Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân. Qua đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HÀ THỊ PHƢƠNG THẢO HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN, ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8 34 02 01 Đà Nẵng – Năm 2021
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Hữu Mẫn Phản biện 1: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 2: TS. PHAN QUẢNG THỐNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính Ngân hàng họp tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 10 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại rất khốc liệt, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Bên cạnh sự phát triển hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, vay tiêu dùng cá nhân thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến Năm 2020, tỷ trọng dư nợ bảo lãnh ở BIDV chi nhánh Hải Vân chiếm 40,6% tổng dư nợ; các loại hình bảo lãnh phát sinh thường xuyên đối với KHDN, đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp. Dù mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng hoạt động bảo lãnh cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Theo xu hướng hiện tại thì các NHTM đang phát triển các dịch vụ thu phí nhằmi đa dạng hóa nguồn thu nhập. Do đó, việc tìm hiểu, xem xét, phân tích, đánh giá kĩ lưỡng thực trạng hoạt động bảo lãnh, cũng như các rủi ro tiềm ẩn trong việc phát hành là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân” để nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân. Qua đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về hoạt động bảo lãnh đối với KHDN của NHTM và thực tiễn hoạt động bảo lãnh này đối với KHDN tại BIDV Hải Vân. Phạm vi nghiên cứu: Đềi tài tập trung phân tích, đánh giá đến hoạt động bảo lãnh đối với KHDN tại BIDV Hải Vân. Qua đó, có thể đề
- 2 xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh đối với KHDN tại chi nhánh này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, thống kê mô tả, so sánh, điều tra. 5. Bố cục của luận văn Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân. Chương 3 : Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6.1. Các bài báo khoa học trên các tạp chí 6.2. Các luận văn Thạc sĩ được công bố tại trường Đại học kinh tế-Đại học Đà nẵng có liên quan đến đề tài nghiên cứu * Khoảng trống nghiên cứu: Từ năm 2018-2020, hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân không được chọn là đề tài nghiên cứu. Trong khoảng thời gian này, hành lang pháp lý về bảo lãnh đã có nhiều cập nhật. Trong một ngày làm việc, thời gian tác nghiệp về phát hành bảo lãnh chiếm gần như tương đương với giải ngân cho vay tại phòng KHDN. Một hoạt động phát sinh thường xuyên và nguồn thu nhập mang lại lớn thì cũng sẽ tồn tại những rủ ro nhất định. Tại thời điểm này, BIDV Hải Vân cần có một cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong những năm gần đây, đánh giá những mục tiêu đã và chưa đạt được, qua đó hoàn thiện và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và
- 3 đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại BIDV chi nhánh Hải Vân là cần thiết. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng Từ thời kỳ cổ Hy Lạp đã có hoạt động bảo lãnh trong những giao dịch nhỏ lẻ, mặc dù còn sơ khai. Bảo lãnh ngân hàng bắt đầu được sử dụng tại các nước Tây Âu và Hoa Kỳ từ những năm 60 của thế kỷ XX . Trước năm 1975 ở Việt Nam một số ngân hàng thuộc chế độ cũ ở Sài Gòn đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Sau khi đất nước thống nhất, nền kinh tế bắt đầu mở cửa để hội nhập vào những năm 90, hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và bảo lãnh ngânn hàng được phát triển như một tất yếu khách quan. 1.1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Theo quy định tại khoản 18, điều 4 của Luật các Tổ chức tín dụng sối 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”. 1.1.3. Các loại bảo lãnh ngân hàng - Các loại bảo lãnh ngân hàng gồm có: Bảo lãnh vay vốn, thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, hoàn trả
- 4 tiền ứng trước, đối ứng, xác nhận bảo lãnh. - Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế: Bảo lãnh nhận hàng, thuế quan, sai sót trong chứng từ nhờ thu... 1.1.4. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng: Hạn chế rủi ro do thông tin không cân xứng, đánh giá, công cụ bảo đảm, công cụ tài trợ, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ. 1.1.5. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng a. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong mối quan hệ kinh tế - Đối với nền kinh tế: Góp phần xúc tiến sự hợp tác trên tất cả các mặt của nền kinh tế - xã hội, giải quyết nhu cầu về vốn trong hầu hết các lĩnh vực, đảm bảo thi hành nghĩa vụ. - Đối với NHTM: Bảo lãnh còn là dịch vụ có thu phí, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần khẳng định uy tín, vị thế và khả năng tài chính của NHTM. - Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ: Đối tác tin cậy hơn nhờ có bảo lãnh ngân hàng , từ đó dẫn đến có những điều kiện thuận lợi hơn như: được vay vốn, được ứng trước tiền, được chiếm dụng vốn hợp lý từ người bán... b. Vai trò của ngân hàng trong dịch vụ bảo lãnh: Ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng. 1.1.6. Các dạng rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng - Đối với bên bảo lãnh: Rủi ro do gian lận, do lừa đảo và giả mạo, pháp lý - Đối với bên thụ hƣởng bảo lãnh: Rủi ro cho người thụ hưởng sẽ xảy ra khi đối tác yêu cầu một ngân hàng bảo lãnh không được như ý muốn.
- 5 1.2. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG 1.2.1. Đặc điểm hoạt động bảo lãnh đối với KHDN - Phạm vi bảo lãnh: Bảo lãnh đối với KHDN là một hình thức cấp bảo lãnh của NHTM cho đối tượng KHDN, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. - Quy trình cấp bảo lãnh Quy trình cấp bảo lãnh đối với KHDN thông thường áp dụng theo quy trình cấp tín dụng chung của khối KHDN. - Quy trình cấp bảo lãnh đối với KHDN tương đối chặt chẽ và phức tạp - Phần lớn doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh và thu nhập thuần về phí bảo lãnh đối với KHDN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với bảo lãnh đối với KHCN. - Giá trị mỗi món bảo lãnh đối với KHDN thường cao hơn đối với KHCN - Mức độ rủi ro lớn 1.2.2. Nội dung hoạt động bảo lãnh đối với KHDN của NHTM Hoạch định chính sách, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm soát. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh đối với KHDN Quy mô, cơ cấu, thu nhập, kiểm soát rủi ro hoạt động, chất lượng. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
- 6 1.3.1 Nhân tố bên ngoài: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị-xã hội, môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, khách hàng, môi trường cạnh tranh. 1.3.2. Nhân tố bên trong: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng; chính sách, kế hoạch phát triển bảo lãnh của ngân hàng; nguôn nhân lực; uy tín của ngân hàng; quy trình bảo lãnh. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1 đã làm rõ được những cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng như: khái niệm, phân loại, đặc điểm. Thêm vào đó, luận văn đã hệ thống hóa những cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh, các bộ luật, thông tư hướng dẫn, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Đây chính là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Vân.
- 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HẢI VÂN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGÂN THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI VÂN 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân BIDV Chi nhánh Hải Vân trước đây là Chi nhánh cấp 2 Liên Chiểu trực thuộc Chi nhánh Đà Nẵng, được sáng lập vào năm 2001. Sau 4 năm hoạt động, quy mô của Chi nhánh ngày càng mở rộng và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quyết định Chi nhánh Hải Vân là Chi nhánh hạng 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trụ sở của Chi nhánh đặt tại tòa nhà số 339 đường Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. 2.1.2. Mô hình tổ chức và chức năng của từng bộ phận Mô hình tổ chức tại BIDV Hải Vân được phân thành 05 khối với 11 phòng ban chức năng được phụ trách bởi Giám đốc Chi nhánh và 3 Phó giám đốc. 2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân giai đoạn 2018-2020. a. Hoạt động huy động vốn
- 8 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn ĐVT: tỷ đồng Tăng, giảm Tăng, giảm Năm Năm Năm 2019/2018 2020/2019 TT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 +/- % +/- % 1 HĐV cuối kỳ 4.927 4.751,7 4.616,8 (175,3) 3,5 2,8 (134,9) HĐV cuối kỳ từ 2.276 2.357,9 2.204 81,9 3,6 (153,9) 2 KHDN HĐV cuối kỳ bán 2.467 2.198,7 2.209,8 (268,3) 10,9 11,2 0,5 lẻ HĐV cuối kỳ từ 184 195,1 203 5,9 3,2 7,9 4 các ĐCTC 2 HĐV bình quân 4.451 4.839 4.684 388 8,7 (155) 3,2 HĐV BQ từ 2.312 2.074 2.146 (238) 10,3 72 3,5 KHDN HĐV BQ từ bán 2.338 2.235 2.179 (103) 4,4 (56) 2,5 lẻ HĐV BQ từ 200,5 189,5 199 (11) 5,5 (9,5) 5 ĐCTC (Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2019, 2020) Qua nhiều năm, BIDV Hải Vân đã xây dựng được nền khách hàng tiền gửi có số dư lớn. Trong tổng số huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm trên thì khách hàng dân cư chiếm tỉ trọng xấp xỉ 46%, khách hàng tổ chức chiếm tỉ trọng xấp xỉ 50% và còn lại là các định chế tài chính. Tổng nguồn vốn huy động cao hơn và đủ để đáp ứng nguồn cung tín dụng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dưới sự canh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, nên công tác huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Ban lãnh đạo đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt để vừa giữ chân và chăm sóc nền khách hàng hiện
- 9 hữu; cùng lúc tìm kiếm và phát triển nền khách hàng mới. Kết quả huy động vốn tại BIDV Hải Vân luôn ở mức khá cao trong suốt những năm qua, số dư bình quân là 4.765 tỷ đồng. Số dư huy động vốn có sự giảm nhẹ qua các năm. Năm 2020 giảm 2,8% so với số dư đầu năm và giảm 6,3% so với năm 2018; tương đương giảm 310 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp gây tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. b. Hoạt động tín dụng Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng ĐVT: tỷ đồng Tốc độ Tốc độ tăng giảm tăng giảm Năm 2018 2019 2020 2018/2019 2020/2019 (%) (%) Dư nợ vay cuối kỳ, trong 4.518 4.906 8,6% 4.833 (1,5)% đó: Dư nợ bán lẻ 1.595 1.889 1,8% 1.963 3,9% Dư nợ bán buôn 2.923 3.017 3,2% 2.870 (4,9)% Dư nợ bình quân 3.880 4.712 21% 4.869 (3,3)% Thu nhập từ lãi cho vay 38 46 21% 51 11% Nợ xấu 0,89% 5,21% 485% 5,3% 1,7% (Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2019, 2020) Dư nợ qua các năm đều tăng so với năm trước. Năm 2019, mặc dù số dư nợ cuối kỳ tăng có 8,6% nhưng dư nợ bình quân tăng 21% so với năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 38 tỷ đồng, tập trung cho vay tàu cá 34 tỷ đồng. Toàn bộ dư nợ xấu đều thuộc khách
- 10 hàng bán lẻ. Năm 2020, dư nợ bán lẻ tăng 3,9% và dư nợ bán buôn giảm 4,9% so với năm 2019. Cho vay tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn, bình quân 68% trong tổng dư nợ bán lẻ. Dư nợ bán buôn năm 2019 tăng 388 tỷ đồng, tuy nhiên trong đó chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng tiềm ẩn nợ xấu tổng cộng 218 tỷ đồng – Công ty CP Thép Dana Ý và nhóm khách hàng liên quan. Nguyên nhân chủ yếu là vì Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thép Dana Ý vì vấn đề vi phạm ô nhiễm môi trường, dẫn đến công ty không có nguồn để trả nợ vay ngân hàng. Điều này làm cho chất lượng tín dụng chi nhánh suy giảm, nợ nhóm 2 và nợ xấu tăng cả về tỉ lệ và số tuyệt đối, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Theo chỉ đạo của Ban giám đốc, phòng KHDN tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hồi nợ của các khách hàng tổ chức theo văn bản chỉ đạo của hội sở chính, đàm phán giá bán nợ cho bên đề nghị mua nợ, giám sát và quản lí tình hình hàng tồn kho của khách hàng; phòng KHCN tiếp tục thu hồi nợ quá hạn, nợ nhóm 2 và củng cố hồ sơ, chủ trương khởi kiện các khách hàng có nợ xấu. c. Tình hình hoạt động dịch vụ Bảng 2.3. Tình hình hoạt động dịch vụ ĐVT: tỷ đồng Tăng, giảm Tăng, giảm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 +/- % +/- % 1 Thu dịch vụ 48,7 51,4 52,1 2,7 5,5% 0,7 1,4% ròng Dịch vụ thanh 6,0 7,3 7,2 1,3 21,6% 0,1 1,4% toán
- 11 Tăng, giảm Tăng, giảm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 +/- % +/- % Dịch vụ bảo 16,5 18,4 19,6 1,9 11,5% 1,2 6,5% lãnh Dịch vụ thẻ 23,5 22,5 21,8 (1) (4,2)% (0,7) (3,1)% Dịch vụ BSMS 2,2 2,5 2,7 0.3 13,6% 0,2 8% và IBMB Dịch vụ khác 0,5 0,7 0,8 0,2 28,5% 0,1 12,5 2 Thu dịch vụ ròng (KDNT 5,8 12,8 6,7 7 121% (6,1) (47,7)% + Phái sinh) (Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2019, 2020) Thu dịch vụ ròng ở BIDV Hải Vân tăng trưởng qua các năm. Trong đó thu dịch vụ ròng từ dịch vụ bảo lãnh và dịch vụ thẻ chiếm tỉ trọng lớn. Thu dịch vụ ròng từ dịch vụ bảo lãnh tăng trưởng qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm. Thu dịch vụ thẻ tập trung chủ yếu ở thu dịch vụ Pos ở resort Silver Shores. Năm 2020, nền kinh tế của cả thế giới đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ dịch Covid-19, nên nguồn thu từ các dịch vụ của BIDV Hải Vân tuy vẫn duy trì ổn và mang lại lợi nhuận, tuy nhiên chưa có sự tăng trưởng mạnh mẽ. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI BIDV CHI NHÁNH HẢI VÂN 2.2.1. Nội dung hoạt động bảo lãnh đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Hải Vân
- 12 a. Hoạch định chính sách bảo lãnh KHDN tại BIDV Hải Vân Mục tiêu trong hoạt động bảo lãnh khách hàng doanh nghiệp - Về gia tăng quy mô cho hoạt động bảo lãnh: Tăng trưởng doanh số, số dư. -Về thu nhập từ hoạt động bảo lãnh KHDN: Doanh thu từ phí bảo lãnh đối với KHDN từ năm 2018-2020. -Về cơ cấu hoạt động bảo lãnh: Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thương mại và dịch vụ, xuất khẩu. -Về kiểm soát rủi ro hoạt động bảo lãnh: Dư nợ bảo lãnh quá hạn/Dư nợ bảo lãnh không vượt quá 0,5%. -Về thời gian tác nghiệp hồ sơ: Dưới 1 ngày đối với các món bảo lãnh làm theo Hạn mức, và dưới 2 ngày đối với các món bảo lãnh làm theo món. Nội dung của chính sách bảo lãnh tại BIDV: Phạm vi nghĩa vụ, điều kiện cấp bảo lãnh, hồ sơ và thủ tục, thẩm quyền ký kết, phí bảo lãnh, thời hạn hiệu lực. b. Tổ chức thực hiện hoạt động bảo lãnh đối với KHDN tại BIDV Hải Vân Quy mô hoạt động bảo lãnh
- 13 Bảng 2.5. Quy mô hoạt động bảo lãnh ĐVT: tỷ đồng So sánh So sánh năm 2019 năm 2020 Năm Năm Năm Chỉ tiêu với 2018 với 2019 2018 2019 2020 +/- % +/- % 1. Doanh số bảo lãnh, 800 1.031 1.082 231 28,8% 51 5% trong đó: 1.1.Doanh số bảo lãnh 800 1.031 1.082 231 28,8% 50 5% KHDN 1.2.Tỷ trọng doanh số bảo 100% 100% 100% lãnh KHDN/tổng 2. Dƣ nợ bảo lãnh cuối 750 825 866 75 10% 41 5% kỳ, trong đó: 2.1. Dư nợ bảo lãnh cuối 750 825 866 75 10% 41 5% kỳ KHDN 2.2. Tỷ trọng Dư nợ bảo 100% 100% 100% lãnh cuối kỳ KHDN/tổng 3. Số lƣợng khách hàng, 110 127 148 17 15% 21 17% trong đó: 3.1.Số lượng KHDN 110 127 148 17 15% 21 17% 3.2. Tỷ trọng số lượng 100% 100% 100% KHDN/tổng 4. Số hợp đồng phát sinh 1.086 1.579 2.020 493 45% 441 28% trong năm, trong đó: 4.1. Số hợp đồng bảo lãnh 1.086 1.579 2.020 493 45% 441 28% phát sinh KHDN
- 14 So sánh So sánh năm 2019 năm 2020 Năm Năm Năm Chỉ tiêu với 2018 với 2019 2018 2019 2020 +/- % +/- % 4.2. Tỷ trọng số hợp đồng 100% 100% 100% phát sinh KHDN/tổng 5. Số hợp đồng bảo lãnh còn lại đến cuối năm, 800 1.069 1.079 269 33% 10 1% trong đó: 5.1. Số hợp đồng bảo lãnh còn lại đến cuối năm 800 1.069 1.079 269 33% 10 1% KHDN 5.2. Tỷ trọng số Hợp đồng 100% 100% 100% đến cuối năm KHDN/tổng (Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2019, 2020) Quy mô về hoạt động bảo lãnh của chi nhánh và cụ thể là quy mô hoạt động bảo lãnh đối với KHDN qua các năm đều tăng về số dư nợ, doanh số, số lượng khách hàng, số hợp đồng phát sinh và số hợp đồng còn lại đến cuối năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng các chỉ tiêu về quy mô bảo lãnh đối với KHDN luôn chiếm tỷ trọng cao cụ thể: Trong năm 2019, doanh số bảo lãnh đối với KHDN đạt 1.031 tỷ đồng, tăng 231 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương mức tăng là 28,8%, trong đó tỷ trọng doanh số bảo lãnh KHDN chiếm 100% tổng doanh số bảo lãnh. Sang năm 2020, doanh số bảo lãnh đối với KHDN đạt 1.082 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2019, tương đương mức tăng là 5%. Bên cạnh doanh số bảo lãnh KHDN năm 2019, 2020 tăng mạnh, thì số dư bảo lãnh KHDN năm 2019 tăng so
- 15 với năm 2018 là 75 tỷ đồng, tương đương mức tăng là 10%, năm 2020 số dư bảo lãnh KHDN tăng so với năm 2019 là 41 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5%. Doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh năm 2019 tăng mạnh, kéo theo số hợp đồng bảo lãnh phát sinh trong năm và số hợp đồng bảo lãnh còn lại đến cuối năm 2019 đối với KHDN cũng tăng, đặc biệt là số hợp đồng phát sinh trong năm 2019 đối với KHDN tăng 493 hợp đồng, tương đương mức tăng là 45%. Mặc dù doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh cuối kỳ, số hợp đồng bảo lãnh KHDN hàng năm đều tăng so với năm trước, nhưng nền khách hàng nói chung, và KHDN nói riêng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh qua các năm tăng trưởng chậm và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh và số hợp đồng bảo lãnh. Năm 2019 số lượng khách hàng chỉ tăng 17, sang năm 2020 là 21, tương đương mức tăng bình quân qua các năm là 15%. Các chỉ tiêu về quy mô bảo lãnh KHDN qua các năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng của năm 2020 thấp hơn tốc độ tăng năm 2019. Nền khách hàng của chi nhánh chủ yếu là KHDN và lượng khách hàng mới hàng năm còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân dẫn đến tăng đột biến dư nợ bảo lãnh, doanh số cũng như số hợp đồng bảo lãnh năm 2019, 2020 trong khi nền khách hàng tăng mới hàng năm rất thấp, chủ yếu là nhóm khách hàng truyền thống đang quan hệ tại BIDV, đặc biệt là nhóm KHDN khối xây lắp. . Cơ cấu phân theo loại bảo lãnh
- 16 Bảng 2.6. Hoạt động bảo lãnh KHDN phân theo sản phẩm bảo lãnh So So Năm 2018 Năm 2019 sánh Năm 2020 sánh năm năm Các loại bảo lãnh phân 2019 2020 Số Số Số theo Số dƣ bảo lãnh với với tiền Tỷ tiền Tỷ tiền Tỷ cuối kỳ 2018 2019 (Tỷ trọng (Tỷ trọng (Tỷ trọng (tỷ (tỷ đồng) đồng) đồng) đồng) đồng) + Bảo lãnh dự thầu 65 9% 70 8% 5 76 9% 6 + Bảo lãnh thực hiện 130 17% 141 17% 11 145 17% 4 hợp đồng + Bảo lãnh tạm ứng 502 67% 546 66% 44 576 67% 30 + Bảo lãnh bảo hành 35 5% 46 6% 11 46 5% 0 + Bảo lãnh thanh toán 18 2% 22 3% 4 23 2% 1 Tổng doanh số bảo 750 100% 825 100% 75 866 100% 41 lãnh (Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2019, 2020) Bảo lãnh tạm ứng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại bảo lãnh, từ năm 2018-2020 luôn đạt tỷ trọng 66-67% trong tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2019, tổng số dư bảo lãnh tăng so với năm 2018 là 75 tỷ đồng, tăng chủ yếu là bảo lãnh tạm ứng là 44 tỷ đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành là 11 tỷ đồng. Sang năm 2020, bảo lãnh thực hiện hợp đồng giảm tăng 4 tỷ đồng, điều này dẫn đến bảo lãnh tạm ứng tuy không giảm nhưng cũng
- 17 không tăng đột biến như năm 2019. Mặc dù bảo lãnh thực hiện hợp đồng tăng nhẹ, nhưng bảo lãnh dự thầu năm 2020 tăng so với năm 2019 là 6 tỷ đồng, và tăng tỷ trọng bảo lãnh dự thầu trong tổng bảo lãnh là lên 9%. Nhìn chung, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành tại chi nhánh còn quá thấp, chỉ chiếm 2-3%, mà tập trung vào các loại bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Cơ cấu phân theo đối tƣợng ngành nghề Bảng 2.7. Hoạt động bảo lãnh KHDN phân theo đối tượng ngành nghề Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Các loại bảo lãnh phân Số tiền Số tiền Số tiền theo Số dƣ bảo lãnh Tỷ Tỷ Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ cuối kỳ trọng trọng trọng đồng) đồng) đồng) + Xây dựng 729 97% 797 97% 836 96% + Thương mại, dịch vụ 15 2% 20 2% 25 3% + Khác 6 1% 8 1% 5 1% Tổng doanh số bảo lãnh 750 100% 825 100% 866 100% (Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2019, 2020) Cơ cấu hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân có sự không đồng đều giữa các ngành nghề. Lĩnh vực xây dựng chiếm hơn 96% trong tổng doanh số bảo lãnh. Điều này nói lên sự mất cân đối về cơ cấu hoạt động bảo lãnh theo ngành nghề tại chi nhánh. Chi nhánh cần khai thác thêm nhiều đối tượng khách hàng ở các ngành nghề khác nhau để cung cấp sản phẩm phong phú hơn, giúp ngân hàng giảm
- 18 thiều rủi ro và trở thành ngân hàng đa chức năng, hiện đại. Thị phần hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Do hạn chế về số liệu nên đề tài chỉ sử dụng tiêu chí thị phần số dư bảo lãnh cuối kỳ để đánh giá về quy mô hoạt động bảo lãnh của BIDV Hải Vân so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Bảng 2.8. Thị phần theo số dư bảo lãnh cuối kỳ Năm Năm Năm Chênh lệch Ngân hàng 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 BIDV 20% 19% 19% (1)% 0% Trong đó, BIDV Hải Vân 8% 10% 10% 2% 0% Vietinbank 16% 16% 17% 0% 1% Vietcombank 21% 21% 21% 0% 0% Agribank 17% 17% 16% 0% (1)% Các NHTM khác 26% 27% 27% 1% 0% Tổng 100% 100% 100% (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Đà Nẵng - Báo cáo kết quả kinh doanh các NHTM trên địa bàn năm 2018, 2019, 2020) Thị phần số dư bảo lãnh trên địa bàn Đà Nẵng qua 3 năm cho thấy, Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank là các ngân hàng chiếm thị phần nhiều nhất trong khối NHTM. Nguyên nhân là do các ngân hàng này đã có uy tín cao, năng lực tài chính mạnh nên số lượng khách hàng cũng nhiều hơn so với các ngân hàng nhỏ còn lại. Thị phần Vietcombank chiếm tỉ trọng lớn trong các ngân hàng, tiếp đến là BIDV, Vietinbank, và Agribank. Trong đó, thị phần của BIDV Hải Vân chiếm 52% năm 2020 của BIDV tại địa bàn Đà Nẵng. c. Các hoạt động bảo lãnh đối với KHDN mà chi nhánh đã triển khai để nhằm đạt được mục tiêu về: Chính sách tiếp thị, chính sách phí, chính sách nhân sự, chính sách tín dụng chăm sóc khách hàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn