intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là dựa trên cơ sở khoa học về quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, luận văn đánh giá thực trạng và rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế cần giải quyết, luận văn đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THỊ NHÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. ĐẶNG HỮU MẪN Phản biện 1: PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH Phản biện 2: TS. TRẦN NGỌC SƠN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế TNCN là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Tại Việt Nam, thuế TNCN bắt đầu được áp dụng từ năm 2009 và đang dần trở thành nguồn thu quan trọng với tỷ trọng chiếm khoảng 4 - 6% trong ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã rất chú trọng đến công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, song với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống, kết quả thu ngân sách trên địa bàn đã đạt được khá cao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, số thu về thuế TNCN hàng năm có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Tổng số thu thuế TNCN vẫn chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh, một tỷ lệ còn khá thấp so với tiềm năng của các nguồn thu do những bất cập trong công tác quản lý dẫn đến tình trạng trốn thuế, lách thuế, gian lận trong kê khai thuế,... vẫn còn khá phổ biến. Xuất phát từ chức năng, vai trò của thuế TNCN, cũng như tính cấp thiết của việc tăng cường kiểm soát thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn phần nào lý giải được vấn đề đặt ra cả về lý luận lẫn thực tiễn, nhằm phát huy hơn nữa công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Dựa trên cơ sở khoa học về quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, luận văn đánh giá thực trạng và rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế cần giải quyết, luận văn đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế cấp tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Cục Thuế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu đề tài gồm: Cán bộ, công chức (CBCC) làm công tác quản lý thuế; Người nộp thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. - Về không gian: Công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân của đối tượng nộp thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
  5. 3 - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ giai đoạn 2016 đến năm 2018. Từ đó đưa ra định hướng cho những năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn góp phần hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế TNCN của cơ quan Thuế cấp tỉnh. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân, đánh giá về thực trạng công tác này tại Cục Thuế Quảng Bình, luận văn góp phần hoàn thiện các giải pháp quản lý thuế TNCN tại tỉnh Quảng Bình 6. Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân Chương 2: Thực trạng quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu  Các bài viết trên các tạp chí khoa học: - Bài viết “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập quốc tế đến năm 2020” của 3 tác giả gồm: PGS.TS Sử Đình Thành, Bùi Thanh Trung, Trần Trung Kiên (Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh) đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế số 3 năm 2015. Bài viết phân tích về thực trạng quản lý thuế, một số kết quả đạt được trong quản lý thuế giai đoạn 2010-2015 và nêu ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đến năm 2020.
  6. 4 - Bài báo “Cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hướng tới mục tiêu tái cấu trúc ngân sách nhà nước” của tác giả Trương Bá Tuấn đăng trên Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam Số 4 tháng 8 năm 2017. Bài viết đánh giá chung về thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn áp dụng chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Từ đó nêu ra định hướng cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam  Một số luận văn nghiên cứu trước đây về đề tài Quản lý Thuế TNCN: - Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” của tác giả Trịnh Thị Thu Hiền, Đại học Đà Nẵng năm 2016. Đề tài đã đưa ra những thực trạng chung về quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, là trung tâm kinh tế - xã hội tại địa bàn Tây Nguyên, luận văn đã định hướng và đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý thu thuế TNCN trên địa bàn. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Quốc Công “Hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại tỉnh Kon Tum”, Đại học Đà Nẵng, năm 2017, đề tài đã đề cập đến thực trạng quản lý thuế TNCN tại tỉnh Kon Tum, phân tích những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và những tồn tại và nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế TNCN tại tỉnh Kon Tum.  Một số luận văn nghiên cứu về đề tài Quản lý Thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây: - Luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của Trần Thị Nhàn, Học viên Hành chính Quốc gia, năm 2016. Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế TNCN đối với các đơn vị do
  7. 5 Chi cục thuế Đồng Hới quản lý. Từ việc phân tích hiện trạng tác giả đưa ra đánh giá về những kết quả đạt được, nhận diện những hạn chế còn tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại Chi cục Thuế thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Đề tài nghiên cứu của tác giả Trương Thi Như Ngọc tại Đại học Kinh tế Huế năm 2017 với tiêu đề “Quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình”. Đề tài phân tích tình trạng quản lý thuế TNCN từ tiền lương tiền công tại Cục thuế tỉnh Quảng Bình, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chế tồn tại. Công tác quản lý thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công còn gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi liên tục của văn bản pháp luật, chưa có phương pháp hữu hiệu để quản lý các khoản thu nhập, kiểm soát giảm trừ gia cảnh, công tác kiểm tra kiểm soát khấu trừ tại nguồn chưa chặt chẽ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công đối với các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Quảng Bình quản lý. Khoảng trống nghiên cứu: Các đề tài nghiên cứu nêu trên tập trung nghiên cứu những biện pháp và định hướng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hoặc nghiên cứu về công tác quản lý thuế tại một địa bàn cụ thể. Địa bàn tỉnh Quảng Bình có những nét đặc thù riêng về tình hình kinh tế xã hội cũng như tình hình chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn của mình trên cơ sở sử dụng một số các lý thuyết đã được nghiên cứu ở trên và một số tài liệu thực tế liên quan để thực hiện đề tài nghiên
  8. 6 cứu của mình, mang tính cụ thể và thực tiễn về công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.Từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm để hoàn thiện, nâng cao vai trò của Cục Thuế Quảng Bình trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình” là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình đã công bố. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1.1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân 1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 1.1.4. Các yếu tố cơ bản của thuế thu nhập cá nhân 1.2. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân a. Khái niệm về quản lý thuế thu nhập cá nhân Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình ban hành và thực thi thuế thu nhập cá nhân nhằm tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. b. Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập cá nhân c. Yêu cầu của quản lý thuế thu nhập cá nhân 1.2.2. Quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân 1.2.3. Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân a. Lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
  9. 7 b. Tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ về thuế thu nhập cá nhân c. Tổ chức đăng ký, cấp mã số thuế thu nhập cá nhân d. Quản lý kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân e. Quản lý quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân f. Thanh tra, kiểm tra công tác kê khai, quyết toán, nộp thuế thu nhập cá nhân g. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập cá nhân h. Xử lý các vi phạm về thuế thu nhập cá nhân 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại mô hình cấp tỉnh a. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu thuế thu nhập cá nhân b. Tỷ lệ nợ thuế thu nhập cá nhân trong năm c. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thu thuế thu nhập cá nhân 1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân a. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô - Hệ thống chính sách, pháp luật thuế - Môi trường kinh tế - xã hội b. Các yếu tố thuộc về người nộp thuế - Trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế - Tình trạng thu nhập, mức sống của người dân c. Các yếu tố thuộc về cơ quan thuế cấp tỉnh - Năng lực đội ngũ cán bộ công chức thuế - Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế
  10. 8 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thuế Quảng Bình 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình 2.1.4. Tình hình đội ngũ CBCC thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Bình 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH 2.2.1. Tình hình thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình Dự toán thu thuế TNCN của Cục Thuế Quảng Bình được xây dựng dựa trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế năm tới đối với từng ngành, từng lĩnh vực thu, các cơ sở kinh tế của từng địa bàn để đảm bảo tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo đúng các luật thuế, chế độ thu.
  11. 9 Bảng 2.3. Kết quả thu thuế Thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Thực hiện Thực hiện Thực Tổng thu so với Năm Dự toán so với dự hiện ngân sách tổng thu toán (%) NS (%) 2016 64.000 65.472 3.122.265 102,300 2,096 2017 75.000 78.299 3.478.101 104,399 2,251 2018 85.000 124.071 3.855.681 145,966 3,218 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Dự toán – Pháp chế, Cục Thuế Quảng Bình) Trong giai đoạn 2016 - 2018, tỷ trọng số thu thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu Ngân sách tỉnh. Năm 2016 là 2,096%, đến năm 2018 là 3,218%. Nhưng tỉ lệ vượt dự toán tăng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2018 chứng kiến sự tăng mạnh từ 104,4% năm 2017 đến 145,96% năm 2018. Nguyên nhân đến từ những yếu tố khách quan như sự tăng trưởng ổn định về kinh tế của tỉnh Quảng Bình, dẫn đến thu nhập của người dân, hộ kinh doanh cũng tăng theo và đóng góp vào nguồn thu ngân sách từ thuế TNCN. 2.2.2 Quy trình quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình Bộ phận một cửa thuộc Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (TT&HT) nhận hồ sơ khai thuế (Tờ khai đăng ký thuế, Hồ sơ giảm trừ gia cảnh…), kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp; vào chương trình, ký nhận hồ sơ, viết giấy hẹn nhận kết quả cho người nộp thuế; chuyển hồ sơ Phòng kê khai và kế toán thuế (KK&KTT).
  12. 10 Phòng KK&KTT là nơi tiếp nhận hồ sơ, xử lý các vấn đề phát sinh, xử lý số liệu, thông tin do người nộp thuế nộp lên. Hàng quý, tổ chức, cá nhân có phát sinh chi trả thu nhập hoặc phát sinh thu nhập chịu thuế thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế để kê khai, nộp vào Ngân sách Nhà nước; hoặc tự kê khai, tự nộp vào Ngân sách Nhà nước (đối với cá nhân tự quyết tóan thuế TNCN). Kết thúc năm Ngân sách, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN đã kê khai, trích nộp trong năm gửi tới cơ quan thuế (phòng KK&KTT và phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân (QLT TNCN). Sau khi hết thời hạn nộp thuế, phòng QLT TNCN thực hiện công tác kiểm tra việc tự khai, tự nộp thuế TNCN của các tổ chức, cá nhân. NNT thực hiện nộp thuế thông qua hệ thống nộp thuế điện tử, hoặc nộp tiền mặt tại KBNN. 2.2.3. Tổ chức công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình. a. Công tác tổ chức, đăng ký cấp mã số thuế Số lượng mã số thuế được cấp mới năm 2016 là 46.457 (bao gồm mã số thuế cấp cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cấp cho cá nhân), trong đó cấp cho cá nhân là 4.241 mã số thuế, chiếm tỷ trọng 9,12%. Tính đến năm 2018, tổng số lượng mã số thuế là 93.856, tăng 102% so với thời điểm năm 2016, trong đó số lượng mã số thuế cấp cho cá nhân là 3.195 mã số thuế giảm 24,66% so với năm 2018. Số lượng cá nhân đăng ký thuế để được cấp mã số thuế ngày càng lớn, khối lượng công việc và dữ liệu cơ quan thuế phải xử lý sẽ
  13. 11 phức tạp hơn và tăng gấp nhiều lần. Do vậy, cơ quan Thuế đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể là việc tổ chức cho các cá nhân, hộ cá nhân kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế trực tiếp tại trang tncnonline.com.vn. Từ đó đã giảm bớt thời gian giao dịch hành chính cho người nộp thuế, đồng thời giảm nhẹ công việc xử lý và cấp mã số thuế của cơ quan thuế. b. Quản lý kê khai, kế toán thuế thu nhập cá nhân Bảng 2.6. Tình hình nộp tờ khai thuế TNCN giai đoạn 2016-2018 Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 Số hồ sơ khai tạm nộp thuế Hồ sơ 5.327 5.645 5.884 TNCN Số hồ sơ nộp quá hạn Hồ sơ 167 134 116 Tỷ lệ HS nộp quá hạn % 3,13 2,37 1,97 (Nguồn: Bộ phận giao dịch một cửa, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT) Qua bảng 2.6 ta thấy, công tác kê khai tạm nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Quảng Bình thực hiện tốt và rất tích cực: Số lượng hồ sơ khai tạm nộp thuế TNCN tăng liên tục qua các năm trong khi số hồ sơ nộp quá hạn giảm từ 3,13% năm 2016 xuống còn 1,97% năm 2018. Cục Thuế Quảng Bình thường xuyên đôn đốc các đơn vị kê khai tạm nộp thuế theo quý, cuối năm hoàn thành quyết toán thuế TNCN đúng thời hạn. c. Công tác quản lý nộp thuế thu nhập cá nhân
  14. 12 Cục Thuế Quảng Bình đã triển khai Dự án Hiện đại hoá quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan - Tài chính trên phạm vi toàn tỉnh. Kết quả triển khai dự án đã mang lại lợi ích cho cả NNT và các cơ quan quản lý nhà nước. Phối hợp với cơ quan kho bạc triển khai mở rộng Ủy nhiệm thu qua ngân hàng tại tất cả các địa bàn, giúp cho NNT thực hiện nộp vào ngân sách thuận lợi, việc kế toán thu ngân sách tại cơ quan thuế và kho bạc được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chính xác, thống nhất được dữ liệu số thu NSNN giữa cơ quan thuế, KBNN. d. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT đã có sự chuyển biến tích cực qua từng năm. Các hình thức tuyên truyền và hỗ trợ đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu của NNT như: Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình, phát tờ rơi ấn phẩm, giải đáp thắc mắc qua điện thoại. e. Quản lý quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về quyết toán thuế TNCN, để công tác quyết toán thuế TNCN đạt được kết quả tốt, Cục Thuế Quảng Bình tổ chức bộ phận hỗ trợ trực tiếp, tiếp nhận quyết toán thuế TNCN, bố trí cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất yêu cầu công tác quyết toán thuế.
  15. 13 Bảng 2.8. Kết quả thực hiện quyết toán thuế TNCN qua các năm 2016-2018 Số hồ sơ đã khai Số lƣợng ngƣời có thu nhập Diễn giải quyết toán thực hiện quyết toán thuế 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Tổ chức trả thu nhập 3354 3479 3688 5.692.530 5.848.562 5.782.698 Cá nhân tự quyết 352 378 396 352 378 396 toán (Nguồn: Phòng Kê khai và kế toán thuế, Cục Thuế Quảng Bình) Bảng 2.9. Kết quả hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Số hồ sơ đề nghị hoàn Hồ sơ 143 155 173 thuế TNCN Số thuế đề nghị hoàn Triệu đồng 2200 2500 2720 Số hồ sơ đã hoàn Hồ sơ 143 155 173 Số thuế đã hoàn Triệu đồng 2200 2500 2720 Tỷ lệ hoàn thành % 100 100 100 (Nguồn: Phòng TNCN, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình) Số lượng hồ sơ hoàn thuế năm sau tăng cao hơn năm trước, cho thấy ý thức tạm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quý và theo từng lần phát sinh của NNT và tổ chức chi trả thu nhập đã được cải thiện. Người dân đã dần nắm rõ Luật Thuế TNCN, tự giác nộp thuế. Cuối năm, sau khi quyết toán, nếu nộp thừa sẽ được cơ quan thuế hướng dẫn làm thủ tục hoàn thuế.
  16. 14 f. Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân Nhờ tiến hành đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế đã góp phần răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận thuế, đẩy lùi tình trạng thành lập “doanh nghiệp ma” để kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp, kê khai không trung thực về số thu nhập được trả trong năm, giảm thiểu các sai phạm trong việc đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Góp phần làm cho việc thực thi pháp luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn. Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra, thanh tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế TNCN từ năm 2016 đến năm 2018 Năm Năm Nội dung ĐVT Năm 2018 2016 2017 Số cuộc th. tra, kiểm tra Cuộc 21 30 31 - Thường xuyên Cuộc 17 25 26 - Đột xuất Cuộc 4 5 5 Số đơn vị th. tra, kiểm tra Đơn vị 103 148 155 Số vụ VP được phát hiện Vụ 63 73 75 Tr. Số tiền truy thu và xử phạt. 588 418 551 đồng - Số truy thu Tr. đồng 497 320 436 - Phạt Kê khai thiếu Tr. đồng 32 43 62 - Tiền chậm nộp Tr. đồng 44 28 37 - Phạt vi phạm HC Tr. đồng 15 27 16 (Nguồn: Phòng thuế TNCN, Phòng Kiểm tra thuế,Cục Thuế tỉnh Quảng Bình)
  17. 15 g. Xử lý sai phạm về thuế thu nhập cá nhân Công tác kiểm tra thuế được Cục Thuế Quảng Bình coi trọng và thực hiện tuân thủ theo qui định của Luật quản lý thuế. Tất cả tờ khai thuế đã được phân tích kiểm tra tại cơ quan thuế. Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu NNT để phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, xác định đối tượng và nội dung cần kiểm tra. Các công việc kiểm tra tại trụ sở NNT được thực hiện theo qui trình chặt chẽ, tránh phiền hà cho NNT. Thông qua các cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT đã phát hiện nhiều sai sót và đã xử lý truy thu thuế góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. h. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Quản lý nợ thuế là chức năng đảm bảo cho việc tiền thuế đã kê khai được nộp vào NNSN đúng thời hạn, qua đó đánh giá tính tuân thủ pháp luật của NNT. Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế được ngành chú trọng và triển khai thực hiện thường xuyên, quyết liệt. Tình hình nợ thuế thuế TNCN được thể hiện qua bảng 2.11:
  18. 16 Bảng 2.11. Tình hình nợ thuế TNCN giai đoạn từ năm 2016 - 2018 Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 triệu Thuế TNCN thu vào NSNN 65.472 78.299 124.071 đồng triệu Thuế TNCN nợ 4.097 4.251 4.232 đồng triệu Trong đó, Nợ có khả năng thu 2.457 3.295 3.458 đồng Tổng nợ/tổng thu thuế TNCN % 7,71 5,43 3,41 Nợ có khả năng thu/Tổng nợ % 59,97 77,51 81,71 (Nguồn: Báo cáo nợ thuế năm 2016 – 2018, Cục Thuế Quảng Bình) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Giai đoạn từ năm 2016 – 2018, công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến mới mang tính chất bước ngoặt và đạt được những thành tựu nhất định. Thứ nhất, huy động ngày càng nhiều thu nhập của cá nhân có thu nhập cao cho nhà nước. Thứ hai, chính sách thuế TNCN được tuyên truyền rộng rãi Thứ ba, năng lực bộ máy quản lý thuế được nâng cao thêm Thứ tư, thủ tục hành chính đã được cải cách hợp lý hơn.
  19. 17 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Mặc dù công tác quản lý thuế TNCN đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục. Thứ nhất, chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của người nộp thuế. Thứ hai, bỏ lỡ các nguồn thu từ thu nhập vãng lai. Thứ ba, chưa thống kê được chính xác số cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Thứ tư, công tác kiểm tra quyết toán, hoàn thuế còn gặp nhiều khó khăn. b. Nguyên nhân của những hạn chế trên Thứ nhất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế còn hạn chế. Thứ hai, thanh toán bằng tiền mặt trên địa bàn vẫn là chủ yếu. Thứ ba, kinh tế chưa tỉnh phát triển, thu nhập của dân cư còn thấp. Thứ tư, nhận thức của người dân về thuế thu nhập cá nhân còn thấp. Thứ năm, công tác kiểm tra sau hoàn thuế gặp nhiều khó khăn do chưa có phần mềm dữ liệu tổng hợp thu nhập trên toàn quốc. Thứ sáu, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn hạn chế. Thứ bảy, các chính sách về thuế thu nhập cá nhân chưa thực sự hoàn thiện.
  20. 18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 3.1.1. Định hƣớng chung của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình a. Mục tiêu tổng quát Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao. b. Những mục tiêu cụ thể + Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, minh bạch, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính. + Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong cân đối thu, chi ngân sách trên địa bàn. + Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế. Người nộp thuế thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2