intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa làm rõ cơ sở lý luận hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại. Đề tài đánh giá được thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ HUYỀN TRÂN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH Phản biện 1: TS. NGUYỄN ĐÌNH DŨNG Phản biện 2: TS. TÔN ĐỨC SÁU Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng B205 - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Khu vực miền Trung. Số: 201 - Đường Phan Bội Châu – TP Huế Thời gian: vào hồi 07 giờ 00 ngày 07 tháng 01 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Ngân hàng thương mại cổ phần là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Đối với hoạt động Ngân hàng, vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các NHTM hiện nay, vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Do vậy có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của Ngân hàng. Tại Việt Nam, việc huy động vốn bằng cách khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, của các tổ chức kinh tế xã hội hay các tổ chức tín dụng khác của NHTM còn nhiều bất hợp lý. Điều này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc Ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro. Do đó, việc tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý và sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí và vai trò của các NHTM, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Việc làm này của các NHTM đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như góp phần tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Để có thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ trên, Ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Vốn huy động trở thành nguồn vốn chủ yếu cung cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mở cửa, hội nhập là điều kiện tất yếu của bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển. Sự hội nhập sẽ làm phân bổ nguồn vốn trong xã hội một cách hợp lý. Với sự xuất hiện của các tổ chức tài chính nước ngoài, các tổ chức tài chính mới trong nước, nguồn vốn chảy vào các NHTM sẽ theo đó mà giảm dần. Chính vì thế, muốn tồn tại và đứng vững trong môi trường mới, các Ngân hàng luôn luôn cần có nguồn vốn dồi dào. Khi đó, huy động vốn trở thành một biện pháp hữu hiệu cho các NHTM thực hiện các chiến lược của mình.
  4. 2 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) – một trong những Ngân hàng TMCP mạnh nhất hiện nay tại Việt Nam đã được các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế công nhận về sự thành công và phát triển bền vững. Vietinbank tự hào là NH luôn dẫn đầu về huy động vốn, tài sản và lợi nhuận trước thuế trong toàn hệ thống. Trong những năm qua, tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được một số kết quả đáng mừng song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Trong định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là một hoạt động vô cùng cấp thiết, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó cùng với những kiến thức đã được học, tôi quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ở nước ta, trong những năm qua đã có nhiều tổ chức, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học nghiên cứu và công bố các công trình khoa học liên quan đến vấn đề huy động vốn của Ngân hàng thương mại, đáng chú ý như: Đinh Thị Quỳnh Như (2015), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Lý Thường Kiệt Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Học viện hành chính quốc gia – Khu vực miền Trung. Lê Viết Nghĩa (2014), “Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện hành chính, Hà Nội. Đỗ Thị Ngọc Trang (2011), “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Habubank”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Tiến Thành (2009), “Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Bùi Hồng Minh (2006), “Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Các đề tài trên chỉ dừng lại phân tích và đánh giá tổng thể hoạt động huy động vốn trên từng phương diện và các địa phương khác
  5. 3 nhau, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn phù hợp với đặc điểm của từng Ngân hàng. Tuy nhiên với đặc thù từng Ngân hàng khác nhau, từng đối tượng khách hàng khác nhau, tôi chọn đề tài này không trùng lắp với các đề tài trên và cam đoan là công trình khoa học độc lập của tôi. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về: NHTM, vốn của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. - Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Thời gian: Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm 2013 - 2015. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Phương pháp luận Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ giáo trình, sách báo nghiệp vụ, Internet, đề tài nghiên cứu, luận văn và các tài liệu có liên quan để nắm vững lý thuyết về NHTM, nguồn vốn, công tác huy động vốn của NHTM,
  6. 4 các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. - Thu thập số liệu về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua ba năm 2013, 2014, 2015. 5.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp so sánh: Đối với số liệu thứ cấp thu thập tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để đánh giá sự biến động về tình hình kinh doanh và huy động vốn tại Ngân hàng qua các năm dựa trên các chỉ tiêu: Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn; Cơ cấu nguồn vốn; Chi phí huy động vốn; Khả năng cân đối vốn. - Phương pháp tương quan: Xác định mối quan hệ tương ứng giữa thực trạng huy động vốn và những giải pháp đề ra nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Hệ thống hóa làm rõ cơ sở lý luận hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại. - Về thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, đề tài được chia làm 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM. Chương này trình bày các vấn đề lý luận về NHTM, vốn của NHTM và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. - Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Từ những lý luận đưa ra ở chương I, chương này sẽ nêu khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế; phân tích thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh qua 3 năm (2013 – 2015); đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh; từ đó, nêu lên những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa
  7. 5 Thiên Huế. Từ những phân tích; đánh giá kết hợp với định hướng, nhiệm vụ của Chi nhánh trong thời gian tới, chương này sẽ đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Lý luận chung về Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.1.2 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 1.1.2.1 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế 1.1.2.2 Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường 1.1.2.3 NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước 1.1.2.4 NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 1.2 Vốn của Ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Khái niệm về vốn của NHTM “Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do bản thân NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác”. 1.2.2 Cơ cấu vốn của NHTM Vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn khác. 1.2.3 Vai trò của nguồn vốn 1.2.3.1 Đối với toàn bộ nền kinh tế 1.2.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn Hiệu quả huy động vốn của NHTM là khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng với chi phí hợp lý. 1.3.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn trong hoạt động của NHTM
  8. 6 - Góp phần làm giảm chi phí, giảm giá thành đơn vị nguồn vốn huy động. - Tiết kiệm chi phí của NHTM và chi phí của toàn xã hội. - Góp phần ổn định và giảm lãi suất HĐV, giảm lãi suất cho vay. - Hiệu quả huy động vốn cao sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM. 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.3.3.1 Các chỉ tiêu định tính  Tính ổn định của nguồn vốn huy động  Tính ổn định của cơ cấu vốn huy động  Tính ổn định của lãi suất huy động  Tính ổn định ở sự đa dạng của các hình thức huy động vốn 1.3.3.2 Các chỉ tiêu định lượng  Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động  Cơ cấu nguồn vốn huy động  Chi phí huy động vốn  Khả năng cân đối vốn 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 1.3.4.1 Nhóm các nhân tố khách quan  Các nhân tố liên quan đến nền kinh tế  Các nhân tố liên quan đến khách hàng  Các nhân tố liên quan đến hệ thống Ngân hàng và thị trường tiền tệ  Môi trường pháp lý  Sự phát triển của công nghệ thông tin  Các nhân tố khác 1.3.4.2 Nhóm các nhân tố chủ quan  Năng lực tài chính của Ngân hàng  Chiến lược kinh doanh và chính sách đối với hoạt động HĐV  Trình độ kỹ thuật công nghệ của Ngân hàng  Chất lượng nguồn nhân lực 1.4 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM 1.4.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM 1.4.1.1 Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế 1.4.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Chi nhánh Thừa Thiên Huế 1.4.1.3 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
  9. 7 Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.2 Môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của VietinBank Thừa Thiên Huế 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ 2013-2015 2.1.4.1 Về công tác huy động vốn - Năm 2013, cũng là năm khó khăn đối với nền kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có những chiến lược, chỉ đạo sâu sát đến từng cán bộ liên quan đến công tác huy động vốn, chú trọng công tác marketing, chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo với phương châm: “Mỗi khách hàng là mỗi người thân của mái nhà Vietinbank Thừa Thiên Huế, chăm sóc khách hàng như chăm sóc chính bản thân mình”. Chính vì vậy, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được kết quả rất ngoạn mục trong công tác huy động vốn. - Năm 2014 là năm ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Và cũng trong 5 năm trở lại đây, có thể xem 2014 là năm ít xáo trộn nhất trong hoạt động Ngân hàng. Nhưng đây lại là một năm có những sự kiện, thay đổi quan trọng: lạm phát thấp nhất 10 năm, lãi suất giảm nhanh,… Sự cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng vẫn diễn ra quyết liệt, trong khi lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Công thương thấp hơn nhiều so với các NHTM trên địa bàn, không khuyến khích được khách hàng gửi tiền, đặc biệt là không thu hút được tiền gửi dân cư. Hơn nữa, trên thị trường cũng có nhiều kênh đầu tư sinh lời khác: chứng khoán, vàng, bất động sản, nên nguồn vốn bị san sẻ. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Chi nhánh với phương châm “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta” nên năm 2014, toàn Chi nhánh đã được những kết quả nhất định.
  10. 8 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Huế ĐVT: Triệu đồng 2013 2014 2015 Chỉ tiêu So với So với So với Thực hiện Thực hiện Thực hiện 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn 3.214.000 110% 3.414.451 106% 3.667.676 107% huy động Phân theo loại tiền - VNĐ 3.015.000 110% 3.194.232 106% 3.434.461 108% - Ngoại tệ quy VNĐ 199.000 120% 220.219 111% 233.215 106% Phân theo nguồn - Tổ chức 1.644.000 101% 1.748.721 106% 1.864.545 107% - Cá nhân 1.570.000 122% 1.665.730 106% 1.803.131 108% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) - Năm 2015 là năm được đánh giá đầy khả quan của ngành Ngân hàng. Bên cạnh các nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh của ngành tài chính – Ngân hàng như: chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá, cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động Ngân hàng của NHNN, cầu của nền kinh tế, sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác,… cũng được các tổ chức tín dụng đánh giá là diễn biến ổn định hoặc có thuận lợi hơn các năm trước. Cùng các chính sách, chiến lược sâu xát của Ban Lãnh Đạo Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ Chi nhánh thì năm 2015 nguồn vốn huy động của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng 7 % so với năm 2014. 2.1.4.2 Về công tác tín dụng Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của Chi nhánh. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn, khó khăn của nền kinh tế đã tác động mạnh đến công tác tín dụng tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Năm 2013 là năm mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhận định được tình hình đó ngay từ đầu năm 2013, Ban Giám đốc đã chỉ đạo sát sao, nắm bắt kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Chi nhánh đã xác định hướng đi cho hoạt động tín dụng năm 2013 là tăng trưởng luôn phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, với phương châm hoạt động: “An toàn và hiệu quả”. Kết quả là: Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 đạt 2.673.000 triệu đồng, tăng 51 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 3%.
  11. 9 Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Vietinbank Huế ĐVT: Triệu đồng 2013 2014 2015 Chỉ tiêu So với So với So với Thực hiện Thực hiện Thực hiện 2012 2013 2014 Dƣ nợ 2.673.000 103% 2.774.487 104% 2.813.631 101% Phân theo loại tiền - VNĐ 2.263.000 102% 2.289.453 101% 2.317.309 101% - Ngoại tệ 410.000 113% 485.034 118% 496.322 102% Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1.665.000 105% 1.746.875 105% 1.787.516 102% - Trung hạn 54.192 64% 67.173 124% 93.074 139% - Dài hạn 953.808 105% 960.439 101% 933.041 97% Dư nợ không có TSBĐ 20.630 19.893 18.954 Chất lƣợng dƣ nợ Nhóm 1 2.620.492 2.742.979 2.785.341 Nhóm 2 52.508 31.508 28.290 Nhóm 3 0 0 0 Nhóm 4 0 0 0 Nhóm 5 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) - Năm 2014, ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. “Sức khỏe” của Ngân hàng luôn gắn với doanh nghiệp, mà đến 2014 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình và với đường lối, chính sách, chiến lược sáng suốt, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế đạt được kết quả khả quan về dư nợ cũng như chất lượng dư nợ cho vay đảm bảo không có nợ xấu. Đến 31/12/2014, dư nợ cho vay đạt 2.774.487 triệu đồng, tăng 101 tỷ đồng, tốc độ tăng là 4%. Trong tổng dư nợ thì nợ đủ tiêu chuẩn chiếm đến 98%. - Năm 2015, là năm được đánh giá là năm đầy khả quan của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Huế nói riêng. Tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng với phương châm: “An toàn và hiệu quả”. Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.813.631 triệu đồng, tăng 39 tỷ đồng. 2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ ngoại hối 2.1.4.4 Nghiệp vụ bảo lãnh 2.1.4.5 Công tác phát triển thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử 2.4.1.6 Các mặt công tác khác Kết quả kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế
  12. 10 qua 3 năm 2013-2015 như sau: Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 2013 2014 2015 +/- % +/- % I Thu nhập 101.485 114.943 123.987 13.458 13,26% 9.044 7,86 1 Thu lãi cho vay 59.383 68.421 72.763 9.038 15,22% 4.342 6,35% 2 Thu lãi tiền gửi 1.245 1.879 2.157 634 5,09% 278 14,80% 3 Thu lãi khác 26.332 28.365 30.801 2.033 7,72% 2.436 8,59% 4 Thu nhập HĐ dịch vụ 3.994 4.194 4.413 200 5,01% 219 5,22% Thu nhập từ HĐKD 5 2.245 2.769 3.506 524 23,34% 737 26,62% ngoại hối 6 Thu nhập khác 8.286 9.315 10.347 1.029 12,42% 1.032 11,08% II Chi phí 86.549 99.765 108.002 13.216 15,27% 8.237 8,26% 1 Chi trả lãi tiền gửi 46.376 54.413 58.297 8.037 17,33% 3.884 7,14% 2 Chi phí trả lãi khác 29.032 31.935 35.128 2.903 10,00% 3.193 9,99% 3 Chi phí HĐ dịch vụ 2.341 3.659 3.836 1.318 5,63% 177 4,84% Chi phí HĐKD ngoại 4 1.326 1.537 1.698 211 15,91% 161 10,47% hối 5 Chi phí HĐ khác 7.474 8.221 9.043 747 9,99% 822 10,00% III Lợi nhuận 14.936 15.178 15.985 242 1,62% 807 5,32% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) 2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh ĐVT: Triệu đồng 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng TỔNG NGUỒN VỐN 3.656.867 100% 3.905.990 100% 4.191.670 100% Vốn chủ sở hữu 366.000 10,00% 405.685 10,39% 427.341 10,20% Vốn huy động 3.214.000 87,89% 3.414.451 87,42% 3.667.676 87,50% Vốn vay - - - - - - Vốn khác 76.867 2,10% 85.854 2,20% 96.653 2,31% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Vietinbank Huế giai đoạn 2013 – 2015 bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và các nguồn
  13. 11 vốn khác. Trong đó vốn huy động luôn giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, trong năm 2014, 2015 tỷ trọng nguồn vốn này đang có xu hướng giảm. 2.2.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn 2.2.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động Bảng 2.5: Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Vietinbank Huế từ 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu 2013 2014 2015 trọng trọng trọng Tổng vốn huy động 3.214.000 3.414.451 3.667.676 Tiền gửi của tổ chức 1.644.000 51% 1.748.721 51% 1.864.545 46% Tiền gửi của cá nhân 1.570.000 49% 1.665.730 49% 1.803.131 54% Tốc độ tăng (%) 110% 106% 107% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Qua bảng số liệu 2.5 có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Huế là tăng đều qua các năm 2013-2015. Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ năm 2013 đạt 3.214.000 triệu đồng, năm 2014 tăng 6% đạt 3.414.451 triệu đồng và năm 2015 tăng 7% đạt 3.667.676 triệu đồng. Trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và nguồn huy động từ cá nhân có tỷ lệ tăng xấp xỉ nhau. Điều này cũng có thể hiểu bởi Vietinbank Chi Nhánh Huế luôn chú trọng tới tầm quan trọng của mọi đối tượng khách hàng, có như vậy mới có thể khai thác tối đa sức cạnh tranh của Chi nhánh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tăng trưởng nguồn vốn nhanh và bền vững luôn được Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên coi là nhiệm vụ quan trọng và then chốt. Hơn nữa, đây không phải là một nghiệp vụ độc lập mà là nghiệp vụ có mối quan hệ mật thiết đối với các nghiệp vụ khác như sử dụng vốn, thanh toán chuyển tiền... nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng. Nguồn vốn phải luôn phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng vốn thì hoạt động kinh doanh Ngân hàng mới thực sự hiệu quả. Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.
  14. 12 2.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động  Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền Bảng 2.6: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền ĐVT: Triệu đồng 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Thực Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Thực hiện Thực hiện hiện (%) (%) (%) Tổng nguồn vốn huy động 3.214.000 3.414.451 3.667.676 - Tiền gửi bằng VNĐ 3.015.000 93,81% 3.194.232 93,55% 3.434.461 93,64% - Tiền gửi bằng ngoại tệ quy 199.000 6,19% 220.219 6,45% 233.215 6,36% VNĐ (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn ngoại tệ, chiếm gần 94% trong cơ cấu vốn huy động còn ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, cơ cấu này ổn định trong 3 năm 2013- 2015. Nguồn vốn huy động ngoại tệ thấp hơn so với nguồn vốn huy động bằng VNĐ. Năm 2015 tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm mặc dù nguồn vốn huy động năm 2015 tăng nhiều so với năm 2014. Do ảnh hưởng của nền kinh tế và tỷ giá đồng USD thay đổi liên tục, đặc biệt từ cuối tháng 12/2015 lãi suất huy động USD hạ về 0%, có thể nhìn nhận tại thời điểm hiện tại kênh tiết kiệm VND có ưu thế tương đối so với USD, đồng thời để bảo vệ giá trị tiền đồng, Nhà nước có những chính sách không khuyến khích người dân dự trữ USD. Do đó, Ngân hàng nhà nước luôn có những giải pháp nhằm ổn định tỷ giá ngoại tệ. Mặc khác, hiện lãi suất tiết kiệm USD bị khống chế tối đa 0% trong khi tiền đồng từ 6 tháng trở lên được tự do thoả thuận lãi suất có thể lên đến 7%, tính ra mặt bằng lãi suất tiết kiệm bằng tiền đồng vẫn cao hơn nhiều so với USD. Mặc dù vậy nhưng Chi nhánh Huế vẫn nhìn nhận thị trường cho vay ngoại tệ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chi nhánh và nhu cầu sử dung ngoại tệ của khách hàng ngày càng cao, do đó Chi nhánh cần phải có những biện pháp chăm sóc khách hàng tốt để duy trì được lượng ngoại tệ đã huy động.
  15. 13  Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn ĐVT: Triệu đồng 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Thực hiện trọng Thực hiện trọng Thực hiện trọng (%) (%) (%) Tổng nguồn vốn huy 3.214.000 3.414.451 3.667.676 động - Tiền gửi không kỳ hạn 352.000 10,95% 394.389 11,55% 452.695 12,34% - Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng 2.104.000 65,47% 2.243.308 65,71% 2.432.328 66,32% trở xuống - Tiền gửi kỳ hạn trên 12 758.000 23,58% 776.754 22,74% 782.653 21,34% đến 60 tháng - Tiền gửi kỳ hạn trên 60 _ _ _ _ _ _ tháng (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Trong hoạt động HĐV, kỳ hạn của nguồn vốn là mối quan tâm đặc biệt của các NHTM, bởi hoạt động HĐV và hoạt động cho vay có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu nhu cầu cho vay trong thời gian ngắn là chủ yếu thì các Ngân hàng nên tăng cường HĐV trong ngắn hạn để giảm chi phí trả lãi. Còn nếu nhu cầu cho vay trung và dài hạn tăng cao thì cần nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn dài. Ngược lại, Ngân hàng cũng cần căn cứ vào kỳ hạn của các nguồn vốn huy động để đưa ra quyết định cho vay, vì theo nguyên tắc các Ngân hàng chỉ được sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, chiếm trên 65%. Trong khi đó nhu cầu vay trung dài hạn lại có xu hướng tăng qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn chỉ là 30%, do đó nhằm đảm bảo khả năng cấp tín dụng trung dài hạn giảm rủi ro thanh khoản, Ngân hàng cần có các chính sách thu hút nguồn vốn trung và dài hạn. Qua bảng 2.7 có thể thấy tiền gửi trên 12 đến 60 tháng có sự khác biệt rõ ràng, cụ thể tiền gửi huy động từ năm 2013-2015 tăng đều nhưng tỷ trọng tiền gửi trên 12 đến 60 tháng giảm, cụ thể năm 2013 là 23,58%, năm 2014 là 22,74% và năm 2015 là 21,34%. Do lãi suất kỳ hạn trên 12 đến 60 tháng chỉ cao hơn kỳ hạn ngắn khoảng 0,2% và khi rút trước hạn chỉ hưởng lãi suất 0,5% nên khách hàng chọn kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống để gửi tiết kiệm.
  16. 14 2.2.2.3 Chi phí huy động vốn Để huy động được nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng, Ngân hàng phải trả chi phí cho việc huy động vốn đó, đó là chi phí lãi huy động. Để hoạt động kinh doanh có lãi đòi hỏi Ngân hàng phải tối thiểu hoá chi phí huy động vốn, làm sao để huy động được nguồn vốn lớn nhất với chi phí thấp nhất. Ngoài chi phí trả lãi, Ngân hàng còn nhiều chi phí khác như chi phí tiền lương, chi phí quản lý, chi tài sản, chi quảng cáo, chi khuyến mãi, chi tiếp khách,… đều là chi phí huy động vốn của Ngân hàng. Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí huy động vốn ĐVT: Triệu đồng 2013 2014 2015 Năm Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng Chỉ tiêu tiền tiền tiền (%) (%) (%) Tổng chi phí huy động vốn 50.890 100 59.040 100 63.150 100 - Chi trả lãi tiền gửi 46.376 91,13 54.413 92,16 58.297 92,32 - Chi khác 4.514 8,87 4.627 7,84 4.853 7,68 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Bảng 2.8 cho thấy, tổng chi phí huy động vốn tăng qua các năm và chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí huy động, chiếm trên 90%. Năm 2013, chi trả lãi tiền gửi chiếm 91,13% tổng chi phí, tỷ lệ này tăng qua các năm 2014 là 92,16% và 2015 là 92,32% do tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng nên chi phí trả lãi cũng sẽ tăng. Các chi phí khác của Chi nhánh như chi quảng cáo, khuyến mãi, chi tiền chăm sóc khách hàng, chi tiếp khách,... cũng tăng nhẹ qua các năm nhưng so với tổng chi phí huy động vốn thì không tăng bằng chi trả lãi tiền gửi. Điều này cũng phản ánh rõ bản chất hoạt động của lĩnh vực Ngân hàng là trung gian tài chính, đi vay để cho vay. Khi đi vay, nhận tiền gửi, Ngân hàng phải trả lãi cho người cho vay, người gửi tiền. Khi cho vay, Ngân hàng thu lãi cho vay để có nguồn trả lãi huy động vốn. Mức độ lành mạnh, hiệu quả của người gửi tiền và người vay đều tác động đến hiệu quả kinh doanh và trạng thái rủi ro của Ngân hàng. Lợi nhuận Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào. Vietinbank Chi nhánh Huế cũng nắm bắt tình hình thị trường thực tế để đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo chi phí hợp lý, nguồn vốn huy động ngày càng tăng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
  17. 15 Bảng 2.9: Tỷ lệ chi phí cho một đồng vốn huy động và huy động vốn bình quân theo đầu ngƣời ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng nguồn vốn huy động 3.214.000 3.414.451 3.667.676 Số lao động (người) 132 136 147 Tổng chi phí huy động vốn 50.890 59.040 63.150 Chi phí trên một đồng vốn huy động (đồng) 0,016 0,017 0.017 Vốn huy động bình quân theo đầu người 24.348 25.106 24.950 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Từ bảng 2.9, ta thấy số lượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh những năm vừa qua không có sự thay đổi lớn. Nhân sự tăng từ 132 năm 2013 lên 147 năm 2015 là do số lượng cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu tăng nên Chi nhánh đã tuyển dụng thêm cán bộ mới để bổ sung thêm nguồn nhân lực. Vốn huy động bình quân theo đầu người cũng ít có sự thay đổi, đạt trên 24 tỷ đồng/người/năm. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn và sự tăng thêm nhân sự mới, còn trẻ, non về tuổi đời và tuổi nghề, nhưng với uy tín sẵn có của Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế cùng với những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên Chi nhánh đã duy trì được mức huy động vốn bình quân đầu người/năm. Từ bảng 2.9 ta cũng thấy, chi phí cho một đơn vị huy động vốn qua các năm cũng ít có sự thay đổi theo từng năm, để huy động được một đồng vốn, chi phí mà Chi nhánh phải bỏ ra năm 2013 là 0,016 đồng chi phí, năm 2014 và 2015 là 0,017 đồng chi phí. Do tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng càng ngày càng khốc liệt, nên Chi nhánh phải gia tăng các hình thức khuyến mãi, có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình nhằm thu hút vốn, tăng khách hàng trung thành. Kết quả lượng vốn huy động tăng trưởng nhanh và bền vững qua 3 năm 2013- 2015. Qua đây ta thấy chi phí cho một đồng vốn là hợp lý nên chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh cũng đã đạt hiệu quả. 2.2.2.4 Khả năng cân đối vốn Số liệu về huy động vốn cho thấy chi nhánh đã không ngừng tăng nguồn vốn huy động để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tăng trưởng bền vững, một nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là phải có sự phù hợp tương ứng giữa lượng vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn. Thừa vốn hay thiếu vốn đều gây bất lợi cho Ngân hàng và thể hiện sự thiếu hiệu quả trong công tác quản trị vốn.
  18. 16 Bảng 2.10: Số liệu huy động vốn và cho vay ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Chỉ tiêu 1. Nguồn vốn huy động 3.214.000 3.414.451 3.667.676 2. Dư nợ cho vay 2.673.000 2.774.487 2,813.631 3. Chênh lệch Huy động - Cho vay 541.000 639.964 854.045 4. Dư nợ cho vay / Nguồn vốn huy động (%) 83,17 81,26 76,71 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Qua bảng 2.10 cho thấy, sử dụng vốn của Vietinbank Chi nhánh Huế chiếm tỷ trọng cao, tình hình cho vay và huy động có dấu hiệu tăng từ năm 2013 đến 2015. Để có được các con số này Vietinbank Chi nhánh Huế đã có sự cố gắng nhất định trong việc đáp ứng nguồn vốn, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như các nhu cầu khác của các thành phần kinh tế trong xã hội. Mặc dù nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tăng qua các năm 2013-2015 nhưng chênh lệch huy động và cho vay của chi nhánh cũng tăng. Một khi nguồn vốn huy động tăng cao cũng có nghĩa lượng tiền nhàn rỗi trong dân hiện nay vẫn ở mức cao, Chi nhánh tăng trưởng nguồn vốn qua các năm nhưng cũng nên chú trọng tăng trưởng cho vay phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn. Chênh lệch huy động và cho vay tăng qua các năm 2013-2015 do nền kinh tế còn chưa thoát khỏi khó khăn nên các Ngân hàng thương mại vì mục tiêu “an toàn, bền vững” vẫn dè dặt trong cho vay, đi đôi với áp dụng chính sách tín dụng chặt chẽ, cho vay thận trọng, do đó lượng tiền huy động được vẫn chưa thực sự đem ra cho vay một cách có hiệu quả. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động càng gần bằng 100% càng tốt, chứng tỏ Chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn huy động một cách có hiệu quả. Qua bảng 2.8 có thể nhận thấy chỉ tiêu này tại Vietinbank Chi nhánh Huế đang giảm qua các năm, cho thấy tốc độ cho vay của Chi nhánh không tăng bằng tốc độ tăng nguồn vốn huy động, điều này phản ánh công tác tín dụng chưa bám sát nguồn vốn huy động.
  19. 17 - Mối quan hệ giữa nguồn vốn ngắn hạn và cho vay vốn ngắn hạn Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay vốn ngắn hạn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Nguồn vốn huy động ngắn hạn 2.456.000 2.637.697 2.885.023 Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.665.000 1.746.875 1.787.516 Chênh lệch Huy động ngắn hạn - 791.000 890.822 1.097.507 Cho vay ngắn hạn Dư nợ Cho vay ngắn hạn / Nguồn 67,79 66,23 61,96 vốn huy động ngắn hạn (%) (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Đối với nguồn vốn huy động ngắn hạn, Chi nhánh luôn đáp ứng đủ để cho vay ngắn hạn, đảm bảo tính thanh khoản và an toàn tín dụng. Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn trên nguồn vốn huy động ngắn hạn giảm dần qua các năm, từ 67,79% xuống 61,96% chứng tỏ chính sách thắt chặt tín dụng làm ảnh hưởng đến dư nợ và cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của Chi nhánh. Do tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn chỉ là 30%, do đó Chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh, tương xứng với nguồn vốn ngắn hạn dồi dào mà Chi nhánh huy động được, cân đối được nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán và đem lại hiệu quả cao hơn. - Mối quan hệ giữa nguồn vốn trung, dài hạn và cho vay vốn trung, dài hạn Bảng 2.12: Tình hình huy động vốn và cho vay vốn trung, dài hạn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Nguồn vốn huy động trung dài hạn 758.000 776.754 782.653 Dư nợ cho vay trung dài hạn 1.008.000 1.027.612 1.026.115 Chênh lệch Huy động - Cho vay - 250.000 - 250.858 - 243.462 Dư nợ Cho vay / Nguồn vốn huy động (%) 132,98 132,30 131,11 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – 2015 Vietinbank Thừa Thiên Huế) Số liệu bảng 2.12 cho chúng ta thấy, nguồn vốn trung, dài hạn năm 2013, 2014, 2015 không đủ đáp ứng cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, năm 2013, 2014 thiếu 250 tỷ đồng, năm 2015 thiếu 243 tỷ đồng. Để bù đắp số thiếu hụt này, Chi nhánh đã dùng nguồn huy động ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn. Ý thức được điều đó, năm 2015 Chi nhánh đã tích cực đưa ra các chính sách, biện pháp để tăng số dư huy động trung, dài hạn và thu hồi
  20. 18 các khoản nợ trung dài hạn có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Kế hoạch tăng tốc huy động được phát động tới toàn bộ cán bộ công nhân viên, công đoàn và đoàn thanh niên. Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn cho kỳ hạn trung dài hạn, cộng thêm lãi suất huy động khi gửi tiết kiệm trên 12 tháng. Kết quả đạt được là cuối năm 2015, Chi nhánh đã kiểm soát được tình trạng thiếu hụt nguồn vốn trung, dài hạn. Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động giảm còn 131,11%. 2.3 Thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn của Chi nhánh 2.3.1 Thành tựu đạt được - Quy mô nguồn vốn tăng trưởng nhanh - Nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua 3 năm đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao - Đáp ứng những nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh - Các hình thức huy động vốn đa dạng - Các sản phẩm, dịch vụ mới của Ngân hàng được triển khai và đi vào đời sống nhân dân, đặc biệt là dịch vụ phát hành thẻ và cung cấp các tiện ích qua thẻ ATM. 2.3.2 Hạn chế còn tồn tại - Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng vốn trung và dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp, qua 3 năm nguồn này chỉ chiếm hơn 20% trên tổng nguốn vốn huy động được. Vốn ngắn hạn thì luôn chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó về nguyên tắc các NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. - Về vốn huy động: Mặc dù quy mô nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng mạnh, trong đó nguồn vốn huy động cũng đạt tốc độ tăng khá cao qua 3 năm, tuy nhiên xét về tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn thì tỷ lệ này có giảm trong năm 2014,2015. Tuy mức giảm không đáng kể nhưng Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ nguồn vốn này ở mức cao vì chi phí trả cho nguồn huy động này thường thấp hơn so với những nguồn huy động khác. - Về việc sử dụng vốn của Chi nhánh: Tổng vốn huy động của Chi nhánh là tương đối lớn, nhưng doanh số dư nợ còn thấp trong tổng nguồn huy động, dẫn đến thu nhập từ các hoạt động này vẫn còn thấp. - Về công tác huy động: Chi nhánh cũng ý thức được chính sách khách hàng là quan trọng, có ý thức thu hút khách hàng có tiền gửi tiềm năng nhưng thực sự chưa có những biện pháp và kế hoạch triển khai thực sự hữu hiệu trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2