intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên nền lý luận về hoạt động CVTD của NHTM, phân tích thực trạng, nhận định những thành công, hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum, qua đó đề xuất, khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HUY LONG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. HỒ HỮU TIẾN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Phản biện 2: TS. Nguyễn Hữu Dũng Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động CVTDBĐKBTS tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum) thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng như nhiều NHTM cổ phần khác trên địa bàn, công tác quản lý hoạt động CVTDBĐKBTS đối với mảng KHCN còn gặp nhiều hạn chế như việc ban hành chính sách quản lý hoạt động CVTDBĐKBTS còn nhiều bất cập và chồng chéo, không có tính định hướng lâu dài; việc giám sát và quản lý sau khi CVTDBĐKBTS với KHCN còn yếu; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn chưa chặt chẽ; chính sách tín dụng áp dụng cho các KHCN thường dễ dãi hơn đối với các nhóm khách hàng khác dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và đây cũng là vấn đề cần phải được giải quyết sớm để đảm bảo an toàn tín dụng. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum”, để tiến hành nghiên cứu. Với đề tài này, trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động CVTDBĐKBTS tại đơn vị nghiên cứu để từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được, phát hiện những điểm yếu cần phải khắc phục đồng thời đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Trên nền lý luận về hoạt động CVTD của NHTM, phân tích thực trạng, nhận định những thành công, hạn chế cùng nguyên nhân
  4. 2 của những hạn chế đó trong hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum, qua đó đề xuất, khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động CVTDBĐKBTS của NHTM. - Phân tích hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum, nhận định những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. c. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung hoạt động CVTDBĐKBTS của NHTM bao gồm những vấn đề gì? Kết quả CVTDBĐKBTS được phản ánh bởi những tiêu chí nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của NHTM? - Hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum thời gian qua hoạt động như thế nào? Những thành công, hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum? - Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum và các chủ thể liên quan cần làm gì để hoàn thiện hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum? 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum.
  5. 3 b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động CVTDBĐKBTS trực tiếp như: CVTD đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV) không có tài sản bảo đảm (TSBĐ), cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng không có TSBĐ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động CVTDBĐKBTS tại phòng Khách hàng hộ sản xuất và Cá nhân Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum; phòng Kế hoạch - Kinh doanh các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum từ năm 2015 đến năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp như các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum từ 2015 đến 2017, thông tin từ sách, báo, các bài viết có liên quan. Thông qua đó, phân tích, so sánh để đưa ra các đánh giá, các nhận định làm cơ sở cho việc nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn các cán bộ tín dụng (CBTD) lâu năm tại phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân; lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum để lấy ý kiến, nhận định về các vấn đề liên quan. - Phương pháp thống kê phân tích: So sánh theo thời gian, không gian, tính toán các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh, phân tích, đánh giá và nhận định thực trạng. - Phương pháp phân tích, diễn giải: Phương pháp này được sử
  6. 4 dụng xuyên suốt trong luận văn, thể hiện qua phân tích thực trạng, lý giải các nhận định và xác định các nguyên nhân, để từ đó đề xuất các khuyến nghị. - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa: Nghiên cứu các giáo trình, các luận văn nghiên cứu các khóa trước từ đó sắp xếp hệ thống hóa nền lý luận làm cơ sở triển khai nghiên cứu thực trạng và đề xuất khuyến nghị. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu a. Ý nghĩa khoa học Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động CVTDBĐKBTS của NHTM. b. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích đánh giá hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum sẽ đề xuất khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động này tại chi nhánh. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNGBẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cho vay tiêu dùng của NHTM a. Khái niệm b. Đặc điểm - Về khả năng rủi ro - Về quy mô khoản vay - Về khách hàng vay - Về lãi suất - Về chi phí và lợi nhuận 1.1.2. Vai trò cho vay tiêu dùng của NHTM a. Đối với NHTM b. Đối với người vay tiêu dùng c. Đối với nền kinh tế 1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng của NHTM Phân loại cho vay là việc phân chia các khoản CVTD theo từng nhóm dựa trên những tiêu chí nhất định. a. Căn cứ vào mục đích cho vay b. Căn cứ vào phương thức hoàn trả c. Căn cứ vào hình thức cho vay d. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay 1.1.4. Bảo đảm tín dụng không bằng tài sản trong cho vay tiêu dùng của NHTM Để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động CVTD, tránh rủi
  8. 6 ro đổ vỡ, NHTM thường áp dụng các hình thức bảo đảm tín dụng khi cho vay. 1.1.5. Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NHTM 1.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của NHTM Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, hoạt động CVTDBĐKBTS giúp cho NHTM phân tán rủi ro, mở rộng thị phần, góp phần tăng sức cạnh tranh và thích nghi với biến động nền kinh tế. Trong hoạt động CVTDBĐKBTS các NHTM thường hướng đến các mục tiêu sau: - Tăng trưởng quy mô. - Phát triển thị phần. - Bán chéo sản phẩm,dịch vụ. - Hợp lý hóa cơ cấu cho vay. - Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay. - Kiểm soát rủi ro tín dụng. - Tăng trưởng thu nhập. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của NHTM Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động CVTDBĐKBTS thể hiện qua hai mô hình: - Mô hình tập trung. - Mô hình chuyên môn hoá. 1.2.3. Những hoạt động mà NHTM thƣờng thực hiện để cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản a. Hoạt động khai thác thị trường, thu hút khách hàng và gia tăng thị phần
  9. 7 Các NHTM thường tiến hành khai thác thị trường và thu hút khách hàng và gia tăng thị phần thông qua các hoạt động sau: - Hoạt động khai thác thị trường - Chính sách về sản phẩm - Chính sách về kênh phân phối - Chính sách về quảng bá sản phẩm: - Chính sách về nhân sự b. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTDBĐKBTS: Rủi ro là những biến cố không mong đợi có thể xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình hoạt động của tổ chức. Việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTDBĐKBTS của NHTM được thực hiện nhằm giảm thiểu những tổn thất về thu nhập từ hoạt động CVTDBĐKBTS. + Kiểm soát trước khi cho vay. + Kiểm soát trong cho vay. + Kiểm soát sau khi cho vay. c. Hoạt động kiểm soát chi phí trong CVTDBĐKBTS - Kiểm soát chi phí nói chung và kiểm soát chi phí trong hoạt động CVTDBĐKBTS là hoạt động thiết yếu mang tính sống còn cho bất kỳ NHTM nào. Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận cho NHTM. 1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của NHTM - Quy mô CVTDBĐKBTS - Thị phần CVTDBĐKBTS trên thị trường mục tiêu - Cơ cấu dư nợ CVTDBĐKBTS
  10. 8 - Mức độ rủi ro tín dụng - Chất lượng dịch vụ CVTDBĐKBTS - Kết quả bán chéo sản phẩm - Kết quả tài chính từ hoạt động CVTDBĐKBTS 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của NHTM a. Nhân tố bên trong ngân hàng - Chiến lược kinh doanh của NHTM - Quy mô hoạt động của NHTM. - Chính sách tín dụng - Nguồn vốn của NHTM. - Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo. - Đội ngũ cán bộ nhân viên - Cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank và Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum a. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank b. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum a. Kết quả huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2015 - 2017 - Tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum tăng trưởng điều qua các năm gần đây, cụ thể năm 2016 tăng 10,91% so với năm 2015 từ mức 3.723 tỷ đồng lên 4.129 tỷ đồng. Mức tăng huy động vốn của năm 2017 so với năm 2016 là 11,84% từ 4.129 tỷ đồng lên 4.618 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng trưởng điều, ổn định cho thấy sự cố gắng vượt bậc của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon
  12. 10 Tum trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn. b. Kết quả cho vay - Hoạt động cho vay vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho chi nhánh. Vì thế, việc chú trọng tăng trưởng và phát triển hoạt động cho vay luôn được Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum chú trọng nhưng phải đảm bảo chất lượng tín dụng. Kết quả được thể hiện tại Bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2. Kết quả cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2015-2017 - Nhìn vào bảng số liệu, tổng dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum liên tục tăng với tỷ lệ trên 15% trong những năm gần đây, đặt biệt trong đoạn 2015 - 2017 tỷ lệ tăng trên 25%. Cụ thể: Năm 2016 dư nợ cho vay đạt 8.007 tỷ đồng, tăng 1.648 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương tốc độ tăng trưởng 25,91%. Đến năm 2017, dư nợ cho vay tăng 25,94% so với năm 2016, tương ứng mức tăng 2.077 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay KHCN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ, lần lượt là 50,40%; 54,81% và 56,81%. - Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum trong 2 năm 2015 và 2016 rất thấp, ở mức dưới 0,40% thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra (
  13. 11 nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phát sinh nợ xấu. c. Kết quả tài chính Bảng 2.3. Kết quả tài chính của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2015-2017 - Trong 2 năm 2015 và 2016, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đạt được những kết quả rất khả quan; thu nhập của người lao động từ đó cũng tăng lên; chênh lệch thu, chi tăng qua từng năm, đạt 84 tỷ trong 2015, tăng lên 97 tỷ trong 2016, với tốc độ tăng 15,47% và đến năm 2017 đạt 141 tỷ,với tốc độ tăng 45,36% so với 2016. - Nguồn thu của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum là thu từ hoạt động tín dụng và thu ngoài tín dụng. Trong đó, thu thừ hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho chi nhánh. Năm 2015, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 95,41% trong tổng thu nhập. Đến năm 2016, tỷ trọng này giảm một ít nhưng vẫn ớ mức trên 90% ( 94,24%) và năm 2017 thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục khẳng định vị trí chủ yếu đóng góp vào tổng thu của Chi nhánh khi tỷ trọng lên đến 95,03%. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 2.2.1. Đặc điểm môi trƣờng cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum a. Môi trường pháp lý của hoạt động CVTDBĐKBTS Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay thay thế Nghị định số 178 nêu trên thì không có quy định cụ thể về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, mà chỉ có quy định về hình thức tín chấp.
  14. 12 b. Môi trường kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum 2.2.2. Mục tiêu hoạt động CVTDBĐKBTS trong thời gian qua của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hoạt động CVTDBĐKBTS trong thời gian qua của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum - Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum tổ chức quản lý hoạt động CVTDBĐKBTS theo mô hình chuyên môn hóa, tức hoạt động này được thực hiện bởi sự phối hợp của nhiều bộ phận/phòng ban bao gồm: Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân, phòng Dịch vụ và Marketing, phòng Kế toán và Ngân quỹ, Ban lãnh đạo, được thể hiện trong Phụ lục 01. + Theo mô hình này, quy trình cho vay có thêm sự tham gia của một số bộ phận như: Bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ tín dụng khiến cho công tác xử lý hồ sơ thường chậm hơn vì phải qua nhiều khâu xét duyệt. Hơn nữa, sự phối hợp giữa các bộ phận trong quy trình cho vay cũng chưa được nhịp nhàng. 2.2.4. Những hoạt động mà Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã thực hiện để CVTDBĐKBTS a. Hoạt động khai thác thị trường, thu hút khách hàng và gia tăng thị phần - Hoạt động khai thác thị trường, thu hút khách hàng Việc đánh giá, phân tích thị trường, phân khúc khách hàng cũng như khảo sát nhu cầu của khách hàng chưa quan tâm đúng mức. Mặc dù, đã tích cực triển khai các sản phẩm CVTDBĐKBTS mới nhưng chưa mang lại hiệu quả cao do chưa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn. - Thực hiện chính sách sản phẩm: Trong thời gian quan,
  15. 13 Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã tổ chức triển khai hầu hết các sản phẩm trong danh mục các sản phẩm CVTDBĐKBTS đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Bảng 2.4. Lãi suất CVTDBĐKBTS tại một số NHTM vào cuối năm 2017 CVTD đối với Cho vay thông Ngân hàng CBCNV không có qua phát hành thẻ TSBĐ tín dụng Agribank 10,5%/năm 11,5%/năm Vietinbank 10,5%/năm 12,5%/năm Vietcombank 11,0%/năm 13,0%/năm BIDV 10,0%/năm 13,0%/năm Đông Á Bank 11,5%/năm 16,0%năm Sacombank 11,5%/năm 15,0%/năm HDbank 11.5%/năm 15,0%/năm ACB 12,0%/năm 16,0%/năm LienvietposB 13,0%/năm 16,0%năm ank (Nguồn: NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum) b. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTDBĐKBTS Phương thức kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTDBĐKBTS mà Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum chú trọng nhất trong thời gian qua là né tránh rủi ro. Cụ thể, né tránh rủi ro trong CVTDBĐKBTS được thực hiện thông qua các hoạt động xếp hạng tín dụng, thẩm định khách hàng. + Việc xếp hạng tín dụng mà Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum thực hiện là xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank, thông qua đó để đánh giá mức độ rủi ro của từng
  16. 14 khách hàng riêng lẻ. Tuy cách thức xếp hạng khách hàng hiện nay chưa hỗ trợ và phát huy đầy đủ cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng cũng góp phần đáng kể cho việc lựa chọn khách hàng và ra quyết định cho vay. c. Hoạt động kiểm soát chi phí trong CVTDBĐKBTS Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát chi phí của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum tương đối tốt. Ngoài ra việc kiểm soát chi phí chặt chẽ, tỷ lệ dư nợ CVTDBĐKBTS ở mức vừa phải, quy trình CVTDBĐKBTS được kiểm soát từng khâu giúp cho tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động CVTDBĐKBTS luôn duy trì ở mức thấp (0,52% số liệu 2017), tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chỉ chiếm dưới 1% (số liệu 09/2017). 2.2.5. Kết quả hoạt động CVTDBĐKBTS trong thời gian qua của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum a. Quy mô CVTDBĐKBTS - Đánh giá theo dư nợ CVTDBĐKBTS Bảng 2.5. Dư nợ CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2015-2017 Dư nợ CVTDBĐKBTS có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng còn chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Năm 2015, dư nợ CVTDBĐKBTS chỉ đạt 768 tỷ đồng, chiếm 12,08% trên tổng dư nợ. Đến năm 2016, dư nợ CVTDBĐKBTS tăng 100 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 13,02% so với năm 2015, tỷ trọng dư nợ CVTDBĐKBTS đạt 10,84% trên tổng dư nợ, đạt mức 868 tỷ đồng. Đến năm 2017, dư nợ CVTDBĐKBTS tăng 339 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 39,06% so với năm 2016, tỷ trọng dư nợ CVTDBĐKBTS đạt 11,97% trên tổng dư nợ, đạt mức 1.207 tỷ đồng.
  17. 15 Bảng 2.6. Số lượng khách hàng có dư nợ CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum + Nhìn chung, dư nợ CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum tăng cả về số lượng khách hàng lẫn dư nợ bình quân/khách hàng. Mặc dù, số lượng khách hàng vay tiêu dùng BĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum liên tục tăng trong giai đoạn 2015-2017 thế nhưng so với số lượng người dân trên địa bàn thì tốc độ tăng số lượng khách hàng vẫn còn chưa cao. b. Đánh giá theo cơ cấu dư nợ CVTDBĐKBTS - Cơ cấu dư nợ CVTDBĐKBTS theo sản phẩm Trong giai đoạn từ 2015 - 2017, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã triển khai 2 sản phẩm CVTDBĐKBTS là cho vay CBCNV không có TSBĐ và cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng không có TSBĐ. Dư nợ cho vay của 2 sản phẩm này đều tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay CBCNV không có TSBĐ qua 03 năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, chiếm trên 99% trong tổng dư nợ CVTDBĐKBTS. Kết quả được thể hiện tại Bảng 2.7 Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ CVTDBĐKBTS theo sản phẩm tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum Bảng cơ cấu dư nợ CVTDBĐKBTS theo thời hạn vay cho thấy trong CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum thì cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, lần lượt ở các mức 54,95%; 73,04% và 65,54% cho các năm 2015, 2016 và 2017. Nguyên nhân là do mục đích vay của khách hàng chủ yếu để mua, xây, sửa chữa nhà, mua đất ở hoặc mua sắm một số vật dụng có giá trị lớn; trong khi đó, nguồn trả nợ của khách hàng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum là từ tiền lương, tiền công và các thu nhập đều đặn hàng tháng khác, nên đa số chọn giải
  18. 16 pháp trung hạn để đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ CVTDBĐKBTS theo thời hạn vay tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum c. Thị phần CVTDBĐKBTS Bảng 2.9. Thị phần CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum Tổng dư nợ CVTDBĐKBTS của các NHTM trên địa bàn năm 2015 đạt 1.916 tỷ đồng, trong đó dư nợ CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum là 768 tỷ đồng, chiếm 40,08% thị phần. Năm 2016 dư nợ CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum tăng thêm 100 tỷ đồng, tương ướng tỷ lệ tăng là 13,02% chiếm 41,22% thị phần và sang năm 2017 chiếm 41,94% thị phần CVTDBĐKBTS. Điều này cho thấy thị phần CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum qua các năm đều có tăng trưởng đáng kể. d. Mức độ rủi ro tín dụng trong CVTDBĐKBTS Bảng 2.10. Mức độ rủi ro tín dụng trong CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum Qua bảng 2.10 số liệu ta thấy, nợ xấu CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum năm 2015 là 1,8 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 0,23%, đến năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 0,40% và sang năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 0,52%. Qua đó, cho thấy Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã thực sự nổ lực trong công tác điều hành, kiểm soát rủi ro trong hoạt động CVTDBĐKBTS, đặc biệt trong công tác thẩm định tín dụng và trong công tác thu hồi nợ. Số tiền dự phòng xử lý rủi ro (XLRR) cụ thể của hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum qua các năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là 307 triệu đồng, 694 triệu đồng và 1.086 triệu đồng. Tỷ lệ dự phòng
  19. 17 xử lý rủi ro cụ thể/Dư nợ CVTDBĐKBTS qua 3 năm có giá trị tương ứng là 0,04%, 0,08% và 0,09%. Dù tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum có xu hướng tăng dần do tỷ lệ dư nợ tăng dần. Nguyên nhân do chi nhanh đã tăng trưởng tốt dư nợ CVTDBĐKBTS qua các năm. e. Chất lượng dịch vụ CVTDBĐKBT - Nội dung được đánh giá thấp về mức độ hài lòng đó là cách bố trí quầy giao dịch (chỉ 35% đồng ý và hoàn toàn đồng ý) và công tác chăm sóc sau giao dịch (37%). Trong khi đó, hai yếu tố này cũng hết sức quan trọng trong quá trình cung ứng dịch vụ CVTDBĐKBTS. f. Thu nhập từ hoạt động CVTDBĐKBTS Bảng 2.11. Thu nhập từ hoạt động CVTDBĐKBTS tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum Thu từ hoạt động CVTDBĐKBTS chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu từ hoạt động tín dụng của toàn Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum nhưng tỷ lệ đóng góp ngày càng tăng. Cụ thể, trong năm 2015, thu nhập CVTDBĐKBTS là 130,41 tỷ đồng, chiếm 20,89% trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Đến năm 2016, thu nhập từ CVTDBĐKBTS tăng 18,71% đạt mức 154,81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,50%. Năm 2017, CVTDBĐKBTS mang lại 172,37 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,38%, tăng 11,34% so với năm 2016. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 2.3.1. Thành công 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 3.1.1. Các kết luận từ phân tích thực trạng hoạt động CVTD BĐKBTS 3.1.2. Xu hƣớng phát triển của hoạt động CVTDBĐKBTS trong thời gian đến 3.1.3. Định hƣớng phát triển CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum 3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum a. Hoàn thiện khung chính sách CVTDBĐKBTS - Chính sách CVTDBĐKBTS là nền tảng và là kim chỉ nam cho các hoạt động CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Nội dung chính của chính sách CVTDBĐKBTS gồm: Định hướng phát triển hoạt động quản lý CVTDBĐKBTS; các nguyên tắc hành vi ứng xử đối với mối quan hệ nội bộ và tương tác với đối tác bên ngoài trong hoạt động CVTDBĐKBTS để củng cố văn hóa CVTDBĐKBTS của Agribank. Chính sách CVTDBĐKBTS của Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum nên được xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo áp dụng một cách sáng tạo, linh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2