intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cô phần Vinhomes

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình tài chính và phân tích thực trạng tài chính công ty; luận văn tập trung đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Vinhomes; từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực và hoạt động tài chính tại Công ty CP Vinhomes.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cô phần Vinhomes

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG THỊ THANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. ĐẶNG HỮU MẪN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Phản biện 2: GS.TS. Dương Thị Bình Minh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển mạnh thì phải kinh doanh có hiệu quả, muốn vậy phải quản trị tài chính thật tốt. Vì thế nhà quản trị cần biết rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thông tin tài chính là đối tượng quan tâm chung của các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà nước và của nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp. Vì thế, tình hình tài chính doanh nghiệp hiện đang là mối quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm chế đến quá trình kinh doanh. Mục tiêu của các doanh nghiệp là gia tăng giá trị của doanh nghiệp hay tối đa hóa lợi nhuận . Trong số các biện pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu nói trên đối với công ty Cổ phần Vinhomes đó là thực hiện tốt công tác quản trị tài chính của công ty; và phân tích tình hình tài chính là một việc quan trọng và hữu ích trong việc quản trị tài chính của công ty. Qua đó, Lãnh đạo của công ty sẽ đánh giá được tình hình tài chính, sẽ nắm được các thông tin đúng và đủ một cách nhanh chóng trên mọi mặt kinh doanh của công ty cả về hiệu quả cũng như các nhân tố và nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của chúng. Và đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực lớn như công ty cổ phần Vinhomes, việc nắm bắt được tình hình tài chính của cả công ty là vô cùng quan trọng và phức tạp. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian qua, so với yêu cầu đặt ra thì việc phân tích
  4. 2 tình hình tài chính của công ty chưa được hiệu quả. Phân tích tài chính tại công ty chưa thực hiện một cách kỹ lưỡng và do đó chưa nhận dạng được một cách toàn diện các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế, khiến năng lực tài chính của công ty trong những năm vừa qua còn yếu. Các hạn chế này nếu không được phát hiện để khắc phục kịp thời sẽ kìm hãm sự phát triển và làm giảm đi vị thế của công ty trong ngành. Sau khi tìm hiểu về Công ty cổ phần Vinhomes, tác giả thấy rằng việc phân tích tình hình tài chính của công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết giúp ban lãnh đạo nhanh chóng nhận ra những vướng mắc trong hoạt động tài chính, và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho công ty. Mặt khác, hiện nay chưa có một luận văn nào về nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính tại công ty này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cô phần Vinhomes” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: * Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình tài chính và phân tích thực trạng tài chính công ty; luận văn tập trung đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Vinhomes; từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực và hoạt động tài chính tại Công ty CP Vinhomes. * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty CP Vinhomes để thấy được những thành công, những điểm hạn chế và tìm ra nguyên nhân.
  5. 3 - Từ kết quả phân tích để đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực và hoạt động tài chính tại Công ty CP Vinhomes. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp. b. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Công ty CP Vinhomes. - Về thời gian: Luận văn phân tích tình hình tài chính và đánh giá thực trạng hoạt động tài chính trong giai đoạn 2017-2019, đồng thời đề xuất khuyến nghị hoàn thiện cho những năm tiếp theo. Những câu hỏi đặt ra đối với đề tài nghiên cứu: - Tình hình tài chính tại Công ty CP Vinhomes những năm gần đây như thế nào? - Kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế? - Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hoạt động tài chính tại Công ty CP Vinhomes? 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Vinhomes”, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:  Phƣơng pháp thu thập số liệu - Tiến hành nghiên cứu các giáo trình kinh tế, các nội dung của phân tích tình hình tài chính , các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học... từ các tài liệu đó để chắt lọc và nghiên cứu những nội dung liên quan đến phân tích tài chính.
  6. 4 - Tác giả tiến hành thu thập số liệu về tài chính của công ty các năm 2017, 2018, 2019 để làm nguồn số liệu phân tích. Bên cạnh đó còn thu thập các số liệu tài chính về của ngành xây dựng và bất động sản Việt Nam.  Phƣơng pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp so sánh được dùng để xem xét, tính toán sự biến động của các chỉ tiêu, các hệ số tài chính của các năm nghiên cứu và sử dụng để so sánh kết quả tính toán được của công ty với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích tình hình tài chính giúp nắm bắt được sự thay đổi tình hình tài chính của đơn vị nghiên cứu qua các năm, và rút ra được những đánh giá, nhận xét về sự biến động đó. - Phương pháp liên hệ đối chiếu được sử dụng khi đưa ra các nhận xét đánh giá về chỉ tiêu phân tích. Mỗi kết quả được tính toán của chỉ tiêu tài chính của công ty đang nghiên cứu, tác giả tiến hành đưa ra những đánh giá, nhận xét gắn liền với bối cảnh chung của nền kinh tế hiện nay cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể của công ty. Từ đó đưa ra những nhận xét một cách khách quan và hợp lý. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn a. Ý nghĩa lý luận khoa học Đề tài đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp, cơ sở lý luận về phân tích tài chính công ty đồng thời làm rõ hơn các khía cạnh lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính trong công ty cổ phần. b. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã tổng kết, đánh giá thực trạng, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần Vinhomes trong thời gian qua, từ đó đề
  7. 5 xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực và hoạt động tài chính tại Công ty CP Vinhomes trong thời gian tới. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinhomes Chương 3: Khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực và hoạt động tài chính tại công ty cổ phần Vinhomes. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi đến những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của họ (theo Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Thế Chi, 2008).
  8. 6 1.1.2. Mục tiêu -Cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. -Cung cấp thông tin quan trọng cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. 1.1.3. Ý nghĩa Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.4. Bản chất của tài chính doanh nghiệp - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước. - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường. - Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. 1.1.5. Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cáo nhất - Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh. - Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.6. Sự cần thiết phải phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp “Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán
  9. 7 tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định hợp lý, chính xác, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.” Nhiệm vụ của phân tích tài chính của doanh nghiệp là sử dụng các công cụ, phương pháp và kỹ thuật để làm các con số nói lên thực chất của tình hình tài chính của doanh ngiệp. Đối với những người quản lý doanh nghiệp Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước có liên quan Đối với các nhà đầu tư Đối với ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng, các đối tác kinh doanh và các tổ chức khác Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp 1.2. TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Cơ sở nguồn tài liệu a. Nguồn thông tin từ các Báo cáo tài chính Hệ thống các báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Bảng báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính b. Các nguồn thông tin khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp - Môi trường vĩ mô. - Lĩnh vực kinh doanh. - Đặc điểm riêng của tổ chức, sản xuất, phương hướng mỗi công ty.
  10. 8 1.2.2. Phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp a. Phương pháp so sánh - So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ hơn xu thế thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của doanh nghiệp khác hoặc với số liệu trung bình của ngành để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là tốt hay xấu, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. b. Phương pháp tỷ lệ. + Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. + Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. + Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. + Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. c. Phương pháp loại trừ - Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng một tích số (hoặc một thương số . d. - Việc sắp xếp và trình tự xác định ảnh hưởng lần lượt trong từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích dựa trên quan điểm tích lũy về lượng sẽ d n đến biến đổi về chất (nhân tố số lượng sắp xếp trước,
  11. 9 nhân tố chất lượng xếp sau).Phương pháp Dupont Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính,...kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định. 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 1.3.2. Chỉ số sử dụng vốn và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 1.3.3. Tình hình công nợ và khả năng thanh khoản 1.3.4. Chỉ số thanh khoản 1.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Vinhomes * Thông tin chung về công ty Tên Doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES  Tên viết tắt: VINHOMES  Tên tiếng Anh: VINHOMES.JSC  Mã chứng khoán: VHM
  12. 10  Trụ sở chính: Số 458, phố Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam  Điện thoại: (+84 24) 3974 9350  Fax: (+84 24) 3974 9351  Website: http://vinhomes.vn  Vốn điều lệ hiện tại: 26.796.115.500.000 đồng (Hai mươi sáu nghìn bảy trăm chín mươi sáu tỷ một trăm mười lăm triệu năm trăm nghìn đồng)  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102671977 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 06/3/2008 và thay đổi lần thứ 22 ngày 12/4/2018 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cổ phần Vinhomes. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Vinhomes. 2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty - Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là phát triển và chuyển nhượng bất động sản nhà ở. Công ty cổ phần Vinhomes là công ty đứng đầu về phát triển và chuyển nhượng bất động sản nhà ở. Công ty đang phát triển các dự án ở tầm trung và cao cấp với thương hiệu Vinhomes. Đối với các dự án đại đô thị thì luôn được xây dựng với quy mô lớn. Các dự án khu đô thị luôn đầy đủ các tiện ích mang đến cho khách hàng một thiên đường trong mơ nhưng có ngoài đời thực, nơi hạnh phúc luôn ngập tràn. - Quản lý bất động sản: Công ty cổ phần Vinhomes là công ty quản lý bất động sản chuyên nghiệp nhất, có uy tín và quy mô lớn. Bên cạnh phát triển các sản phẩm bất động sản có chất lượng cao, công ty v n luôn luôn nỗ lực để tạo một môi trường sống thoải mái,
  13. 11 tiện nghi nhất cho khách hàng. - Cho thuê bất động sản: Vinhomes kinh doanh thêm lĩnh vực cho thuê bất động sản, các căn hộ và biệt thự tại các dự án của công ty luôn được nhiều khách hàng lựa chọn vì sự tiện ich, dịch vụ tiêu chuẩn và môi trường tốt nhất. Phát triển danh sách khách hàng một cách hiệu quả nhất thông qua đội ngũ đại lý và mạng lưới nhiều kinh nghiệm. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua bảng 2.1 Cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty qua giai đoạn nghiên cứu 2017-2019 tăng qua các năm. Qua số liệu phân tích ta thấy cơ cấu nguồn vốn có những biến đổi theo chiều hướng không tốt, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên qua các năm, tuy nhiên xét về tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lại có xu hướng giàm, Công ty phải đi huy động vốn từ bên ngoài, có thể là nguồn nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn Bảng 2.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Vinhomes qua các năm 2017-2019 2.2.2. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. a. Cơ cấu nguồn vốn Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn nhiều so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Tại thời điểm cuối 3 năm 2017, 2018, 2019 tỷ trọng nợ phải trả lần lượt đạt 80,27%, 59,77%, 67,19% trong tổng nguồn vốn. Doanh nghiệp phụ thuộc vào các đối tác cung cấp tín dụng. Trong tỷ trọng nợ phải trả cuối năm 2019 cao hơn thời
  14. 12 điểm cuối năm 2018 thể hiện mức độ tự chủ về tài chính giảm đi, rủi ro tài chính tăng lên. b. Cơ cấu tài sản và tình hình biến động tài sản Quy mô tài sản của doanh nghiệp đều tăng qua các năm. Tăng quy mô này là chủ yếu do sự tăng lên của TSDH. Cơ cấu tài sản: Tỷ trọng TSNH luôn lớn hơn tỷ trọng TSDH. Trong 3 năm tỷ trọng TSNH luôn lớn hơn 70%, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017, tỷ trọng TSNH đạt 8658%, đến năm 2019 tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản giảm còn 70,75%. Bảng 2.3. Bảng cơ cấu tài sản và biến động tài sản c. Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Mối quan hệ cân đối này được thể hiện qua các bảng phân tích sau:Cả 3 năm 2017,2018 và 2019 tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, điều này hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn.Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ ngắn hạn. 2.2.3. Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh Bảng 2.4. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Qua bảng phân tích trên ta thấy, tại thời điểm cuối năm 2017, 2018 và 2019, vốn hoạt động thuần đều dương. Cuối năm 2018, vốn hoạt động thuần của công ty đạt 48.330.270 triệu đồng, tăng 38.132.277 triệu đồng, tương ứng tăng 373,91% so với cuối năm 2017. Vốn hoạt động thuần dương cho thấy mô hình tài trợ của công ty theo hướng sử dụng một phần tài trợ thường xuyên để tài trợ cho TSNH, cụ thể năm 2019 và 2018, công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay để tài trợ cho TSNH. Đây là mô hình tài trợ khá
  15. 13 hợp lý và an toàn. 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh khoản d. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả Bảng 2.5. Bảng phân tích quy mô công nợ 2017-2019 Bảng 2.6. Bảng phân tích các khoản phải thu khách hàng và phải trả người bán Qua bảng 2.5 và 2.6 ta thấy công nợ phải thu và công nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 đều tăng. Phải thu khách hàng cuối năm 2019 đạt 8.811.344 triệu đồng, tăng 1.666.539 triệu đồng, tương ứng tăng 244,86% so với thời điểm cuối năm 2018. Cho thấy, năm 2019, công ty tăng nợ xấu.Cần có sự cân nhắc khi thực hiện trả trước tiền hàng cho người bán. Phải trả người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải trả; Cuối năm 2019, phải trả người bán đạt triệu đồng, tăng 3.574.190 triệu đồng, ứng với mức tăng 142,73 %. Số vòng quay phải trả người bán năm 2019 đạt 0,24 vòng, giảm 0,26 vòng so với năm 2018 làm tăng vòng quay trả người bán. Điều này cho thấy khả năng thanh toán chậm, doanh nghiệp giảm bị chiếm dụng vốn. 2.2.4. Phân tích khả năng thanh khoản Bảng 2.7. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Qua bảng 2.7 và 2.8 ta thấy : Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Ta thấy rằng, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty lớn hơn 1, thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản lưu động để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là đảm bảo, tình hình tài chính khả quan. Mặt khác, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đang có xu hướng giảm dần qua giai đoạn 2017-2019. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
  16. 14 Cuối năm 2019 hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,11 lần, tăng 0,04 lần tương ứng với mức tăng 80% so với cuối năm 2018. Như vây, công ty có sự cải thiện về khả năng thanh toán tức thời nhưng nếu chỉ sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền thì công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ dài hạn: Các khoản nợ dài hạn tăng lên, vậy khi kết thúc năm tài chính, giá trị khoản nợ dài hạn của công ty còn lại tương đối cao, điều này làm cho khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty tăng lên. Hệ số thanh toán lãi vay: Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong giai đoạn 2017-2019 tăng lên qua các năm, công ty đã thực hiện tự chủ tài chính thông qua việc giảm bớt các khoản đi vay phải trả lãi suất. 2.2.5. Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh Bảng 2.9. Khái quát kết quả kinh doanh Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp có sự tăng lên, hiệu quả kinh doanh của công ty tốt dần lên. Cụ thể xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí ta thấy như sau: Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng trong giai đoạn 2017 -2019. Giá vốn hàng bán giai đoạn này tăng theo mức tăng doanh thu. Chi phí tài chính mà trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay có xu hướng giảm qua các năm 2017-2019, Chi phí quản lý kinh doanh (bao gồm chi phí bán hàng năm 2018 tăng triệu 610.313 đồng tương đương tỉ lệ tăng 134,87% so với năm 2017. Năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1093.595 triệu đồng so với năm 2018. (Nguồn: Tác giả tính toán từ Báo cáo tài chính công
  17. 15 ty Cổ phần Vinhomes giai đoạn 2017- 2019) * Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA). Chỉ tiêu này tăng lên tuy nhiên v n ở mức thấp,chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa tốt lắm. Số vòng quay tài sản; Chỉ tiêu này tăng qua các năm, chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu, việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Tỷ suất hao phí tài sản so với doanh thu thuần giảm qua các năm 2017-2019. Đây là tín hiệu tốt trong công tác sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh. Suất hao phí tài sản giảm qua các năm 2017-2019. Như vậy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tốt dần lên trong giai đoạn nghiên cứu 2017-2019. Công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa. * Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ, ta thường sử dụng thông qua chỉ tiêu ROE và biến đổi theo mô hình tài chính Dupont: - Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm 2019 tăng so với năm 2018 là 8,888%, chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng quy mô, kiểm soát chi phí tốt, đây là nhân tố tích cực cần phát huy. - Số vòng quay tài sản của năm 2019 giảm 0,1264 vòng, chứng tỏ sự vận động của tài sản chậm hơn đó cũng là nhân tố tích cực đóng góp cho chỉ tiêu ROE giảm. - Đòn bẩy tài chính năm 2019 giảm so với 2018. Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng vốn vay giảm từ 80,72% xuống còn 67,19% tổng nguồn vốn. Do vậy doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu vốn CSH và vốn vay. Đảm bảo tình hình thanh toán và hoạt động của công ty.
  18. 16 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN VINHOMES 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc - Tổng lợi nhuận đạt được qua các năm là khá cao và không ngừng tăng lên qua các năm. - Công ty có tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh tốt. - Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng đáng kể. - Năm 2017 -2019, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, dài hạn đều tăng lên và ở mức lớn hơn 1, cao hơn trung bình ngành. Khả năng thanh toán của công ty nhìn chung là khá tốt. - Công tác thu hồi nợ đang được thực hiện có hiệu quả khi mà số ngày thu hồi nợ bình quân của công ty là khá thấp, đảm bảo thu hồi vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất. - Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản tăng lên. 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân - Về cơ cấu trong tổng nguồn vốn của công ty tại thời điểm cuối năm 2019 có tổng nợ phải trả chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn. - Về cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng TSNH luôn lớn hơn tỷ trọng TSDH qua các năm. - So sánh quy mô số vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng năm 2019 có thể thấy số vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng. - Các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho liên tục tăng qua các năm. - Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng năm 2019 tuy có tăng so với năm 2018 nhưng v n thấp hơn năm 2017. Công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp còn chưa tốt, đặc
  19. 17 biệt là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ 2017-2018. Những tồn tại trên chủ yếu do nguyên nhân chủ quan và khách quan:  Nguyên nhân khách quan - Diễn biến thị trường bất động sản những năm gần đây tăng trưởng lên xuống thất thường, rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng không phản ánh đúng bản chất của thị trường, d n đến thị trường BĐS có lúc đóng băng ảnh hưởng tới công ty. Bị sức ép từ cả vốn đầu vào l n đầu ra cùng với áp lực thời gian các khoản cho vay. - Nhà nước ban hành chỉ thi siết chặt tín dụng, giảm tốc độ cho vay đối với bất động sản, lượng cung tiền hạn chế nên khiến hàng loạt dự án phải ngừng triển khai. - Hệ thống pháp lý về quy định đất đai và thời gian dự án hay bị trì trệ: quá trình thanh tra dự án kéo dài; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục chuyển nhượng rườm rà, nhiều chi phí phi chính thức, doanh nghiệp chịu nhiều sức ép lớn từ những khoảng lặng pháp lý.  Nguyên nhân chủ quan:. - Các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho liên tục tăng qua các năm. Hầu hết ở các doanh nghiệp bất động sản lượng hàng tồn kho là rất lớn. Lĩnh vực này muốn đẩy mạnh doanh thu thì đa số là thi công trước nhận tiền sau. Công ty Cổ phần Vinhomes cũng đã áp dụng cho khách hàng thanh toán sau nên khoản phải thu lớn. - Các khoản vốn đi chiếm dụng lớn là do đặc thù của ngành bất động sản trích trước cho các dự án, trích trước hoa hồng, chi phí khác. Tiền nhận từ khách hàng đặt cọc, nhận chuyển nhượng từ các khoản đầu tư… - Công tác quản trị chi phí chưa tốt, tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Chi phí giá vốn tăng nhanh hơn tốc
  20. 18 đọc tăng doanh thu. Nguyên nhân chính là chi phí đầu vào cao. Từ những mặt hạn chế và nguyên nhân cần đưa ra các giải pháp khuyến nghị để nâng cao năng lực tài chính của công ty. CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNVINHOMES 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES 3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES 3.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi đƣa ra khuyến nghị nhằm nâng cao tình hình tài chính - Khuyến nghị nâng cao năng lực tài chính phải dựa trên sự phân tích đầy đủ về thực trạng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Khuyến nghị nâng cao năng lực tài chính phải dựa trên những tiềm năng và thế mạnh thực tế của công ty Cổ phần Vinhomes nhằm đạt tính khả thi cao. - Khuyến nghị nâng cao năng lực tài chính phải đảm bảo cho công ty phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện và tình hình mới của cơ chế thị trường, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. 3.2.2. Những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực và hoạt động tài chính của công ty Cổ phần Vinhomes a. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2