intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình; đề xuất giải pháp mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ------------ PHẠM ĐỨC CƢỜNG - C01044 MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS-TS. LƢU THỊ HƢƠNG HÀ NỘI - NĂM 2019
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương “… Trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn… tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc tế. Phấn đấu tăng số hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo…”. NHCSXH được thành lập năm 2002 trên cơ sở hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một cơ chế tài trợ phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội. Sự ra đời của NHCSXH đã tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi, giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước quen dần với nền sản xuất hàng hóa. Trong bối cảnh Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Trong đó, xác định đào tạo bậc đại học, cao đẳng và đào tạo nghề nghiệp với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội đang là vấn đề có tính quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại ở nước ta hiện nay là có một tỷ lệ không nhỏ số HSSV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề có hoàn cảnh khó khăn, nếu không được sự hỗ trợ của Nhà nước thì bộ phận HSSV này khó có thể theo học được, Nhà nước sẽ mất đi một số lượng lớn 1
  3. nhân tài, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi hải đảo không có điều kiện tiếp nhận được cán bộ. Một trong những chương trình trọng điểm của NHCSXH là chương trình tín dụng đối với HSSV. Đây là một chính sách rất có ý nghĩa cả về kinh tế, cả về chính trị, hợp lòng dân nhất là nông dân vùng khó khăn có con em đi học. Tính đến ngày 31/12/2018, NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã giải ngân cho hơn 108 nghìn lượt HSSV vay vốn, hơn 49 nghìn HSSV đang vay vốn đi học với tổng dư nợ gần 790 tỷ đồng; tín dụng đối với HSSV thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ dân trí, cung cấp nhân lực có đào tạo cho đất nước và tỉnh Ninh Bình, trực tiếp là cho nhiều con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, tín dụng đối với HSSV của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu mở rộng của chi nhánh và nhu cầu tín dụng của HSSV. Để khẳng định vai trò to lớn đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và cũng để phát triển bền vững, tiếp tục mở rộng tín dụng đối với HSSV là một đòi hỏi thiết yếu đối với NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Là một cán bộ công tác tại chi nhánh, với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề cấp bách của thực tiễn, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất giải pháp mở rộng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mở rộng tín dụng đối với HSSV của Ngân hàng Chính sách. 2
  4. - Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất giải pháp tiếp tục mở rộng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mở rộng tín dụng đối với HSSV. - Phạm vi nghiên cứu: Mở rộng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2018 và định hướng đến năm 2025. Đề tài được nghiên cứu trên giác độ chi nhánh NHCSXH. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên những tư liệu thực tiễn của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp thống kê và so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu, để thấy được những kết quả đạt được và hạn chế trong việc mở rộng tín dụng đối với HSSV. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với HSSV, rút ra nguyên nhân và tìm hướng giải quyết. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm 3 chương. Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách. Chƣơng 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với học sinh sinh viên tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. 3
  5. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách 1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng Chính sách NHCS là loại hình Ngân hàng chuyên biệt được các Chính phủ thiết lập với hoạt động chủ yếu là cho vay ưu đãi đối với các đối tượng khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế thuộc diện chính sách. NHCS có những đặc trưng cơ bản sau: - Mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận: Khách hàng của NHCS phần lớn là những đối tượng hầu như không thể tiếp cận được với vốn tín dụng thông thường của các NHTM. Chính vì lẽ đó, NHCS thường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động của NHCS là nhằm xóa đói giảm nghèo. - Đối tượng vay vốn là những khách hàng dễ bị tổn thương: Đối tượng khách hàng của NHCS có thể là: hộ nghèo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội khác. Đây là những khách hàng rất ít có các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; là các khách hàng dễ bị tổn thương, cần có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự cải thiện điều kiện sống của chính họ. - Nguồn vốn chủ yếu từ NSNN: Nguồn vốn của NHCS được tạo lập theo các hình thức như: Cấp vốn điều lệ và hàng năm được Ngân sách Trung ương, địa phương cấp để thực hiện các chương trình tín dụng cho các đối 4
  6. tượng chính sách theo vùng, theo đối tượng; Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ; Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu hoặc từ Quỹ tiết kiệm bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng chính sách. - Rủi ro tín dụng lớn: Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM… nên NHCS cũng có những đặc thù về sử dụng vốn. 1.1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHCS Các hoạt động cơ bản của ngân hàng bao gồm: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác. a. Huy động vốn (1) Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp (2) Nguồn trái phiếu Chính phủ (3) Vốn do Ngân sách các địa phương hỗ trợ (4) Vốn vay lãi suất thấp: Vốn vay ODA, vốn vay Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước. (5) Vốn huy động khác b. Sử dụng vốn - Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay chủ yếu của NHCS là cho vay theo các chương trình chính sách của Nhà nước với những điều kiện ưu đãi nhất định về thủ tục, tài sản đảm bảo, thế chấp cũng như về lãi suất thấp hơn so với các NHTM. Hoạt động cho vay của NHCS chủ yếu là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Phân loại hoạt động cho vay: Phân loại theo thời gian, Phân loại theo hình thức đảm bảo, Phân loại theo đối tượng cho vay. 5
  7. 1.1.2. Hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCS 1.1.2.1. Khái quát về HSSV Căn cứ Điều 83, Mục I, Chương V của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 thì khái niệm HSSV được hiểu như sau: Học sinh là người học tại các lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học. Sinh viên là người học tại các trường cao đẳng, trường đại học. Từ khái niệm trên, học viên thống nhất sử dụng thuật ngữ “học sinh, sinh viên” trong quá trình trình bày các nội dung của luận văn với ý nghĩa là tên gọi của những người đang học ở bậc đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học, không bao gồm những người đang học ở bậc học phổ thông. 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCS a. Khái niệm và đặc điểm tín dụng đối với HSSV Hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCS là loại hình cho vay đối với đối tượng đặc biệt là HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Tín dụng đối với HSSV là việc NHCS sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay HSSV đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học nghề vay nhằm mua sắm phương tiện học tập, đóng học phí và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường. Theo đó, NHCS cho vay trực tiếp hoặc ủy thác cho vay qua các tổ chức trung gian cho khách hàng là HSSV. Tín dụng đối với HSSV có các đặc điểm sau: Một là, tín dụng đối với HSSV vừa chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, vừa thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước Hai là, Người vay vốn không phải là người trực tiếp sử dụng vốn vay Ba là, Thủ tục và quy trình cho vay phải đơn giản, thuận tiện để HSSV có thể tiếp cận được với tín dụng Ngân hàng một cách dễ dàng. Bốn là, phải có phương thức cho vay và huy động vốn phù hợp với yêu cầu quản lý một khối lượng khách hàng lớn với những món giao dịch nhỏ. 6
  8. b. Hình thức tín dụng đối với HSSV: Việc cho vay đối với HSSV được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCS. Trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại NHCS nơi nhà trường đóng trụ sở. c. Quy trình tín dụng đối với HSSV - Hộ gia đình: Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay đối với HSSV (1) (6) Tổ Tiết kiệm và Người vay vay vốn (6) Tổ chức chính trị (7) (2) (5) xã hội (3) (5) Ngân hàng Chính Ban giảm nghèo sách xã, UBND xã (4) - HSSV mồ côi vay trực tiếp tại NHCS Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi gửi NHCS nơi nhà trường đóng trụ sở. Bước 2: Nhận được hồ sơ xin vay, NHCS xem xét cho vay. 1.2. MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.2.1. Khái niệm mở rộng tín dụng đối với HSSV Mở rộng tín dụng HSSV là việc ngân hàng thực hiện tăng trưởng theo chiều rộng tạo ra sự gia tăng về mặt quy mô, khối lượng, số lượng tín dụng 7
  9. nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của HSSV và được HSSV sử dụng để trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trường, giúp HSSV giải quyết những khó khăn trong học tập để tiếp tục theo học, giải quyết những khó khăn cho cha mẹ HSSV, đồng thời sau nay ra trường có việc làm thu nhập trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi vay đầy đủ và đúng hạn. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với HSSV 1.2.2.1. Quy mô cho vay - Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Đối với NHCS, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới HSSV. - Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đối với HSSV của NHCS so sánh với việc cho vay các đối tượng chính sách khác. - Dư nợ bình quân một HSSV và tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân: Chỉ tiêu này cho ta biết số tiền ngân hàng hiện đang cho vay đối với một HSSV bình quân năm nay và tăng giảm so với năm trước là bao nhiêu. 1.2.2.2. Số lượng HSSV - Số lượng HSSV được vay vốn ngân hàng: Chỉ tiêu số lượng HSSV được vay vốn ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá về sự tiếp cận của khách hàng HSSV đối với công tác tín dụng. - Tỷ lệ HSSV phân theo cấp bậc đào tạo, đối tượng thụ hưởng và vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác tín dụng chính sách đối với HSSV ở từng cấp bậc đào tạo, theo từng đối tượng thụ hưởng và từng vùng kinh tế trong tỉnh. 8
  10. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.3.1. Nhân tố chủ quan - Chính sách tín dụng. - Quy trình tín dụng. - Chất lượng nhân sự. - Chất lượng tín dụng. - Quản trị rủi ro tín dụng. - Sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội. - Huy động vốn. - Công tác thông tin tuyên truyền. 1.3.2. Nhân tố khách quan - Khách hàng. - Chính sách vĩ mô. - Môi trường kinh tế - xã hội. - Môi trường pháp lý. - Môi trường tự nhiên. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 9
  11. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh tỉnh Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 26/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 21 tháng 3 năm 2003 để thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Khi bắt đầu đi vào hoạt động Chi nhánh chỉ có 10 cán bộ từ NHNo&PTNT chuyển sang, thực hiện 3 chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ NHNo&PTNT, cho vay giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước, cho vay học HSSV nhận bàn giao từ NHCT với dư nợ ban đầu là 152.461 triệu đồng. Đến nay (năm 2018), tổng số cán bộ của chi nhánh là 114 người, thực hiện 10 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 2.206.452 triệu đồng, tăng 2.053.991 triệu đồng và gấp 14,5 lần so với khi mới thành lập. Sau gần 16 năm đi vào hoạt động ngân hàng đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, từng bước đưa chính sách tín dụng ưu đãi đi vào cuộc sống, NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là công cụ hữu hiệu của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. 10
  12. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức BĐD HĐQT NHCSXH TỈNH GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GĐ PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG HÀNH KẾ KẾ KIỂM TIN HỌC CHÍNH HOẠCH TOÁN TRA TỔ NGHIỆP NGÂN KIỂM CHỨC VỤ QUỸ SOÁT Phòng giao dịch cấp huyện Ban đại diện HĐQT cấp huyện Đơn vị nhận uỷ thác c Tổ Tiết kiệm và Vay vốn Ngƣời vay Ngƣời vay Ngƣời vay Ngƣời vay 2.1.3. Các hoạt động chủ yếu 2.1.3.1. Huy động vốn - Nguồn vốn từ Trung ương chuyển. - Nguồn vốn ngân sách địa phương. 11
  13. - Nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường. - Huy động qua Tổ TK&VV. 2.1.3.2. Sử dụng vốn NHCSXH được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao cho các chương trình tín dụng để truyền tải vốn đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm ổn định xã hội. 2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 2.2.1. Thực trạng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình Chương trình tín dụng đối với HSSV được NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện từ tháng 12/2004 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng 5/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg; Tiếp đó, ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV thay thế quyết định 107/2006/QĐ-TTg. - Ủy thác cho vay: NHCSXH thực hiện chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu thông qua phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tỷ trọng dư nợ ủy thác chiếm trên 99% trong tổng dư nợ tín dụng đối với HSSV của chi nhánh. - Cho vay trực tiếp: Dư nợ cho vay trực tiếp HSSV chỉ chiếm tỷ trọng từ 0,01% đến 0,04% tổng dư nợ và có xu hướng giảm. Do hạn chế về đối tượng vay vốn và ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, thu hồi nợ. 12
  14. 2.2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH – Chi nhánh tỉnh Ninh Bình theo các chỉ tiêu. Tình hình hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2018 có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là từ sau khi Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV được ban hành, sự phát triển vượt bậc này thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: 2.2.2.1. Quy mô tín dụng - Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng HSSV của chi nhánh có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Dư nợ cho vay HSSV liên tục tăng và ổn định qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng các chương trình tín dụng của chi nhánh tăng trong khoảng từ 5,7% - 8,7% trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng cho vay HSSV tăng từ 8,5% - 59,7%. Đặc biệt trong 2 năm 2015, 2016 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của chương trình cho vay HSSV khá ấn tượng đạt trên 50% so với năm trước. - Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV: Quy mô tín dụng đối với HSSV ngày càng được mở rộng cả về số tương đối và số tuyệt đối. - Mức tăng dư nợ bình quân một HSSV Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Dư nợ cho vay HSSV 356.872 547.348 728.243 789.909 Số HSSV vay vốn 33.460 41.272 48.987 49.033 Bình quân dư nợ/HSSV 11,7 13,3 14,9 16,1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ 14% 12% 8% bình quân một HSSV (%) Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của chi nhánh 13
  15. - Dư nợ theo phương thức cho vay đối với HSSV Đơn vị tính: Triệu đồng Doanh số Doanh số Tổng dƣ Nợ quá Số HSSV Chỉ tiêu cho vay thu nợ nợ hạn còn dƣ nợ Cho vay trực tiếp 67 79 10 5 Tỷ trọng (%) 0,08% 0,01% 0,8% 0,01% Cho vay qua hộ gia đình 138.505 76.772 789.830 1.235 49.028 Tỷ trọng (%) 100% 99,92% 99,99% 99,2% 99,99% Tổng cộng 138.505 76.839 789.909 1.245 49.033 Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2018 của chi nhánh 2.2.2.2. Số lượng khách hàng - Số HSSV được vay vốn ngân hàng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Số khách hàng còn dư 97.548 95.232 95.093 95.736 nợ các chương trình Tỷ lệ tăng trưởng (%) -2,4% -0,15% 0,68% Số HSSV còn dư nợ 33.460 41.272 48.987 49.033 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 23,3% 18,7% 0,1% Số hộ còn dư nợ HSSV 27.653 34.109 40.485 40.318 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 23,3% 18,7% -0,4% Tỷ trọng hộ dư nợ HSSV/tổng khách hàng 28,3% 35,8% 42,6% 42,1% (%) Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của chi nhánh 14
  16. - Số lượng khách hàng và dư nợ theo đối tượng thụ hưởng Đơn vị: Triệu đồng Dƣ nợ 31/12/2015 Dƣ nợ 31/12/2016 Dƣ nợ 31/12/2017 Dƣ nợ 31/12/2018 Chỉ tiêu Số Số Số Số tiền Số tiền Số HSSV Số tiền Số tiền HSSV HSSV HSSV Phân tích theo đối tƣợng vay vốn (tính theo số 33.460 356.872 41.272 547.348 48.987 728.243 49.033 789.909 HSSV còn dƣ nợ) HSSV mồ côi 13 143 12 109 10 146 5 79 Tỷ trọng HSSV mồ côi vay vốn/Tổng HSSV vay 0,04% 0,04% 0,03% 0,02% 0,02% 0,02% 0,01% 0,01% vốn Hộ nghèo 8.532 89.575 8.048 107.280 6.613 99.041 6.619 104.268 Tỷ trọng HSSV hộ nghèo vay vốn/tổng số HSSV 25,5% 25,1% 19,5% 19,6% 13,5% 13,6% 13,5% 13,2% vay vốn Hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ 15.459 170.228 19.852 254.517 25.424 373.851 24.909 423.931 nghèo Tỷ trọng HSSV hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập 46,2% 47,7% 48,1% 46,5% 51,9% 51,34% 50,8% 53,67% của hộ nghèo/tổng số HSSV vay vốn Hộ gia đình gặp khó khăn 9.416 96.570 13.335 185.113 16.912 254.885 17.483 261.381 đột xuất Tỷ trọng HSSV hộ gia đình gặp khó khăn đột 28,14% 27,06% 32,31% 33,82% 34,53% 35% 35,66% 33,09% xuất/tổng số HSSV vay vốn Hộ sai đối tượng được 20 143 4 55 3 29 2 13 vay Tỷ trọng HSSV hộ sai đối tượng được vay/tổng 0,06% 0,04% 0,01% 0,01% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% số HSSV vay vốn Bộ đội xuất ngũ 3 36 4 55 5 73 5 79 Tỷ trọng Bộ đội xuất ngũ/Tổng số HSSV vay 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% vốn Lao động nông thôn học 17 178 17 219 20 218 10 158 nghề Tỷ trọng lao động nông thôn học nghề/tổng số 0,05% 0,05% 0,04% 0,04% 0,04% 0,03% 0,02% 0,02% HSSV vay vốn Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của chi nhánh 15
  17. - Số lượng khách hàng và dư nợ theo trình độ đào tạo Đơn vị: Triệu đồng Dƣ nợ 31/12/2015 Dƣ nợ 31/12/2016 Dƣ nợ 31/12/2017 Dƣ nợ 31/12/2018 Chỉ tiêu Số Số Số Số Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền HSSV HSSV HSSV HSSV Phân tích theo loại hình đào tạo (tính theo số 33.460 356.872 41.272 547.348 48.987 728.243 49.033 789.909 HSSV còn dƣ nợ) Đại học 13.250 143.106 16.715 218.939 20.232 297.123 22.457 359.409 Số HSSV đại học/Tổng 39,6% 40,1% 40,50% 40,0% 41,3% 40,8% 45,8% 45,5% số HSSV vay vốn Cao đẳng 10.306 109.203 13.001 176.246 16.068 240.320 16.524 266.989 Số HSSV cao đẳng/Tổng 30,8% 30,6% 31,5% 32,2% 32,8% 33,0% 33,7% 33,8% số HSSV vay vốn Trong đó: Cao đẳng nghề 1.305 13.561 1.445 19.705 1.666 24.760 1.569 27.647 Số HSSV cao đẳng nghề/tổng số HSSV vay 3,9% 3,8% 3,5% 3,6% 3,4% 3,4% 3,2% 3,5% vốn Trung cấp 9.670 101.709 11.309 148.879 12.492 188.251 9.905 161.931 Số HSSV trung cấp/tổng 28,9% 28,50% 27,40% 27,20% 25,5% 25,85% 20,20% 20,50% số HSSV vay vốn Trong đó: Trung cấp nghề 2.844 29.977 2.806 36.672 2.498 38.597 2.010 33.966 Số HSSV trung cấp nghề/Tổng số HSSV vay 8,5% 8,4% 6,8% 6,7% 5,1% 5,3% 4,1% 4,3% vốn Học nghề dưới 01 năm 234 2.855 248 3.284 196 2.549 147 1.580 Số HSSV học nghề dưới 01 năm/Tổng số HSSV 0,7% 0,8% 0,6% 0,6% 0,40% 0,35% 0,3% 0,20% vay vốn Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của chi nhánh - Số lượng khách hàng và dư nợ theo vùng kinh tế Tổng số Tỷ trọng Tỷ trọng TT Khu vực Số tiền sinh viên (%) (%) 1 Vùng núi 8.184 16,7% 163.932 20,7% 2 Vùng đồng bằng 33.699 68,7% 486.274 61,6% 3 Vùng biển 7.150 14,6% 139.703 17,7% Tổng cộng 49.033 100% 789.909 100% Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2018 của chi nhánh 16
  18. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc Qua 16 năm thực hiện tín dụng ưu đãi đối với HSSV đã đạt được những kết quả quan trọng: hàng năm chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ được NHCSXH Việt Nam giao, đã tạo được nguồn vốn đáp ứng cho việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tín dụng ưu đãi đối với HSSV đã góp phần giúp cho HSSV không phải bỏ học vì không có tiền, đã hỗ trợ cho người dân nghèo có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Chương trình tín dụng HSSV đã đạt được mục tiêu đề ra. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 108 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập. Khi triển khai Chương trình, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực để chỉ đạo, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, NHCSXH và cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nguồn vốn, hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay cụ thể, đơn giản, thuận lợi. Đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Vì vậy, đã có sự phối hợp chặt chẽ và đồng thuận giữa các cơ quan, ban ngành trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Quyết định. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Thứ nhất, quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu và số lượng các đối tượng vay vốn. Thứ hai, số lượng khách hàng chưa nhiều, chưa đồng đều giữa các vùng miền. 17
  19. 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu lâu dài về tín dụng đối với HSSV Thứ hai, Quản trị rủi ro tín dụng chưa được chú trọng Thứ ba, Chất lượng tín dụng còn thấp. Thứ tư, đội ngũ cán bộ thực hiện cho vay còn thiếu về số lượng và chất lượng Thứ năm, sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý cho vay, tính liên đới trách nhiệm đối với các thành viên tổ TK&VV chưa cao. Thứ sáu, công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách còn hạn chế b. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, chính sách cho vay chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thứ hai, quy trình cho vay còn nhiều bất cập Thứ ba, về phía nhà trường. Thứ tư, Chính quyền địa phương Thứ năm, Hội nhận ủy thác và Tổ TK&VV Thứ sáu, về phía khách hàng KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 18
  20. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 3.1.1. Định hƣớng phát triển chung - 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận với nguồn vốn, các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp. - Nguồn vốn và dư nợ tín dụng chính sách tăng trưởng bình quân năm 2019 - 2020 từ 7%-10%. - Tỷ lệ nợ quá hạn phấn đấu duy trì ở mức dưới 0,5%/tổng dư nợ. - Nâng cao hiệu quả hoạt động tại Điểm giao dịch xã. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các dịch vụ của NHCSXH đến người nghèo và các đối tượng chính sách. - Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đồng thời góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. 3.1.2. Định hƣớng tín dụng đối với HSSV của NHCSXH – Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đến năm 2025 - Mỗi năm tăng trưởng dư nợ từ 80 - 100 tỷ đồng. - Đảm bảo 100% HSSV có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ chương trình tín dụng HSSV. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1