intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV - Chi nhánh Ban Mê. Đề tài phân tích những ưu điểm, hạn chế của hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Chi nhánh Ban Mê. Từ đó, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng nói chung và BIDV Chi nhánh Ban Mê nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ THU HƢƠNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BAN MÊ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1: TS. ĐẶNG TÙNG LÂM Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐẠI PHONG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngoài các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ đầu tư, thì việc phát triển các loại hình dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của thị trường là một điều rất quan trọng. Trong đó, việc đổi mới và làm phong phú nghiệp vụ thanh toán là một yêu cầu cấp thiết. Thực tế cho thấy, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán và giao dịch vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, phổ biến, gây lãng phí và kém hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, thẻ đã thực sự trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến trên thế giới, không chỉ đối với các nước có nền kinh tế phát triển mà còn đang không ngừng mở rộng ở cả các nền kinh tế đang phát triển. Với cuộc sống không ngừng đổi mới, tân tiến như ngày hôm nay, thì việc sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán thay cho cầm tiền mặt là rất phổ biến. Bởi việc mang một chiếc thẻ bên mình không chỉ gọn nhẹ, an toàn cho người sử dụng, mà khách hàng sử dụng thẻ còn có thể dễ dàng quản lý tài chính, rút tiền tại các máy giao dịch tự động ATM hay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thông qua các điểm chấp nhận thẻ trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Hiểu được nhu cầu của khách hàng trong nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Ban Mê trong thời gian qua đã cho phát hành thẻ ghi nợ nội địa với mong muốn tiết kiệm tối đa thời gian, công sức của khách hàng. Trong quá trình đó bước đầu gặt hái được những thành công, tuy vậy, hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của BIDV chi nhánh Ban Mê vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Những vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để hoạt
  4. 2 động kinh doanh thẻ thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh của BIDV chi nhánh Ban Mê - đó là vấn đề bức xúc đặt ra với Ngân hàng. Xuất phát từ vấn đề này, tôi lựa chọn nghiên cứu "Hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê" làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn tìm ra giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV chi nhánh Ban Mê trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV - Chi nhánh Ban Mê. Đề tài phân tích những ưu điểm, hạn chế của hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Chi nhánh Ban Mê. Từ đó, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng nói chung và BIDV Chi nhánh Ban Mê nói riêng. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu. - Mục tiêu của hoạt động kinh doanh thẻ nội địa là gì? - Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa? - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Chi nhánh Ban Mê trong thời gian qua. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Chi nhánh Ban Mê. - Những khuyến nghị nào cần đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa phù hợp với thực tiễn của BIDV
  5. 3 Chi nhánh Ban Mê. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại. + Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê. + Về thời gian: Dựa vào các dữ liệu trong ba năm từ năm 2016 đến 2018. + Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: - Phương pháp phân tích dữ liệu: - Phương pháp điều tra khảo sát: - Phương pháp tổng kết: 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa lý luận: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa trong NHTM; từ đó làm tài liệu tham khảo giúp Ban lãnh đạo BIDV - Chi nhánh Ban Mê có được những chính sách phù hợp và hấp dẫn nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng và tài liệu tham khảo cho chuyên ngành.
  6. 4 - Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng, góp phần thu hút thêm được những khách hàng đến và sử dụng thẻ của BIDV - Chi nhánh Ban Mê. Từ đó, tăng nguồn thu từ dịch vụ cho BIDV - Chi nhánh Ban Mê, nâng cao vị thế và hình ảnh của BIDV - Chi nhánh Ban Mê đối với khách hàng. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng thương mại; - Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê. - Chương 3. Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Ban Mê. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Thẻ ghi nợ nội địa a. Một số khái niệm về thẻ Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ ATM cho phép thực hiện các giao dịch mua bán, rút tiền trong phạm vi số tiền có trong tài khoản ngân hàng đi kèm trong phạm vi trong lãnh thổ Việt Nam. Theo tiêu chuẩn thì thẻ ATM bao gồm tất cả các loại thẻ vật lý của ngân hàng (thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng) và tất nhiên thẻ ghi nợ nội địa chỉ là một loại của thẻ ghi nợ. b. Lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa: Đối với ngân hàng Đối với khách hàng Đối với cơ sở chấp nhận thẻ Đối với nền kinh tế 1.1.2. Hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của NHTM. a. Chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của các NHTM b. Công nghệ thẻ ghi nợ - Thẻ từ (Magnetic Card): - Thẻ thông minh (Smart Card): - Thẻ liên kết (Co-Branded Card): c. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa:
  8. 6 Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ d. Hệ thống thiết bị phụ trợ Hệ thống thiết bị phụ trợ của dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa bao gồm hệ thống máy rút tiền tự động ATM và hệ thống máy đọc thẻ POS tại các cơ sở chấp nhận thẻ. 1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng thƣơng mại. 1.2.1. Quan điểm về sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của NHTM. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa là sự phát triển về quy mô, chất lượng thẻ ghi nợ, chất lượng cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa để mang lại ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng đồng thời nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa cho các ngân hàng thương mại và nâng cao lợi ích cho toàn xã hội. - Gia tăng quy mô dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa - Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa - Kiểm soát rủi ro
  9. 7 1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của NHTM a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí của ngân hàng từ dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa: b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng quy mô thẻ ghi nợ nội địa bao gồm: gia tăng số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành c) Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ nọi địa của ngân hàng 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại các NHTM a. Yếu tố khách quan - Điều kiện pháp lý - Hạ tầng công nghệ - Điều kiện về dân cư - Điều kiện về kinh tế b. Yếu tố chủ quan - Nguồn lực con người - Mạng lưới chấp nhận thẻ - Tiềm lực về vốn & công nghệ của ngân hàng - Thủ tục đăng ký phát hành thẻ 1.3. Kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thẻ của một số Ngân hàng thƣơng mại và bài học cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê
  10. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BAN MÊ 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Ban Mê Tên gọi (viết đầy đủ): Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh ban Mê. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for investment and Development of Vietnam, Ban Me Branch. Gọi tắt: BIDV Ban Mê Trụ sở đặt tại : Số 41, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Tân An, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng có bảng cân đối kế toán. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
  11. 9 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016-2018 Ngay từ đầu mới đi vào hoạt động BIDV Ban Mê đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, mở rộng mạng lưới hoạt động và đã gặt hái được những thành công nhất định cả về chất và lượng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của BIDV Ban mê qua các năm gần đây như sau: a. Hoạt động huy động vốn
  12. 10 Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu về kết quả hoạt động huy động vốn (chung) của BIDV Ban Mê trong giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2018 2017 Huy động vốn tính đến 31/12 511,5 680,4 828,1 Nguồn vốn huy động cuối kỳ 525 650 800 theo kế hoạch của Chi nhánh Thị phần huy động vốn của 1,45 1,69 1,9 Chi nhánh trên địa bàn (%) Nguồn vốn huy động tăng trưởng trong cả ba năm 2016, 2017 và 2018. Cụ thể, năm 2017 huy động vốn cuối kỳ là 680,4 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2016 và năm 2018 là 828,1 tỷ đồng tăng 21.7% so với năm 2017. Xét về mặt cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn, thị phần huy động vốn của Chi nhánh thể hiện qua tỷ trọng số dư huy động của Chi nhánh so với tổng số dư huy động của các Chi nhánh NH trên địa bàn. Thị phần huy động vốn của chi nhánh được cải thiện qua các năm: năm 2016 là 1,45%, năm 2017 là 1.69%, và năm 2018 thị phần huy động vốn của BIDV Ban Mê chiếm 1.9%. b. Hoạt động cho vay
  13. 11 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ban Mê giai đoạn 2016 – 2018 Năm Năm 2017 Năm 2018 2016 TT Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền tăng Số tiền tăng trƣởng trƣởng I Tín dụng 1,091.00 1,722.70 57.90% 2,138.40 24.13% Dư nợ ngắn 1 835.2 1386.9 66.06% 1,693.60 22.11% hạn Dư nợ trung 2 255.8 335.8 31.27% 444.8 32.46% và dài hạn Huy động II 511.5 680.4 33.02% 828.10 21.71% vốn Tiền gửi 1 không kỳ 454.8 604 32.81% 707.9 17.20% hạn Tiền gửi có 2 56.7 76.4 34.74% 120.2 57.33% kỳ hạn Lợi nhuận III 13.5 28.5 111.11% 46.9 64.56% trƣớc thuế (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh BIDV Chi nhánh Ban Mê) Về hiệu quả kinh doanh, là chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ 3 năm liên tiếp 2016 - 2018 nên số liệu phản ánh lợi nhuận trước thuế rất tốt. Đặc biệt lợi nhuận trước thuế năm 2017 tăng 111,11% so với 2016
  14. 12 c. Kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh Giai đoạn 2016 – 2018 của BIDV Ban mê là giai đoạn khó khăn sau sát nhập, tuy nhiên BIDV Ban mê đã đạt được những kết quả đáng mừng. Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của BIDV Ban Mê qua 3 năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Lợi nhuận trước thuế 13,5 28,5 46,9 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 107 124 123,4 (%) Tốc độ tăng so với năm trước 254 111 64,6 (%) (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018 của BIDV Ban Mê) Lợi nhuận trước thuế là 13,5 tỷ đồng, tăng 9,69 tỷ so với năm 2015 và đạt 106,4% kế hoạch cuối năm TW giao (12,6 tỷ đồng). Lợi nhuận bình quân trên 1 cán bộ là 0,26 tỷ đồng/1 cán bộ, tăng đáng kể 271% so với năm 2015. Đây là cơ sở để cải thiện thu nhập cho toàn thể cán bộ nhân viên trong năm tới. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển - Chi nhánh Ban Mê 2.2.1. Bối cảnh kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của NHTM a. Bối cảnh bên ngoài
  15. 13 Bảng 2.4: Số lƣợng thẻ ngân hàng phân theo nguồn tài chính ĐVT: triệu thẻ Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Thẻ nội địa 50.9 61.6 73.39 Thẻ tín dụng 1.6 2.43 3.29 Thẻ trả trước 1.79 2.66 3.51 (Nguồn: Thống kê số lượng thẻ ngân hàng của NHNN) Tình hình về kinh tế, xã hội của tỉnh Đăk Lăk: Trong năm 2018 tỉnh Đắk Lắk đã đạt và vượt kế hoạch 17/18 tiêu chí chủ yếu, tổng sản phẩm xã hội của Đắk Lắk ước đạt khoảng 51.500 tỷ đồng Môi trường kinh doanh ngân hàng trên địa bàn: Bảng 2.5: Thị phần hoạt động của một số ngân hàng trên địa bàn Đăk Lăk Huy động vốn Dƣ nợ tín dụng TCTD Thị Thị Số dƣ Số dƣ phần phần Agribank Đăk Lăk 6.619 15.0% 10.817 11.8% Agribank Bắc Đăk Lăk 4.771 10.8% 8.156 8.9% Vietcombank 3.975 9.0% 8.002 8.7% Viettinbank 3.872 8.8% 8.163 8.9% BIDV Đăk Lăk 3.229 7.3% 5.837 6.4% Sacombank 2.305 5.2% 5.281 5.8% Eximbank 1.681 3.8% 2.650 2.9% BIDV Bắc Đăk Lăk 1.275 2.9% 4.103 4.5% DAB 1.109 2.5% 1.487 1.6% BIDV Đông Đăk Lăk 964 2.2% 2.807 3.1%
  16. 14 Huy động vốn Dƣ nợ tín dụng TCTD Thị Thị Số dƣ Số dƣ phần phần VIB 880 2.0% 2.129 2.3% BIDV Ban Mê 822 1.9% 2.138 2.3% … Tổng cộng toàn tỉnh 43.994 100% 91.788 100% b. Bối cảnh bên trong Nguồn nhân lực - Tổng số cán bộ tại Chi nhánh năm 2018: 61 người. - Hiện tại gồm có Ban lãnh đạo và 6 phòng, 1 tổ, 3 đơn vị trực thuộc là phòng giao dịch Hòa Bình, Phòng giao dịch Krông Ana và Phòng giao dịch Cư Kuin. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của Chi nhánh Chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa của BIDV Ban Mê Mục tiêu : + Phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Tỉnh Đăk Lăk. + Xây dựng văn hóa BIDV theo bộ quy chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử của BIDV. + Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn – đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt. + Tập trung cho vay bán lẻ: là khách hàng cá nhân với phương châm “Tăng trưởng nhanh và bền vững”. 2.2.2. Một số thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Ban Mê 2.2.3. Các hoạt động tại ngân hàng thực hiện nhằm mở rộng kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa, nâng cao uy tín của chi nhánh
  17. 15 Một là, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hai là, tăng cường chủ động, tìm kiếm khách hàng. Ba là, tăng cường bán chéo sản phẩm. Bốn là, tăng cường mở rộng mạng lưới cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Năm là, cải tạo cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ Sáu là, xây dựng văn hóa giao dịch của BIDV 2.2.4. Chiến lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Ban Mê Thứ nhất, sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, vượt trội về công nghệ và đa dạng trong kênh phân phối được BIDV coi là chiến lược cạnh tranh cốt lõi. Thứ hai, đổi mới công nghệ, nâng tầm thanh toán dịch vụ điện tử nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, phát huy hiệu quả của việc sử dụng thẻ. Thứ ba, tăng cường quảng cáo, tuyên truyền sản phẩm cũng là một trong những chiến lược của BIDV Ban Mê. Thứ tư, đối tượng phát triển thẻ ghi nợ tín dụng mà chi nhánh hướng tới đa dạng ở nhiều lứa tuổi, nhưng chủ yếu hướng mạnh vào những người có thu nhập ổn định, có nhu cầu thanh toán qua thẻ và giới trẻ, nhất là các sinh viên, các công nhân viên. 2.3. Thực trạng kết quả kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng đầu tƣ và phát triển chi nhánh Ban Mê 2.3.1. Tình hình số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành giai đoạn 2016-2018 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê
  18. 16 Bảng 2.6: Số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa của BIDV Ban Mê năm 2016-2018 Khoản mục Năm 2016 2017 2018 Số lượng thẻ ATM phát hành 2,028 3,080 3,686 Số lượng thẻ ATM xóa, hỏng 210 165 110 Số lượng thẻ ATM hoạt động 1,818 2,915 3,576 Luỹ kế số lượng thẻ ATM 2,713 5,628 9,204 đang hoạt động Bảng 2.7: Số lƣợng giao dịch thực hiện trên máy ATM và máy POS ĐVT: Số giao dịch Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giao dịch trên 211,910 271,156 438,212 máy ATM Trong đó: Giao dịch trên máy 17,101 20,968 31,536 POS 2.3.2. Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê Doanh số thanh toán thẻ thể hiện mức độ hay tần suất giao dịch của thẻ thanh toán sau khi được phát hành và đưa vào sử dụng. Số lượng thẻ phát hành của BIDV Ban Mê có tăng nhưng doanh số giao dịch thẻ mới thể hiện quá trình thẻ được sử dụng, từ đó đem lại nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Bảng dưới đây là số liệu phản ánh tình hình thanh toán thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Ban Mê giai đoạn 2016-2018.
  19. 17 Bảng 2.8: Doanh số giao dịch thẻ ghi nợ nội địa BIDV Ban Mê năm 2016 - 2018 ĐVT: triệu đồng Khoản mục Năm 2016 2017 2018 Tổng doanh số giao dịch 80,820 137,811 205,853 Doanh số rút tiền mặt 76,779 130,920 195,560 Tỷ trọng DS rút tiền mặt/ Tổng doanh số giao dịch 95.00% 93.30% 92.00% Doanh số chuyển khoản 4,041 6,891 10,293 Tỷ trọng DS chuyển khoản/ Tổng doanh số giao dịch 5% 6.7% 8% 2.3.3. Số lượng cây ATM, POS tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Ban Mê. Bảng 2.9: Kết quả trang bị máy ATM, POS tại BIDV Ban Mê giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Chiếc STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Máy ATM 2 4 4 2 POS 15 30 58 Số lượng POS đã có sự gia tăng đột biến từ năm 2015 đến năm 2018. Điều đó càng khẳng định Ngân hàng BIDV Chi nhánh Ban Mê luôn hướng đến mục tiêu chăm sóc tối đa lợi ích cho khách hàng
  20. 18 2.3.4. Thu nhập từ dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, số dư thẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê. + Huy động vốn từ số dư tiền gửi trên thẻ ghi nợ nội địa. Bảng 2.10: Huy động vốn từ số dƣ tài khoản tiền gửi trên thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Ban Mê Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Nguồn vốn huy động trên thẻ (Tỷ đồng) 32,5 57 108 Tổng vốn huy động (Tỷ đồng) 511,5 680,4 828,1 Tỷ lệ VHĐ trên thẻ/ Tổng vốn huy động 6 8 13 (%) + Doanh thu từ thu phí dịch vụ thẻ Phí dịch vụ qua thẻ là một nguồn thu quan trọng trong tổng thu dịch vụ của ngân hàng bao gồm: phí phát hành, phí quản lý thẻ, phí giao dịch,... Đây cũng là động lực để các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán. Bảng 2.11: Kết quả thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại BIDV Ban Mê STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Phí dịch vụ thẻ (triệu đồng) 237 351 543 2 Tốc độ tăng (%) 48 54,7 2.3.5. Thị phần thẻ ghi nợ nội địa Năm 2016 chỉ chiếm 1.4% thị phần toàn địa bàn, xếp vị trí thứ 20; Năm 2017 chiếm 1,65% thị phần, xếp thứ 18 tăng 2 bậc so với năm 2016. Năm 2018 chiếm 1,83% thị phần, xếp vị trí thứ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1