng được vay vốn, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước - Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ đều đạt con số khá cao trong giai đoạn 2019-2021 lần lượt là 0,82; 0,86; 0,72. Hoạt động thu nợ được tổ chức và thực hiện tốt. Mặc dù vậy năm 2021, chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, công tác thu hồi nợ của PGD cũng gặp không ít khó khăn. 2.2.4. Các yếu tố, điều kiện đảm bảo chất lượng tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.4.1. Tình hình thực hiện quy trình tín dụng tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
  19. 17 Thiên Huế 2.2.4.2. Tình hình thực hiện công tác kiểm soát nội bộ 2.2.4.3. Tình hình bố trí nguồn nhân lực quản lý tín dụng 2.2.4.4. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quản lý tín dụng 2.2.4.5. Tình hình tiếp cận các thông tin tín dụng 2.2.5. Đánh giá của cán bộ nhân viên và tổ trưởng tổ kiết kiệm vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 2.2.5.1. Thông tin cơ bản đối tượng điều tra Để có cơ sở đề xuất được các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà trong thời gian tới mang tính khách quan và toàn diện, tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng: Cán bộ nhân viên và các tổ trưởng tổ TK&VV thông qua bảng hỏi đã được thiết kế sẵn. Qua Bảng 2.28, cho thấy số mẫu điều tra trong đó, cán bộ lãnh đạo quản lý là 2 người, chiếm tỷ lệ 4,0%; cán bộ tín dụng là 3 người chiếm tỷ lệ 6,0%; các tổ trưởng tổ TK&VV là 45 người chiếm tỷ lệ 90,0%, do hoạt động cho vay của PGD NHCSXH thị xã Hương Trà thực hiện theo phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, đứng đầu là các tổ trưởng TK&VV. Như vậy, mẫu được lựa chọn đa dạng và đầy đủ các đối tượng liên quan và cơ cấu đối tượng phù hợp với mục tiêu mà luận văn nghiên cứu. 2.2.5.2. Đánh giá của cán bộ nhân viên và tổ trưởng tổ kiết kiệm vay vốn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng - Đánh giá về chính sách tín dụng chính sách; công tác tổ chức và
  20. 18 quản trị điều hành tín dụng chính sách; công tác kiểm soát nội bộ; nguồn nhân lực; thông tin tín dụng; công tác quản lý rủi ro tín dụng; chất lượng tín dụng. 2.2.6. Đánh giá của khách hàng về những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ tín dụng chính sách 2.2.6.1. Thông tin cơ bản về khách hàng tham gia khảo sát Đối tượng khảo sát là khách hàng vay vốn chính sách tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tác giả đã tiến hành điều tra 150 khách hàng, số phiếu thu về hợp lệ là 125 phiếu, đạt tỷ lệ 83,3%. 2.2.6.2. Thông tin về các chương trình tín dụng, thời gian vay, quy mô vay và mục đích sử dụng vốn vay 2.2.6.3. Những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ tín dụng chính sách 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.3.1. Những kết quả đạt được Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Trà giai đoạn 2019 - 2021, cho thấy: - Với đặc thù của hoạt động tín dụng ưu đãi là phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đến 31/12/2021 nợ quá hạn là 26,86 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,01% so với tổng dư nợ. Những năm qua PGD NHCSXH thị xã đã chú trọng đến công tác thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu, nợ quá hạn để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời qua đó tạo lập nguồn vốn quay vòng để cho vay. - Nguồn vốn của PGD NHCSXH thị xã năm sau tăng so với năm trước tốc độ tăng lớn nhất là vào năm 2020 với mức tăng 6,6%. - Cơ chế, chính sách, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2