intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động quản 2 lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tín dụng chính sách, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền giai đoạn 2019 - 2021, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động quản 2 lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƢỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN  TRƢƠNG NGỌC HÙNG HOÀN THIỆN HOÄT ĐỘNG QUÂN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TÄI PHÒNG GIAO DỊCH NGÅN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUÂNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG Quảng Ngãi - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Thu Diệu Phản biện 1: TS. Trần Tùng Lâm Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Thị Bích Duyên Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 01 tháng 04 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi được thành lập tới nay, NHCSXH đã không ngừng nghiên cứu và đưa vào thực tiễn một mô hình quản lý mới, áp dụng phương thức cấp tín dụng phù hợp với điều kiện của khách hàng, phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các tổ chức CT - XH, đổi mới hệ thống văn bản, chính sách, quy trình hoạt động trên phạm vi toàn hệ thống cho phù hợp với yêu cầu mới từ thực tiễn, hướng tới giải quyết nhu cầu về vốn tín dụng cho hàng chục triệu khách hàng. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, đặc biệt là vấn đề giảm nghèo, an sinh xã hội. Vốn tín dụng chính sách của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền đã hỗ trợ người dân làm ăn có hiệu quả, đời sống cải thiện hơn trước, đã huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào công cuộc giảm nghèo bền vững và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Dù vậy, quá trình hoạt động, đặc biệt là hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế như nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế của người vay; công tác điều tra, xác nhận đối tượng thụ hưởng có nơi, có lúc chưa chính xác, kịp thời;… Để phù hợp với Chiến lược Phát triển NHCSXH Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền cần phải tiếp tục được nâng cao năng lực hoạt động trên tất cả các phương diện. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền nhằm đưa ra giải pháp giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương là một vấn đề hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản 1
  4. lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tín dụng chính sách, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền giai đoạn 2019 - 2021, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng chính sách, hoạt động quản lý tín dụng chính sách và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền giai đoạn 2019 - 2021, tìm ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền phù hợp với định hướng về giảm nghèo và các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước và địa phương trong giai đoạn 2023 - 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài được triển khai tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý 2
  5. tín dụng chính sách giai đoạn 2019 - 2021 và các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2023 - 2025. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về hoạt động quản lý tín dụng chính sách.. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với hệ thống số liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến nội dung đề tài, cụ thể: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế; các báo cáo tổng kết, sơ kết của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quảng Điền qua các năm 2019, 2020, 2021; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí và các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet. 4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp Thông qua kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, khảo sát các Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Quảng Điền; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội huyện xã, Ban giảm nghèo xã, các Ban quản lý tổ TK&VV và một số khách hàng vay vốn để nắm bắt được nhìn nhận của khách hàng về hoạt động quản lý tín dụng chính sách của phòng giao dịch, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp hơn. Phương pháp điều tra: Thiết lập bảng hỏi với thang đo 5 mức độ (thang điểm Likert) để lượng hóa các mức độ đánh giá. 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng như Excel. 4.3. Phương pháp phân tích thống kê Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, cụ thể số tuyệt đối, 3
  6. số tương đối, số bình quân... nhằm so sánh theo thời gian, so sánh với mục tiêu đặt ra. 4.4. Phương pháp chuyên gia Thực hiện phỏng vấn các Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Quảng Điền; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội huyện xã, Ban giảm nghèo xã, các Ban quản lý tổ TK&VV và một số khách hàng vay vốn nhằm đưa ra những đánh giá chung về hoạt động quản lý tín dụng chính sách của phòng giao dịch hiện nay. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quảng Điền giai đoạn 2019 - 2021. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quảng Điền giai đoạn 2022 - 2025. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội” của tác giả Dương Quyết Thắng năm 2016 định hướng mục tiêu phát triển của NHCSXH đến năm 2020, tại Học viện ngân hàng Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội” của tác giả Trần Lan Phương năm 2016, tại Học viện ngân hàng Hà Nội. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Bá Minh Thắng năm 2021, tại trường Đại học Tài chính - Kế toán. 4
  7. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về tín dụng chính sách 1.1.1. Khái niệm tín dụng chính sách Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội [17]. 1.1.2. Đặc điểm tín dụng chính sách Một là, đây là kênh tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận Thứ hai, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ. Ba là, nguồn vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là nguồn vốn của Nhà nước. Bốn là, người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn, thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Năm là, phương thức cho vay đa dạng 1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách Góp phần sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả. Đảm bảo trả nợ đúng thời hạn. Quản lý hoạt động tín dụng chính sách sẽ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có kế hoạch quản lý nợ quá hạn rõ ràng. Việc quản lý hoạt động tín dụng chính sách sẽ khuyến khích người nghèo và các đối tượng chính sách lao động, tạo việc làm. Quản lý tín dụng chính sách giúp nâng cao nhận thức của người nghèo và các đối tượng chính sách không chỉ việc thoát nghèo mà còn nâng cao nhận thức về liên kết cộng đồng xã hội cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. 5
  8. 1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội. 1.2.1. Khái niệm về quản lý tín dụng chính sách Công tác quản lý tín dụng chính sách là một tập hợp các quy trình và phương thức điều hành và quản lý vốn vay nhằm tạo nguồn lực cao nhất; tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng Ngân hàng đến với những đối tượng thụ hưởng chính sách với chi phí quản lý thấp nhất, kịp thời, thủ tục đơn giản thuận tiện để giúp họ vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời bảo đảm hoạt động tín dụng có tính an toàn và hiệu quả. 1.2.2. Mục tiêu quản lý tín dụng chính sách 1.2.3. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách - Thứ nhất: Lập kế hoạch tín dụng chính sách - Thứ hai: Triển khai và thực hiện hoạt động tín dụng chính sách - Thứ ba, Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý tín dụng chính sách 1.2.4.1. Về hiệu quả kinh tế Lũy kế số lượt hộ Lũy kế số lượt hộ Tổng số hộ nghèo được vay đến cuối được vay trong kỳ báo được vay vốn = + kỳ trước cáo Số tiền cho vay Dư nợ cho vay tính đến thời điểm báo cáo = bình quân 1 hộ Tổng số hộ còn dư nợ tới thời điểm báo cáo Tổng số Số hộ hộ đã Số hộ nghèo Số hộ Số hộ nghèo thoát nghèo trong trong danh nghèo mới = - trong danh - + khỏi danh sách sách đầu vào trong sách cuối kỳ ngưỡng đầu kỳ kỳ di cư đi kỳ báo cáo nghèo nơi khác 6
  9. Tỷ lệ nợ gia hạn Dư nợ được gia hạn trong kỳ = x 100 trong kỳ Tổng dư nợ trong kỳ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ khoanh thu Doanh số thu hồi kỳ = x 100 hồi được Doanh số nợ khoanh phát sinh Tỷ lệ nợ nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động = x 100 so với nhu cầu Tổng dư nợ 1.2.4.2. Về hiệu quả xã hội Tỷ lệ hộ nghèo Tổng số hộ nghèo được vay vốn = x 100 được tiếp cận Tổng số hộ nghèo trong danh sách Tỷ lệ hộ Số hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo nhờ vay vốn = x 100 thoát nghèo Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ Số hộ có việc làm nhờ vay vốn = x 100 có được việc làm Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ tiếp cận được các Số hộ được vay vốn để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhu cầu sinh hoạt như nhà ở, y tế,… như nhà ở, y tế, nước sạch = x 100 Số hộ dân trong huyện và vệ sinh môi trường 1.2.5. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý tín dụng chính sách 1.2.5.1. Các nhân tố bên ngoài - Môi trường chính trị, pháp luật - Môi trường tự nhiên 7
  10. - Môi trường kinh tế - Môi trường văn hóa, xã hội: - Đặc điểm của khách hàng. 1.2.5.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng - Nhân tố chính sách tín dụng -Nhân tố tổ chức quản lý - Quy trình, Nhân lực, Hệ thống thông tin, Mạng lưới giao dịch - Thông tin tín dụng - Kiểm soát nội bộ 1.3. Kinh nghiệm hoạt động quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng trong nƣớc và bài học kinh nghiệm đối với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền 1.3.1. Kinh nghiệm hoạt động quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng Chính sách xã hội trong nƣớc. 1.3.1.1 Thực tiễn về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Bình 1.3.1.2 Kinh nghiệm của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 2.1. Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Điền 2.1.1. Tổng quan về huyện Quảng Điền a. Điều kiện tự nhiên Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 15 km về phía Bắc. Huyện Quảng Điền có trung 8
  11. tâm huyện là thị trấn Sịa. Với vị trí địa lý, chế độ khí hậu - thời tiết và thuỷ văn nêu trên của huyện Quảng Điền, rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. b. Kinh tế - xã hội 2.1.2. Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Điền BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HUYỆN BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc Phó giám đốc TỔ TÍN DỤNG TỔ KẾ TOÁN-NGÂN QUỸ Trưởng tín dụng Trưởng kế toán Cán bộ Cán bộ Cán bộ THỦ QUỸ TD1 TD2 KT Các Tổ tiết kiệm và vay vốn 04 TỔ CHÚC ở địa bàn các xã CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền 9
  12. 2.1.3. Tình hình nguồn vốn của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền Hình 2.2. Nguồn vốn hoạt động qua 3 năm 2019-2021 Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền 2.1.4. Tình hình cho vay tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền Doanh số cho vay tăng qua các năm, từ 119.926 triệu đồng năm 2019, tăng 137.929 triệu đồng năm 2020, với mức tăng 18.100 triệu đồng, năm 2021 tăng 36.201 triệu đồng, với mức tăng 36.201 triệu đồng; mức tăng bình quân hơn 20%/năm. Doanh số thu nợ cũng tăng theo thời gian, năm 2019: 64.953 triệu đồng; năm 2020: 82.224 triệu đồng, năm 2021 là 127.219 triệu đồng. Doanh số thu nợ bằng trên 73% so với doanh số cho vay, thể hiện khoản vay đến hạn ngày một nhiều nhưng khả năng cho vay lại cũng khá tốt. Dư nợ bình quân trên hộ tăng từ 33,2 triệu đồng năm 2019, lên 39,8 triệu đồng năm 2021, tăng 19,8%, cho thấy đơn vị đã chú trọng nâng mức vay hàng năm. 2.2. Thực trạng về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Điền 10
  13. 2.2.1. Khái quát một số chƣơng trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền Bảng 2.8: Tình hình dƣ nợ phân theo chƣơng trình tín dụng Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2021/2019 Chƣơng trình Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng +/- % (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) 1. Cho vay ưu 230.532 48,68 241.275 45,59 230.711 40,01 179 0,08 đãi hộ nghèo 2.Cho vay HSSV 20.267 4,28 14.109 2,67 13.598 2,36 -6.669 -32,91 3. Cho vay giải 11.050 2,33 7.563 1,43 13.661 2,37 2.611 23,63 quyết việc làm 4. Cho vay 8.234 1,74 12.174 2,30 10.102 1,75 1.868 22,69 XKLĐ 5. Cho vay 20.460 4,32 33.315 6,29 37.666 6,53 17.206 84,10 NS&VSMTNT 6. Cho vay nhà ở 8.799 1,86 9.915 1,87 9.620 1,67 821 9,33 theo QĐ 33 7. Cho vay hộ 10.164 2,15 12.086 2,28 50.251 8,71 40.087 394,40 mới thoát nghèo 8. Cho vay hộ gia đình SXKD 63.637 13,44 76.464 14,45 83.538 14,49 19.901 31,27 tại vùng khó khăn 9. Cho vay Thương nhân 1.014 0,21 1.990 0,38 1.420 0,25 406 40,04 HĐ tại VKK 10. Cho vay hộ 99.417 20,99 120.388 22,75 125.752 21,87 26.335 26,48 cận nghèo Tổng dƣ nợ 473.574 100,00 529.279 100,00 576.319 100,00 102.745 21,69 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền 2.2.2. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền 2.2.2.1. Lập kế hoạch tín dụng chính sách 11
  14. Bảng 2.9: Xây dựng kế hoạch tín dụng của NHCSXH Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 TB Tổng số vốn 111,7 108,9 110,2 huy động 473.799 529.401 576.652 Kế hoạch giải 119.826 137.929 174.130 115,1 126,2 120,6 ngân Số vốn thu hồi 64.953 82.224 127.219 126,5 154,7 140,6 Nợ quá hạn 356 294 248 81,6 84,3 3,3 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.10: Kế hoạch huy động nguồn vốn của NHCSXH huyện Quảng Điền giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nguồn vốn từ Trung ương 389.067 440.919 481.026 Nguồn vốn do ngân sách địa phương hỗ trợ 10.855 11.528 12.311 Nguồn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù 73.877 76.954 83.315 Tổng 473.799 529.401 576.652 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.11: Đánh giá của các cán bộ ngân hàng về hoạt động xây dựng kế hoạch tín dụng tại NHCSXH huyện Quảng Điền Đơn vị:% Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) Phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã xác định hộ nghèo và các đối tượng 3 10 25 40 22 chính sách Phối hợp với các hội, đoàn thể và 4 15 26 35 20 12
  15. UBND tổ chức khảo sát tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình 2 8 32 37 21 hình thực tế Kế hoạch huy động vốn cơ bản đáp 2 9 20 32 39 ứng được nhu cầu giải ngân Xây dựng kế hoạch được thực hiện 6 10 20 36 26 theo đúng quy định Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả 2.2.2.2. Triển khai và thực hiện hoạt động tín dụng chính sách * Tuyên truyền phổ biến các chương trình tín dụng chính sách Bảng 2.12: Công tác tuyên truyền của NHCSXH huyện Quảng Điền Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Mở hội nghị Buổi 06 06 06 Mở lớp tập huấn Lớp 18 18 16 Phối hợp với các tổ Buổi 04 04 04 chức chính trị Hình thức khác Buổi 216 216 216 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền * Tổ chức và quản lý mạng lưới tín dụng chính sách Bảng 2.13: Mạng lƣới tín dụng chính sách huyện Quảng Điền Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Điểm giao dịch tại xã Điểm 27 27 27 Hội, đoàn thể chính trị Hội 132 138 145 Tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ 447 413 409 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền 2.2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Quảng Điền 13
  16. Bảng 2.14: Kiểm tra tình hình sử dụng tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Quảng Điền Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Số lượt ngân hàng huyện kiểm tra (lượt) 06 03 07 Số lượt xã được kiểm tra (lượt) 69 78 32 Số lượt điểm giao dịch xã được kiểm tra (lượt) 69 78 32 Số lượt tổ TK và VV được kiểm tra (lượt) 199 200 200 Số lượt hộ vay vốn được kiểm tra (hộ) 3.415 2.884 3.037 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ ngân hàng về việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Quảng Điền Đơn vị: điểm STT Chỉ tiêu Điểm Ban đại diện các cấp kiểm tra giám sát của các tổ 1 4,2 chức hội đoàn, tổ tiết kiệm và vay vốn 2 Phát huy vai trò tự kiểm tra của các đơn vị 4,4 3 Ban đại diện thường xuyên kiểm tra 4,2 Đoàn kiểm tra lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện 4 4,3 vọng của các hộ Hội, đoàn thể và các tổ tiết kiệm, vay vốn thường 5 4,1 xuyên kiểm tra các hộ dân Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả 2.2.3. Kết quả hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.16: Kết quả cho vay tại NHCSXH huyện Quảng Điền Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1.Doanh số cho vay (Triệu đồng) 119.826 137.929 174.130 2. Số lượt hộ vay (Hộ) 3.615 4.149 3.850 3.Mức vay bình quân/hộ (Triệu 33,1468 33,2439 45,2286 đồng/hộ) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền 14
  17. Bảng 2.17: Dƣ nợ cho vay tại NHCSXH huyện Quảng Điền Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2019 2020 2021 1. Dư nợ (Triệu đồng) 473.574 529.279 576.319 2. Số hộ còn dư nợ (hộ) 14.226 14.829 14.485 3. Bình quân dư nợ/hộ (Triệu đồng/hộ) 33,2 35,7 39,8 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.18: Cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Hội Nông dân 142.560 155.266 168.471 Hội Phụ nữ 279.270 309.280 338.696 Hội Cựu chiến binh 23.212 31.203 33.555 Đoàn thanh niên 27.682 32.680 35.057 Tổng dƣ nợ ủy thác qua 472.724 528.429 575.779 các tổ chức CTXH Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.19: Phân loại dƣ nợ theo thời gian cho vay của NHCSXH huyện Quảng Điền Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng 473.574 529.279 576.319 Trong đó: + Cho vay ngắn hạn 0 0 0 + Cho vay trung hạn 464.575 519.364 567.861 + Cho vay dài hạn 8.999 9.915 8.458 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền 15
  18. Bảng 2.20: Doanh số thu nợ tại NHCSXH huyện Quảng Điền Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2019 2020 2021 1.Doanh số thu nợ (triệu đồng) 64.953 82.224 127.219 2.Tỷ lệ thu nợ tại điểm giao dịch xã (%) 85,2 87,8 98,8 3. Tỷ lệ thu lãi (%) 102,6 102,4 102 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.21: Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Quảng Điền Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1.Dư nợ (triệu đồng) 473.574 529.279 576.319 2.Nợ quá hạn (triệu đồng) 356 294 248 3. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,08 0,06 0,04 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.22: Kết quả xử lý rủi ro tại NHCSXH huyện Quảng Điền Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Tổng 195 123 87 1. Miễn lãi 0 0 0 2. Khoanh nợ 99 0 0 3. Xóa nợ 86 123 87 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quảng Điền Bảng 2.23: Đánh giá của các hộ đƣợc vay vốn tín dụng tại NHCSXH huyện Quảng Điền Đơn vị:% STT Chỉ tiêu Điểm 1 Công tác tuyên truyền đến tận hộ dân 3,9 Thông qua các buổi tuyên truyền cán bộ ngân hàng giải 2 3,8 đáp thắc của người dân về tín dụng chính sách 3 Mạng lưới rộng khắp, người dân dễ dàng tìm kiếm 4,0 Các đoàn thể, tổ TK & VV giúp đỡ tận tình các hộ dân 4 3,9 có nhu cầu 16
  19. 5 Người dân nắm rõ quy trình, thủ tục vay vốn 3,8 6 Mức vốn vay cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân 3,8 7 Lãi suất và thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu 4,2 8 Thời gian giải ngân nhanh 4,0 9 Bình xét vay vốn được diễn ra công khai, công bằng 4,2 10 Các thành viên trong hội sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau 4,1 Cán bộ các hội sẵn sàng giúp đỡ hướng dẫn người dân 11 4,0 làm thủ tục vay vốn Các hộ dân nắm rõ chế tài xử phạt khi phát hiện sử 12 3,7 dụng vốn sai mục đích 13 Biết rõ chế tài xử phát khi không trả nợ đúng hạn 3,8 Nguồn: theo số liệu khảo sát của tác giả Tóm lại, Ngân hàng CSXH huyện Quảng Điền được các hộ nghèo và các đối tượng chính sách đánh giá khá tốt trong các hoạt động hỗ trợ vay vốn từ khâu tuyên truyền phổ biến chính sách cho vay đến các hình thức hỗ trợ cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, … qua đó, có thể thấy sự nỗ lực của ngân hàng nói chung và của các cán bộ ngân hàng nói riêng trong việc triển khai chính sách tín dụng của chính phủ trong thời gian qua tại huyện Quảng Điền. 2.2.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Điền 2.2.4.1. Nhân tố bên ngoài Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Bảng 2.24: Đánh giá của cán bộ NHCSXH về điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng tới quản lý tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn Đơn vị: Điểm STT Chỉ tiêu Điểm Cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi nhưngvẫn gặp 1 4,2 nhiều khó khăn Điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn trong sản 2 4,5 xuất nông nghiệp 3 Số lượng hộ nghèo và đối tượng chính sách nhiều, 4,2 17
  20. ngân hàng mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân 4 Thị trường các sản phẩm nông nghiệp ít cho các hộ dân 4,3 Đa phần hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số nên ít 5 4,4 có kiến thức sản xuất hiện đại Địa phương vẫn còn ít chính sách ưu đãi đối với hộ 6 4,3 nghèo Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả Chính sách của Nhà nước Bảng 2.25: Đánh giá của cán bộ về chính sách nhà nƣớc ảnh hƣởng tới quản lý tín dụng chính sách Đơn vị: Điểm STT Chỉ tiêu Điểm Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng cho người nghèo 1 4,2 và các đối tượng chính sách 2 Định mức và mức độ ưu đãi ngày càng nhiều 4,1 3 Lãi suất phù hợp cho đối tượng chính sách vay 4,0 Nguồn vốn ngày càng nhiều dành cho hộ nghèo và các 4 4,4 đối tượng chính sách Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả Bản thân hộ nghèo và các đối tượng chính sách Bảng 2.26: Đánh giá của cán bộ ngân hàng về yếu tố bản thân hộ nghèo ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng Đơn vị: Điểm STT Chỉ tiêu Điểm Hộ nghèo và các đối tượng chính sách luôn có nhu 1 4,2 cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh 2 Luôn có ý thức trong việc sử dụng và trả nợ vốn vay 3,9 3 Đã thay đổi phương thức sản xuất 4,0 4 Luôn học hỏi để thay đổi cuộc sống 4,1 Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0