intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam" trình bày cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng thương mại; thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Thăng Bình; khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Thăng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀO TRẦN KHÁNH VÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Đạt Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: TS. Trần Ngọc Sơn Luận văn được bảo vệ tại Hồi đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống ngừơi dân được cải thiện một cách đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống của nhân dân ngày càng cao. Đôi khi người dân có nhu cầu chi tiêu vượt mức thu nhập hiện tại của họ, dẫn đến nhu cầu vay mượn cho tiêu dùng. Do vậy, cho vay tiêu dùng trở thành một xu hướng tất yếu trong hoạt động cho vay hiện tại của các ngân hàng trên cả nước. Cho vay tiêu dùng không chỉ là hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần kích cầu nền kinh tế. Trên thế giới, hoạt động cho vay tiêu dùng đã triển khai từ rất lâu và liên tục phát triển. Tại Việt Nam, hầu hết các đều tiến hành cho vay tiêu dùng và có xu hướng mở rộng hoạt động này. Trong thời gian đến, cho vay tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và xu hướng vay tiêu dùng sẽ tiếp tục gia tăng bởi vì đây là một mảng dịch vụ giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cũng như đem lại lợi nhuận lơn cho các ngân hàng. Hơn nữa, với nhu cầu ngày càng tăng về mức sống, người dân sẽ có nhu cầu đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai. Nhằm đáp ưng nhu cầu của thị trường và đảm bảo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng Agribank đã triển khai các sản phẩm CVTD BĐKBTS. Tuy nhiên theo đánh giá thì dự nợ của hoạt động này vẫn chiến tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ toàn chi nhánh, việc phát triển và kiểm soát mảng tín dụng này còn gặp một số khó khăn bất cập trong triển khai cũng như vấn đề kiểm soát chất lượng. Vì vậy tôi đã chọn vấn đề “ Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo
  4. 2 đảm không bằng tài sản tại Agribank Chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hoá các lý luận nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng CVTD. - Phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động CVTD BĐKBTS tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam. - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD BĐKBTS tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động CVTD BĐKBTStại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Phạm vi nghiên cứu: − Về nội dung: phân tích vào cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản. − Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam. − Về thời gian: từ năm 2016-2018. 4. Phương pháp nghiên cứu − Phương pháp tổng hợp − Phương pháp so sánh, phân tích − Phương pháp tham vấn chuyên gia
  5. 3 5. Bố cục của Luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng thương mại . Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank CN Thăng Bình. Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank CN Thăng Bình. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng; phân tích và đánh giá thực trạng CVTD của các đơn vị nghiên cứu và sau đó là đề xuất các khuyến nghị để phát triển, mở rộng, hoàn thiện hoạt động CVTD tại đơn vị nghiên cứu. Đa phần các nghiên cứu này được nghiên cứu tổng quát ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói chung, rất ít đề cập cụ thể đến hoạt động cho vay tiêu dùng CVTD. Chính vì vậy, trong luận văn này, ngoài việc kế thừa những nghiên cứu trước, tác giả còn tập trung nghiên cứu về hoạt động CVTD BĐKBTS để thấy được những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động cho vay này tại chi nhánh. Kết quả nghiên cứu này phần nào đánh giá rõ hơn về hoạt động CVTD BĐKBTS tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam, từ đó giúp đơn vị có những định hướng để tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản.
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng thương mại CVTD BĐKBTS là loại cho vay mà các khoản cho vay được bảo đảm bằng uy tín , năng lực tài chính của người đi vay hoặc người bảo lãnh cũng như tính khả thi, hiệu quả và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng thương mại - Đối tượng cho vay: thường là những người có thu nhập thường xuyên, ổn định và có lịch sử trả nợ tốt, không có nợ quá hạn. - Các khoản cho vay bảo đảm không bằng tài sản thường có rủi ro cao - Đối với khách hàng cá nhân, công tác thẩm định khách hàng sẽ bao gồm việc đánh giá tư cách khách hàng, nguồn trả nợ, mục đích khoản vay… thường sẽ khó đầy đủ , rõ ràng. - Giá trị của các khoản CVTD BĐKBTS thường nhỏ, tuy nhiên số lượng các món vay lại lớn. - Các khoản CVTD BĐKBTS thường có chi phí lớn. - Lãi suất CVTD BĐKBTS thường cao. 1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tàỉ sản của ngân hàng thương mại
  7. 5 a. Cho vay tiêu dùng trả góp không có tài sản bảo đảm b. Cho vay thấu chi tài khoản thẻ ghi nợ không có tài sản bảo đảm c. Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng không có TSBĐ 1.1.4. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng thương mại: a. Rủi ro đối với người cho vay: Trong hoạt động CVTD BĐKBTS thì người cho vay chủ yếu chịu rủi ro hệ thống mà ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro cá thể. b. Đối với người đi vay: - Người đi vay có thể gặp rủi ro do đi vay quá mức. - Người đi vay cũng có thể gặp rủi ro cá thể. 1.1.5. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản: a. Đối với ngân hàng Việc thực hiện và phát triển hoạt động CVTD bảo đảm không bằng tài sản mở rộng được số lượng khách hàng cho vay, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ đó, ngân hàng tăng được sức mạnh trong cạnh tranh và tạo được những nét đặc trưng hấp dẫn riêng. b. Đối với khách hàng Giúp cho họ có khả năng mua sắm những hàng hoá cần thiết có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống ( y tế, giáo dục, du lịch…) c. Đối với nền kinh tế
  8. 6 - Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho người dùng, các NHTM đã góp phần kích cầu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước. - Đối việc sản xuất kinh doanh, sự phát triển của CVTD đồng nghĩa với việc tăng trưởng của cầu tiêu dùng, hay nói cách khác là sức mua của dân chúng tăng lên, từ đó tạo nên sự sôi động đối với thị trường hàng hoá tiêu dùng, tạo nguồn sống cho khu vực sản xuất trong nước, cải thiện rõ rệt năng lực sản xuất của quốc gia, tạo động lực thu hút đầu tư nước ngoài. - Góp phần ngăn chặn được tình trạng tính dụng đen phát triển, giúp người dân giảm bớt gánh nặng trong việc trả tiền lãi vay 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản - Tăng cường quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD BĐKBTS và phát triển thị phần. - Bán chéo sản phẩm. - Kiểm soát tốt rủi ro trong CVTD BĐKBTS. - Gia tăng thu nhập: đây là mục tiêu cuối cùng cũng là mục tiêu quan trọng nhất khi tiến hành hoạt động CVTD. 1.2.2. Tổ chức quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản NH có thể lựa chọn một trong hai mô hình sau để tổ chức quản lý hoạt động CVTD bảo đảm không bằng TS: - Mô hình tập trung: - Mô hình chuyên môn hoá
  9. 7 1.2.3. Các hoạt động ngân hàng thương mại vận dụng để triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản a. Hoạt động khai thác thị trường, thu hút khách hàng và gia tăng thị phần - Hoạt động khai thác thị trường. - Chính sách sản phẩm. - Chính sách giá. - Chính sách quảng bá. - Chính sách phân phối - Chính sách nhân sự. b. Hoạt động bảo đảm chất lượng dịch vụ cung ứng trong CVTD bảo đảm không bằng TS Ngày nay, NH không còn chuyên biệt trong sản phẩm dịch vụ, mọi sản phẩm dịch vụ hiện nay tại các NH không khác biệt nhau là mấy thì việc níu chân KH phụ thuộc rất lớn vào chất lượng dịch vụ của sản phẩm. NH nào tạo được sự hài lòng cho KH mình cao hơn thì NH đó thắng, vượt qua đối thủ để chiếm ưu thế trong thị trường. Do đó, các NH cần phải coi trọng vai trò của chất lượng dịch vụ cho vay nói chung và chất lượng dịch vụ trong CVTD bảo đảm không bằng TS nói riêng. c. Hoạt động kiểm soát RRTD trong CVTD bảo đảm không bằng TS - Kiểm soát RRTD trong CVTD bảo đảm không bằng TS là quá trình mà NH sử dụng tổng hợp những công cụ, biện pháp đa dạng nhằm phòng ngừa RTTD trong CVTD bảo đảm không bằng TS và giảm thiểu tổn thất do hậu quả bất lợi của những khoản vay này gây nên mà vẫn đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và sinh lợi của NH.
  10. 8 - Kiểm soát RRTD được thực hiện xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay. Nhằm hạn chế tối thiểu các RRTD trong CVTD bảo đảm không bằng TS, yêu cầu quan trọng nhất là cần phải kiểm soát thường xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. - Các NH thường sử dụng các phương thức kiểm soát RRTD trong cho vay sau: + Né tránh rủi ro: + Ngăn ngừa rủi ro: + Gỉam thiểu tổn thất rủi ro: + Chuyển giao rủi ro. 1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản: a. Quy mô CVTD bảo đảm không bằng TS: - Số lượng KH vay tiêu dùng bảo đảm không bằng TS - Dư nợ CVTD bảo đảm không bằng TS b. Thị phần CVTD bảo đảm không bằng TS: c.Cơ cấu dư nợ CVTD bảo đảm không bằng TS: - Cơ cấu cho vay theo thời hạn - Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng - Cơ cấu cho vay theo khu vực địa lý d. Chất lượng cung ứng dịch vụ trong CVTD bảo đảm không bằng TS e. Mức độ RRTD trong CVTD bảo đảm không bằngTS: - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của CVTD bảo đảm không bằng tài sản. - Tỷ lệ xóa nợ ròng trong CVTD bảo đảm không TS
  11. 9 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN 1.3.1. Các nhân tố bên trong - Chiến lược kinh doanh của NH - Quy mô hoạt động của NH - Chính sách tín dụng. - Nguồn vốn của NH - Năng lực điều hành của ban lãnh đạo - Chất lượng cán bộ tín dụng và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài - Môi trường kinh tế - xã hội - Môi trường chính trị - Môi trường pháp lý - Đối thủ cạnh tranh - Nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn - Chính sách của nhà nước KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan về cơ sở lý luận trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại và cụ thể là hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng thương mại. Trong chương 1, tác giả đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm và phân loại các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại nói chung và phân tích cụ thể các khái niệm, đặc điểm, rủi ro và vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản nói riêng. Tác giả đã đề cập đến các hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản cũng
  12. 10 như các rủi ro đối với hoạt động này tại ngân hàng thương mại. Chương 1 tác giả cũng đã khái quát được một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản, đây sẽ là những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá thực trạng cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank chi nhánh Thăng Bình ở chương 2. Các nhóm chỉ tiêu đó là nhóm chỉ tiêu về quy mô, nhóm chỉ tiêu về thu nhập,nhóm chỉ tiêu về mức độ kiểm soát rủi ro. Ở cuối chương 1, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản bao gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nội dung tác giả đã đề cập chương 1 là nền tảng lí luận để có thể phân tích và đánh giá thực tê tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản của Agribank chi nhánh Thăng Bình ở chương 2. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI AGRIBANK THĂNG BÌNH 2.1 . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM-CHI NHÁNH HUYỆN THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Thăng Bình 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của Agribank Chi nhánh Thăng Bình
  13. 11 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018 - Hoạt động huy động vốn Tình hình huy động vốn của Agribank Thăng Bình đều tăng trưởng qua các năm, năm 2017 tăng 25,22% so với năm 2016, đến năm 2018 huy động vốn tăng 21,65% so với năm 2017. - Hoạt động cho vay Tổng dư nợ toàn chi nhánh tăng dần qua các năm, năm 2017 dư nợ toàn chi nhánh 531.966 triệu đồng, tăng 13,85% so với năm 2016 là 467,236 triệu đồng. Năm 2018, dư nợ toàn chi nhánh tăng 11,63%, tổng dư nợ đạt 593,845 triệu đồng Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn dưới 0,25%, dưới mức 1% theo quy định của ngân hàng nhà nước và 0,25% theo mức khống chế của Agribank Quảng Nam. - Kết quả tài chính Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Bình trong ba năm vừa qua từ 2016-2018 đều rất tốt, đạt hiệu quả cao, lợi nhuận đều tăng trưởng qua các năm. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI AGRIBANK THĂNG BÌNH 2.2.1. Môi trường hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank Thăng Bình: a. Môi trường pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản: b. Môi trường kinh tế, xã hội huyện Thăng Bình.
  14. 12 2.2.2. Công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank Thăng Bình, Quảng Nam: - Hoạt động CVTD BĐKBTS tại Agribank Thăng Bình đang được quản lý theo mô hình chuyên môn hoá. Quy trình CVTD BĐKBTS được thực hiện tại Agribank Thăng Bình gồm 5 bước: + Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn. + Phân tích tín dụng. + Ra quyết định cho vay. + Giải ngân + Giám sát, thu hồi và thanh lý hợp đồng vay. 2.2.2. Những hoạt động chi nhánh đã triển khai để cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản trong thời gian 2016-2018 a. Hoạt động khai thác thị trường, thu hút khách hàng, gia tăng thị phần - Khách hàng mục tiêu: Với chiến lược hoạt động của mình, Agribank mở rộng đối tượng khách hàng chiến lược cho hoạt động CVTD BĐKBTS. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động của Agribank CN Thăng Bình, đối tượng khách hàng chủ yếu vẫn là các cán bộ công nhân viên tại các đơn vị hành chính, doanh nghiệp có chi trả lương tại Agribank CN Thăng Bình. - Thực hiện chính sách sản phẩm: Hiện nay chi nhánh đang cung cấp các gói sản phẩm về CVTD BĐKBTS là: CVTD đối với cán bộ nhân viên thuộc nhóm khách hàng mục tiêu trên và cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng không có TSBĐ. - Chính sách lãi suất: Trong năm 2018, lãi suất CVTD BĐKBTS mà Agribank CN Thăng Bình áp dụng đối với khách hàng là CBCNV làm việc tại Agribank là 9.5%, thấp hơn so với đối tượng
  15. 13 khách hàng là CBCNV làm việc ngoài Agribank 10% -11%. Việc quy định lãi suất CVTD BĐKBTS được chi nhánh điều chỉnh tuỳ thuộc vào vị trí công tác, chức vụ và thâm niên công tác của CBCNV làm việc trong hệ thống Agribank. - Chính sách về phí: Về các khoản phí, hiện nay Agribank CN Thăng Bình miễn phí trả nợ trước hạn đối với hình thức CVTD BĐKBTS. - Thực hiện chính sách phân phối: Mạng lưới hoạt động hiện nay của Agribank chi nhánh huyện Thăng Bình gồm có 3 phòng giao dịch và chi nhánh chính. - Thực hiện chính sách quảng bá: chi nhánh tiến hành quảng bá theo hai phương pháp khác nhau: quảng bá trực tiếp và quảng bá gián tiếp. - Thực hiện chính sách nhân sự. b. Hoạt động bảo đảm chất lượng dịch vụ cung ứng trong CVTD BĐKBTS - Thực hiện đúng quy định về văn hoá ứng xử Agribank. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động tri ân khách hàng. - Không gian làm việc và cơ sở vật chất được quan tâm, tạo sự thoải mái cho khách hàng. - Hệ thống mạng và đường truyền nội bộ của chi nhánh luôn hoạt động tốt, đảm bảo hoạt động xuyên suốt. a. Hoạt kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD BĐKBTS Việc né tránh rủi ro giúp CN lựa chọn, sàng lọc được KH không đạt yêu cầu để từ chối cho vay, góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng. Cụ thể, việc né tránh rủi ro này được thực hiện tại CN thông qua hình thức: xếp hạng tín dụng, thẩm định KH.”
  16. 14 - Thực hiện việc xếp hạng tín dụng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank để đánh giá mức độ rủi ro của từng KH riêng lẻ. - Chất lượng thông tin thẩm định còn hạn chế, còn xảy ra tình trạng bất đối xứng thông tin nhiều. 2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Agribank Thăng Bình, Quảng Nam giai đoạn 2016- 2018: a. Đánh giá quy mô cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản - Dư nự CVTD BĐKBTS: Năm 2016, tỷ trọng CVTD BĐKBTS chiếm 5,92% trên tổng dư nợ; năm 2017 tỷ trọng này giảm còn 5,43% và năm 2018 tỷ trọng này tăng lên 6,39%. Năm 2016, tổng dư nợ CVTD BĐKBTS của chi nhánh đạt 27,666 triệu đồng. Năm 2017, dư nợ CVTD BĐKBTS tăng 4,16% đạt 28,871 triệu đồng. Năm 2018, dư nợ CVTD BĐKBTS đạt 37,936 triệu đồng, tăng 9.065 triệu đồng so với năm 2017. - Số lượng khách hàng: Trong giai đoạn năm 2016-2018, số lượng khách hàng vay có chiều hướng giảm nhẹ. b. Đánh giá cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản - Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản theo sản phẩm: tỷ trọng cho vay tập trung chủ yếu ở hoạt động cho vay CBCNV BDDKBTS , tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hướng giảm qua các năm. - Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản theo thời hạn vay: tỷ trọng của hoạt động cho vay trung hạn qua các năm 2016-2018 đa số chiếm trên 90% tổng dư nợ CVTD BĐKBTS,
  17. 15 năm 2016 tỷ trọng này chiếm gần 98% tổng dư nợ CVTD BĐKBTS, năm 2017 là 89,15%, năm 2018 là 91,79%. c. Mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản: Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ nợ xấu của hoạt động CVTD BĐKBTS tại chi nhánh khá thấp, luôn dưới mức 0,5%. Nợ xấu của hoạt động CVTD BĐKBTS của chi nhánh được kiểm soát rất tốt. d. Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản e. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản Thu nhập từ hoạt động CVTD BĐKBTS chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động CVTD BĐKBTS chỉ chiếm gần 4% trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Hoạt động CVTD BĐKBTS tuy đóng góp vào tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng không thật sự lớn, nhưng đây cũng là dấu hiệu tăng trưởng tốt, là nguồn động lực cho chi nhánh tiếp tục triển khai các sản phẩm CVTD bản đảm không bằng tài sản tại chi nhánh. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM-CHI NHÁNH HUYỆN THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM 2.3.1. Những thành công đạt được - Trong giai đoạn 2016-2018, dư nợ hoạt động CVTD BĐKBTS tại chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Tuy nhiên vẫn có sự tăng trưởng trong hoạt
  18. 16 động này. Tỷ lệ nợ xấu của hoạt động CVTD BĐKBTS được kiểm soát chặt chẽ, luôn dưới mức 0.5%. - Chi nhánh thực hiện quản lý hoạt động CVTD BĐKBTS theo mô hình chuyên môn hoá đã giúp các phòng ban phối hợp chặt chẽ với nhau khi tham gia vào triển khai hoạt động CVTD BĐKBTS. - Về cơ cấu CVTD BĐKBTS theo thời hạn đang có sự dịch chuyển, không tập trung quá nhiều vào trung dài hạn để hạn chế rủi ro. 2.3.1. Những hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế - Hạn chế trong việc mở rộng đối tượng CVTD BĐKBTS: tỷ trọng CVTD BĐKBTS trong tổng dư nợ toàn chi nhánh còn khá thấp, số lượng khách hàng của hoạt động này tăng trưởng còn thấp, chưa tăng trưởng tương xứng với nhu cầu và nguồn lực mà chi nhánh có thể đáp ứng được. Điều kiện áp dụng CVTD BĐKBTS còn cứng nhắc. - Xếp hạng tín dụng khách hàng còn nhiều bất cập. - Các sản phẩm của CVTD BĐKBTS chưa đa dạng - Thu nhập từ hoạt động CVTD BĐKBTS vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng mặc dù tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm. b. Nguyên nhân - Nguyên nhân bên trong: + Các cán bộ tín dụng còn ngại rủi ro trong các khoản CVTD BĐKBTS + Tình trạng bất đối xứng thông tin thường xuyên diễn ra. + Công tác triển khai các hoạt động CVTD BĐKBTS chưa thật sự được các cán bộ quan tâm sâu sắc.
  19. 17 + Đội ngũ nhân viên còn trẻ, kinh nghiệm xử lý trong công tác còn hạn chế. Còn xảy ra tình trạng cả nể với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay mà chưa thẩm định rõ ràng các rủi ro có thể xảy ra. + Thiếu nhân sự, tạo nên sự quá tải trong công việc. + Công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm vẫn chưa thật sự được chú trọng. - Nguyên nhân bên ngoài: + Hoạt động CVTD bảo đảm không bằng TS của ngân hàng thủ tục thường nhiều và phức tạp hơn so với các công ty tài chính do tính chất quản trị rủi ro. + Do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, nên việc phát hành thẻ tín dụng còn chưa được phổ biến. + Tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. + Một số đơn vị do thiếu trách nhiệm và cả nể, nên đã ký xác nhận cho CBCNV của mình vay tiền ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng nếu khoản vay gặp rủi ro. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã đánh giá được tổng quan hoạt độnh kinh doanh nói chung của chi nhánh và thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản nói riêng tại chi nhánh giai đoạn 2016-2018. Dựa vào những phân tích về hoạt động của chi nhánh, tác giả đã đánh giá và ghi nhận những kết quả mà chi nhánh đạt được trong giai đoạn 2016-2018. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên các tồn tại, những hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục trong hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại chi nhánh. Đối với hoạt động này của chi nhánh trong giai đoạn
  20. 18 2016-2018 thì hạn chế lớn nhất là khó khăn trong việc mở rộng quy mô khách hàng cũng như tăng trưởng dư nợ. Hơn nữa, các sản phẩm của hoạt động này còn hạn chế về sự đa dạng của sản phẩm, các hình thức quảng bá tiếp thị tại chi nhánh còn chưa được quan tâm đúng mức. Đối với Agribank chi nhánh Thăng Bình thì ngoài những nguyên nhân mang tính khách quan, nguyên nhân chủ quan về nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng đối với chi nhánh. Hơn nữa, qua các đánh giá thì có thể thấy Agribank Thăng Bình chưa thật sự chú trọng phát triển mảng sản phẩm cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản. Những đánh giá về hoạt động ở chương 2 sẽ là cơ sở để đề xuất các định hướng, chiến lược và có những khuyến nghị ở chương 3 để hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản, tăng trưởng hoạt động này về cả quy mô lẫn chất lượng. CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG BẢO ĐẢM KHÔNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN THĂNG BÌNH, QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Thăng Bình - Về chiến lược kinh doanh - Về công tác huy động vốn - Về phát triển mạng lưới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2