intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của PGD Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy giai đoạn 2019 - 2021, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của PGD Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ ĐỖ XUÂN SỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Quảng Ngãi - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Xuân Lãm Phản biện 1: TS. Lê Văn Khâm Phản biện 2: PGS. TS. Lâm Chí Dũng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 01 tháng 04 năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, song song với thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, việc đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo bền vững là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Trong các chính sách hướng tới hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống, để từ đó vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, tín dụng ưu đãi là một chính sách luôn được lựa chọn và ưu tiên thực hiện. Có thể thấy các chính sách tín dụng ưu đãi không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội và những nhu cầu thiết thực của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây. Sau 20 năm được triển khai hoạt động rộng khắp, với mục tiêu hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các chính sách tín dụng ưu đãi đã được khẳng định tính đúng đắn, phù hợp và kịp thời của nó trong việc hỗ trợ cải thiện cuộc sống của người dân khắp nơi. PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy là một đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế luôn phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong thời gian gần đây, chất lượng tín dụng của đơn vị có chiều hướng giảm sút, tình hình nợ xấu và lãi tồn đọng có chiều hướng tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hoạt động của đơn vị, góp phần làm giảm 1
  4. chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh tỉnh. Với mong muốn nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đóng góp vào qui mô, hiệu quả hoạt động của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy nói riêng và Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHCSXH, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy giai đoạn 2019 - 2021, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHCSXH. - Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2019-2021. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Chất lượng tín dụng của NHCSXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về chất lượng tín dụng của NHCSXH. 2
  5. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và trọng tâm là tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng chính sách bằng tài liệu thứ cấp từ PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 và thực hiện khảo sát từ 15/11/2022 đến 15/12/2022 với 150 hộ gia đình thuộc 10 xã, phường có vay vốn tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2021; các giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thu thập dữ liệu từ báo cáo của các cơ quan ban ngành Trung ương, địa phương và của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phiếu khảo sát): Thu thập số liệu từ các hộ vay vốn tín dụng chính sách được chọn ngẫu nhiên tại một số xã, phường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp thống kê mô tả: Để tổng hợp số liệu, tính toán và phân tích các tiêu chí để thấy rõ sự biến động của các tiêu chí đánh giá qua các năm; tính biến động của các tiêu chí giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (+/-) và tương đối (%). 3
  6. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng tín dụng của NHXSXH, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong thời gian gần đây như: Hoàng Thúy Lan (2019) với luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nguyễn Thúy Hường (2020) với đề tài luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội”. Nguyễn Văn Chung (2020) với đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nguyễn Thúy Hà (2021) với đề tài luận văn thạc sĩ “Hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Lê Ngọc Hải (2018) với đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” 4
  7. Lê Thị Diệu Khánh (2020) với đề tài luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Quang Bình (2022) với bài viết “Nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách”. Qua tìm hiểu các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố, có thể thấy rằng cách tiếp cận nghiên cứu về chất lượng tín dụng NHCSXH là rất phong phú; tùy vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng đơn vị NHCSXH cấp huyện, từng địa phương khác nhau để có những đánh giá, phân tích để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng NHCSXH. Với sự khác nhau về thời gian và không gian nghiên cứu, nên kết quả nghiên cứu của các công trình trên không thể áp dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng tín dụng tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu là có tính mới và không trùng lặp với các đề tài đã được công bố. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng chính sách trước đây được gọi là Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ- 5
  8. TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 “Về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội” của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. 1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.2.1. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội NHCSXH là ngân hàng thành lập với mục tiêu nhằm phục vụ các chương trình tín dụng chính sách góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của Chính phủ trong từng giai đoạn, vì vậy so với các NHTM khác tín dụng NHCSXH có một số đặc điểm riêng như: - Mục tiêu hoạt động - Đối tượng khách hàng vay - Đặc điểm sử dụng vốn 1.1.2.2. Quy trình cho vay đối với một số đối tượng vay của Ngân hàng Chính sách xã hội - Cho vay hộ nghèo - Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chất lượng tín dụng của ngân hàng và chất lượng tín dụng của NHCSXH là một khái niệm vừa cụ thể, vừa trừu tượng và đồng thời là một tiêu chí kinh tế tổng hợp. Để có chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết 6
  9. lập trên cơ sở tin cậy và uy tín của ngân hàng trong hoạt động, hay nói cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng. 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội - Đối với khách hàng - Đối với NHCSXH - Đối với sự phát triển của kinh tế – xã hội 1.2.3. Hoạt động quản lý chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.3.1 Tổ chức thực hiện tuân thủ quy định về quy trình cho vay 1.2.3.2 Tổ chức thực hiện tuân thủ điều kiện vay vốn 1.2.3.3 Tổ chức thực hiện đảm bảo tiền vay 1.2.3.4 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng 1.2.3.5 Tổ chức công tác phân loại nợ 1.2.3.6 Công tác quản lý và xử lý nợ bị rủi ro 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. 1.2.4.1 Tiêu chí định lượng Tiêu chí 1: Hệ số sử dụng vốn Tiêu chí 2: Vòng quay vốn tín dụng trong năm Tiêu chí 3: Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn Tiêu chí 4: Nợ bị chiếm dụng 1.2.4.2 Tiêu chí định tính - Thực hiện đúng nguyên tắc cho vay - Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng - Cho vay đúng đối tượng 7
  10. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. 1.2.5.1. Nhân tố bên trong - Mô hình tổ chức của ngân hàng - Chiến lược hoạt động của ngân hàng - Chính sách tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội - Cơ sở vật chất của Ngân hàng Chính sách xã hội - Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng Chính sách xã hội - Hoạt động tác nghiệp của NHCSXH, công tác tham mưu phối hợp với chính quyền, tổ chức Hội, đoàn thể 1.2.5.2. Nhân tố bên ngoài - Thực trạng người vay vốn NHCSXH - Hoạt động ủy thác của tổ chức Hội, đoàn thể và chất lượng hoạt động ủy nhiệm của Tổ TK&VV - Công tác chỉ đạo, giám sát của UBND các cấp, đặc biệt là UBND cấp xã - Môi trường tự nhiên - Môi trường kinh tế - Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước - Môi trường pháp lý 8
  11. 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 1.3.1. Kinh nghiệm của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định 1.3.2. Kinh nghiệm của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 1.3.3. Bài học rút ra cho Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 9
  12. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Giới thiệu chung về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.1.3. Các chương trình cho vay đang thực hiện 2.1.2. Cơ cấu tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Tổ Kế hoạch - Tổ Kế toán – Ngân quỹ Nghiệp vụ tín dụng Các Hội đoàn thể, tổ TK&VV Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy (Nguồn: PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy) 2.1.3. Kết quả hoạt động Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 2.1.3.1. Về công tác nguồn vốn 10
  13. Bảng 2.1. Nguồn vốn tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm So sánh các năm Năm Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2021/2020 2020/2019 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Nguồn vốn cân đối chuyển 238.700 246.832 226.430 8.132 3,41% - 20.402 -8,3% từ Trung ương 2.Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi 45.333 56.488 56.812 11.155 24,61% 324 0,6% suất Trong đó: Huy động của tổ 19.822 29.578 26.172 9.756 49,22% - 3.406 -11,5% chức, cá nhân Nhận tiền gửi của tổ viên Tổ 25.511 26.910 30.640 1.399 5,48% 3.730 13,9% TK&VV 3.Nguồn vốn ủy thác tại địa 8.905 11.277 17.815 2.372 26,64% 6.538 58,0% phương - Nguồn vốn ủy thác cấp 259,4 1.405 2.005 7.205 600 42,70% 5.200 huyện % Tổng cộng 292.938 314.597 301.057 21.659 7,39%- 13.540 -4,3% (Nguồn: PGD NHCSXH Thị xã Hương Thủy) 11
  14. Nguồn vốn huy động tại NHCSXH huyện Hương Thủy 300.000 200.000 100.000 - Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1. Nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương 2.Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất 3.Nguồn vốn ủy thác tại địa phương Hình 2.1. Nguồn vốn của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy 2.1.3.2. Về công tác sử dụng vốn Bảng 2.2: Kết quả sử dụng vốn PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy Đơn vị tính: triệu đồng So sánh các năm Năm STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2021/2020 2020/2019 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng 292.938 314.597 301.057 21.659 7% -13.540 -4,30% 1 nguồn vốn 2 Tổng dư nợ 292.636 314.300 300.848 21.664 7% -13.452 -4,28% Doanh số 72.937 87.196 80.751 14.259 20% -6.446 -7,39% 3 cho vay Doanh số 64.153 52.943 46.753 -11.211 -17% -6.190 -11,69% 4 thu nợ (Nguồn: PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy) 12
  15. Kết quả sử dụng vốn của NHCSXH Thị xã Hương Thủy 400.000 300.000 200.000 100.000 0 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng nguồn vốn Tổng dư nợ Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Hình 2.2. Kết quả sử dụng vốn của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Hoạt động quản lý chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1.1. Tổ chức thực hiện tuân thủ quy định về quy trình cho vay 2.2.1.2. Tổ chức thực hiện tuân thủ điều kiện vay vốn Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 2.2.1.3. Tổ chức thực hiện đảm bảo tiền vay 2.2.1.4. Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách 2.2.1.5. Tổ chức công tác phân loại nợ 2.2.1.6. Về công tác quản lý và xử lý nợ bị rủi ro 2.2.2. Chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 13
  16. 2.2.2.1 Chất lượng tín dụng thông qua các tiêu chí định lượng - Hệ số sử dụng vốn Bảng 2.3: Hệ số sử dụng vốn Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng nguồn vốn 292,938 314,597 301,057 Tổng dư nợ 292,636 314,300 300,848 Hệ số sử dụng vốn 99.90% 99.91% 99.93% (Nguồn: PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy) - Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.4. Vòng quay vốn tín dụng Kết quả/ kế hoạch các năm So sánh các năm Năm Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020/2019 Chỉ tiêu 2021/2020 Kết Kế Kết Kế Kết Kế +/- % +/- % quả hoạch quả hoạch quả hoạch Tổng dư nợ 292.636 292.865 314.300 316.975 300.848 318.986 21.664 7,40% -13.452 -4,30% (trđ) Dư nợ bình quân năm 275.810 276.548 303.468 309.856 307.574 312.035 27.658 10,00% 4.106 1,40% (trđ) Doanh số - 64.153 65.782 52.943 53.369 46.753 48.635 -11.210 -6.190 -11,70% 17,50% thu nợ (trđ) Vòng quay - vốn tín 0,233 0,238 0,174 0,172 0,152 0,156 -0,06 -0,022 -12,90% 25,00% dụng (vòng) (Nguồn: PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy) 14
  17. - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD NHCSXH Thị xã Hương Thủy Đơn vị; triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng dư nợ 292,636 314,300 300,848 Nợ quá hạn: 163.9 204.3 209.4 Tỷ lệ Nợ quá hạn 0.056% 0.065% 0.070% (Nguồn: PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy) - Nợ bị chiếm dụng Bảng 2.6 Tình hình nợ bị chiếm dụng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chỉ tiêu Phát Thu Tồn Phát Thu Tồn Phát Thu Tồn sinh hồi đọng sinh hồi đọng sinh hồi đọng 1. Cán bộ, hội đoàn thể Số vụ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 số tiền (Triệu đồng) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2. Ban quản lý tổ TK&VV Số vụ 2 2 1 3 3 2 0 2 0 số tiền (Triệu đồng) 25 20 5 30 30 10 0 10 0 Tổng Số vụ 2 2 1 3 3 2 0 2 0 số tiền (Triệu đồng) 25 20 5 30 30 10 0 10 0 (Nguồn: PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy) 15
  18. 2.2.2.2. Chất lượng tín dụng thông qua các tiêu chí định tính Bảng 2.7: Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng tín dụng Giá Giá Giá Số trị trị trị TT Tên biến số quan trung nhỏ lớn sát bình nhất nhất Ngân hàng luôn thực hiện cho vay đúng đối tượng theo các chương 1 trình tín dụng 110 4,4273 3 5 Nhân viên ngân hàng sẵn sàng giúp đỡ khách hàng; cung cấp dịch 2 vụ nhanh chóng, kịp thời 110 4,1273 3 5 Nhân viên ngân hàng phúc đáp tích cực các yêu cầu của khách hàng; 3 luôn cố gắng giải quyết khó khăn cho khách hàng 110 4,5000 3 5 Nhân viên ngân hàng luôn đối xử ân cần với khách hàng; đặt lợi ích 4 của khách hàng lên hàng đầu 110 4,5000 1 4 5 Địa điểm giao dịch tại các xã rất thuận lợi cho khách hàng 110 2,8364 1 4 Các điểm giao dịch xã được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ tốt 6 nhu cầu của khách hàng như máy tính, máy in, hệ thống mạng 110 2,8636 1 4 Internet… 7 Ngân hàng thường xuyên kiểm tra các hộ vay vốn 110 2,8727 1 4 8 Thời gian giao dịch nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng 110 3,1182 2 4 9 Hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, thuận tiện cho khách hàng 110 2,8182 1 4 Ngân hàng thường xuyên tuyên truyền về các chương trình tín dụng 10 đến các tổ Tiết kiệm và Vay vốn 110 2,8455 1 4 (Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả) 16
  19. - Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra vay vốn Nội dung Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1. Số hộ vay vốn 15.873 16.712 17.856 2. Số hộ được kiểm tra 392 438 471 - Sử dụng đúng mục đích vay 386 428 458 - Sử dụng sai mục đích vay 6 10 13 3. Tỷ lệ số hộ được kiểm tra (%) 2,47 2,62 2,64 4. Tỷ lệ sử dụng sai mục đích (%) 1,52 2,28 2,79 (Nguồn: PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 2.3.1. Kết quả đạt được - Hệ số sử dụng vốn của ngân hàng có xu hướng tăng lên qua các năm, thể hiện nguồn vốn tín dụng luôn được Ngân hàng triển khai kịp thời, đầy đủ. - Việc huy động tiền gửi của Tổ viên Tổ TK&VV của NHCSXH phục vụ cho người vay, nhằm giúp các hộ có thói quen tiết kiệm, dành dụm trong chi tiêu để tạo lập vốn tự có, làm quen với dịch vụ tài chính Ngân hàng, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực và góp phần tăng thêm nguồn vốn cho vay tại chỗ. Việc làm này tạo được sự đồng thuận cao của Cấp ủy, Chính quyền và các tổ chức Hội, Đoàn thể, Tổ TK&VV và hộ vay. - Việc PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy ủy thác một số nội 17
  20. dung công việc qua các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác đã tạo được kênh dẫn vốn tín dụng chính sách nhanh nhất, gần nhất đến các đối tượng được thụ hưởng, thông qua việc bình xét cho vay công khai đã có tác động tích cực đến tính năng động, sáng tạo của các hộ vay vốn, khuyến khích việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả;.. - Cho vay đúng đối tượng: Đa số các khách hàng đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, điều này giúp PGD hạn chế được nợ xấu, nợ quá hạn do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tạo ra hiệu quả từ đồng vốn ưu đãi. - Công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cũng được quan tâm thường xuyên, đã giúp giảm được tỷ lệ nợ quá hạn đối với một số món nợ quá hạn lâu ngày không thu được. - Đồng thời với việc mở rộng cho vay PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy chấp hành đúng quy trình cho vay, xem xét tính khả thi của phương án cho vay, tập trung giải quyết các khoản nợ quá hạn cũ, ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn mới phát sinh. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Những hạn chế - Tỷ lệ nợ quá hạn tại PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy mặc dù chỉ dao động ở khoảng 0,07% nhỏ hơn các ngân hàng chính sách ở khu vực, tuy nhiên giá trị nợ quá hạn lại tăng qua các năm từ 163.9 triệu đồng lên 209.4 triệu đồng cho thấy bên cạnh những lý do khách quan về việc giãn cách thu nợ của Nhà nước thì cũng bộc lộ những thiếu sót trong quá trình cấp tín dụng chính sách của PGD NHCSXH thị xã Hương Thủy. - Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng sau khi cấp vốn chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ số hộ được kiểm tra việc vay 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2