Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích đánh giá công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Bắc Đăk Lăk, sẽ có những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho tiêu dùng tại BIDV Bắc Đăk Lăk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THANH TUẤN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Phản biện 1: TS. ĐẶNG TÙNG LÂM Phản biện 2: PGS.TS. LÊ ĐỨC NIÊM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên địa bàn tây nguyên những năm gần đây kinh tế phát triển tốt, đời sống mọi người được nâng cao. Giờ người dân không còn chỉ mua những hàng hóa thiết yếu phục vụ cho cuộc sống, mà đã vươn tới những hàng hóa xa xỉ có giá trị cao. Nên nhu cầu vay vốn để phục vụ mục đích tiêu dùng trên địa bàn là rất cao. Nó được thể hiện qua mức dư nợ cho vay mục đích tiêu dùng tăng liên tục qua các năm, đã đóng góp một phần không nhỏ trong tổng lợi nhuận cho các ngân hàng trên địa bàn. BIDV Bắc Đăk Lăk cũng đã nắm bắt cơ hội phát triển này để đưa ra các giải pháp để tăng trưởng mức dư nợ về cho vay tiêu dùng trên địa bàn, nhằm tạo ra lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này. Và chi nhánh cũng đã có được những thành công nhất định về dư nợ và lợi nhuận. Theo số báo cáo thổng kết năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Đăk Lăk, tại 31/12/2018 tổng dư nợ cho vay của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk đạt là 90.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ tại địa bàn chi nhánh Bắc Đăk Lăk quản lý bao gồm Huyện Krông Buk, Huyện EaHleo, Huyện Krông Năng và TX Buôn Hồ là 21,6 ngàn tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại địa bàn chi nhánh quản lý là 6.130 tỷ đồng. Tại 31/12/2018 dư nợ cho vay khách tiêu dùng tại BIDV Bắc Đăk Lăk là 1.376 tỷ đồng chiếm 22.45% thị phần cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, theo số cho vay tiêu dùng của BIDV Bắc Đăk Lăk thì từ năm 2016 đến 2018 dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh tăng từ 1.102 tỷ đồng lên 1.376 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 125%) đây là một số liệu đáng khích lệ nhưng đi cùng sự tăng trưởng dư nợ là sự gia tăng về nợ xấu từ 6,8 tỷ đồng lên 17.5 tỷ đồng (tỷ lệ tăng là 257%) và chiếm 1.27% trên tổng dư nợ
- 2 cho vay tiêu dùng tại thời điểm năm 31/12/2018. Theo số liệu ở trên thì ngoài những lợi ích mà chi nhánh có được từ việc tăng trưởng tín dụng thì cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với chi nhánh là phải kiểm soát được rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Vì muốn phát triển hiệu quả và bền vững thì ta phải kiểm soát được các rủi ro có thể xẩy ra. Xuất phát từ thực tế trên đồng thời dựa trên khoảng trống nghiên cứu, tôi chọn đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk” cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Để đề tài nghiên cứu có được kết quả tốt và đáp ứng nhu cầu nghiên cứu chúng ta cần phải làm rõ được mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau: a. Mục tiêu chung Mục tiêu chung là trên cơ sở phân tích đánh giá công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Bắc Đăk Lăk, sẽ có những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho tiêu dùng tại BIDV Bắc Đăk Lăk. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, ta đưa ra được những nhiệm vụ cụ thể cho đề tài nghiên cứu là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2016-2018 và hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk
- 3 - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk. c. Câu hỏi nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời một số câu hỏi chủ yếu sau: - Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng có những đặc điểm gì? - Hoạt động kiếm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng bao gồm các nội dung gì? Có thể phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng qua các tiêu chí nào? - Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk được thực hiện như thế nào? Những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của hoạt động kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk là gì? - Cần phải làm gì để hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những vấn đề liên quan thực tiễn hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Đăk Lăk, cụ thể như sau: + Tình hình áp dụng các quy trình quy định trong cho vay tiêu dùng tại BIDV Bắc Đăk Lăk. Mối quan hệ liên quan giữa các bộ phận quản lý khách hàng, quản trị tín dụng, quản lý rủi ro và bộ phận
- 4 giao dịch khách hàng trong quá trình cho vay tiêu dùng, + Thực tiễn công tác thẩm định thông tin về khách hàng vay tiêu dùng dựa trên nhiều kênh thông tin khác nhau. Từ các thông tin của Ngân hàng nhà nước thông qua trung tâm CIC, thông tin về mức độ uy tín của khách hàng trên địa bàn sinh sống... + Thực trạng các yếu tố liên quan về kinh tế, chính trị, xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các khoản vay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được chia làm 03 nội dung như sau: + Về nội dung nghiên cứu: Phạm vi tiếp cận của đề tài là nghiên cứu vấn đề kiểm soát RRTD mà không tiếp cận dưới góc độ toàn bộ quá trình quản trị rủi ro tín dụng. + Về không gian: Tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Đăk Lăk + Về thời gian: Thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong khoảng thời gian 2016 - 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là một phần rất quan trọng cho một đề tài nghiên cứu, nên cần phải đưa ra được những phương pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dung tại BIDV Bắc Đăk Lăk, cụ thể là: - Điều tra thu thập số liệu dựa trên số liệu thứ cấp và sơ cấp: + Thu thập số liệu thứ cấp về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng bằng cách khai thác các báo cáo định kỳ của BIDV Việt Nam về kiểm soát rủi ro + Điều tra thu thập số liệu sơ cấp và các dữ liệu khác thông
- 5 qua việc phỏng vấn cán bộ tại BIDV và qua các kênh thông tin truyền thông khác - Phương pháp phân tích, so sánh dựa trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ các báo cáo tổng hợp của ngân hàng, tác giả tiến hành so sánh, phân tích dữ liệu nhằm đưa ra các kết quả nghiên cứu cho đề tài. Đối chiếu số liệu đã xử lý để đi đến những kết luận, khuyến nghị và đánh giá tình hình. 5. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Rủi ro, một thuật ngữ rất phổ biến đối với mọi người. Nó dùng để diễn tả một sự không chắc chắn của một việc nào đó. Nhất là trong lĩnh vực kinh tế rủi ro lại càng phổ biến hơn nữa, nó luôn luôn song hành cùng với lợi nhuận tạo thành một cặp trong mọi quyết đinh của lĩnh vực kinh tế. Nhưng rủi ro và lợi nhuận lại đối lập nhau, lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi ro càng lớn. Nên đặt ra một tình huống là phải tìm ra các gải pháp để tạo ra mức lợi nhuận cao nhất trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, người ta gọi đó là Quản trị rủi ro. Mà trong
- 6 quản trị rủi ro thì Kiểm soát rủi ro là một phần rất quan trọng. Trong lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực được gọi là ngành nghề kinh doanh rủi ro thì việc kiểm soát rủi ro tín dụng là rất quan trọng để ngân hàng có thể tăng trưởng ổn định và bền vững. Nên đã có rất nhiều các công trình và tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này như: Bài viết của tác giả Phạm Xuân Hòe và cộng sự (2014), “Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam Bài viết của tác giả Nguyễn Quang Hiện, (2015) “Bàn về giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng”, Tạp chí Tài chính số 12, năm 2015. Bài viết: “Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại” của ThS. Lê Thị Thu Hương – Đại Học Kỹ Thuật – Hậu cần Công an Nhân dân được đăng trên tải trên trang web: tapchitaichinh.vn. Bài viết: “Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của ThS. Ngô Thị Thu Mai, ThS. Nguyễn Ngọc Bích – Đại học Kinh tế & Quản Trị Kinh doanh Thái Nguyên được đăng tải trên trang web: tapchitaichinh.vn Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mai Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng chi nhánh Đà Nẵng”, năm 2018, luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của tác giả Nguyễn Thị Giang, Đại học Đà Nẵng. Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hằng hải Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng của tác giả Nguyễn Thị Duy Hiền, năm 2017, Đại Học Đà Nẵng. Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện
- 7 Đăk Tô, tỉnh Kon Tum”, năm 2016, luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Dung, Đại học Đà Nẵng. Đề tài “Quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Hùng Vương, thành phố Đà Nẵng”, năm 2014, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Dương Thị Thanh Nga, Đại học Đà Nẵng. Đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn EAKPAM Đăk Lăk”. Tác giả Nguyễn Tuấn Anh Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Đà Nẵng 2015. Qua các đề tài nghiên cứu của các tác giả tại Trường đại học Đà Nẵng và các bài viết trên các tạp chí Kinh tế. Về mặt nội dung các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận khá đầy đủ về rủi ro chung, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng và làm rõ nội dung về kiểm soát rủi ro trong NHTM. Tôi hiện đang công tác tại Ngân hàng Thương mai Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk nên về mặt nội dung của công tác Kiểm soát rủi tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại đơn vị tôi thì các bài viết và các đề tài của các tác giả trên đã đưa ra khá đầy đủ và chính xác. Nhưng về mặt thực tế thì các đề tài nghiễn cứu trên không thể áp dụng một cách hiệu quả đối với đơn vị của tôi đang công tác, vì nó có sự khác biệt về tình hình đặc thù của các đơn vị về các nhân tố bên trong và bên ngoài là khác nhau. Đây là khoảng trổng nghiên cứu nên tôi muốn thực hiện một đề tài nghiên cứu về “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng“ tại đơn vị mình để có thể ứng dụng tốt hơn các cơ sở lý luận ở trên vào tình hình thực tiễn của đơn vị mình.
- 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng a. Khái niệm cho vay b. Nguyên tắc cho vay - Nguyên tắc vay đúng mục đích - Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay - Nguyên tắc trả đúng hạn c. Phân loại cho vay của NHTM - Dựa vào kỳ hạn cho vay - Dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay (hay là mức độ tín nhiệm của khách hàng) - Dựa vào mục đích sử dụng vốn vay - Dựa vào phương thức vay 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương mại a. Khái niệm rủi ro tín dụng b. Phân loại rủi ro tín dụng - Dựa vào các nguyên nhân phát sinh rủi ro - Dựa vào tính chất của nguyên nhân rủi ro - Dựa vào tác động lên danh mục tín dụng c. Tác động của rủi ro tín dụng - Đối với Ngân hàng thương mại - Đối với nền kinh tế - Đối với khách hàng
- 9 1.1.3. Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung: - Nhận diện rủi ro tín dụng - Đo lường rủi ro tín dụng - Kiểm soát RRTD - Tài trợ rủi ro tín dụng 1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng - Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng mang tính tất yếu - Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng mang tính gián tiếp - Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng rất đa dạng, phức tạp - Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng không dễ phân tán 1.2.2. Khái niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 1.2.3. Nội dung hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Tiêu dùng - Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dung - Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dung - Giảm thiểu tổn thất trong cho vay tiêu dung - Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dung - Đa dạng hóa danh mục trong cho vay tiêu dung 1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM a. Tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay b. Biến động trong cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ của các khoản cho vay c. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các khoản cho vay d. Tỷ lệ xóa nợ ròng của các khoản cho vay
- 10 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.3.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng cho vay a. Chính sách tín dụng của Ngân hàng b. Quy trình tín dụng của Ngân hàng c. Vận dụng các nguyên tắc quản lý tín dụng - Sàng lọc và giám sát khách hàng - Quan hệ khách hàng lâu dài - Bảo đảm bằng tài sản và số dư bù - Hạn chế tín dụng d. Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng e. Năng lực tài chính và trang bị công nghệ Ngân hàng 1.3.2. Nhân tố bên ngoài Ngân hàng a. Nhân tố từ phía khách hàng b. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên c. Môi trường kinh tế d. Môi trường pháp lý KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề nghiên cứu trọng tâm sau đây: - Hệ thống hóa và phân tích các vấn đề về rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng. - Trình bày nội dung công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM và khuyến nghị các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM. - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM bao gồm các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.
- 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV - chi nhánh Bắc Đắk Lắk 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV - Chi nhánh Bắc ĐắkLắk 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - chi nhánh Bắc ĐắkLắk a. Hoạt động huy động vốn BIDV - chi nhánh Bắc Đắk Lắk Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV - chi nhánh Bắc Đắk Lắk giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ( tỷ ) (%) ( tỷ ) (%) ( tỷ ) (%) Tiền gởi thanh toán 178 15,16 209 16,97 248 16,88 Tiền gởi có kỳ hạn 516 43,95 456 37,01 381 25,94 dưới 12 tháng Tiền gởi có kỳ hạn 480 40,89 567 46,02 840 57,18 từ 12 tháng trở lên Phát hành GTCG 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 1.174 1.232 1.469 Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh từ năm 2016-2018
- 12 Biểu đồ 2.1 Tỷ đồng 2,000 1,000 - Năm Năm Năm 2016 2017 2018 Series1 1,174 1,232 1,469 Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Việt Nam - chi nhánh Bắc ĐắkLắk giai đoạn 2016 - 2018 b. Hoạt động cho vay BIDV - chi nhánh Bắc Đắk Lắk Bảng 2.2. Tình hình dư nợ củaBIDV - chi nhánh Bắc Đắk Lắk giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số Tỷ Số Tỷ Tỷ Chỉ tiêu dư nợ Số tiền tiền trọng tiền trọng trọng (tỷ) (tỷ) (%) (tỷ) (%) (%) Ngắn hạn 2.962 81,24 3.632 83,97 4.066 86,16 Trung và dài hạn 684 18,76 693 16.03 653 13,84 Tổng cộng 3.646 4.325 4.719 Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh từ năm 2016-2018 Biểu đồ 2.2 Tỷ đồng 6,000 4,000 2,000 - Năm Năm Năm 2016 2017 2018 Trung dài hạn 684 693 653 Ngắn hạn 2,962 3,632 4,066 Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ của BIDV - chi nhánh Bắc ĐắkLắk giai đoạn 2016-2018
- 13 c. Hoạt động dịch vụ của BIDV – chi nhánh Bắc Đắk Lắk Bảng 2.3. Kết quả hoạt động dịch vụ của BIDV Việt Nam - chi nhánh Bắc Đắk Lắk giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) Dịch vụ thanh toán 6,865 63,5 7,182 59,8 7,100 58.7 Dịch vụ bảo lãnh 0,806 7,4 0,847 7,1 0,820 6.8 Dịch vụ thẻ 0,833 7,7 1,125 9,3 0,849 7 Dịch vụ Ngân quỹ 0,921 8,5 1,193 9,9 1,222 10.1 Thu phí hoa hồng bảo hiểm Dịch vụ BSMS 0,967 8,9 1,133 9,4 1,550 12.8 Dịch vụ khác 0,418 3,8 0,518 4,3 0,534 4.4 Tổng 10,810 11,998 12,075 (Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh từ năm 2016-2018) d. Kết quả tài chính Bảng 2.4. Chênh lệch thu chi của BIDV Việt Nam - chi nhánh Bắc Đắk Lắk giai đoạn 2016-2018 ĐVT: tỷ đồng Tăng, giảm Tăng, giảm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Chênh lệch 114 132 145 18 15,79% 13 9.85% thu-chi Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Việt Nam - chi nhánh Bắc Đắk Lắk
- 14 Biểu đồ 2.3 150,000 Tỷ đồng 100,000 50,000 - Năm Năm Năm 2016 2017 2018 Lợi nhuận trước thuế 98,785 117,300 139,150 Biểu đồ 2.3. Tình hình lợi nhuận trước thuế của BIDV Việt Nam – chi nhánh Bắc ĐắkLắk giai đoạn 2016-2018 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 2.2.1. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Tiêu dùng tại BIDV – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk 2.2.2. Những biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng mà BIDV- Chi nhánh Bắc Đăk Lăk đã triển khai trong thời gian qua và tình hình thực hiện a. Thực trạng công tác thẩm định và quy trình tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Bắc Đăk Lăk Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập Báo cáo đề xuất cấp tín dụng Cán bộ quan hệ khách hàng (QLKH) thực hiện các nội dung: Bước 2: Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng Bước 3: Thẩm định rủi ro Bước 4: Phê duyệt cấp tín dụng Bước 5: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt Bước 6: Giải ngân Bước 7: Sau giải ngân thực hiện giám sát và kiểm soát
- 15 b. Thực trạng công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Việc kiểm tra giám sát khoản vay sau khi giải ngân được thực hiện kịp thời thông qua công tác: + Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ + Kiểm tra tình trạng hiện tại của tài sản hình thành từ vốn vay tại hiện trường + Kiểm tra tình hình tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng: c. Đa dạng hóa danh mục cho vay d. Triển khai công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH vay tiêu dùng e. Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp khi có rủi ro tín dụng xảy ra * Theo dõi giám sát khoản vay * Rà soát và xét lại tài sản bảo đảm nợ vay * Biện pháp khách hàng tự trả nợ: * Biện pháp vận động khách hàng trả nợ * Thanh lý bán tài sản bảo đảm * Khởi kiện * Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro f. Xây dựng và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng 2.2.3. Thực trạng kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Đăk Lăk a. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ Triệu đồng 1,102,418 1,470,883 1,376,012 Nợ xấu Triệu đồng 6,821 12,231 17,512 Tỷ lệ nợ xấu % 0.62% 0.83% 1.27% (Nguồn: Phòng quản lý nộ bộ BIDV Bắc Đăk Lăk)
- 16 b. Biến động trong cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ các khoản vay tiêu dùng c. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay tiêu dùng Bảng 2.8. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay tiêu dùng Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu tính 2016 2017 2018 Tổng dư nợ Triệu đồng 1,102,418 1,470,883 1,376,012 Số dư trích lập Triệu đồng 2,018 6,692 3,921 dự phòng Tỷ lệ nợ xấu phát % 0.18% 0.45% 0.28% sinh trong kỳ (Nguồn: Phòng QLNB – BIDV Bắc Đắk Lắk) c. Tỷ lệ nợ ròng xử lý Rủi ro các khoản vay tiêu dùng Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ ròng xử lý Rủi ro các khoản vay tiêu dùng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ Triệu đồng 1,102,418 1,470,883 1,376,012 Dư nợ ròng xử Triệu đồng 940 1,530 5,304 lý rủi ro Tỷ lệ nợ ròng % 0.09% 0.10% 0.39% xử lý rủi ro (Nguồn: Phòng QLNB – BIDV Bắc Đắk Lắk) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 2.3.1. Kết quả về thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng đã đạt đƣợc tại Chi nhánh Bắc Đăk Lăk. - Chính sách tín dụng đã được thực hiện đồng bộ hiệu quả
- 17 - Chất lượng tín dụng đã được kiểm soát khá chặt chẽ và toàn diện - Trình độ chuyên môn của cán bộ ngày càng nâng cao hơn 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Bắc Đăk Lăk - Quá trình kiểm soát rủi ro còn ưu tiên dựa vào giá trị tài sản bảo đảm - Việc tuân thủ các bước trong quy trình tín dụng trong nhiều trường hợp chưa hoàn toàn chặt chẽ - Chưa thực hiện đúng mức yêu cầu phân tán rủi ro trong cho vay vay - Việc xếp hạng tín dụng nội bộ còn nhiều hình thức - Thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát rủi ro chưa được đầy đủ, hệ thống - Nguồn nhân lực tại chi nhánh chưa ổn định 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại * Nguyên nhân bên trong: - Việc kiểm soát chất lượng thông tin chưa cao - Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng chưa đồng đều - Đối với các khoản vay tín chấp các cán bộ vẫn chưa thường xuyên theo dõi. - Chưa thực sự chú trọng đến công tác đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ - Việc kiểm tra giám sát và quản lý vốn vay được thực hiện còn chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời - Việc bố trí nhân sự, phân phối nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập. * Nguyên nhân bên ngoài: - Môi trường pháp lý và các thay đổi về cơ chế chính sách:
- 18 - Những yếu tố từ môi trường kinh tế - Điều kiện kinh tế cũng có nhiều biến động - Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trọng tâm trong chương 2 của luận văn là đánh giá, phân tích thực trạng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Bắc Đăk Lăk. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn đã tiến hành một số nội dung nghiên cứu sau: - Đánh giá phân tích thực trạng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Bắc Đăk Lawk trong thời gian vừa qua. - Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh thông qua các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Tiêu dùng đã nêu ở chương 1. - Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh trong thời gian qua và phân tích nguyên nhân của những hạn chế nói trên. - Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để xây dựng các đề xuất, giải pháp và khuyến nghị trong việc hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Bắc Đăk Lăk.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn