intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021, luận văn "Huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế" đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn trong thời gian từ 2022 đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NGUYỄN MAI NGỌC HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TÙNG LÂM QUẢNG NGÃI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TÙNG LÂM Phản biện 1: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 2: TS. LÊ VĂN KHÂM Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 14 tháng 01 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các tổ chức CTXH triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm cho cán bộ hội, cán bộ Tổ TK&VV... Hiện nay, quy trình tiếp nhận tiền gửi của NHCSXH hoạt động tương đối đa dạng, đã tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng, việc gửi và rút tiền có thể thực hiện ngay ở các Điểm giao xã định kỳ hàng tháng tại trụ sở UBND các xã trên địa bàn. Đặc biệt, lãi suất của NHCSXH tương đương với mức lãi suất huy động của các hệ thống ngân hàng thương mại khác, nên ngày càng nhận được sự quan tâm, thu hút người dân mạnh dạn gửi tiết kiệm… Tính đến cuối năm 2021, chi nhánh có tổng cộng 2.351 tổ TK&VV hoạt động tại 8 huyện và thành phố Huế, với tổng số vốn huy động được hơn 278 tỷ đồng, chiếm 8,58% nguồn vốn tín dụng cho vay của ngân hàng, góp phần tăng nguồn vốn ưu đãi đến với người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương, đơn vị, Tổ TK&VV làm tốt việc huy động tiền gửi tiết kiệm vẫn còn một số địa phương, đơn vị, Tổ TK&VV vẫn chưa đạt được như kế hoạch đề ra. Trong đó, nổi lên một số hạn chế, thiếu sót đáng lưu ý như: Nhiều nơi cán bộ hội, cán bộ Tổ TK&VV chưa làm tốt công tác phổ biến, tuyên tuyền dẫn tới còn một bộ phận không nhỏ người nghèo và đối tượng chính sách hiểu chưa đầy đủ về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của việc huy động tiền gửi tiết kiệm từ người nghèo. Có nơi cán bộ hội, tổ còn áp đặt mức gửi tiền tiết kiệm bình quân cho tổ viên hoặc gửi tiết kiệm theo số tiền lượng vay, có tổ thực hiện việc thu tiết kiệm ngay sau khi người vay nhận tiền; việc công khai thu, chi tiền tiết kiệm của tổ thực hiện chưa thường xuyên… Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động này tại đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
  4. 2 huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV bổ sung kịp thời nguồn vốn cho vay của ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV trong thời gian từ 2022 đến năm 2025. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại Ngân hàng Chính sách xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến năm 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại Ngân hàng Chính sách xã hội. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV + Về không gian: Tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. + Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng từ các thông tin dữ liệu thứ cấp ở giai đoạn 2019 - 2021 và đề xuất các giải pháp cho thời gian đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp phân tổ
  5. 3 - Phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp hạch toán kinh tế 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, các bảng biểu, kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoàng Thị Hoài Phương (2016), “Nâng cao chất lượng huy động vốn dân cư tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị". Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Huế. - Nguyễn Văn Linh (2017), “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị”. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Huế. - Bùi Thị Bích Ngọc (2018), “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Quảng Trị”. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Huế. - Nguyễn Thị Kim Ngân (2019), “Huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre”. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. - Đỗ Thị Minh Hiên (2020), “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương mại.
  6. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1.1. Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức đặc thù về mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển sách thôn Việt Nam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy động vốn thông qua hoạt động của Ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ. 1.1.1.2. Vai trò và chức năng của ngân hàng chính sách xã hội * Vai trò của ngân hàng Chính sách xã hội Một là, NHCSXH thực chất là một tổ chức tài chính Nhà nước, là công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước Hai là, ngân hàng giúp cho các nhà kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ba là, ngân hàng khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế. Bốn là, hoạt động Ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của vốn đầu tư dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận. Năm là, hoạt động của Ngân hàng góp phần chống lạm phát. * Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1.3. Đặc điểm của ngân hàng chính sách xã hội
  7. 5 1.1.2. Khái quát về Tổ tiết kiệm và vay vốn 1.1.2.1. Khái niệm Tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ TK&VV là một tổ chức được thành lập trên một địa bàn hành chính (thôn, khu phố, bản, làng,...), do các tổ chức CT - XH hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập và bao gồm một nhóm người tự nguyện tham gia để cùng nhau tiết kiệm và vay vốn. Tổ TK&VV tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận, làm quen và sử dụng các dịch vụ tài chính khác. Tổ hoạt động trên tinh thần tương trợ lẫn nhau, theo quy chế hoạt động của Tổ TK&VV, quy định của NHCSXH và quy định khác của cơ quan có thẩm quyền. 1.1.2.2. Mục đích thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn Việc thành lập Tổ TK&VV của NHCSXH có mục đích nhằm tập hợp những hộ gia đình thuộc đối tượng phục vụ của tổ chức mình để cung cấp các dịch vụ tài chính như tiết kiệm và vay vốn, các thành viên trong tổ cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, cùng giám sát nhau trong việc vay vốn và trả nợ. Đối với NHCSXH mục đích thành lập là để thực hiện tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới. 1.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động Tự nguyện tham gia và cùng tương trợ lẫn nhau trong việc vay vốn và thực hiện các nghĩa vụ khi vay vốn và các nghĩa vụ khác theo quy định của Chính phủ Việt Nam và của NHCSXH. 1.1.2.4. Điều kiện thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn 1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn
  8. 6 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tại NHCSXH (Nguồn: Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05 tháng 3 năm 2013 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội) 1.2. HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.2.1. Tổng quan về huy động tiền gửi 1.2.1.1. Khái quát về huy động tiền gửi 1.2.1.2. Đối tượng huy động tiền gửi Đối với sản phẩm tiền gửi chỉ áp dụng đối với tổ viên Tổ TK&VV, NHCSXH nhận tiền gửi của người nghèo, đối tượng chính sách là các thành viên của Tổ TK&VV. Các Tổ trưởng nhận tiền gửi từ các thành viên trong tổ, sau đó hàng tháng nộp vào NHCSXH tại Điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch xã theo quy định. 1.2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động huy động tiền gửi Thứ nhất, vốn huy động quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Thứ hai, là vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ. 1.2.2. Nội dung hoạt động huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn 1.2.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất
  9. 7 1.2.2.2. Tổ chức công tác huy động tiền gửi 1.2.2.3. Nguồn nhân lực của tổ tiết kiệm và vay vốn 1.2.2.4. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ khách hàng 1.2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn - Chỉ tiêu quy mô huy động tiền gửi - Tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi - Tỷ lệ hộ gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV - Cơ cấu nguồn vốn huy động - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động tiền gửi - Chi phí huy động vốn từ khách hàng cá nhân - Chỉ tiêu sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dung vốn 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan Thứ nhất, môi trường chính trị - pháp luật Thứ hai, môi trường kinh tế Thứ ba, môi trường văn hoá - xã hội Thứ tư, môi trường cạnh tranh của ngân hàng Thứ năm, chính sách tín dụng ưu đãi Thứ sáu, hoạt động của NHCSXH 1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan Thứ nhất, các nhân tố từ ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn Thứ hai, các nhân tố từ thành viên Tổ TK&VV Thứ ba, các nhân tố từ người gửi tiền Thứ tư, cơ sơ vật chất và công nghệ của ngân hàng Thứ năm, khả năng tuyên truyền vận động của ngân hàng
  10. 8 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.3.1. Kinh nghiệm huy động tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 1.3.2. Kinh nghiệm huy động tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, cần tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư trong việc huy động vốn của ngân hàng. Tranh thủ sự chỉ đạo, tạo điều kiện và vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc triển khai huy động tiền gửi tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, nhất là tại những địa bàn có tiềm năng huy động vốn cao. Thứ hai, xác định tổ trưởng Tổ TK&VV là một “mắt xích” quan trọng trong việc tiếp nhận tiền gửi, tiền lãi trả nợ vay của các thành viên trong tổ và quản lý vốn cho vay của NHCSXH. Thứ ba, phối hợp với các ngành, các cấp để mở tài khoản tiền gửi, huy động các nguồn vốn có tính chất an sinh xã hội và từ thiện, từ các thành viên Tổ TK&VV, tiền gửi dân cư ở các Điểm giao dịch để gửi tại NHCSXH. Thứ tư, quy trình thủ tục đơn giản, thuận tiện tạo tâm lý thoải mái khi gửi tiền tiết kiệm. Cần nâng cao nhận thức, mặc dù lãi suất tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại cao hơn, nhưng người dân vẫn trích một số tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách xã hội. Thứ năm, cần tăng cường công tác quảng cáo, Marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, vô tuyến cũng như các phương tiện giao dịch hàng ngày để làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn loại hình hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ chọn ngân hàng là nơi gửi tiền và giao dịch. CHƢƠNG 2:
  11. 9 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc NHCSXH Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 50/QĐ- HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và khai trương đi vào hoạt động từ 30 tháng 05 năm 2003. Hiện nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế có 121 cán bộ công nhân viên, trong đó có 54 cán bộ tín dụng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức 152 điểm giao dịch tại 152 xã, phường, thị trấn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCSXH xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.3. Tình hình đội ngũ nhân c của chi nhánh
  12. 10 Bảng 2.1: Tình hình ao động tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Người 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng số ao động 121 120 121 -1 -0,83 1 0,83 1. Phân theo giới tính - Lao động nam 71 73 72 2 2,82 -1 -1,37 - Lao động nữ 50 47 49 -3 -6,00 2 4,26 2. Phân theo chuyên môn - Lãnh đạo 29 29 29 0 0,00 0 0,00 - Kế toán, ngân quỹ 29 28 29 -1 -3,45 1 3,57 - Tín dụng 36 38 38 2 5,56 0 0,00 - Hành chính tổ chức 23 23 23 0 0,00 0 0,00 - Kiểm soát 1 1 1 0 0,00 0 0,00 - Tin học 2 1 1 -1 -50,00 0 0,00 3. Phân theo trình độ - Đại học trở lên 95 99 103 4 4,21 4 4,04 - Cao đăng, trung cấp 2 1 0 -1 -50,00 -1 -100,00 - Sơ cấp + khác 23 21 18 -2 -8,70 -3 -14,29 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế 2021) 2.1.4. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh Bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm đều tăng. Năm 2019 tổng nguồn vốn là 2.774,5 tỷ đồng thì đến năm 2021 tăng lên thành 3.240,5 tỷ đồng. Tuy nhiên sự gia tăng chủ yếu nguồn vốn sử dụng là do Trung ương hỗ trợ tăng đều qua các năm. Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất có mức tăng trưởng qua 3 năm lần lượt là 21,99% và 13,15%. Về tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn Trung ương năm 2019 cao nhất trong 3 năm chiếm 82,82%, nhưng nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất thì năm 2021 cao nhất trong 3 năm là 16,34%.
  13. 11 Bảng 2.2: Tăng trƣởng nguồn vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Nguồn vốn cân đối chuyển 2.298.028 2.412.275 2.569.181 114.247 4,97 156.906 6,50 từ TW 2. Nguồn vốn huy động tại địa phương được 383.713 468.101 529.639 84.388 21,99 61.538 13,15 TW cấp bù lãi suất 3. Nguồn vốn ủy 92.773 114.623 141.671 21.850 23,55 27.048 23,60 thác đầu tư Tổng cộng 2.774.514 2.994.999 3.240.491 220.485 7,95 245.492 8,20 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh oanh của chi nhánh Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Tổng nguồn vốn 2.774.514 2.994.999 3.240.491 220.485 7,95 245.492 8,20 2. Doanh số cho vay 1.266.776 1.285.439 1.359.157 18.663 1,47 73.718 5,73 3. Doanh số thu nợ 1.046.098 1.067.474 1.113.292 21.376 2,04 45.818 4,29 4. Tổng dư nợ 2.772.998 2.988.780 3.234.234 215.782 7,78 245.454 8,21 5. Số khách hàng còn dư nợ 92.284 90.418 88.450 -1.866 -2,02 -1.968 -2,18 6. Mức cho vay bình quân 35,79 37,80 39,86 2,01 5,61 2,06 5,46 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Xây ng chính sách ãi suất * Lãi suất cho vay: * Lãi suất huy động:
  14. 12 Bảng 2.4: Lãi suất huy động tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: %/năm 2019 2020 2021 Chỉ tiêu Cá Cá Cá Tổ chức Tổ chức Tổ chức nhân nhân nhân 1. Lãi suất không kỳ 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 hạn 2. Lãi suất có kỳ hạn: - Dưới 12 tháng 5,5 5,5 4,0 4,0 4,0 3,7 - Từ 12 đến 24 tháng 6,8 6,8 5,8 5,8 5,5 4,8 - Trên 24 tháng 6,8 6,8 6,0 6,0 5,5 4,8 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.2. Tổ chức hoạt động huy động tiền gửi * Quy trình huy động tiền gửi qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn * Hình thức huy động tiền gửi Giao dịch tiền gửi được thực hiện tại điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch cố định trong tháng. Mức tiền gửi theo thoả thuận của các thành viên trong Tổ. Tiền gửi tiết kiệm có tác dụng thúc đẩy các thành viên của tổ thực hiện tiết kiệm để trả nợ gốc, lãi. Thủ tục tiết kiệm đơn giản, người gửi có thể trực tiếp rút tại điểm giao dịch hoặc tại phòng giao dịch. Tại các điểm giao dịch của NHCSXH tại các xã đều niêm yết bảng lãi suất huy động tiền gửi; trong buổi giao dịch, cán bộ ngân hàng vừa thực hiện nhiệm vụ giải ngân, thu gốc và lãi định kỳ, vừa tuyên truyền, hướng dẫn người dân gửi tiền tiết kiệm… 2.2.3. Mạng ƣới giao dịch và nguồn nhân c của tổ tiết kiệm và vay vốn NHCSXH ủy thác cho vay và huy động tiền gửi qua các tổ chức hội đoàn thể và quản lý việc ủy nhiệm của NHCSXH đối với các Tổ TK&VV theo quy định của NHCSXH. Tình hình hoạt động Tổ TK&VV và số hộ vay của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2019 - 2021 được trình bày ở bảng 2.5
  15. 13 Bảng 2.5: Tình hình phát triển Tổ TK&VV của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Tổ 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Hội Nông ân - Số tổ TK&VV 726 717 698 -9 -1,24 -19 -2,65 - Số hộ vay 26.292 25.638 24.960 -654 -2,49 -678 -2,64 - Số thành viên bình quân/tổ 36 36 36 - - - - 2. Hội Phụ n - Số tổ TK&VV 1.376 1.309 1.275 -67 -4,87 -34 -2,60 - Số hộ vay 54.274 52.047 51.254 -2.227 -4,10 -793 -1,52 - Số thành viên bình quân/tổ 39 40 40 1 2,54 - - 3. Hội C u chiến inh - Số tổ TK&VV 212 225 236 13 6,13 11 4,89 - Số hộ vay 7.198 7.654 7.956 456 6,34 302 3,95 - Số thành viên bình quân/tổ 34 34 34 - - - - 4. Đoàn thanh niên - Số tổ TK&VV 124 135 142 11 8,87 7 5,19 - Số hộ vay 4.294 4.876 5.123 582 13,55 247 5,07 - Số thành viên bình quân/tổ 35 36 36 -1 -2,89 - - Tổng số tổ 2.438 2.386 2.351 -52 -2,13 -35 -1,47 Tổng số hộ vay vốn 92.058 90.215 89.293 -1.843 -2,00 -922 -1,02 Số thành viên ình quân toàn 38 38 38 - - - - tỉnh/tổ (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.4. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ Bảng 2.6: Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ trong hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 +/- % +/- % I. Công tác tuyên truyền 1. Phát sóng truyền thanh Buổi 4 6 10 2 50,00 4 66,67 2. Biển quảng cáo, pa nô, áp phích Cái 0 0 0 0 0 3. Bài đăng báo TT-Huế, Báo PL Bài 3 5 8 2 66,67 3 60,00 II. Công tác hỗ trợ khách hàng 1. Trả lời trực tiếp, qua điện thoại Lượt 26.520 32.400 34.550 5.880 22,17 2.150 6,64 2. Cung cấp tài liệu, tờ rơi Bộ 2.486 2.438 2.386 -48 -1,93 -52 -2,13 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế)
  16. 14 2.2.5. Công tác kiểm tra giám sát Bảng 2.7: Tình hình kiểm tra và giải quyết khiếu nại trong hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Kiểm tra giám sát đợt 4 4 4 0 0,0 0 0,0 2. Giải quyết khiếu nại lần 25 32 28 7 28,0 -4 -12,5 3. Tổng số giải quyết lần 25 32 28 7 28,0 -4 -12,5 khiếu nại 4. Tỷ lệ giải quyết (%) % 100 100 100 0 - 0 - (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.6. Kết quả hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn 2.2.6.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi Bảng 2.8: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Huy động tiền gửi qua 222.154 240.578 278.208 18.424 8,29 37.630 15,64 tổ TK&VV 2. Huy động tiền gửi của 161.557 227.522 251.431 65.965 40,83 23.909 10,51 tổ chức cá nhân Tổng vốn huy động tiền 383.711 468.100 529.639 84.389 21,99 61.539 13,15 gửi tại địa phƣơng (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.6.2. Tỷ lệ hộ gửi tiết kiệm qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn
  17. 15 Bảng 2.9: Tỷ ệ các hộ gia đình gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Hộ vay vốn 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng số hộ tham gia Tổ TK&VV Số hộ vay vốn 92.058 90.215 89.293 -1.843 -2,00 -922 -1,02 Số hộ gửi tiết kiệm 61.884 66.949 72.019 5.065 8,18 5.070 7,57 Tỷ lệ hộ tiết kiệm/vay vốn (%) 67,22 74,21 80,65 6,99 - 6,44 - Trong đó: Hội nông dân Số hộ vay vốn 26.292 25.638 24.960 -654 -2,49 -678 -2,64 Số hộ gửi tiết kiệm 16.164 17.366 19.132 1.202 7,44 1.766 10,17 Hội phụ nữ Số hộ vay vốn 54.274 52.047 51.254 -2.227 -4,10 -793 -1,52 Số hộ gửi tiết kiệm 37.792 40.363 42.592 2.571 6,80 2.229 5,52 Hội cựu chiến binh Số hộ vay vốn 7.198 7.654 7.956 456 6,34 302 3,95 Số hộ gửi tiết kiệm 4.946 5.694 6.347 748 15,12 653 11,47 Đoàn Thanh niên Số hộ vay vốn 4.294 4.876 5.123 582 13,55 247 5,07 Số hộ gửi tiết kiệm 2.982 3.526 3.948 544 18,24 422 11,97 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.6.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi * Cơ cấu huy động tiền gửi phân theo các Tổ chức đoàn thể Bảng 2.10: Cơ cấu huy động tiền gửi theo các tổ chức đoàn thể tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng huy động tiền gửi 222.153 240.577 278.208 18.424 8,29 37.631 15,64 qua Tổ TK&VV Hội nông dân 54.627 62.138 73.208 7.511 13,75 11.070 17,82 Hội phụ nữ 138.284 144.872 164.467 6.588 4,76 19.595 13,53 Hội cựu chiến binh 18.056 20.475 24.438 2.419 13,40 3.963 19,36 Đoàn Thanh niên 11.186 13.092 16.095 1.906 17,04 3.003 22,94 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế)
  18. 16 * Cơ cấu huy động tiền gửi phân theo địa àn Bảng 2.11: Cơ cấu huy động tiền gửi theo địa àn tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng huy động tiền 222.153 240.578 278.208 18.425 8,29 37.630 15,64 gửi qua Tổ TK&VV 1. Thành phố Huế 34.564 36.276 68.175 1.712 4,95 31.899 87,93 2.Huyện Phong Điền 28.466 29.950 29.798 1.484 5,21 -152 -0,51 3. Huyện Quảng Điền 23.234 25.220 29.927 1.986 8,55 4.707 18,66 4. Huyện Hương Trà 29.247 30.442 29.160 1.195 4,09 -1.282 -4,21 5. Huyện Phú Vang 35.214 40.639 31.059 5.425 15,41 -9.580 -23,57 6. Huyện Hương Thủy 25.511 26.910 30.640 1.399 5,48 3.730 13,86 7. Huyện Phú Lộc 23.593 25.125 29.154 1.532 6,49 4.029 16,04 8. Huyện Nam Đông 15.675 18.525 22.070 2.850 18,18 3.545 19,14 9. Huyện A Lưới 6.649 7.491 8.225 842 12,66 734 9,80 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) * Cơ cấu huy động tiền gửi phân theo kỳ hạn Hiện nay, đối với nguồn vốn huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại NHCSXH nói chung và chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đều áp dụng theo hình thức huy động với mức lãi suất không kỳ hạn. 2.2.6.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động tiền gửi Bảng 2.12: Tỷ ệ hoàn thành kế hoạch huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tiết kiệm qua tổ 222.153 240.577 278.208 18.424 8,29 37.631 15,64 TK&VV (thực tế) Kế hoạch 245.066 257.010 294.440 11.944 4,87 37.430 14,56 Tỷ lệ hoàn thành 90,65 93,61 94,49 2,96 - 0,88 - (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế)
  19. 17 2.2.6.5. Chi phí cho hoạt động huy động tiền gửi Bảng 2.13: Chi phí cho hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Chi phí trả lãi 505 488 498 -17 -3,37 10 2,05 Chi phí hoa hồng cho Tổ 2.114 2.079 2.387 -35 -1,66 308 14,81 Chi phí khác… 997 1.358 1.902 361 36,21 544 40,06 Tổng chi phí 3.616 3.925 4.787 309 8,55 862 21,96 (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.2.6.6. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dung vốn Bảng 2.14: Hệ số sử ụng vốn huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Tiêu chí 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1.Vốn HĐ tiền gửi 222.153 240.577 278.208 18.424 8,29 37.631 15,64 2.Tổng vốn huy động 2.774.514 2.994.999 3.240.491 220.485 7,95 245.492 8,20 3.Tổng dư nợ 2.772.998 2.988.780 3.234.234 215.782 7,78 245.454 8,21 4. Hệ số sử dụng vốn (%) Theo vốn huy động 8,01 8,05 8,60 0,04 - 0,55 - tiền gửi Theo tổng vốn huy 99,95 99,79 99,81 -0,15 - 0,01 - động (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI QUA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.3.1. Một số kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Hạn chế tồn tại
  20. 18 Thứ nhất, Tổ TK&VV được thành lập trên địa bàn thôn, xóm nhưng do nhiều nơi địa bàn thôn, xóm rộng nên khó khăn trong việc hoạt động và quản lý thu tiền gửi tiết kiệm của Tổ TK&VV; Thứ hai, ở một số nơi chính quyền, tổ chức CT – XH nhận ủy thác và NHCSXH chưa phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV từ khâu thành lập, tuyên truyền vận động đến kiểm tra, giám sát, đặc biệt trong việc xử lý việc chiếm dụng tiền gửi của Tổ viên. Thứ ba, sinh hoạt huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV nhiều nơi không hiệu quả như không tổ chức sinh hoạt huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV theo đúng qui ước hoạt động của Tổ. Thứ tư, đội ngũ cán bộ ngân hàng và Ban quản lý các Tổ TK&VV là đầu mối chịu trách nhiệm về hoạt động huy động tiền gửi và cho vay, tuy nhiều còn nhiều trường hợp năng lực còn yếu kém. Thứ năm, công tác tuyên tuyền, vận động, đôn đốc, giám sát và thực hiện các nội dung khác theo quy ước hoạt động tiền gửi của Tổ TK&VV còn nhiều hạn chế. Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát tại một số nơi đối việc tổ chức thành lập, họp sinh hoạt hàng tháng, bình bầu xếp loại của các Tổ TK&VV thiếu sự tham gia của Hội đoàn thể cấp xã, huyện. Thứ bảy, năng lực và trình độ nhận thức của nhiều Ban quản lý Tổ TK&VV yếu kém, không đủ khả năng để làm cầu nối giữa NHCSXH với tổ viên gửi tiền tiết kiệm. Thứ tám, sản phẩm huy động vốn còn chưa đa dạng. Sản phẩm huy động vốn của NHCSXH chỉ bó gọn trong sản phẩm tiết kiệm gửi một lần rút gốc một lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2