Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 3
download
Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH thị xã Hương Thủy giai đoạn 2018 - 2022, nghiên cứu này nhằm hướng đến đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH LÊ HIỆU QUẢ CHO VAY CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2024
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO ĐĂNG KIÊN Phản biện 1: TS. Nguyễn Xuân Thu Phản biện 2: PGS.TS. Lý Phương Duyên Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77 đường Nguyễn Chí Thanh - TP Hà Nội Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khoá, tiền tệ và hỗ trợ Chương trình nhằm cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (cho vay giải quyết việc làm), Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy đã triển khai kịp thời, chuyển vốn đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn huyện. Tính đến thời điểm 31/12/2022, tổng doanh số cho vay của chương trình cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy đã đạt 80.420 triệu đồng, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 2.011 lao động tại địa phương (bao gồm cả cơ sở sản xuất kinh doanh và số hộ vay vốn). Nguồn vốn vay được sử dụng để đầu tư chăn nuôi, sản xuất và phát triển các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, chương trình vẫn còn bộc lộ những hạn chế như tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao, vòng quay vốn tín dụng nhìn chung có xu hướng giảm, chứng tỏ một phần vốn sử dụng không hiệu quả, khả năng đáp ứng vốn đối với nền kinh tế chậm.... Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, sự rủi ro trong chăn nuôi, trồng trọt vì dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt và biến đổi khí hậu... Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chủ quan như: người vay vốn chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nên đôi lúc nhiều dự án mang lại hiệu quả chưa thực sự mong đợi. Dẫn đến một số chủ dự án có hiện tượng chây ì, dây dưa, không trả nợ vì lãi suất nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn làm ảnh hưởng đến chất lượng chương trình cho vay. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả chương trình cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là một vấn đề hết sức cấp thiết được đặt ra hiện nay đối với ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng. Với những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu 1
- quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học ngành Tài chính – ngân hàng của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn - Tác giả Nguyễn Thị Công Viên (2019), trong nghiên cứu “Hoàn thiện hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Đà Nẵng”. - Tác giả Trần Huyền (2021), với việc nghiên cứu đề tài:“Hiệu quả nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Thuận”. - Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2021), với việc nghiên cứu đề tài:“Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lai Châu”. 2.2. Các công trình liên quan gián tiếp đến đề tài luận văn - Tác giả Trương Công Huy (2017), với việc nghiên cứu đề tài:“Nâng cao chất lượng hỗ trợ cho vay chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế”. - Tác giả Trần Lan Phương (2016), trong Luận án tiến sĩ của mình “Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội”. - Tác giả Ngô Thị Thanh Huyền (2014), với việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch (PGD) NHCSXH thị xã Hương Thủy giai đoạn 2018 - 2022, nghiên cứu này nhằm hướng đến đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu 2
- quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Khái quát hóa lý luận về hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (DTMRVL) tại NHCSXH; - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy giai đoạn 2018-2022; - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2018 – 2022. Tầm nhìn đến năm 2030. - Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn hoạt ñộng cho vay giải quyết việc làm tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên sự vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng dựa trên tổng hợp các phương pháp: phân tích tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương pháp khảo cứu, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống. 3
- - Phương pháp thu thập số liệu - Luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp sau để xử lý và phân tích số liệu: + Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp hạch toán kinh tế 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Khái quát hóa lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, trong đó làm rõ các vấn đề như khái niệm, vai trò, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay chương trình này. - Về mặt thực tiễn: Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần kết cấu mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thiên Thiên Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thiên Thiên Huế tầm nhìn đến năm 2030. 4
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Các khái niệm liên quan về hiệu quả cho vay và giải quyết việc làm 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay Hiệu quả cho vay đề cập đến khả năng sử dụng nguồn tài chính đầu tư để tạo ra giá trị và lợi nhuận cao nhất. 1.1.2. Khái niệm về giải quyết việc làm Giải quyết việc làm (GQVL) là một trong những quá trình quan trọng trong xã hội, nhằm tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động và tăng cường thu nhập của họ. Điều này có lợi ích lớn cho bản thân người lao động, gia đình, cộng đồng và xã hội nói chung. 1.1.3. Vai trò của giải quyết việc làm Giải quyết việc làm (GQVL) là một nhiệm vụ quan trọng của một xã hội, với mục tiêu chính là tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động và tăng thu nhập của họ. GQVL đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của xã hội và kinh tế. 1.2. Nội dung chủ yếu hoạt động cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCHXH) là một tổ chức tín dụng đặc biệt do Nhà nước thành lập, có nhiệm vụ chính là thực hiện các mục tiêu và chính sách đặc biệt của Chính phủ, nhằm hỗ trợ và phục vụ các đối tượng chính sách trong việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của quốc gia [7]. 1.2.2. Vai trò và sự cần thiết - Góp công sức trong công cuộc xóa đói và giảm nghèo - Giảm tỷ lệ hộ nghèo và cân đối phát triển - Phát triển cân đối và khắc phục khoảng cách xã hội 1.2.3. Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội 5
- NHCSXH Việt Nam hiện đang thực hiện 11 chương trình tín dụng. Những chương trình tín dụng do NHCSXH Việt Nam thực hiện đều có mục tiêu quan trọng và đa dạng, với sự tập trung vào việc cải thiện đời sống và hỗ trợ cho những đối tượng chính sách. 1.2.3.1. Mục tiêu của chương trình cho vay giải quyết việc làm - Hỗ trợ Nhà nước kiểm tra giám sát tình hình việc làm của dân. - Giúp đỡ, tương tác và hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án thuộc diện nhỏ nhằm tạo thêm việc làm. - Nới gần lại khoảng cách giàu nghèo, cân bằng chung trong xã hội giữa những người lao động sẽ được đảm bảo. [15] 1.2.3.2. Đối tượng của chương trình cho vay giải quyết việc làm Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh - Được thành lập và hoạt động hợp pháp. - Có dự án vay vốn phù hợp tại địa phương, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định. - Dự án vay vốn có xác nhận đánh giá của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án. - Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. Đối với người lao động hoặc hộ gia đình - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có nhu cầu cấp thiết thực sự vay vốn để có thể tự tạo việc làm hoặc tạo ra các loại việc làm cho thành viên trong hộ hoặc thu hút thêm lao động có kiểm tra, xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án. - Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án [15]. 1.2.4. Quy trình, thủ tục của chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội - Đối với hệ thống các dự án vay vốn của hộ gia đình thuộc nguồn vốn do Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh, nguồn vốn do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN); Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM); Hội Nông dân Việt Nam (NDVN); Hội Cựu Chiến binh Việt Nam (CCBVN) quản lý - Đối với hệ thống dự án vay vốn của hộ gia đình và thuộc 6
- nguồn vốn do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã (HTX), Hội người mù và Bộ quốc phòng quản lý - Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các danh mục còn lại từ những nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm theo quy định của Luật Việc làm số 38/2013/QH13 của Quốc Hội và Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. 1.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 1.2.6. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm Nguồn vốn cho vay GQVL, DTMRVL của Ngân hàng chính sách xã hội chủ yếu là từ 2 nguồn chính. Nguồn ngân sách Nhà nước các cấp và nguồn vốn tự huy động. 1.2.7. Thực hiện tổ chức triển khai cho vay – thu nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm - Công tác thông tin tuyên truyền. - Công tác phối hợp với cá cơ quan chính quyền, hội và các đoàn thể. - Kiện toàn, phát triển mạng lưới. - Công tác cho vay. - Công tác kiểm tra nợ, thu nợ, thu lãi. - Công tác xử lý nợ có vấn đề. - Kiểm soát nội bộ. - Đánh giá tình hình triển khai cho vay 1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của ngân hàng chính sách xã hội 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Ngân hàng Doanh số cho vay Dư nợ cho vay Nợ quá hạn và nợ xấu 7
- 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tăng thu nhập của các đối tượng vay vốn Số lao động mới được tăng thêm từ việc thu hút do vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Thu nhập tăng thêm của hộ gia đình nhờ vay vốn Sự gia tăng về quy mô sản xuất kinh doanh 1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội 1.4.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Chính sách Xã hội Thứ nhất. Mức vốn vay. Thứ hai. Thời hạn vay. Thứ ba. Lãi suất vay. Thứ tư. Thủ tục vay vốn. Thứ năm. Kiểm soát nội bộ. 1.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài Thứ nhất. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên. Thứ hai. Các nhân tố thuộc về kinh tế - xã hội. Thứ ba. Các nhân tố thuộc về thị trường. 1.4.3. Các nhân tố thuộc về chủ thể vay vốn Kinh nghiệm sản xuất của người sử dụng vốn (có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp) thường có một lịch sử và kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực cụ thể. Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1 này, tác giả đã được trình bày cơ sở lý luận về Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và hiệu quả của việc cho vay để giải quyết việc làm tại các NHCSXH. Luận văn đã đề cập các tiêu chí về cho vay để giải quyết việc làm tại các NHCSXH. Phần nghiên cứu trong chương 1 cung cấp cơ sở kiến thức cho việc đánh giá tình hình hiệu quả của hoạt động cho vay để giải quyết việc làm tại Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, những kết quả này sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2. 8
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 2.1. Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay giải quyết việc làm 2.1.1. Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHCSXH thị xã Hương Thủy đã được thành lập dưới quyết định số 628/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 05 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Từ ngày 01/07/2003, NHCSXH thị xã Hương Thủy chính thức hoạt động, và đây là một đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập dưới quyết định của Hội đồng quản trị của NHCSXH Việt Nam [12]. 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ - Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy hoạt động với mục tiêu cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi cho Hộ nghèo và các đối tượng chính sách, không hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Họ góp phần tích cực vào việc loại bỏ đói nghèo, đồng thời đóng góp vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng địa phương. - Các tổ chức và tầng lớp dân cư tham gia vào quá trình huy động vốn bằng cách cung cấp nguồn tài chính với lãi suất phù hợp. - NHCSXH có khả năng thu nhận các nguồn vốn đóng góp từ các tổ chức và cá nhân tự nguyện, bao gồm cả những khoản đóng góp không có lãi suất hoặc không hoàn trả gốc. - NHCSXH cung cấp dịch vụ tài khoản thanh toán cho tất cả khách hàng, bao gồm cả trong và ngoài nước. Họ tham gia vào hệ thống thanh toán nội bộ và hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia để đảm bảo thanh toán hiệu quả. 9
- - NHCSXH chủ trách nhiệm cung cấp các dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng. Các dịch vụ này bao gồm việc cung cấp thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ và hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán trong nước. NHCSXH cũng thuộc quyền giám sát của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tuân theo các quy định về thanh toán và quản lý quỹ. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý Bộ máy quản trị Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 2.1.1.4. Tình hình lao động Nhìn chung, số lượng cán bộ nhân viên Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy khá ổn định ở mức 12 nhân viên. Theo đó, năm 2020, số lượng cán bộ nhân viên tại ngân hàng là 12 người (50% nam và 50% nữ), số lượng này tiếp tục giữ vững qua năm 2021 và giảm còn 10 người vào năm 2022 (tương ứng giảm 16,7% số lượng cán bộ nhân viên). 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm giai đoạn 2018 – 2022 2.2. Thực trạng cho vay đối với chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Tình hình lao động và việc làm tại thị xã Hương Thủy Bảng 2.2: Tình hình lao động và việc làm tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Năm Tổng số người Tỷ lệ thất nghiệp Số lượng việc làm Tỷ lệ việc làm tự lao động (%) mới được tạo ra do (%) 2018 30.000 5,2 2.500 18,5 2019 32.000 4,8 2.800 19,2 2020 33.500 5,0 2.300 20,1 2021 34.200 4,3 3.000 20,9 2022 35.000 4,0 3.200 21,8 (Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ) 10
- Tóm lại, bảng này cho thấy sự phát triển tích cực trong tình hình lao động và việc làm tại thị xã Hương Thủy trong giai đoạn từ 2018 đến 2022. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ lệ người làm việc tự do tăng, và có sự tạo ra việc làm mới. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi và đánh giá sự biến động trong tương lai để đảm bảo sự ổn định và bền vững của thị trường lao động địa phương. 2.2.2. Các chương trình tín dụng, nguồn vốn và doanh số cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 2.2.2.1. Khái quát các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam áp dụng tại thị xã Hương Thủy 2.2.2.2. Nguồn vốn của ngân hàng Bảng 2.4: Tăng trưởng nguồn vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị +/- % 1. Nguồn vốn từ 246.832 247.832 224.430 226.430 272.423 25.591 10,37 TW 2. Nguồn vốn huy động được TW 56.488 57.488 54.813 56.812 61.499 5.011 8,87 cấp bù 3. Nguồn vốn ủy 11.277 12.277 15.815 17.815 19.815 8.538 75,71 thác đầu tư Tổng cộng 314.598 317.597 295.058 301.057 353.737 39.140 12,44 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) Bảng 2.4 cho thấy nguồn vốn của Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy qua 5 năm đều ổn định. Năm 2018 tổng nguồn vốn là 314.598 triệu đồng thì đến năm 2022 tăng lên thành 353.737 triệu đồng. Về cơ cấu nguồn vốn, vào năm 2022, tỷ trọng của nguồn vốn từ Trung ương chiếm đa số, đạt 77,02%. Trong khi đó, nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất đã đạt mức cao nhất trong 3 năm là 15,63% vào năm 2020. 2.2.2.3. Doanh số cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 11
- Bảng 2.5: Doanh số cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng 2018 2019 2020 2021 2022 So sánh 2022/2018 Chỉ tiêu SL SL SL SL SL +/- % Doanh số cho vay 6.491 6.480 6.905 7.001 7.260 769 11,8 GQVL, DTMRVL Phân theo phương thức cho vay Cho vay trực tiếp 2.164 2.160 2.158 2.150 2.200 36 1,7 Cho vay ủy thác 4.327 4.320 4.747 4.709 5.060 733 16,9 Phân theo mục đích sử dụng vốn Nông nghiệp 3.246 3.245 2.762 2.700 2.904 -342 -10,5 Lâm nghiệp 1.510 1.505 1.771 1.771 1.815 305 20,2 Thủy sản 1.298 1.294 1.381 1.350 1.452 154 11,8 Cho vay phát triển ngành 438 991 1.089 651 148,8 nghề, SX, TTCN 437 887 Phân theo thời hạn vay 0 0 Ngắn hạn 0 0 0 0 0 6.480 7.001 Trung hạn 6.491 6.905 7.260 769 11,8 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.2.4. Dư nợ cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng việc làm Theo phương thức cho vay: cho vay trực tiếp chỉ chiếm 35,7% (năm 2022), cho vay qua ủy thác chiếm tỷ trọng cao lên đến 64,3%. Tuy nhiên, cho vay trực tiếp có tốc độ tăng khá cao, năm 2018 dư nợ cho vay trực tiếp là 3.292 triệu đồng thì đến năm 2022 đã tăng lên đến 4.334 triệu đồng (tăng 1.041 triệu đồng, hay tăng 32%). Ngược lại cho vay ủy thác chỉ tăng 8%. 12
- Bảng 2.6: Dư nợ cho vay giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018 +/- % Dư nợ cho vay GQVL, 10.535 10.736 11.877 11.977 12.134 1.599 15 DTMRVL Phân theo phương thức cho vay - Cho vay trực tiếp 3.292 3.492 3.959 3.909 4.334 1.041 32 - Cho vay ủy thác 7.243 7.244 7.918 8.068 7.800 558 8 Phân theo mục đích sử dụng vốn - Nông nghiệp 4.789 4.889 5.939 5.959 5.276 487 10 - Lâm nghiệp 2.634 2.734 2.828 2.858 3.279 646 25 - Thủy sản 2.107 2.107 2.375 2.375 2.427 320 15 - Cho vay phát triển 1.006 1.007 735 785 1.152 146 15 ngành nghề, SX, TTCN Phân theo mục đích vay - Ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 - Trung hạn 10.535 10.736 11.877 11.977 12.134 1.599 15 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay Bảng 2.7: Dư nợ cho vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng So sánh T Các chương trình cho vay 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018 T +/- % 1 Cho vay hộ nghèo 61.797 60.897 61.208 62.408 70.299 8.502 13,76 2 Cho vay hộ cận nghèo 74.625 74.675 80.851 82.861 86.527 11.902 15,95 3 Cho vay giải quyết việc làm 10.535 11.035 11.777 11.877 12.134 1.599 15,18 4 Cho vay nước sạch, VSMT 19.731 19.075 23.261 24.261 26.604 6.873 34,83 5 Cho vay hộ mới thoát nghèo 22.940 22.850 24.980 25.069 25.331 2.391 10,42 6 Cho vay SXKD tại VKK 998 890 8445 841 816 -182 -18,24 7 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 4.017 4.012 4.010 4.150 4.101 84 2,09 8 Cho vay thương nhân VKK 752 730 650 748 519 -233 -30,98 9 Cho vay xuất khẩu lao động 1.258 1.358 1.655 1.785 2056 798 63,43 Cho vay HSSV có hoàn cảnh 10 12.513 12.954 14.151 14.815 16.502 3.989 31,88 khó khăn Tổng cộng 209.166 208.476 209.166 230.988 244.889 35.723 17,08 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 13
- 2.2.3. Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với Hội đoàn thể địa phương Bảng 2.8: Doanh số cho vay giải quyết việc làm và duy trì, mở rộng việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 So sánh Tiêu chí Đvt 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018 +/- % I. Cho vay trực tiếp Tr.đ 3.512 3.559 3.759 3.959 4.045 86 2,16 1. Số cơ sở SXKD vay Cơ sở 40 43 44 43 45 2 4,65 vốn 2. Mức vốn vay bình Tr.đ/Cơ sở 88 91 91 92 90 -2 -2,38 quân II. Cho vay ủy thác với hội đoàn thể địa Tr.đ 7.023 7.218 7.118 7.918 8.089 171 2,16 phương 1. Số hộ vay vốn Hộ 227 228 230 226 219 -8 -3,36 2. Mức vốn vay bình Tr.đ/Hộ 31 35 35 35 37 2 5,71 quân (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.4. Công tác phát triển mạng lưới cho vay thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn 2.2.4.1. Quy trình cho vay qua Tổ tiết kiệm và vay vốn 2.2.4.2. Doanh số cho vay thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.9: Doanh số cho vay giải quyết việc làm và duy trì, mở rộng việc làm thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 So sánh Tiêu chí Đvt 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018 +/- % I. Cho vay trực Tr.đ 3.512 3.559 3.759 3.959 4.045 86 2,16 tiếp II. Cho vay ủy thác với hội đoàn Tr.đ 7.023 7.218 7.118 7.918 8.089 171 2,16 thể địa phương 1. Hội phụ nữ Tr.đ 1.755 2.802 1.921 2.217 2.429 674 38,40 2. Hội nông dân Tr.đ 2.598 3.987 2.704 3.088 3.239 641 24,67 3. Đoàn thanh niên Tr.đ 1.404 2.263 1.565 1.662 1.619 215 15,31 4. Hội cựu chiến Tr.đ 1.264 1.724 925 950 810 -454 -35,91 binh III. Tổng cộng Tr.đ 10.535 10.777 10.877 11.877 12.134 1.599 15,17 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 14
- 2.2.4.3. Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.10: Kết quả xếp loại tổ TK&VV tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Tổ 2022/2018 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 +/- % Tổ Tốt 191 190 192 191 188 -3 -1,57 Tổ Khá 5 4 4 3 3 -2 -40,0 Tổ Trung bình 0 0 0 0 0 0 0 Tổ Yếu 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 196 194 196 194 191 -5 -2,55 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay 2.2.5.1. Hoạt động kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng tại các tổ TK&VV Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2022 ĐVT: Hồ sơ 2022/2018 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 +/- % 1. Tổng số khách hàng đã 1.829 1.700 1.634 1.602 1.838 9 0,49 kiểm tra 2. Tổng số hồ sơ sai 10 10 11 12 8 -2 -20,0 3. Hồ sơ khách hàng được 157 165 212 250 310 153 97,45 phê duyệt 4. Tỷ lệ hồ sơ được phê 94,01 92,01 95,07 91,50 97,48 - - duyệt (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) Trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022, số lượng hồ sơ bị từ chối cho vay đã giảm dần, điều này phản ánh một sự cải thiện trong công tác kiểm tra từ quá trình làm hồ sơ đến bình xét cho vay, đảm bảo tính chặt chẽ và hạn chế sai sót. 15
- 2.2.6. Công tác thông tin, tuyên truyền Bảng 2.12: Công tác thông tin, tuyên truyền tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Huế giai đoạn 2018 – 2022 Chỉ tiêu 2018 2020 2022 2022/2018 ĐVT 2019 2021 +/- % 1. Phát sóng truyền Buổi 8 8 9 8 9 1 12,50 thanh 2. Pano, áp phích Cái 85 90 80 81 96 11 12,94 3. Đăng báo Bài 8 11 12 14 18 10 125,0 4. Cung cấp tài liệu Tờ 584 600 650 700 805 22 37,84 tờ rơi 1 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Đánh giá hiệu quả cho vay dưới góc độ ngân hàng 2.3.1.1. Đánh giá về Nợ quá hạn Bảng 2.13: Nợ quá hạn cho vay vốn giải quyết việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018 Chỉ tiêu SL SL SL SL SL +/- % I.Tổng dư nợ 10.535 10.145 10.645 11.877 12.134 1.599 14,79 II.Nợ quá hạn 90 454 312 305 285 328 -126 -27,8 ngày Phân theo hình thức cho vay Cho vay trực tiếp 135 140 61 80 155 20 15,20 Cho vay ủy thác 319 318 224 204 173 -146 -1.152 Phân theo lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp 197 199 159 149 104 -93 53,00 Lâm nghiệp 45 47 17 16 55 9 20,50 Thủy sản 62 62 27 27 70 8 13,20 Ngành nghề, TTCN 150 150 82 92 98 -51 -34,30 (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 16
- 2.3.1.2. Đánh giá về Hệ số sử dụng vốn Bảng 2.14: Hệ số sử dụng vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Triệu đồng 202/2018 Năm 2018 2019 2020 2021 2020 +/- % Tổng nguồn vốn 314.598 317.597 295.058 301.057 353.737 39.140 12,44 Tổng dư nợ 209.166 209.166 209.166 230.988 244.889 35.723 17,08 Hệ số sử dụng vốn 66,48 65,85 70,88 6,72 69,23 - - (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng 2.14 cho thấy bên dư nợ cho vay của NHCSXH thị xã Hương Thủy tăng qua 5 năm 2018-2022, từ 209 tỷ đồng năm 2018 tăng lên 244 tỷ đồng năm 2022. 2.3.1.3. Hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm Bảng 2.15: Hiệu quả cho vay vốn giải quyết việc làm tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2022 Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 2021 2022 1. Tỷ lệ hoàn trả vốn % 94,11 94,15 94,43 94,66 95,07 2. Tỷ lệ nợ quá hạn % 4,31 3,27 3,20 2,40 2,70 3. Số khách hàng có nợ quá Khách hàng 23 23 18 14 16 hạn 4. Tỷ lệ mất vốn % 0 0 0,02 0,08 0,04 5. Hiệu suất làm việc của cán bộ tín dụng Số khách hàng/cán bộ tín Khách 67 68 69 68 66 dụng hàng/Cán bộ Triệu Dư nợ/cán bộ tín dụng 2.634 2.734 2.930 2.970 3.034 đồng/Cán bộ 6. Số lao động thu hút Lao động 331 345 360 359 370 7. Số vốn vay cho 1 lao động Triệu đồng 31 32 36 35 37 (cho vay ủy thác) (Nguồn: NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) 17
- 2.3.2. Đánh giá hiệu quả cho vay dưới góc độ xã hội - Chương trình cho vay GQVL, DTMRVL của Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn. - Người vay được vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh và có nhiều hộ thoát khỏi cảnh đói nghèo, thất nghiệp, tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực cải thiện đời sống cho người dân và giải quyết các vấn đề xã hội. - Các dự án và đối tượng vay vốn của Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Hương Thủy được xem xét một cách linh động theo từng đối tượng và phù hợp với nhu cầu vay vốn theo chu kỳ kinh tế nhằm tăng số lượng hộ gia đình được vay vốn. - Thái độ phục vụ, chất lượng phục vụ của nhân viên NHCSXH được đánh giá khá tốt, năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện nghiệp vụ cũng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. 2.3.3. Đánh giá hiệu quả cho vay dưới góc độ sự hài lòng của khách hàng vay vốn Phòng Giao dịch NHCSXH Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã đạt được một mức độ hiệu quả đáng kể trong việc đáp ứng sự hài lòng của khách hàng vay vốn. 2.3.4. Đánh giá chung về hiệu quả cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.4.1. Kết quả đạt được Thứ nhất. Giai đoạn 2018-2022, tổng doanh số cho vay của chương trình đạt gần 35 tỷ đồng, với 800 lượt khách hàng vay vốn (bao gồm cả cơ sở sản xuất kinh doanh và số hộ vay vốn), thu hút và tạo việc làm mới cho 1.060 lao động. Thứ hai. Doanh số cho vay GQVL, DTMRVL tăng nhanh qua các năm (năm 2018 tăng đến 11,8% so với năm 2022). Dư nợ giai đoạn này cũng tăng nhanh với mức độ tăng trưởng lên đến 15%. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn