intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác Thanh tra giám sát hoạt động tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ THẢO TRANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN G Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ Phản biện biện 1: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân Phản biện 2: TS Trần Ngọc Sơn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính-Ngân hàng họp tại Đà Nẵng ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) là một trong những chức năng quan trọng của Ngân hàng nhà nước (NHNN), một phần không thế thiếu đối với hoạt động quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo trật tự trong hoạt động hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung cũng như hệ thống Quỹ tín dụng (QTD) nói riêng. Thanh tra giám sát (TTGS) NHNN nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền lợi cho khách hàng những người gửi tiền tại TCTD từ đó góp phần tạo được lòng tin của người dân vào hệ thống TCTD; đảm bảo việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong thời gian qua, hoạt động của TTGSNH đã đạt những kết quả to lớn, trong việc giữ ổn định cho hoạt động hệ thống ngân hàng từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho việc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ở các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), chủ yếu là hoạt động tín dụng của các quỹ nguyên nhân chính là do trình độ năng lực làm việc yếu của đội ngũ cán bộ tại quỹ, do tính tuân thủ pháp luật chưa cao, ngoài ra một phần còn do hoạt động của TTGSNH còn mang tính nhắc nhở, chưa nghiêm khắc áp dụng các cơ chế xử phạt khi sai phạm mà hoạt động của QTD. Nếu các quỹ có những rủi ro tiềm ẩn tăng lên thì nếu xảy ra, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, có ảnh hưởng tiêu cực không những đến nền kinh tế nông thôn, mà còn gây bất ổn đối với tình hình xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy, công tác TTGS của NHNN đối với hoạt động tín dụng hệ thống QTDND để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các QTDND là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Nhận thức được sự cần thiết đó, với những kiến thức đã được học và thực tiễn công tác, tôi đã chọn phân tích vấn đề: “Hoàn thiện công tác Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng
  4. 2 Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Với hy vọng đóng góp một phần nhỏ để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hoạt động của TTGS Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như ổn định hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm tiếp theo. 2. Mục tiêu nghiên cứu: a. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của luận văn là đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác TTGS hoạt động tín dụng của các QTDND tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. b. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác TTGS hoạt động tín dụng của QTDND. - Phân tích thực trạng công tác TTGS hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và đặc biệt đi sâu phân tích về những mặt đạt được những hạn chế tồn tại trong công tác TTGS hoạt động cấp tín dụng của các QTD. - Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác TTGS hoạt động tín dụng của QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để góp phần vào sự phát triển an toàn và bền vững của các quỹ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TTGS tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- chi nhánh tỉnh Quảng Nam đối với 3 QTDND hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. b. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến công tác TTGS về hoạt động cấp tín dụng của các QTDND
  5. 3 +Về không gian: Công tác TTGS hoạt động tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (03 QTDND trên địa bàn (QTDND Tây Điện Bàn, QTDND Gò Nổi, QTDND Điện Dương) của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam. + Về thời gian: dữ liệu sử dụng để phân tích từ năm 2017 đến năm 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như sau: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp Phương pháp tham vấn Phương pháp phân tích thống kê 5. Bố cục đề tài: Để giải quyết các vấn đề trên, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của QTDND tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng của các QTDND tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của QTDND nói riêng và hoạt động QTDND nói chung tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam. 6 . Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM 1. 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng trung ƣơng Tại Việt Nam theo khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 1.1.2 Chức năng của NHTW Chức năng phát hành tiền, điều tiết lượng tiền lưu thông Chức năng ngân hàng của các ngân hàng Chức năng ngân hàng của Nhà nước Chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. 1.2 TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.2.1. Đặc điểm của QTDND Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống (Khoản 6 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010). QTDND hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ
  7. 5 yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. 1.2.2. Vai trò của QTDND Từ khi hoạt động theo hình thức tương trợ, các QTDND nhanh chóng phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng của mình và là đòn bẩy có ý nghĩa cho việc phát triển tài sản tập thể và kinh tế xã hội địa phương. Do đó, vai trò của các QTDND là tạo ra các dịch vụ tài chính có sẵn, cho phép tạo ra thặng dư trong hộ gia đình và doanh nghiệp bằng việc xây dựng ý thức trách nhiệm của những người dân là những người sẽ tái đầu tư những thặng dư này vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng theo các nhu cầu ưu tiên của họ. 1.3. CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.3.1 Khái niệm về thanh tra, giám sát Ngân hàng và Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng: Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ ban hành quy định về“tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng”và khoản 3, Điều 1 Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của Chính phủ“sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP”quy định TTGS ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống. 1.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc của thanh tra, giám sát ngân hàng 1.3.3 Sự cần thiết Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của QTDND Hoạt động TTGS nói chung và TTGS hoạt động tín dụng nói riêng đối với QTDND là cần thiết đối với hệ thống QTDND, TTGS giúp hạn chế và ngăn chặn đến mức thấp nhất những sai sót trong khi tiến hành làm hồ sơ tín dụng, hoạt động sử dụng vốn cho vay, rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng. Giúp hoạt động tín dụng QTDND vào nề nếp, theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo
  8. 6 an toàn hiệu quả, tránh sự đỗ vỡ của QTDND gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị xã hội, hơn nữa hoạt động TTGS với QTDND nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm của QTDND trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, từ đó các QTDND phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả. 1.3.4 Phƣơng thức Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với quỹ tín dụng nhân dân a. Phương thức giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân + Phương thức giám sát từ xa bao gồm: Phương pháp giám sát tuân thủ: phương pháp thông qua việc theo dõi, đánh giá về quy định chấp hành về giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động QTDND, yêu cầu của NHNN, việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, cảnh báo giám sát về QTDND. Phương pháp giám sát rủi ro: theo đó NHNN thông qua việc đánh giá từng rủi ro mà QTDND sẽ gặp phải bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động nhằm phân bổ nguồn lực giám sát và từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp. b. Phương thức thanh tra hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân + Phương thức thanh tra tại chỗ: là phương thức thanh tra truyền thống, là việc thanh tra định kỳ theo kế hoạch thanh tra (KHTT) hoặc đột xuất, được tổ chức thành một đoàn có quyết định, KHTT, thực hiện theo một quy trình đã được phê duyệt đến địa điểm trụ sở làm việc của QTDND. Để trực tiếp xem xét, kiểm tra hồ sơ tài liệu, chứng từ gốc, kiểm tra thực tế thực trạng diễn ra để xác thực tính chính xác của các vấn đề có liên quan đến nội dung cần thanh tra. Tiếp xúc trực tiếp với cán bộ làm công tác có liên quan đến nội dung thanh tra của QTDND và đưa ra những đánh giá về từng mặt hoặc toàn bộ hoạt động của QTDND. + Phương pháp thanh tra tại chỗ bao gồm:
  9. 7 Phương pháp thanh tra tuân thủ là phương pháp tập trung phát hiện, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của QTDND như việc chấp hành quy định về cho vay, huy động vốn, quy định trong giấy phép hoạt động của QTDND… Phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro là phương pháp tập trung vào đánh giá chất lượng của hệ thống quản trị rủi ro QTDND trong việc nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro một cách kịp thời, có phương án phù hợp nhất, tránh được những rủi ro còn tiềm ẩn. Giúp cơ quan thanh tra sử dụng nguồn lực một cách hợp lý khi tập trung vào lĩnh vực có yếu tố rủi ro cao điều này cần đòi hỏi trình độ, khả năng của CBTT. 1.3.5 Nội dung, quy trình công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với quỹ tín dụng nhân dân a. Nội dung, quy trình công tác giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân. + Nội dung, trình tự công tác giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND. Việc xây dựng báo cáo của công tác giám sát hoạt động tín dụng QTDND nằm trong Báo cáo giám sát các QTDND trên địa bàn được xây dựng hàng quý, năm từ cơ sở dữ liệu QTDND báo cáo lên hệ thống thông tin của NHNN và CBGS sử dụng để phân tích tổng hợp. + Trình tự giám sát hoạt động tín dụng QTDND: b. Nội dung, quy trình thanh tra hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND: + Nội dung công tác thanh tra hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND: + Quy tình tiến hành cuộc thanh tra hoạt động cấp tín dụng tại QTDND: Quy trình tiến hành cuộc thanh tra về hoạt động cấp tín dụng tại QTDND cũng giống như quy trình chung tiến hành một cuộc thanh tra. Tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam
  10. 8 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng được tóm tắt lại như sau: Giai đoạn chuẩn bị thanh tra Giai đoạn tiến hành thanh tra Giai đoạn kết thúc thanh tra Trong các bước trên thì bước thực hiện thanh tra theo các nội dung trong KHTT là quan trọng nhất, chiếm nhiều thời gian nhất khi đoàn thanh tra tiến hành làm việc trực tiếp tại TCTD. 1.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QTDND 1.4.1 Công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng QTDND a. Tiêu chí đánh giá trực tiếp: Kiểm soát, kiểm duyệt chất lượng các báo cáo thông tin, dữ liệu đầu vào của QTDND gửi lên hệ thống Việc đảm bảo chất lượng, tính chính xác trong báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo đột xuất, để phát hiện rủi ro tiềm ẩn, cảnh báo và cùng QTDND phòng ngừa rủi ro, đồng thời cũng để định hướng cho các cuộc thanh tra. Việc đánh giá theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra. b. Tiêu chí đánh giá gián tiếp: Các công cụ, hệ thống hỗ trợ công tác giám sát đáp ứng yêu cầu giám sát hoạt động tín dụng của QTDND. 1.4.2 Công tác thanh tra tại chỗ hoạt động tín dụng của QTDND a. Tiêu chí đánh giá trực tiếp: Đánh giá đúng tình hình hoạt động tín dụng của QTDND trong thời kỳ thanh tra.
  11. 9 Số lượng, tính chất, mức độ các sai phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra hoạt động tín dụng của quỹ và kiến nghị QTDND thực hiện sau thanh tra. Kết quả khắc phục những sai phạm khi thực hiện kiến nghị do TTGSNH nêu trong KLTT Những vấn đề gặp phải, đề xuất của CBTT với cấp có thẩm quyền khi áp dụng các quy định pháp luật vào thực tế công tác thanh tra hoạt động cấp tín dụng của QTDND b. Tiêu chí đánh giá gián tiếp: Mức độ tăng trưởng quy mô trong hoạt động tín dụng của QTDND Chất lượng tín dụng của QTDND thông qua các tiêu chí: ỷ lệ nợ xấu, nợ không bị chuyển sang nợ xấu do cơ cấu theo QĐ 780,TT09, tỷ lệ nợ cơ cấu, Nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ nhóm 2, cơ cấu dư nợ của QTDND. 1.4.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của QTDND a. Các nhân tố khách quan Mô hình tổ chức, hoạt động của hệ thống TTGSNH. Hệ thống các quy định của pháp luật. Sự sâu sát trong công tác chỉ đạo điều hành Chế độ đãi ngộ cán bộ làm công tác TTGSNH b. Các nhân tố chủ quan Chương trình, kế hoạch, phương thức, cách thức tổ chức hoạt động TTGS và phương pháp tiến hành TTGS Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng tại QTDND và đội ngũ cán bộ làm công tác TTGS. Việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, phần mềm công nghệ thông tin, phương tiện khi thực hiện công tác TTGSNH.
  12. 10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 là những nội dung cơ bản mang tính lý luận, nhằm khái quát về công tác TTGSNH của NHNN đối với hoạt động tín dụng của các QTDND. Tác giả đã nêu rõ được các vấn đề sau: Trình bày được khái quát hoạt động của NHTW, QTND, hoạt động TTGSNH. Từ đó phân tích cụ thể về hoạt động của TTGS đối với QTDND bao gồm các phương thức, phương pháp, nội dung, quy trình TTGS cũng như các tiêu chí để đánh giá hoạt động TTGS của NHNN đối với QTDND. Sự cần thiết đối với công tác TTGS đối với hoạt động tín dụng của QTDND, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TTGS của NHNN đối với hoạt động tín dụng của QTDND. Làm cơ sở đưa ra được những phân tích về thực trạng công tác TTGS hoạt động tín dụng của QTDND của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam từ năm 2017 đến năm 2019 có đánh giá về thực trạng công tác, rút ra được những vấn đề còn tồn tại, tìm ra những nguyên nhân nhằm hoàn thiện công tác công tác TTGS của NHNN đối với hoạt động tín dụng của QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
  13. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QTDND TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NAM 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam Tính đến 31/12/2019 NHNN chi nhánh Quảng Nam gồm 46 cán bộ, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn thực hiện theo Điều 3, Điều 4 Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Về cơ cấu tổ chức gồm: Ban Lãnh đạo: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc; Bốn phòng ban, cụ thể: Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ, Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính. Thanh tra, giám sát ngân hàng. Phòng Kế toán - Thanh toán. 2.1.2 Thực trạng hoạt động của Thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam Trong các năm từ 2017-2019 TTGS chi nhánh có sự sụt giảm do sự điều chuyển công việc đến nơi công tác mới, hoặc một số lý do cá nhân cán bộ xin rút khỏi ngành, đồng thời việc tuyển dụng bổ sung cán bộ mới vào lại rất ít. Việc biến động cán bộ làm công tác TTGS gây bị động trong việc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra trực tiếp, hay kiểm tra đột xuất các TCTD trên địa bàn đặc biệt việc thanh tra QTDND được TTGSNH chi nhánh tổ chức hằng nằm và theo dõi giám sát định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm.
  14. 12 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1 Sự hình thành và phát triển của các QTD trên địa bàn 2.2.2 Đánh giá chung tình hình của các QTDND trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2019 a. Địa bàn hoạt động của các QTD: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 03 QTDND, bao gồm QTD Tây Điện Bàn; QTDND Điện Dương và QTDND Gò Nổi cả 3 quỹ đều thuộc thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam đang hoạt động bình thường, ổn định, không có QTDND yếu kém. b. Quy mô hoạt động: c. Hoạt động quản trị, điều hành: Để có sự phân định rõ ràng nhằm phục vụ cho hoạt động quản trị điều hành của các QTDND, cơ cấu tổ chức QTDND bao gồm thành viên, Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) và bộ máy điều hành. d. Phát triển thành viên từ năm 2017-2019: Giai đoạn từ 2017 - 2019, 03 QTDND trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát triển thành viên. 2.2.3 Hoạt động tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2019
  15. 13 Bảng 2.2: Chỉ tiêu hoạt động của QTD trên địa bàn năm 2017-2019 Đơn vị tính: Triệu đồng (2018/2017) (2019/2018) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tổng nguồn vốn 338.760 369.532 426.713 30.772 9,08 57.181 15,47 Huy động tiền gửi 279.680 309.557 359.079 29.877 10.68 49.522 16 Chiếm % tổng nguồn 82,56 83,77 84,15 1,21 1,47 0,38 0,45 2. Tổng dư nợ 167.201 196.950 233.655 29.749 17,79 36.705 18,64 3. Nợ xấu 250 315 304 65 26 -11 -3,49 Chiếm % tổng dư nợ 0,15 0,16 0,13 0.01 6,67 -0,03 -18,75 4. Lợi nhuận ròng 1324 1500 1689 176 13,29 189 12,60 (Nguồn:Báo cáo giám sát các QTDND trên địa bàn các năm 2017-2019) 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QTDND TẠI NHNN CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1 Việc xây dựng, thực hiện chƣơng trình Thanh tra, giám sát a. Đối với công tác thanh tra:
  16. 14 Bảng 2.3: Thống kê các cuộc thanh tra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các năm 2017-2019 Đơn vị Năm So sánh (%) Chỉ tiêu tính 2017 2018 2019 2017/2018 2018/2019 Số cuộc thanh Cuộc 7 8 9 14.29% 12.50% tra theo kế hoạch Số cuộc thanh tra QTD theo kế Cuộc 3 3 3 hoạch Số cuộc thanh tra thực tế thực Cuộc 7 8 9 14.29% 12.50% hiện được Số cuộc thanh Cuộc 3 3 3 tra QTD thực tế Tỷ lệ thực hiện (%) 100 100 100 Nhân lực tham Người 25 29 30 16.00% 3.45% gia Số ngày thực Ngày 145 150 200 3.45% 33.33% hiện thanh tra Số người/cuộc Người 3.57 3.63 3.33 1.50% -8.05% thanh tra Thời gian thực hiện bình quân 1 Ngày 20.71 18.75 22.22 -9.48% 18.52% cuộc thanh tra (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra QTDND trên địa bàn các năm 2017-2019) b. Đối với công tác giám sát: TTGS ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam là đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng được giao nhiệm vụ giám sát an toàn vi mô, vĩ mô theo quy
  17. 15 định tại Thông tư 08/2017/TT- NHNN ngày 1/8/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. 2.3.2 Nội dung cụ thể công tác TTGS hoạt động tín dụng của QTDND tại NHNN chi nhánh Quảng Nam a. Đối với công tác giám sát: TTGS ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam phân công nhiệm vụ 01 Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi, giám sát hoạt động của 3 QTDND, cùng với Phó Chánh Thanh tra là 01 cán bộ làm công tác chuyên quản QTDND. b. Đối với công tác thanh tra: Công tác TTGS hoạt động QTDND (trong đó thanh tra hoạt động cấp tín dụng là trọng yếu) trên địa bàn tỉnh được diễn ra thường xuyên, hằng năm đều có KHTT tại 3 QTDND trên địa bàn. Năm 2017-2019 chưa có thanh tra đột xuất đối với các QTDND trên địa bàn. 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QTDND TẠI NHNN CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NAM 2.4.1 Đánh giá kết quả giám sát hoạt động tín dụng QTDND tại NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam a. Kết quả: Công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng của QTD tại TTGS chi nhánh thường phát hiện được một số nội dung sai phạm, hoặc một số điểm bất thường như sau: Tỷ lệ nợ xấu tăng bất thường trong 1 quý (QTD Tây Điện Bàn), kết quả kinh doanh không khả quan ở một số quý đầu năm (QTD Tây Điện Bàn, QTD Gò Nổi), vi phạm giới hạn tín dụng đối với 1 khách hàng (QTD Điện Dương). b. Đánh giá theo tiêu chí trực tiếp: c. Tiêu chí đánh giá gián tiếp: 2.4.2 Đánh giá kết quả thanh tra hoạt động tín dụng QTDND tại NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Nam a. Kết quả:
  18. 16 Bảng 2.4: Kết quả thanh tra QTD trên địa bàn tỉnh các năm 2017-2019 Đơn Năm Tổng So sánh (%) vị cộng 2017 2018 2019 2017/2018 2018/2019 Chỉ tiêu tính Số sai phạm Sai 251 171 144 566 -31.87% -15.79% phát hiện phạm Sai phạm trong lĩnh vực Sai 129 80 76 285 -37.98% -5.00% tín dụng phạm Số kiến nghị Kiến 30 27 22 79 -10.00% -18.52% xử lý nghị Số kiến nghị trong lĩnh vực Kiến 18 17 16 51 -5.56% -5.88% tín dụng nghị Kết quả thực hiện kiến Kiến 30 27 21 78 -10.00% -22,22% nghị nghị Kết quả thực hiện kiến 18 17 16 51 -5.56% -11.76% nghị lĩnh vực Kiến tín dụng nghị Xử lý vi phạm hành Kiến 0 0 0 0 chính nghị (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra QTDND trên địa bàn các năm 2017-2019)
  19. 17 Bảng 2.5: Các sai phạm chủ yếu trong hoạt động tín dụng của QTD các năm 2017-2019 Đơn vị tính : Số lượng các sai phạm Nội dung sai Năm Tổng So sánh (%) phạm 2017 2018 2019 cộng 2017/2018 2018/2019 Phân loại nợ, trích lập dự 3 2 1 6 -33,33 -50,00 phòng rủi ro Cho vay thành 18 16 14 48 -11,11 -12,50 viên Hồ sơ điều kiện 54 20 22 96 -62,96 10,00 vay vốn Thẩm định xét duyệt khoản 15 14 13 42 -6,67 -7,14 vay Kiểm tra giám 24 13 12 49 -45,83 -7,69 sát vốn vay Bảo đảm tiền 15 15 14 44 0,00 -6,67 vay (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra QTDND trên địa bàn các năm 2017-2019) b. Đánh giá theo tiêu chí trực tiếp: c. Đánh giá theo tiêu chí gián tiếp:
  20. 18 Bảng 2.6 Tình hình dư nợ QTD trên địa bàn các năm 2017-2019 Đơn vị tính: Triệu đồng (2018/2017) (2019/2018) Năm Năm Năm QTDND 2017 2018 2019 (+/-) (%) (+/-) (%) Gò Nổi 25.870 31.826 40.317 5.956 23,02 8.491 26,68 Tây Điện Bàn 103.987 122.958 146.214 18.971 18,24 23.256 18,91 Điện Dương 37344 42166 47124 4.822 12,91 4.958 11,76 Tổng cộng 167.201 196.950 233.655 29.749 17,79 36.705 18,64 (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra QTDND trên địa bàn các năm 2017-2019) Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ và chất lượng tín dụng của QTDND qua các năm 2017-2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm (2018/2017) (2019/2018) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 (+/-) (%) (+/-) (%) Dƣ nợ phân theo mục 167.201 196.950 233.655 29749 17,79 36.705 18,64 đích vay vốn Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên 33.607 37.421 39.184 3.813 11,35 1.763 4,71 quan Chiếm % tổng dư nợ 20,1 19 16,77 -1 -5,47 -2 -11,74 Công nghiệp, thương mại và cung ứng dịch 85.774 100.228 125.146 14.454 16,85 24.918 24,86 vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn Chiếm % tổng dư nợ 51,3 50,89 53,56 0 -0,80 3 5,25 Tiêu dùng trên địa bàn 47.819 59.302 69.325 11.482 24,01 10.024 16,90 nông thôn Chiếm % tổng dư nợ 28,6 30,11 29,67 2 5,28 0 -1,46 Dƣ nợ phân theo kỳ 167.201 196.950 233.655 29.749 17,79 36.705 18,64 hạn Dư nợ ngắn hạn 103.481 123.113 153.892 19.632 18,97 30.779 25,00 Chiếm % tổng dư nợ 61,89 62,51 65,86 1 1,00 3 5,36 Dư nợ trung dài hạn 63.720 73.837 79.763 10.117 15,88 5.926 8,03 Chiếm % tổng dư nợ 38,11 37,49 34,14 -1 -1,63 -3 -8,94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2