intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền đến năm 2027.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../.................. ......../........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG LÊ TÚ UYÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. DÌU ĐỨC HÀ Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Chương trình cho vay vốn hộ mới thoát nghèo được triển khai thực hiện theo Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau gần 7 năm triển khai, nguồn vốn này đã tiếp sức cho hàng nghìn hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó thoát nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2020-2022 đã có 3.480 hộ được vay vốn, với số tiền 165.931 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 121.510 triệu đồng. Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo tính đến cuối năm 2022 đạt 127.464 triệu đồng. Có thể nói, nguồn vốn cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo đã thu hút, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao thu nhập, hàng năm giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo một cách bền vững, không bị tái nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình xuất hiện một số vấn đề tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền như nguồn vốn cho vay còn ít so với thực tế nhu cầu vốn của các hộ mới thoát nghèo, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ốm đau và nhiều vấn đề khách ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình, làm cho các hộ vay vốn dễ có nguy cơ bị tái nghèo trở lại. Chương trình cho vay này dành cho hộ gia đình vừa thoát khỏi danh sách hộ nghèo hoặc hộ mới thoát nghèo trong vòng 3 năm có thể không đảm bảo đủ thời gian để các hộ phát triển sản xuất kinh doanh và thoát nghèo một cách bền vững. một số địa phương, việc phối hợp và hướng dẫn cũng được hỗ trợ bởi người dân trong việc sử dụng nguồn vốn vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng một số hộ gia đình mới thoát nghèo vay tiền nhưng chưa thực hiện được hiệu quả, dẫn đến thoát nghèo không bền vững. Do vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ mới thoát nghèo là một vấn đề hết sức cấp thiết được đặt ra hiện nay đối với ngân hàng. Xuất phát từ đó, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng Giao dịch ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 1
  4. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Về đề tài nghiên cứu chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo, đã có các công trình liên quan sau: - Tác giả Nguyễn Thị Kim Huệ (2020), “Tăng cường cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai”. - Tác giả Lê Ngọc Hải (2018), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu phong tỉnh Quảng Trị”. - Tác giả Ngô Thị Thanh Huyền (2014), “Nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền đến năm 2027. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH; - Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022; - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền đến năm 2027. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại NHCSXH. - Phạm vi không gian: Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn này tại chính đơn vị tác giả đang công tác, cụ thể là tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2020 – 2022, các giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2027. 2
  5. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Đối với phân tích số liệu, tác giả sử dụng các phương pháp sau để phân tích, đánh giá thực trạng tình hình nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh, phương pháp hạch toán kinh tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận về chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo, trong đó làm rõ các vấn đề như khái niệm, vai trò, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo. - Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như chỉ ra những hạn chế, tồn tại và tìm ra nguyên nhân của nó để từ đó đề xuất đưa ra một số giải pháp, kiến nghị mang tính khả thi nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được thực hiện với kết cấu nôi dung chính gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội. Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thiên Thiên Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thiên Thiên Huế. 3
  6. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCHXH) là một tổ chức tín dụng đặc biệt do Nhà nước thành lập, có nhiệm vụ chính là thực hiện các mục tiêu và chính sách đặc biệt của Chính phủ, nhằm hỗ trợ và phục vụ các đối tượng chính sách trong việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của quốc gia. 1.1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng Chính sách xã hội - NHCSXH là một dạng đặc thù ngân hàng hoạt động với mục tiêu xã hội, không vì lợi nhuận, mô hình tổ chức cũng có các đặc điểm riêng. - Ngân hàng NHCSXH chủ yếu do Nhà nước sở hữu và sử dụng một phần tài chính từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ các ngành và lĩnh vực khác nhau. - Khách hàng của NHCSXH bao gồm hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng nghèo, cùng với các đối tượng chính sách xã hội khác. - Phần lớn các chương trình cho vay của NHCSXH được thực hiện thông qua việc ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. 1.1.3. Vai trò và chức năng của ngân hàng chính sách xã hội - Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội - Chức năng nhiệm vụ của NHCSXH 1.1.2. Cho vay đối với hộ mới thoát nghèo 1.1.2.1. Khái niệm về hộ mới thoát nghèo Tóm lại, “hộ mới thoát nghèo” là những hộ trước đây được xếp vào diện nghèo nhưng sau đó đã cải thiện điều kiện sống đến mức không còn đủ tiêu chuẩn xác định hộ nghèo. Sự thay đổi tình trạng 4
  7. này được xác định thông qua đánh giá thường xuyên ở cấp cơ sở và chính quyền địa phương có trách nhiệm đưa ra quyết định chính thức công nhận là hộ mới thoát nghèo. 1.1.2.2. Khái niệm cho vay đối với hộ mới thoát nghèo Cho vay ưu đãi đối với hộ mới thoát nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động cho hộ mới thoát nghèo vay theo một chính sách ưu đãi nhất định, nhằm giúp các hộ mới thoát nghèo có thêm điều kiện về nguồn vốn phát triển sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. 1.1.2.3. Đặc điểm cho vay đối với hộ mới thoát nghèo Về mục tiêu cho vay đối với hộ mới thoát nghèo thông qua NHCSXH không phải kiếm lợi nhuận mà chủ yếu là để đóng góp vào việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và loại bỏ tình trạng đói nghèo ở quốc gia. Trong bối cảnh này, mục tiêu hoạt động cho vay không vì tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, mà chủ yếu là hỗ trợ và nâng cao tình hình kinh tế và xã hội của những người thuộc nhóm hộ mới thoát nghèo, đồng thời giúp đảm bảo rằng họ có cơ hội hơn trong công việc thoát khỏi tình trạng đói nghèo. 1.2. Chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay hộ mới thoát nghèo Chất lượng cho vay hộ mới thoát nghèo được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của ngân hàng đối với hộ mới thoát nghèo, giải quyết các mục tiêu của cho vay hộ mới thoát nghèo, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phù hợp với mục tiêu kinh tế, xã hội. 1.2.2. Vai trò về việc nâng cao chất lượng cho vay hộ mới thoát nghèo - Đối với khách hàng - Đối với NHCSXH - Đối với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay hộ mới thoát nghèo 1.2.3.1. Quy mô và cơ cấu cho vay đối với hộ mới thoát nghèo - Số hộ và tỷ lệ hộ mới thoát nghèo đang vay vốn ngân hàng - Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với hộ mới thoát nghèo 5
  8. - Tốc độ tăng dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo - Cơ cấu cho vay đối với hộ mới thoát nghèo 1.2.3.2. Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo - Nợ quá hạn - Nợ bị chiếm dụng - Chỉ tiêu nợ khoanh, nợ xóa - Hoạt động kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn 1.2.3.3. Tính hiệu quả về mặt kinh tế trong hoạt động cho vay hộ mới thoát nghèo - Hệ số sử dụng vốn - Vòng quay vốn tín dụng - Tỷ lệ thu lãi trong cho vay hộ mới thoát nghèo - Đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV 1.2.3.4. Tính hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động cho vay hộ mới thoát nghèo 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay hộ mới thoát nghèo 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện xã hội - Điều kiện kinh tế - Điều kiện y tế, giáo dục - Chính sách nhà nước 1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan - Thu nhập và nguồn thu nhập - Lịch sử cho vay - Mục đích vay và quản lý nguồn vốn - Học vấn và kỹ năng nghề nghiệp - Tình trạng sức khỏe của các hộ vay vốn - Chính sách vay và lãi suất - Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng - Máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất 6
  9. 1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại một số ngân hàng chính sách xã hội trong nước và bài học đối với phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh TT Huế 1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại một số ngân hàng chính sách xã hội trong nước 1.3.1.1. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 1.3.1.2. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phù Cư, tỉnh Hưng Yên 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền Thứ nhất: Tận dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và đoàn kết của toàn dân là yếu tố quyết định đến sự thắng lợi toàn diện, góp phần hiệu quả vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Thứ hai: Sự quan tâm và chỉ đạo đều đặn từ Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng Chính sách xã hội ở cấp tỉnh và huyện. Thứ ba: Tăng cường vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, là thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, trong việc chỉ đạo, kiểm tra, và giám sát quản lý vốn cho vay đối với các hộ gia đình mới thoát nghèo trên địa bàn. Thứ tư: Thường xuyên củng cố và duy trì hoạt động Điểm giao dịch xã đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thứ năm: Tổ chức CT-XH đã công khai hoá và xã hội hoá hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn Thứ sáu: Khâu kiểm tra, kiểm soát hoạt động vay vốn cần được coi trọng. Thứ bảy: Công tác thông tin, tuyên truyền cần được triển khai thực hiện tốt từ cấp thôn, xóm lên đến cấp tỉnh, thành phố. Thứ tám: NHCSXH thường xuyên đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng có chất lượng tốt. 7
  10. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ MỚI THOÁT NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN 2.1. Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nằm trong hệ thống và hoạt động chung của NHCSXH, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền trực thuộc sự quản lý của chi nhánh NHCSXH tỉnh TT-Huế, được thành lập theo quyết định số 631/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm hiện tại, mạng lưới các điểm giao dịch của NHCSXH trên địa bàn thị xã đã ngày càng mở rộng và phát triển. Cho đến cuối năm 2022, Phòng giao dịch NHCSXH tại huyện Phong Điền đã thành lập thành công 16 điểm giao dịch tại các cơ sở UBND thuộc 16 xã và thị trấn trên địa bàn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Phong Điền 8
  11. Số lượng Cán bộ công nhân viên tại đơn vị gồm 14 người, trong đó: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 4 nhân viên Tổ kế toán ngân quỹ, 5 nhân viên Tổ kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng và 2 nhân viên bảo vệ. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ - Chức năng, nhiệm vụ hoạt động - Đối tượng phục vụ 2.1.4. Tình hình lao động của Phòng giao dịch Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020 – 2022 (ĐVT: Người) 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % Tổng số lao động 12 13 14 1 8,33 1 7,69 1. Phân theo giới tính - Lao động nam 4 4 5 0 0,00 1 25,00 - Lao động nữ 8 9 9 1 12,50 0 0,00 2. Phân theo chuyên môn - Lãnh đạo 2 2 3 0 0,00 1 50,00 - Kế toán, ngân 3 4 4 1 33,33 0 0,00 quỹ - Tín dụng 5 5 5 0 0,00 0 0,00 - Hành chính tổ 2 2 2 0 0,00 0 0,00 chức 3. Phân theo trình độ - Sau đại học 1 1 4 0 0,00 3 300,00 - Đại học 9 10 8 1 11,11 -2 -20,00 - Cao đẳng, trung 2 2 2 0 0,00 0 0,00 cấp (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 9
  12. 2.2.5. Kết quả hoạt động của Phòng giao dịch * Về nguồn vốn Bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền tăng trưởng trong cả 3 năm. Năm 2020 tổng nguồn vốn là 404.820 triệu đồng, năm 2021 là 415.061 triệu đồng, tăng 10.241 triệu đồng tương ứng tăng 2,53% so với năm 2020. Năm 2022 tổng nguồn vốn tại Phòng giao dịch là 458.362 triệu đồng, tăng 43.301 triệu đồng tương đương tăng 10,43% so với năm 2021. Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020 - 2022 ĐVT: Triệu đồng 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % 1. NV cân đối 340.057 342.444 376.180 2.387 0,70 33.736 9,85 chuyển từ trung ương 2. NV huy động tại địa phương được 46.816 52.470 59.875 5.654 12,08 7.405 14,11 Trung ương cấp bù lãi suất 3. NV ủy thác đầu tư 17.947 20.148 22.307 2.201 12,26 2.159 10,72 Tổng cộng 404.820 415.061 458.362 10.241 2,53 43.301 10,43 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) * Về hoạt động cho vay Qua số liệu tại bảng 2.3, cho thấy dư nợ cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền năm 2020 là 404.780 triệu đồng, năm 2021 là 415.031 triệu đồng tăng 2,53%, đến năm 2022 dư nợ cho vay là 458.303 triệu đồng, tăng 10,43% so với năm 2021. 10
  13. Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Triệu đồng 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ 404.780 415.031 458.303 10.251 2,53 43.271 10,43 1.1. Dư nợ cho vay 801 747 1.055 -54 -6,75 308 41,21 trực tiếp 1.2. Dư nợ qua các tổ 403.979 414.285 457.248 10.305 2,55 42.963 10,37 chức ủy thác Trong đó: - Hội Nông dân 89.553 92.587 103.446 3.034 3,39 10.858 11,73 - Hội Phụ nữ 241.322 242.791 263.146 1.469 0,61 20.355 8,38 - Hội Cựu chiến binh 36.964 40.258 45.663 3.295 8,91 5.404 13,42 - Đoàn Thanh niên 36.140 38.648 44.994 2.508 6,94 6.346 16,42 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) * Về kết quả hoạt động Bảng 2.4: Kết quả hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Triệu đồng 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 404.820 415.061 458.362 10.241 2,53 43.301 10,43 Doanh số cho vay 161.563 159.555 204.599 -2.008 -1,24 45.043 28,23 Doanh số thu nợ 140.667 147.567 157.557 6.900 4,91 9.990 6,77 Tổng dư nợ 404.780 415.031 458.303 10.251 2,53 43.271 10,43 Số KH còn dư nợ 12.155 12.921 13.542 766 6,30 621 4,81 Mức cho vay BQ 33,30 32,12 33,84 -1,18 -3,55 1,72 5,36 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 11
  14. 2.2. Quy định và quy trình cho vay đối với hộ mới thoát nghèo 2.2.1. Quy định về cho vay đối với hộ mới thoát nghèo Chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo do Chính phủ quy định. NHCSXH Việt Nam cũng như Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền thực hiện theo qui định. 2.2.2. Quy trình cho vay hộ mới thoát nghèo Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ mới thoát nghèo (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 2.3. Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phong Điền 2.3.1. Tình hình cho vay đối với các hộ mới thoát nghèo giai đoạn 2020 – 2022 Nhờ có nhận thức đúng đắn về các nguyên nhân và sự nỗ lực, tích cực của chính quyền và nhân dân, giai đoạn 2020 – 2022 tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay chính sách của ngân hàng tăng lên. Cụ thể, năm 2020 có 2.544 hộ mới thoát nghèo vay vốn chính sách, năm 2021 tăng lên 2.765 hộ, tăng 221 hộ tương đương tăng 8,69% so với năm 2020. Năm 2022 số lượng hộ mới thoát nghèo vay vốn tăng thêm 633 hộ đạt mức 3.398 hộ vay vốn, tương ứng tăng 22,89% so với năm 2021. 12
  15. Bảng 2.4: Tình hình cho vay đối với các hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền 2020-2022 (ĐVT: Hộ gia đình) 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % Tổng số hộ vay vốn 15.377 15.316 15.711 -61 -0,40 395 2,58 - Số hộ nghèo 388 298 345 -90 -23,20 47 15,77 - Số hộ cận nghèo 422 508 623 86 20,38 115 22,64 - Số hộ mới thoát nghèo 2.544 2.765 3.398 221 8,69 633 22,89 - Các đối tượng chính 12.023 11.745 11.345 -278 -2,31 -400 -3,41 sách khác Tỷ lệ hộ vay vốn hộ 16,54 18,05 21,63 1,51 - 3,58 - mới thoát nghèo (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 2.3.2. Công tác triển khai chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo * Hoạt động thông tin, tuyên truyền Kết quả phân tích cho thấy công tác thông tin tuyên truyền của Chi nhánh về việc quảng bá hình ảnh của NHCSXH tỉnh TT-Huế nói chung và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền về hoạt động cho vay hộ mới thoát nghèo đã được chú trọng nhiều hơn trước. Số buổi phát tróng truyền hình, truyền thanh năm 2020 là 20 buổi, năm 2022 đã tăng lên 32 buổi. Tần suất đăng báo, pano áp phích cũng được tăng lên. Bảng 2.5: Công tác thông tin, tuyên truyền về cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu ĐVT 2020 2021 2022 +/- % +/- % 1. Phát sóng truyền buổi 20 24 32 4 20,00 8 33,33 hình, truyền thanh 2. Pa nô, áp phích cái 128 140 140 12 9,38 0 0,00 3. Đăng báo bài 15 17 23 2 13,33 6 35,29 4. Cung cấp tài tờ 35 55 85 20 57,14 30 54,55 liệu, tờ rơi (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 13
  16. * Công tác phối hợp với các Hội đoàn thể tại địa phương Tăng cường công tác đào tạo cán bộ của các đơn vị nhận ủy thác, cán bộ cấp xã, tổ TK&VV: thường xuyên mở các lớp tập huấn định kỳ 02 lần/năm để tuyên truyền, truyền đạt, hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan để các đơn vị, cá nhân làm tốt công việc của mình, điều này giúp cho Hội cũng như tổ trưởng tổ TK&VV nắm rõ hơn về quy chế hoạt động cho vay hộ cận nghèo để kịp thời phổ biến chính sách cho tổ viên biết. * Phát triển mạng lưới cho vay hộ mới thoát nghèo qua tổ TK&VV Bảng 2.6: Tình hình phát triển mạng lưới tổ TK&VV tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 (ĐVT: Tổ) 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % Tổng số tổ TK&VV 287 286 285 -1 -0,35 -1 -0,35 - Hội Nông dân 73 72 73 -1 -1,37 1 1,39 - Hội Phụ nữ 154 152 147 -2 -1,30 -5 -3,29 - Hội Cựu chiến binh 32 33 34 1 3,13 1 3,03 - Đoàn Thanh niên 28 29 31 1 3,57 2 6,90 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) * Mạng lưới hoạt động điểm giao dịch xã Hiện nay, Phòng giao dịch đã thành công xây dựng 16/16 điểm giao dịch tại các xã và thị trấn trực thuộc huyện Phong Điền. * Công tác cho vay hộ mới thoát nghèo * Công tác kiểm tra nợ, thu nợ và thu lãi 2.3.3. Quy mô và cơ cấu cho vay hộ mới thoát nghèo * Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo Qua Bảng 2.7, cho thấy dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo năm 2020 đạt 85.985 triệu đồng, năm 2021 đạt 99.790 triệu đồng, tăng 13.805 triệu đồng tương ứng tăng 16,05% so với năm 2020. Năm 2022, tổng dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo tiếp tục tăng lên 128.173 triệu đồng, tăng 28.383 triệu đồng tương ứng tăng 28,44% so với năm 2021. 14
  17. Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu cho vay hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 (ĐVT: Triệu đồng) 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ 404.780 415.031 458.303 10.251 2,53 43.271 10,43 của PGD 2. Dư nợ cho vay 85.985 99.790 128.173 13.805 16,05 28.383 28,44 hộ mới thoát nghèo Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ mới 21,24 24,04 27,97 2,80 3,92 thoát nghèo Phân theo thời hạn - Dư nợ ngắn hạn - - - 0 0 - Dư nợ trung hạn 85.985 99.790 128.173 13.805 16,05 28.383 28,44 Phân theo tổ TK&VV - Hội Nông dân 18.521 22.546 28.146 4.025 21,73 5.600 24,84 - Hội Phụ nữ 51.355 58.112 72.112 6.757 13,16 14.000 24,09 - Hội Cựu chiến 6.875 7.879 14.457 1.003 14,59 6.578 83,49 binh - Đoàn Thanh niên 9.234 11.254 13.459 2.019 21,87 2.205 19,59 (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) * Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn cho vay Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy tình hình dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo tập trung 100% dư nợ cho hình thức cho vay kỳ hạn trung hạn (từ 1 – 5 năm). Không có dư nợ cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn. 15
  18. * Cơ cấu cho vay theo hình thức cho vay ủy thác qua các Hội đoàn thể Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo uỷ thác cho vay thông qua Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng trưởng cao nhất qua các năm. 2.3.4. Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ mới thoát nghèo * Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xóa: Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ xóa cho vay hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 ĐVT: Triệu đồng 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ PGD 404.780 415.031 458.303 10.251 2,53 43.271 10,43 - Nợ quá hạn 188 189 142 1 0,56 -47 -24,86 - Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,047 0,046 0,031 -0 -1,93 -0 -31,95 2. Tổng dư nợ cho vay 85.985 99.790 128.173 13.805 16,05 28.383 28,44 hộ mới thoát nghèo - Nợ quá hạn cho vay 0 0 0 0 - 0 - hộ mới thoát nghèo - Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay 0 0 0 0 - 0 - hộ mới thoát nghèo (%) - Nợ khoanh cho vay hộ 0 0 0 0 - 0 - mới thoát nghèo - Nợ xóa cho vay hộ 0 0 0 0 - 0 - mới thoát nghèo (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 16
  19. Qua bảng số liệu cho thấy do quá trình quản lý vốn cho vay tốt nên giai đoạn 2020 – 2022 tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền không có tình trạng nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ xóa đối với chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo mặc dù nợ quá hạn chung của Phòng giao dịch giai đoạn này vẫn chiếm 0,047% trong năm 2020 và 0,031% trong năm 2022. * Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cho vay đối với hộ mới thoát nghèo Sau khi kiểm tra các hồ sơ hộ mới thoát nghèo vay vốn cho thấy năm 2020 có 57 hồ sơ sai, năm 2021 có 58 hồ sơ sai và năm 2021 có 97 hồ sơ sai. Tỷ lệ phê duyệt hồ sơ năm 2020 đạt 97,81%, năm 2021 đạt 97,95% và năm 2022 đạt 97,22% trên tổng các hồ sơ của hộ mới thoát nghèo đề nghị vay vốn. Tổng hồ sơ duyệt cho vay vốn của các hộ mới thoát nghèo giai đoạn này đạt 8.707 hộ. Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra hồ sơ vay vốn của hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 ĐVT: Hồ sơ 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 +/- % +/- % 1. Tổng số hồ sơ đã 16.542 15.916 16.211 -626,00 -3,78 295,00 1,85 kiểm tra 2. Tổng số hồ sơ hộ thoát 2.601 2.823 3.495 222,00 8,54 672,00 23,80 nghèo được kiểm tra 3. Hồ sơ hộ thoát nghèo 2.544 2.765 3.398 221,00 8,69 633,00 22,89 được phê duyệt 4. Tỷ lệ hồ sơ được phê 97,81 97,95 97,22 0,14 0,14 -0,72 -0,74 duyệt (4=3/2) (%) (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 17
  20. 2.3.5. Tính hiệu quả về mặt kinh tế trong cho vay hộ mới thoát nghèo * Hệ số sử dụng vốn Bảng 2.10: Hệ số sử dụng vốn hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 ĐVT: Triệu đồng 2021/2020 2022/2021 Tiêu chí 2020 2021 2022 +/- % +/- % 1. Dư nợ bình quân năm 83.254 92.887 113.981 9.633 11,57 21.094 22,71 cho vay hộ mới thoát nghèo 2. Tổng nguồn vốn cho vay bình quân năm cho 83.264 92.893 113.987 9.629 11,56 21.094 22,71 vay hộ mới thoát nghèo 3. Hệ số sử dụng vốn (%) 99,988 99,994 99,995 0 0 (3=1/2) (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) * Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng cho vay hộ mới thoát nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền giai đoạn 2020-2022 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Doanh số thu nợ bình quân năm cho vay hộ 33.988 38.550 43.386 4.562 13,42 4.836 12,54 mới thoát nghèo 2. Dư nợ bình quân năm cho vay hộ mới thoát 83.254 92.887 113.981 9.633 11,57 21.094 22,71 nghèo 3. Vòng quay vốn tín dụng cho vay hộ mới 0,41 0,42 0,38 0,01 1,66 -0,03 -8,28 thoát nghèo (vòng) (3=1/2) (Nguồn: Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phong Điền) 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0