intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi" nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hộ huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi trong điều kiện mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BÙI THỊ HỒNG VÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN SƠN HÀ, QUẢNG NGÃI Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Quảng Ngãi - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Du Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: TS. Tống Thiện Phước Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 07 tháng 01 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quán triệt quan điểm của Đảng về nông thôn mới, ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, làm căn cứ để phát động và đánh giá thành quả xây dựng nông thôn mới cho các địa phương trên cả nước. Trong số 19 tiêu chí để được công nhận “Nông thôn mới”, có tiêu chí về “Môi trường” với các cấu phần, như: “tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; ...” [17]. Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010, Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Kể từ đây, chính quyền và nhân dân các địa phương nô nức thi đua thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn của mình. Hòa chung khí thế đó, NHCSXH cũng trở thành một trong những “kênh” bơm vốn giúp chính quyền và nhân dân các địa phương có thể hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới; trong đó có NS&VSMTNT. Nhờ đó, môi trường nông thôn và tỷ lệ hộ gia đình nông thôn Việt Nam được sử dụng nước sạch đã và đang từng bước thay đổi đáng kể. Tiếp đó, ngày 08 tháng 3 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ lại ký Quyết định số 318/QĐ-TTg, Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, càng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới
  4. 2 mọi mặt đời sống của nhân dân nông thôn; trong đó quyết tâm cải thiện mức độ bao phủ cung ứng NS&VSMTNT lại phải nâng lên một mức mới. Kéo theo đó, hoạt động cung ứng tín dụng từ NHCSXH cho NS&VSMTNT kể từ năm 2021 trở đi lại phải tiếp tục được hoàn thiện, để NHCSXH thực sự là “kênh hỗ trợ vốn” đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu NS&VSMTNT của xã nông thôn mới nâng cao. Là người đang công tác tại một Phòng giao dịch thuộc NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi, tôi lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi”, để nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ kinh tế. Thông qua nghiên cứu này, tôi hy vọng có thể đóng góp được một phần tri thức của mình vào việc hoàn thiện hơn nữa hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT trên địa bàn huyện Sơn Hà; giúp Sơn Hà có thể về đích sớm tiêu chí NS&VSMTNT trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với NS&VSMTNT để nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi trong điều kiện mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận về hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại NHCSXH.
  5. 3 - Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà giai đoạn 2019-2021. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường n ôngthoon tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà giai đôanj 2022-2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại NHCSXH; nghiên cứu thực tế tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quy trình hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT theo các bước: xét duyệt cấp vốn, theo dõi và đánh giá quản lý sử dụng vốn vay, thanh toán thu hồi nợ vay; và đánh giá chất lượng tín dụng đối với NS&VSMTNT tại NHCSXH. - Về không gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT được thực hiện tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà; các bài học kinh nghiệm được chọn lọc từ một số Phòng giao dịch khác thuộc NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi .. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà giai đoạn 2019 – 2021; các giải pháp đề xuất áp dụng cho các năm của giai đoạn 2023 - 2025.
  6. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tại bàn được áp dụng chủ yếu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nó đặc biệt được sử dụng nhiều nhất trong quá trình khảo cứu thu thập tư liệu để xác định định hướng nghiên cứu, chọn lọc tư liệu phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà. - Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu để xác lập tiêu chí, chọn mẫu, phân tổ phục vụ cho quá trình thu thâp dữ liệu nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài. - Phương pháp phân tích kinh tế được sử dụng chủ yếu trong đánh giá tình hình thực tế triển khai hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà. - Phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu để xác lập mục tiêu và dự đoán kết quả có thể đạt được từ các giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà trong điều kiện mới. - Phương pháp nghiên cứu khảo sát được sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của các hộ vay vốn từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Ngân hàng Chính sách xã hội và hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Ngân
  7. 5 hàng Chính sách xã hội. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Kể từ sau Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là mảng đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Kéo theo đó, cung ứng nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là vốn tín dụng cho thực hiện Chiến lược NS&VSMTNT đã có khá nhiều người tham gia và công bố kết quả nghiên cứu của mình theo các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu quy mô theo hình thức đề tài khoa học hoặc luận văn thạc sĩ về hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với NS&VSMTNT lại không có nhiều. Điểm qua những công trình nghiên cứu có liên quan đến NS&VSMTNT cho thấy số công trình có liên quan đến hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với NS&VSMTNT rất ít (chỉ có 1/4 công trình); và chọn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn cả tỉnh. Mặt khác, những công trình nêu trên được tiến hành nghiên cứu ở các địa phương khác nhau hoặc trong cả nước. Do đó, khoảng trống nghiên cứu cho đề tài: “Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi” còn rất rộng mở và không bị trùng lặp với bất kỳ đề tài nào khác.
  8. 6 CHƯƠNG 1 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Với tư cách là tổ chức tín dụng, NHCSXH được phép triển khai cả ba hoạt động của ngân hàng, là: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; và mở tài khoản thanh toán. Cụ thể: - Nhận tiền gửi - Cấp tín dụng - Mở tài khoản thanh toán 1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội - NHCSXH là điểm tựa tài chính quan trọng cho những người yếu thế. - Giúp những người yếu thế tránh sập bẫy “tín dụng đen”. - Giúp những người yếu thế nâng cao kiến thức thị trường, từng bước có thể tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ - NHCSXH góp phần xây dựng nông thôn mới - NHCSXH góp phần ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, cửa quyền của bên cho vay và bên sử dụng vốn vay.
  9. 7 1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỞNG NÔNG THÔN 1.2.1. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Hạng mục quan trọng của nông thôn mới Trải qua hai giai đoạn khác nhau, nhưng tiêu chí về NS&VSMTNT luôn là tiêu chí được coi trọng; thậm chí càng được đề cao hơn ở giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 3 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ (xem Phụ lục 1). Với tư cách là một trong những tổ chức tín dụng của Nhà nước, NHCSXH phải trở thành trung tâm hàng đầu tiếp tục cung ứng dịch vụ tín dụng hỗ trợ người dân và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; trong đó có nâng cao về mức độ hưởng thụ các dịch vụ về NS&VSMTNT 1.2.2. Sản phẩm và phương thức cấp tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 1.2.2.1. Sản phẩm từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Sản phẩm từ NHCSXH để thực hiện cung ứng vốn cho các hộ gia đình nông thôn thực hiện đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình thuộc NS&VSMTNT là cấp tín dụng. 1.2.2.2. Phương thức cấp tín dụng Đối với chương trình cho vay NS&VSMTNT, NHCSXH chỉ cho vay theo phương thức cho vay ủy thác.
  10. 8 Theo phương thức này, NHCSXH thực hiện ủy thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho bốn tổ chức chính trị- xã hội (gọi tắt là Hội đoàn thể) gồm: (i) Hội Nông dân Việt Nam; (ii) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; (iii) Hội Cựu chiến binh Việt Nam; (iv) và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các Hội đoàn thể này có trách nhiệm thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trong phạm vi tổ chức của mình để thực hiện quản lý, điều hòa vốn vay trong tổ và là đại diện của của các tổ viên trong giao dịch với NHCSXH 1.2.3. Quy trình hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với nước sạch và vệ sinh MTNT Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết “Giấy đề nghị vay vốn”, gửi cho tổ TK&VV; - Tổ TK&VV cùng Hội đoàn thể tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã; - Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH; - NHCSXH phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã; - UBND cấp xã thông báo cho Hội đoàn thể cấp xã; - Hội đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV; - Tổ TK&VV thông báo cho người vay vốn biết danh sách người được vay, thời gian và địa điểm giải ngân; - NHCSXH tiến hành giải ngân đến người vay 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỞNG NÔNG THÔN
  11. 9 1.3.1. Các nhân tố bên trong (chủ quan) - Chính sách tín dụng - Công tác tổ chức của ngân hàng: - Quy trình tín dụng: - Kiểm tra giám sát nội bộ: - Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: - Kết quả hoạt động của Ban đại diện HĐQT các cấp 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài (khách quan): 1.3.2.1. Nhân tố kinh tế: - Chu kỳ kinh tế: - Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước - Chính sách lãi suất: - Chất lượng khách hàng 1.3.2.2. Nhân tố xã hội - Sự tín nhiệm - Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội đoàn thể và chất lượng hoạt động ủy nhiệm của tổ TK&VV 1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1.4.1. Đối với người vay vốn 1.4.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội 1.4.2.1. Dư nợ, số lượng khách hàng vay vốn 1.4.2.2. Nợ quá hạn
  12. 10 1.4.2.3. Nợ bị chiếm dụng 1.4.2.4. Vòng quay vốn tín dụng 1.4.2.5. Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng 1.4.2.6. Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV 1.5. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ BÀI HỌC CHO PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN SƠN HÀ 1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của một số Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 1.5.1.1. Kinh nghiệm của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi 1.5.1.2. Kinh nghiệm của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
  13. 11 Với mục đích xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng đối với NS&VSMTNT, chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu và đạt được kết quả nghiên cứu trên các giác độ sau: Một là, phân tích và luận giải về khái niệm, đặc điểm hoạt động của NHCSXH và các vai trò của NHCSXH đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, phân tích và luận giải tầm quan trọng của tín dụng đối với NS&VSMTNT trong điều kiện Việt Nam xây dựng và phát triển nền kinh tế tiến lên chính quy hiện đại gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ba là, xác lập và chỉ rõ các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động của tín dụng đối với NS&VSMTNT ở các hai giác độ: chủ quan và khách quan. Bốn là, xác lập bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng tín dụng đối với NS&VSMTNT theo: (i) đối với người vay vốn; (ii) đối với NHCSXH; và (iii) đối với nền kinh tế - đầu ra. Năm là, đã khảo cứu và phản ánh được kinh nghiệm tổ chức hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT của 02 Phòng giao dịch có điều kiện tương đồng. Trên cơ sở đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm cải thiện chất lượng tín dụng đối với NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà những năm tới.
  14. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN SƠN HÀ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN SƠN HÀ 2.1.1. Khái quát về huyện Sơn Hà 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 2.1.2. Tổ chức hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà 2.1.2.3. Quy mô và kết quả hoạt động tín dụng Tính đến ngày 31/12/2021 tổng nguồn vốn cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà đạt 373.544 triệu đồng, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 373.330 triệu đồng, đang có quan hệ tín dụng với 12.766 khách hàng vay vốn, dư nợ cho vay bình quân trên một hộ cũng tăng đáng kể từ 27,4 triệu đồng/hộ năm 2019 lên 39,2 triệu đồng năm 2021 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
  15. 13 2.2.1. Thực trạng triển khai quy trình hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà 2.2.1.1. Về phương thức cho vay Theo quy định của Chính phủ "về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác”, việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay [NĐ 78/2002, Điều 5]; Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà đã và đang đồng thời áp dụng cả 02 phương thức cho vay đó. Tuy nhiên, cho vay theo phương thức ủy thác tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà luôn chiếm ưu thế tuyệt đối. 2.2.1.2. Hình thành Tổ TK&VV Khách hàng vay vốn của NHCSXH huyện Sơn Hà là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cư trú hợp pháp tại địa phương phải là thành viên của một Tổ TK&VV nhất định. Muốn được kết nạp là thành viên của Tổ TK&VV, hộ gia đình thuộc diện được vay vốn tín dụng của NHCSXH huyện Sơn Hà cần phải thực hiện các việc sau: (i) xin gia nhập vào Tổ TK&VV thuộc nơi cư trú và cam kết thực hiện đúng, đủ các uy ước hoạt động của Tổ; (ii) cung cấp giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng vay vốn được Chính phủ quy định như: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, thẻ hộ nghèo, cận nghèo, thẻ thương binh, bệnh binh, Huân huy chương kháng chiến, ..., gửi các hồ sơ này cho Tổ trưởng Tổ TK&VV nơi cư trú. 2.2.1.3. Thẩm định, bình xét đối tượng xin vay ở Tổ TK&VV Trên cơ sở các thông tin có được từ Giấy đề nghị vay vốn
  16. 14 kiêm phương án sử dụng vốn vay của các thành viên đã lập Ban Quản lý Tổ TK&VV cần thực hiện quy trình bình xét cho vay theo hướng dẫn của NHCSXH. 2.2.1.4. Tập hợp hồ sơ ra quyết định cho vay Sau khi nhận được hồ sơ từ Tổ TK&VV cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải kiểm tra toàn bộ các hồ sơ xin vay, nếu đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ thì trình Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và trình Giám đốc phê duyệt cho vay. 2.2.1.5. Thực hiện cho vay, giải ngân Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay vốn dưới sự chứng kiến và giám sát của đại diện Ban giảm nghèo, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và Tổ trưởng Tổ TK&VV, cùng các hộ vay vốn. 2.2.1.6. Giám sát, kiểm tra sau khi cho vay Đây là hoạt động không kém phần quan trọng, nhằm đảm bảo cho mỗi đồng tiền đã cho vay luôn được sử dụng đúng mục đích. Nhưng giám sát, kiểm tra sau khi cho vay chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có sự kết hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan. 2.2.1.7. Tất toán khoản vay Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý như: thu hết nợ cả gốc lẫn lãi, lưu trữ hồ sơ đúng quy định, đúng chế độ luân chuyển chứng từ. 2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà 2.2.2.1. Theo mức dư nợ và số lượng khách hàng Dư nợ vay NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà thời gian qua bình quân đối với 1 hộ tăng dần qua các
  17. 15 năm. Năm 2020 là 18,28 triệu đồng/hộ, tăng 15,25% so với năm 2019. Đến năm 2021 đạt 19,38 triệu đồng/hộ, tăng 6,01% so với năm 2020 2.2.2.2. Dư nợ cho vay đối với NS&VSMTNT theo địa bàn xã, thị trấn của huyện Sơn Hà Phân tích, đánh giá cơ cấu vốn đã cho vay đối với NS&VSMTNT theo địa bàn xã, thị trấn nhằm kiểm định tính công bằng trong phân bổ nguồn vốn vay trên địa bàn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện. 2.2.2.3.Dư nợ cho vay NS&VSMTNT xét theo tổ chức nhận ủy thác Các tổ chức Hội, Đoàn thể được xem như là “cánh tay nối dài” giữa ngân hàng và khách hàng trong hoạt động của tín dụng chính sách. Trong những năm qua, sự phát triển của hệ thống NHCSXH nói chung, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà nói riêng, là nhờ một phần không nhỏ sự chung tay góp sức của bốn tổ chức đoàn thể. 2.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng NS&VSMTNT Vòng quay vốn tín dụng đối với NS&VSMTNT phản ánh khả năng chuyển đổi vốn từ người vay này sang người vay khác; nhờ đó số người được tiếp cận vay vốn từ hoạt động tín dụng này của NHCSXH được gia tăng, NHCSXH hoàn thành được nhiệm vụ trọng yếu mà Nhà nước giao cho. Trên giác độ quản lý chung, vòng quay vốn tín dụng luôn được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý điều hành của mỗi ngân hàng. 2.2.2.5. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là một trong những nhân tố làm giảm chất lượng hoạt động của NHCSXH. Nó tác động xấu tới nhiều yếu tố khác,
  18. 16 như: vòng quay vốn tín dụng, tăng mức dư nợ xấu, và đặc biệt làm cho những hộ gia đình đủ điều kiện được vay vốn từ nguồn này không thể tiếp cận được nguồn vốn vay. Bởi vậy ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ nợ quá hạn luôn là nhiệm vụ được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà quan tâm 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, có được những đóng góp đáng kể vào quá trình xây dựng Nông thôn mới của huyện Sơn Hà Thứ hai, các bước trong quy trình hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT về cơ bản đã được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà triển khai theo đúng hướng dẫn của Hội Sở và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi. Thứ ba, kết quả hoạt động tín dụng NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà về cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của NHCSXH. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, mức độ hoàn thành kế hoạch về doanh số cho vay đối với NS&VSMTNT mặc dù đã có xu hướng cải thiện, nhưng cả 3 năm (2019 – 2021) đều chưa đạt. Thứ hai, thời gian để hoàn thành được một vòng quay vốn tín dụng NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà còn dài hơn thời gian tối đa được sử dụng vốn vay theo quy định của NHCSXH.
  19. 17 Thứ ba, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cho yêu cầu hiện đại hóa công nghệ tín dụng NS&VSMTNT và năng lực cán bộ, chuyên viên trong quản lý hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Sơn Hà cũng còn một số bất cập.
  20. 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: Với mục đích phân tích đánh giá để chỉ rõ thực trạng hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà trong thời gian qua để tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà trong thời gian tới, chương 2 đã tập trung nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu theo các giác độ sau: Một là, đã trình bày một cách khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Sơn Hà để có được cái nhìn tổng quan về địa bàn nơi triển khai hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT. Hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà cũng được trình bày theo mô hình tổ chức hệ thống và một số kết quả đã đạt được nhằm gắn kết đối tượng nghiên cứu với địa bàn cụ thể. Hai là, thực trạng hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà các năm 2019 – 2021 được phân tích đánh giá theo quy trình hoạt động và theo các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống của NHCSXH. Thông qua đó mà đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà cả trên giác độ tuân thủ quy trình, và theo các tiêu chí chất lượng cụ thể. Trên cơ sở đó chỉ rõ những thành quả, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của hoạt động tín dụng đối với NS&VSMTNT của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Hà 3 năm qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2