intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân tích,đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN các xã trên địa bàn huyện tại KBNN Đăk Glong trong thời gian qua. Từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX trên địa bàn huyện Đăk Glong trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ HỒNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Bảo Ngọc Phản biện 1: TS. NGUYỄN NGỌC ANH Phản biện 2: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tại huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông, tình hình quản lý chi NSX nói chung, công tác KSC NSX tại KBNN nói riêng vẫn còn tồn tại một số bất cập. Chất lượng dự toán không sát với thực tế do đó thường xuyên phải điều chỉnh; việc chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX chưa thực sự tốt, chưa gắn được trách nhiệm của người thực hiện ngân sách vào việc lập và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX; hồ sơ, chứng từ thanh toán chi thường xuyên NSX tại một bộ phận đơn vị cấp xã chưa đầy đủ theo quy định. Như vậy, về mặt thực tiễn tồn tại yêu cầu về việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi NS xã chặt chẽ, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả tại huyện Đăk Glong tỉnh Đắk Nông. Về mặt học thuật, như đề cập ở mục Tổng quan tình hình nghiên cứu, đang tồn tại khoảng trống nghiên cứu cả về nội dung, về không gian nghiên cứu, về thời gian nghiên cứu. Vì vậy, đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu vào các khoảng trống đó. Xuất phát từ những yêu cầu đó và từ thực tiễn công tác của mình, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông” cho Luận văn Thạc sỹ của mình. 2. M c tiêu nghiên cứu Phân tích,đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN các xã trên địa bàn huyện tại KBNN Đăk Glong trong thời gian qua. Từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX trên địa bàn huyện Đăk Glong trong thời gian tới.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX tại KBNN Đăk Glong - Đối tượng khảo sát là Bộ phận Giao dịch phụ trách công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Đăk Glong 3.2 Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về nội dung Đề tài thực hiện nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách xã tại KBNN Đăk Glong b. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông, bao gồm việc kiểm soát chi thường xuyên NS của tất cả các xã trên địa bàn. c. Phạm vi về thời gian Đề tài nghiên cứu về công tác Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách xã tại KBNN Đăk Glong trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp điều tra khảo sát: 5. Bố c c của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
  5. 3 xã tại KBNN Đăk Glong tỉnh Đắk Nông Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu - Về nội dung: Trong các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN nhưng phần lớn mới tiếp cận từ góc độ quản lý, kiểm soát chi ngân sách cấp huyện, cấp tỉnh, rất ít công trình, bài viết đi sâu nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã. Hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN từng bước thay đổi, nhiều văn bản, chế độ mới được ban hành như uyết định 4377 Đ-KBNN ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành uy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; uyết định 2899 Đ-KBNN ngày 15 6 2018 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng. Do vậy, cần tiếp cận vấn đề đa dạng và nghiên cứu vấn đề phù hợp với quy định hiện hành. - Về không gian thời gian nghiên cứu: Đến nay KBNN Đăk Glong mới chỉ có nghiên cứu của Th.S Trần Phạm Tuân với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua KBNN Đắk Glong - Đắk Nông” chưa có đề tài nào liên quan trực tiếp đến công tác KSC thường xuyên Ngân sách xã qua KBNN Đăk Glong tỉnh Đăk Nông.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1.1. Khái niệm và vai trò chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc 1.1.2. Phân loại chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc 1.1.3. Đặc điểm chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc 1.1.4. Nội dung chi thƣờng xuyên Ngân sách xã Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có thể sẵn có để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã. Ngân sách xã do UBND xã xây dựng, quản lý; Hội đồng nhân dân xã quyết định, giám sát. Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước, Đảng đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời phải phù hợp với trình độ, khả năng quản lý của chính quyền xã. 1.2. CÔNG TÁC KIẾM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nƣớc a. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
  7. 5 qua KBNN Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách xã diễn ra tại tất cả các khâu của quá trình chi ngân sách, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi ngân sách đều được dự toán từ trước, được thực hiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định và có hiệu quả kinh tế - xã hội b. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN - Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX được thực hiện liên tục, thường xuyên trong năm. - Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX bị áp lực lớn về mặt thời gian. - Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX diễn ra trên nhiều lĩnh vực, có rất nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp - Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSX phải kiểm soát những khoản chi nhỏ gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ KSC. 1.2.2. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách xã - Tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. - Mọi khoản chi được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Việc thanh toán các khoản chi qua Kho bạc Nhà nước thực
  8. 6 hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ - Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. 1.2.3. Yêu cầu kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã 1.2.4. Nội dung công tác Kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách xã qua Kho bạc nhà nƣớc a. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Bước 1: Ban tài chính xã gửi chứng từ đến Giao dịch viên của KBNN huyện. Bước 2: Giao dịch viên kiểm tra chứng từ nếu hợp pháp, hợp lệ và đủ điều kiện thanh toán thì nhập máy trình lên kế toán trưởng phê duyệt. Nếu kiểm tra chứng từ không đủ điều kiện thanh toán thì trả lại ban tài chính xã. Bước 3: Kế toán trưởng kiểm soát và ký chứng từ, trình lên Giám đốc ký duyệt. Bước 4: Giám đốc xem x t hồ sơ, chứng từ và ký duyệt. Công chức kiểm soát chi nhận lại hồ sơ, chứng từ. Bước 5: Công chức kiểm soát chi trả lại chứng từ cho đơn vị. b. Trách nhiệm và quyền hạn của KBNN trong việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN c. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước - Kiểm soát việc lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại KBNN - Kiểm soát việc chấp hành chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại KBNN
  9. 7 - Kiểm soát việc quyết toán chi thƣờng xuyên NSX tại KBNN 1.2.7. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại Kho bạc nhà nƣớc a. Doanh số chi thường xuyên NSX qua KBNN Doanh số chi thường xuyên NSX là chỉ tiêu phản ánh về quy mô về mặt lượng trong công tác KSC thường xuyên NSX qua KBNN. Doanh số chi thường xuyên NSX được thể hiên rất cụ thể và rõ ràng, sẽ đánh giá được việc phân công, bố trí phù hợp hay không phù hợp các nhân lực cho công tác KSC thường xuyên NSX. Từ đó có thể đánh giá kết quả công tác KSC thường xuyên NSX và xác định được việc KSC nhóm mục chi nào cần được chú trọng, nâng cao b. Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết đúng hạn Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết đúng hạn, quá hạn so với tổng số hồ sơ giải quyết trong năm. Tiêu chí này phản ánh năng lực lãnh đạo của KBNN trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ nhân lực KBNN thực hiện công việc giải quyết thanh toán các khoản chi thường xuyên NSX. Công việc KSC rất quan trọng, tất cả các số liệu, chứng từ cần phải chính xác, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức. KBNN cần bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị SDNS kịp thời và đúng thời gian quy định. Tránh để xảy ra tình trạng cán bộ KSC lợi dụng gây phiền hà, chậm trễ không cần thiết cho đơn vị SDNS. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn cao, KBNN cần xem x t nguyên nhân ảnh hưởng do bố trí nhân lực chưa phù hợp, quá tải hay cán bộ KSC gây nhũng nhiễu, phiền hà… để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  10. 8 c. Số lượng hồ sơ bị KBNN từ chối thanh toán Số lượng hồ sơ bị KBNN từ chối thanh toán do rất nhiều nguyên nhân như chi sai chế độ tiêu chuẩn, định mức, chi vượt so với dự toán, sai chứng từ, chi không đúng với nội dung thanh toán…Đây là tiêu chí thể hiện năng lực của cán bộ KSC cũng như việc KBNN ngăn chặn kịp thời, tránh để tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN. Tiêu chí này còn phản ánh năng lực, ý thức tuân thủ quy định pháp luật của đơn vị UBND xã trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Vì vậy, KBNN cần xem x t toàn diện để đánh giá chất lượng KSC và đưa ra cách giải quyết cho phù hợp. d. Tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSX qua KBNN Là tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSX qua KBNN so với tổng chi thường xuyên bình quân hàng tháng. Trong quá trình KSC thường xuyên NSX có những khoản chưa có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định do công việc chưa hoàn thành, KBNN thực hiện tạm ứng cho đơn vị SDNS. KBNN sau khi thực hiện tạm ứng chi thường xuyên NSX cho đơn vị SDNS xong cần đôn đốc nhắc nhở đơn vị được tạm ứng thanh toán tạm ứng chi NSNN tránh để tỷ lệ số dư tạm ứng chi thường xuyên NSNN hàng tháng cao. Đây là tình trạng chiếm dụng vốn NSNN cũng như việc đánh giá chính xác kết quả công tác KSC thường xuyên NSX qua KBNN. e. Kết quả thanh tra chi thường xuyên NSX tại đơn vị SDNS Mức độ vi phạm các khoản chi sai quy định khi thanh tra tại đơn vị SDNS là chỉ tiêu phản ánh một cách khách quan hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSX qua KBNN. Đơn vị thanh tra là một cơ quan độc lập với KBNN và đơn vị SDNS, thanh tra các đơn
  11. 9 vị SDNS nên kết quả thanh - kiểm tra có hiệu lục pháp lý thể hiện sự đầy đủ và chi tiết hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSX qua KBNN. Khi có thông báo kết luận thanh - kiểm tra đơn vị SDNS thì tùy vào từng nội dung và mức độ vi phạm của các khoản chi, từ đó phân tích và đánh giá được chất lượng KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. f. Chất lượng phục vụ của KBNN Tiêu chí này dựa trên việc tiến hành điều tra khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với KBNN nhằm giúp KBNN có được ý kiến khách quan từ phía khách hàng giao dịch tại KBNN, góp phần đánh giá hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Chất lượng phục vụ của KBNN được thể hiện qua các tiêu chí như sau: - Tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ KSC: Tiêu chí này được thể hiện qua quá trình giao dịch, tiếp xúc giữa cán bộ KSC và đơn vị, cá nhân khi đến làm việc tại KBNN. Từ đó đơn vị SDNS đưa ra những nhận xét về thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ KSC KBNN. - Quy trình, thủ tục, thời gian tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ: Công tác KSC thường xuyên NSX qua KBNN cũng cần được cải tiến hoàn thiện theo định hướng cải cách hành chính. Khi đơn vị đánh giá các tiêu chí này, KBNN cần tìm hiểu nguyên nhân từ đâu để có giải pháp để hoàn thiện nâng cáo hiệu quả cải cách hành chính. - Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ của KBNN: đó là các thiết bị, công cụ máy tính, bảng hướng dẫn sơ đồ KBNN, bàn, ghế, nước uống, quạt… phục vụ đơn vị SDNS khi đến giao dịch.
  12. 10 1.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.3.1. Nhân tố bên ngoài a. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý Ngân sách Nhà nước b. Cơ chế quản lý tài chính và ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN c. Dự toán và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên ngân sách xã 1.3.2. Nhân tố bên trong a. Năng lực tổ chức kiểm soát chi ngân sách Nhà nước của KBNN b. Sự ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước của KBNN c. Công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ hệ thống KBNN KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  13. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. KHÁI QUÁT KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc nhà nƣớc Đăk Glong 2.1.2. Chức năng, nhiệm v , quyền hạn của Kho bạc nhà nƣớc Đăk Glong KBNN Đăk Glong có 10 cán bộ GDV, 1 KTT thực hiện tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn huyện Đăk Glong và hạch toán phân chia các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định, đồng thời quản lý chi và KSC thường xuyên NSNN và thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu là giao dịch thu, chi NSNN đối với khách hàng tại KBNN Đăk Glong. Kho bạc đã thực hiện phối hợp thu ủy nhiệm cho ngân hàng thương mại trên địa bàn theo hướng dẫn của KBNN, đảm bảo tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách kịp thời chính xác; đảm bảo an toàn tiền ,giấy tờ có giá, vàng bạc, kim khí đá quý,... 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂK GLONG 2.2.1. Đặc điểm môi trƣờng ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại Kho bạc nhà nƣớc Đăk Glong - Môi trƣờng địa lý - Môi trƣờng pháp lý
  14. 12 2.2.2. Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại Kho bạc nhà nƣớc Đăk Glong Theo sơ đồ hình vẽ, quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Đăk Glonng thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ, chứng từ. Bước 2 : Giao dịch viên kiểm soát hồ sơ, chứng từ trình kế toán trưởng. Bước 3 : Kế toán trưởng kiểm soát và ký chứng từ, Giao dịch viên trình lên Giám đốc ký duyệt. Bước 4: Giám đốc kiểm soát hồ sơ, chứng từ và ký duyệt. Giao dịch viên nhận lại hồ sơ, chứng từ. Bước 5: Thực hiện thanh toán Bước 5a: Giao dịch viên đưa chứng từ rút tiền mặt cho bộ phận kho quỹ. Bước 5b: Giao dịch viên đưa chứng từ cho công chức thanh toán viên. Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng. Bước 7 : Chi tiền mặt tại quỹ. Nhận xét Ưu điểm: - Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Đăk Glong đã đảm bảo được thủ tục hành chính đơn giản, công việc thuận tiện, nhanh chóng cho đơn vị giao dịch. Các đơn vị SDNS tới giao dịch tập trung tại một đầu mối là Giao dịch viên và nhận kết quả từ chính Giao dịch viên đó, đã giúp cho - Giao dịch viên chủ động và có trách nhiệm trong việc kiểm soát, thanh toán hồ sơ, chứng từ đảm bảo trả kết quả cho đơn vị SDNS đúng thời gian quy định.
  15. 13 - Giao dịch, xử lý thanh toán được thuận tiện và kịp thời nâng cao chất lượng và thời gian giải quyết công việc Nhược điểm: - Quy trình KSC thường xuyên NSX tại KBNN Đăk Glong chưa thực sự theo cơ chế một cửa, chưa tách biệt giữa cán bộ KSC và kết quả thanh toán. - Việc Kiểm soát vừa chi thường xuyên vừa chi ĐTXDCB đòi hỏi Giao dịch viên có trình độ chuyên môn cao, khối lượng công việc tăng lên đáng kể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác Kiểm soát chi. 2.2.3. Nội dung Kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách xã tại KBNN Đăk Glong a. Kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Căn cứ vào dự toán ngân sách xã đã được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo MLNS nhà nước gửi KBNN Đăk Glong. Giao dịch viên kiểm soát chi ngân sách xã sau khi kiểm tra, kiểm soát theo quyết định giao và phân bổ dự toán thì nhập dữ liệu vào chương trình để theo dõi cho cả năm ngân sách. Nhận xét: Ưu điểm: - Kiểm soát việc lập dự toán NSX đã được HĐND thông qua là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN Đăk Glong tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành và quyết toán NSNN của đơn vị - Dự toán NSX được lập một cách chính xác và kiểm soát chặt chẽ góp phần lớn trong quá trình chấp hành và quyết toán Ngân sách xã, tạo điều kiện thuận lợi để Giao dịch viên KBNN Đăk Glong
  16. 14 kiểm soát các khoản chi chặt chã, đúng quy định. Vì vậy, hiệu quả sử dụng NSNN ngày càng cao, đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của đơn vị SDNS trong việc sử dụng các khoản chi thường xuyên NSNN. Nhược điểm: - Dự toán chi ngân sách xã hàng năm được phân bổ chi tiết theo rất nhiều mã chương, mã ngành kinh tế gây khó khăn trong quá trình Kiểm soát chi cho GDV KBNN Đăk Glong. - Việc lập dự toán chưa thực sự chính xác và sát với thực tế dẫn đến tình trạng điều chỉnh b. Kiểm soát chấp hành chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Căn cứ vào dự toán chi ngân sách xã đã được Hội đồng nhân dân quyết định, tiến độ công việc, bộ phận tài chính, kế toán xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được ủy quyền quyết định gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. Trên chứng từ chi phải ghi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của mục lục ngân sách nhà nước, kèm theo tài liệu chứng minh. Nhận xét: Ưu điểm: - Hồ sơ kiểm soát chi tại KBNN Đăk Glong đã được quy định một cách cụ thể theo từng nhóm chi tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị Ngân sách xã trong quá trình Giao dịch. - Các khoản chi NSNN đã được kiểm soát chi một cách chặt chẽ và tăng tính trách nhiệm của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhược điểm:
  17. 15 - Nội dung chi thường xuyên NSX rất đa dạng và phong phú, ngoài những chế độ do Bộ Tài chính quy định, còn có những chế độ do các Bộ chuyên ngành, của địa phương ban hành nên Giao dịch viên KBNN Đăk Glong phải nghiên cứu rất nhiều văn bản, chế độ quy định liên quan đến từng nội dung chi. - Hệ thống các văn bản quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSX được sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm cho Giao dịch viên KBNN Đăk Glong cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật, hệ thống hóa, tra cứu phục vụ cho công tác KSC. c. Kiểm soát quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà nước Nhận xét: Ưu điểm: Qua công tác kiểm soát quyết toán này, những sai sót nếu có trong quá trình chấp hành chi thường xuyên NSX qua KBNN Đăk Glong sẽ được phát hiện và điều chỉnh một cách kịp thời hoặc thu hồi nộp trả NSNN. Nhược điểm: Công tác đối chiếu quyết toán NSX tại KBNN Đăk Glong chưa kịp thời, một số đơn vị thực hiện đối chiếu chưa đúng thời gian quy định 2.2.4. Kết quả công tác Kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách xã tại KBNN Đăk Glong a. Doanh số chi thường xuyên NSX theo nhóm mục chi b. Tỷ lệ hồ sơ KBNN Đăk Glong giải quyết đúng hạn
  18. 16 Bảng 2.5. Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên NSX Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số Số Số STT Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lƣợng lƣợng lƣợng (%) (%) (%) hồ sơ hồ sơ hồ sơ I Tổng số hồ sơ 11.518 100 15.089 100 15.038 100 Hồ sơ giải quyết 1 4.356 37,82 3.157 20,92 892 5,93 trước hạn Hồ sơ giải quyết 2 7.060 61,30 11.780 78,07 13.893 92,39 đúng hạn Hồ sơ giải quyết 3 102 0,89 152 1,01 253 1,68 không đúng hạn (Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại KBNN Đắk Glong) Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi có ý nghĩa rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố cơ bản nhất để đánh giá quá trình sắp xếp công việc, trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác KSC. ua bảng số liệu ta thấy, bên cạnh việc gia tăng về quy mô chi thường xuyên NSX, số lượng hồ sơ phải giải quyết ngày càng nhiều hơn. Số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao; số lượng giải quyết hồ sơ không đúng hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tuy nhiên lại có xu hướng tăng. Như vậy, cần phải xem x t lại việc chậm trễ này là do nguyên nhân nào, xuất phát từ đơn vị sử dụng ngân sách hay là do ý thức trách nhiệm, năng lực KSC của cán bộ Kho bạc còn hạn chế, từ đó cần đưa ra các biện pháp xử lý cho phù hợp. c. Số lượng hồ sơ chi thường xuyên NSX bị KBNN Đăk
  19. 17 Glong từ chối thanh toán Bảng 2.6. Số liệu từ chối thanh toán NSX qua 3 năm 2016 - 2018 Trong đó Số món Số tiền Sai Sai các Sai chế Nội chƣa Chi Thiếu từ chối m c yếu tố độ tiêu dung chấp vƣợt hồ sơ thanh l c trên chuẩn hành dự thủ toán ngân chứng định đúng toán t c (triệu sách từ mức Năm thủ t c (triệu (triệu đồng) (triệu (triệu (triệu (món) đồng) đồng) đồng) đồng) đồng) 2016 75 403 37 225 52 40 49 2017 90 484 31 175 85 72 121 2018 105 501 64 206 62 78 91 Tổng 235 1.223 112 508 133 184 286 cộng Nguồn: Báo cáo tổng hợp NSX – KBNN Đăk Glong Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, dự toán chi không hết, theo quy định của Luật ngân sách và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, toàn bộ số dư dự toán sử dụng không hết sẽ bị hủy bỏ và báo cáo về phòng tài chính và HĐND xã theo quy định. Hầu hết các xã trên địa bàn đều có số dư dự toán cuối năm, KBNN Đăk Glong đã hủy bỏ số dư dự toán là 3.536 triệu đồng. Điều này thể hiện chất lượng lập dự toán chưa cao, chưa bám sát tình hình chi tại đơn vị. Toàn bộ số dự toán bị hủy bỏ này sẽ được chi chuyển nguồn sang năm tiếp theo. Đây là hệ quả của việc lập và phân bổ dự toán không sát với nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng ngân sách xã, nên nhiều nội dung công việc đơn
  20. 18 vị không thể triển khai thực hiện được phải chuyển nguồn sang năm sau. Đồng thời đây cũng là hệ quả của việc “thoáng” trong công tác x t chuyển số dư tạm ứng, thậm chí có nhiều đơn vị sau khi tạm ứng kinh phí không quan tâm đến việc hoàn tất hồ sơ thanh toán với Kho bạc hoặc không có hồ sơ thanh toán do công việc không thể triển khai, dẫn đến tình trạng k o dài thời gian tạm ứng. Việc KBNN Đăk Glong từ chối cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi không có trong dự toán, kế hoạch, không đúng mục đích hoặc không đúng chế độ của Nhà nước đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng ngân quỹ quốc gia được chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả. d. Chất lượng phục vụ của KBNN Đăk Glong: Bảng 2.7. Kết quả đánh giá chất lượng phục vụ của KBNN Đăk Glong Ý kiến khác: KBNN Đăk Glong cần phối hợp tốt hơn với đơn vị để xử lý hồ sơ kịp thời, hướng dẫn cụ thể hơn cho đơn vị khi có sai sót tránh trường hợp trả đi trả lại nhiều lần; khi trả hồ sơ cần có biên bản giao nhận để tránh thất lạc hồ sơ. Theo kết quả khảo sát cho thấy, thái độ phục vụ của nhân viên KBNN được đánh giá ở mức tốt với tỷ lệ 76,67%,về cơ bản nhân viên KBNN Đăk Glong đã nắm vững nghiệp vụ để có thể giải đáp những vướng mắc của đơn vị SDNS một cách nhiệt tình, vui vẻ, phục vụ khách hàng tận tình, có trách nhiệm trong công việc luôn hướng dẫn các đơn vị SDNS một cách cụ thể. Việc gìn giữ hồ sơ vẫn còn một số hạn chế, một số bộ phận khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng trong cách quản lý hồ sơ của một số Giao dịch viên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2