intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo lãnh trong ngân hàng thương mại; trên cơ sở kết hợp giữa cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng Tác giả gợi ý một số giải pháp, kiến nghị để phát triển hơn nữa dịch vụ bảo lãnh tại Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG VŨ VĂN MINH – C00719 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng Mã số : 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Chu Thị Thu Thủy Hà Nội - Năm 2018
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Bước vào thế kỷ 21, với những thành tựu đã đạt được từ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế Việt Nam đang tạo ra những bước phát triển vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn vươn ra quốc tế. Hòa chung với xu thế đó, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các NHTM nhà nước là sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh trên thì lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Cùng với việc thực hiện mục tiêu theo phương châm kinh doanh chất lượng – tăng trưởng - bền vững, hiệu quả và an toàn, các NHTM còn tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng bằng việc phát triển rất nhiều các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, một trong số đó là dịch vụ “bảo lãnh ngân hàng”. Việc các NHTM sử dụng phổ biến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đã nhận được sự quan tâm, lựa chọn ngày một nhiều hơn của các đối tượng khách hàng bởi những chức năng vượt trội của bảo lãnh như: Chức năng bảo đảm, chức năng tài trợ và chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng. Điều này cũng đem lại thu nhập đáng kể cho các NHTM đồng thời đóng vai trò xúc tác cho các hợp đồng kinh tế được ký kết dễ dàng, đặc biệt là khi nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như thiếu vốn, thiếu công nghệ thông tin hiện đại, uy tín trên trường quốc tế chưa cao. Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng chưa tương xứng so với những đòi hỏi của nền kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do bảo lãnh ngân hàng trong quá trình thực hiện chưa đồng bộ, khoa học nên gây tổn thất cho các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ những lý do trên cùng với quá trình làm việc thực tế tại Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội và những kiến thức được trang bị trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Thăng Long Tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội” để hoàn thành Luận văn thạc sĩ. 1
  3. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo lãnh trong ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh của Agribank-Chi nhánh Nam Hà Nội. Trên cơ sở đó, Tác giả đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế về phát triển dịch vụ bảo lãnh của Agribank- Chi nhánh Nam Hà Nội. - Trên cơ sở kết hợp giữa cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng Tác giả gợi ý môt số giải pháp, kiến nghị để phát triển hơn nữa dịch vụ bảo lãnh tại Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ bảo lãnh - Phạm vi nghiên cứu : Tại Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 4. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu: được thu thập từ, Báo cáo thường niên và các Báo cáo khác của Agribank- Chi nhánh Nam Hà Nội. Để hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê cụ thể như sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin Phương pháp tỷ số Phương pháp so sánh Phương pháp bảng biểu, sơ đồ, đồ thị 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội 2
  4. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại Tại điều 4 luật các tổ chức tín dụng quốc hội số: 47/2010/QH12 quy định : “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Các dịch vụ ngân hàng chủ yêu của ngân hàng thương mại bao gồm: - Nhận tiền gửi; - Cấp tín dụng; - Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 1.1.2 Dịch vụ của ngân hàng thương mại - Cho vay - Bao thanh toán - Bảo lãnh ngân hàng - Chiết khấu - Tái chiết khấu là - Môi giới tiền tệ - Tài khoản thanh toán - Sản phẩm phái sinh - Ngoài ra Ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ khác 1.2 DỊCH VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại 1.2.1.1 Khái niệm dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bên yêu cầu bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh về mục đích kinh tế và người bảo lãnh là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) cho phép thực hiện dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Điều 3, Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 3
  5. Quy định về bảo lãnh ngân hàng của NHNN, bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh”. Tóm lại, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là dịch vụ tín dụng mà theo đó ngân hàng cam kết với người thụ hưởng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu khách hàng của ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ như cam kết. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng. 1.2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Bản chất của bảo lãnh ngân hàng là lời hứa thanh toán của ngân hàng với người được yêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh là một công cụ bảo đảm, chứ không phải là công cụ thanh toán. Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm sau: Thứ nhất, dịch vụ bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn: Có ít nhất có 03 chủ thể liên quan bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh… Thứ hai, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập: Tính độc lập thể hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành. Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa ngân hàng và người được bảo lãnh, ngân hàng không liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cơ sở và không liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cơ sở giữa hai bên. Tuy nhiên, tính độc lập của bảo lãnh cũng làm tăng rủi ro phải thanh toán hộ khi có sự không trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh. Thứ ba, dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng là dịch vụ ngoại bảng của ngân hàng: Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam ghi nhận bảo lãnh là một hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, nhưng từ việc phân tích đặc điểm trên ta thấy bảo lãnh không phản ánh đúng bản chất của tín dụng là chuyển nhượng một lượng giá trị của chủ thể này sang chủ thể khác. Bảo lãnh chỉ trở thành nghiệp vụ tín dụng khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên được bảo lãnh, khi đó bảo lãnh là một khoản cho vay bắt buộc. 4
  6. 1.2.2 Các loại hình dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Trong thực tế có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại dịch vụ bảo lãnh tuỳ theo mục đích quản lý. Dịch vụ bảo lãnh có thể được phân loại theo đối tượng bảo lãnh, theo hình thức sử dụng, theo hình thức bảo lãnh và theo hình thức tài trợ. Thứ nhất là phân loại theo đối tượng bảo lãnh: - Bảo lãnh trong nước - Bảo lãnh ngoài nước Thứ hai, phân loại theo hình thức sử dụng: - Dịch vụ bảo lãnh vô điều kiện - Dịch vụ bảo lãnh có điều kiện Thứ ba, phân loại theo hình thức bảo lãnh: - Dịch vụ bảo lãnh trực tiếp - Dịch vụ bảo lãnh gián tiếp Thứ tư, phân loại theo nguồn tài trợ : Các hình bảo lãnh theo cách phân loại này bao gồm: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả vốn vay, bảo lãnh chất lượng sản phẩm và bảo lãnh thanh toán. . 1.2.3 Rủi ro dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại 1.2.3.1 Khái niệm chung về rủi ro Rủi ro trong kinh doanh được định nghĩa là sự xuất hiện một biến cố không mong đợi gây ra mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình kinh doanh. Người ta phân loại rủi ro thành rủi ro động và rủi ro tĩnh. - Rủi ro động là khi giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ bị suy giảm do kết quả quá trình vận động của nền kinh tế; Rủi ro động có thể ảnh hưởng đến hầu hết hoặc tất cả các doanh nghiệp trong một thời điểm. - Rủi ro tĩnh là khi tài sản bị huỷ hoại về vật chất (do hoả hoạn, lụt lội...) hoặc tài sản sở hữu bị chuyển giao cho người khác do hành vi giả mạo của các cá nhân (như ăn cắp, lừa đảo...) 1.2.3.2 Các loại rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Thứ nhất, rủi ro từ phía khách hàng: Mọi rủi ro của các doanh nghiệp được bảo lãnh dẫn tới doanh nghiệp này có thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh cũng sẽ là rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. 5
  7. Thứ hai, rủi ro tín dụng: Trong bảo lãnh ngân hàng có loại bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay. Tuy không phát tiền vay nhưng về thực chất mức độ trách nhiệm, nghĩa vụ ngân hàng trong nghiệp vụ này cũng tương đương như nghiệp vụ tín dụng. Dịch vụ bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay đặt ngân hàng trước cùng một rủi ro như rủi ro của các món cho vay trực tiếp Thứ ba, rủi ro về lãi suất: Rủi ro về lãi suất trong bảo lãnh ngân hàng được thể hiện dưới nhiều dạng. Trong nền kinh tế thị trường lãi suất huy động vốn luôn biến động trong khi mức phí bảo lãnh đã được xác định cố định trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh dẫn tới có khả năng rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất bình quân đầu vào tăng. Thứ tư, rủi ro hối đoái: Tỷ giá hối đoái là quan hệ về giá trị giữa hai đồng tiền, hay nó là giá cả của đơn vị tiền tệ này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá luôn biến động nên ngoài các rủi ro thông thường, bảo lãnh bằng ngoại tệ còn có rủi ro hối đoái. Thứ năm, rủi ro mất khả năng thanh toán: Căn cứ vào tỷ lệ trích quỹ bảo lãnh là 5% giá trị bảo lãnh, nếu rủi ro thực tế lớn hơn 5% giá trị bảo lãnh thì khả năng thanh toán trong nghiệp vụ bao lãnh sẽ không bảo đảm, gây tác động xấu đối với khả năng thanh toán chung của ngân hàng. Ngược lại khi khả năng thanh toán chung của ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán trong bảo lãnh cũng bị ảnh hưởng. 1.3 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại Phát triển dịch vụ dịch vụ bảo lãnh là việc mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng. Mở rộng về số lượng thể hiện sự gia tăng về quy mô số lượng các dịch vụ bảo lãnh. Mở rộng về chất lượng thể hiện việc gia tăng các tiện ích cung cấp phù hợp với khả năng và định hướng phát triển của ngân hàng. Trong phạm vi Luận văn của Tác giả, phát triển dịch vụ bảo lãnh được hiểu là sự gia tăng về loại hình dịch vụ bảo lãnh, về tiện ích cung cấp, về giá trị giao dịch, về quy mô và chất lượng dịch vụ bảo lãnh. 6
  8. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng quy mô dịch vụ bảo lãnh Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng doanh thu, thu nhập từ bảo lãnh Chỉ tiêu đánh giá thị phần dịch vụ bảo lãnh Các chỉ tiêu đánh giá sự đa dạng hoá của sản phẩm bảo lãnh Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ bảo lãnh Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh 1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.4.1. Nhân tố chủ quan Đây là nhân tố chủ quan mang tính chất quyết định tác động tới bảo lãnh và bao gồm các yếu tố của ngân hàng liên quan tới dịch vụ bảo lãnh. Dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng có phát triển tốt hay không phụ thuộc vào điều kiện cũng như cách thức tổ chức và tiến hành bảo lãnh, tức là các chính sách của ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh. Luật pháp chỉ là khung xương cho ngân hàng tiến hành bảo lãnh còn vận dụng có sát thực hợp lý hay không là tuỳ thuộc các ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng tới bảo lãnh ngân hàng như: uy tín ngân hàng, trình độ cán bộ, công nghệ ngân hàng ,công tác điều hành quản trị, quy trình bảo lãnh, Công tác marketing của ngân hàng. 1.4.2. Nhân tố khách quan Môi truờng là nhân tố khách quan tác động tới dịch vụ bảo lãnh của một ngân hàng. Nhân tố môi trường ở đây bao gồm cả môi trường luật pháp và môi trường kinh tế. Tóm lại , mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trong thực tế với nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau khi vận dụng, thực thi tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng , các ngân hàng đã gặp phải rất nhiều rủi ro khác nhau , đó cũng chính là những nhân tố tác động tới bảo lãnh ngân hàng. 7
  9. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI AGRIBANK- CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Agribank Nam Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ- HĐQT ngày 12/3/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001. Ngân hàng có hội sở chính tại Tòa nhà C3 Phương Liệt, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Sau 17 năm hoạt động đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội là một trong những Chi nhánh có nhiều đóng góp vào sự lớn mạnh của Agribank. Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã có những bước đi vững chắc trên con đường đổi mới hoạt động, chuẩn bị hội nhập và đã gặt hái được những thành quả đáng mừng trên mọi phương diện. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội 8
  10. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Biểu đồ 2.1- Kết quả huy động nguồn vốn giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng 9.000.000 8.619.108 8.500.000 8.000.000 7.750.879 7.500.000 Doanh so 7.207.722 7.000.000 6.500.000 2015 2016 2017 Tổng nguồn vốn năm 2015 đạt 8,619 tỷ đồng, năm 2016 đạt 7,207 tỷ đồng; giảm xấp xỉ 1,411 tỷ tương ứng 16,38%, nguồn vốn giảm này đã được dự kiến trước do đến kỳ thanh toán trái phiếu kỳ hạn 10 năm phát hành năm 2006 nhằm huy động thêm vốn chủ sở hữu của Chi nhánh nên Chi nhánh hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng và thanh khoản. Cho đến 31/12/2017 tổng nguồn vốn đạt 7,750 tỷ đồng, tăng 543 tỷ tương ứng 7,54%. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng 4.500.000 4.477.600 4.400.000 4,414,952 4.300.000 4.200.000 4.100.000 4.005.540 Doanh số 4.000.000 3.900.000 3.800.000 3.700.000 2015 2016 2017 9
  11. Trong giai đoạn 2015-2017 Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng; đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng khách hàng để phát triển kinh tế nói chung. (biểu đồ 2.2). 2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế và kinh doanh doanh ngoại hối giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng 4.000 3.660 3.500 3.000 2.509 2.500 2.258 2.000 Doanh số 1.500 1.000 500 0 2015 2016 2017 Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế cũng như đáp ứng các nhu cầu hoạt động ngoại tệ khác của khách hàng theo đúng quy định quản lý ngoại hối của NHNN và của Agribank. (Biểu đồ 2.3). 2.1.3.4 Các dịch vụ khác Biểu đồ 2.4 : Doanh số hoạt động dịch vụ giai đoạn 2015-2017 20.000 19.228 19.000 17.982 18.000 17.000 16.185 Doanh s? 16.000 15.000 14.000 2015 2016 2017 10
  12. Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tổng thu dịch vụ của Chi nhánh ở hầu hết các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI AGRIBANK- CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.2.1 Các loại hình dịch vụ bảo lãnh tại Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội Tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội hiện đang cung cấp các sản phẩm bảo lãnh sau: * Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh trực tiếp Bảo lãnh gián tiếp Phân loại theo hình thức bảo lãnh được chia thành: Bảo lãnh bằng thư bảo lãnh Bảo lãnh kí hậu * Bảo lãnh dự thầu * Bảo lãnh thực hiện hợp đồng * Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm * Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước * Bảo lãnh đối ứng * Xác nhận bảo lãnh * Đồng bảo lãnh * Các loại bảo lãnh khác 11
  13. 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại AGRIBANK – Chi nhánh Nam Hà Nội 2.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng quy mô dịch vụ bảo lãnh - Tăng trưởng dư nợ bảo lãnh hàng năm Bảng 2.1 Dư nợ bảo lãnh giai đoạn năm 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ bảo lãnh 311.869 279.151 478.038 Tăng trưởng tuyệt đối -32.718 198.887 Tỷ lệ tăng trưởng (%) -10,49% 71,25% Từ năm 2015-2017 dư nợ bảo lãnh của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội không ổn định và có nhiều biến động, năm 2016 giảm tuyệt đối 32.718 triệu đồng tương ứng giảm 10,49% so với năm 2015, sang năm 2017 dư nợ bảo lãnh tăng đột biến 198.887 triệu đồng tương ứng tăng 71,25% so với năm 2016. - Tăng trưởng doanh số dịch vụ bảo lãnh hàng năm Bảng 2.2 Tăng trưởng doanh số dịch vụ bảo lãnh hàng năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số bảo lãnh 661.880 617.219 1.136.883 Tăng trưởng tuyệt đối -44.661 519.664 Tỷ lệ tăng trưởng (%) -6,75% 84,19% Doanh số dịch vụ bảo lãnh tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội năm 2016 giảm tuyệt đối 44.661 triệu đồng tương ứng giảm 6,75% so với năm 2015, sang năm 2017 doanh số bảo lãnh tăng thêm 519.664 triệu đồng tương ứng tăng 85,19% so với năm 2016. - Tăng trưởng doanh số bảo lãnh hàng năm theo các loại hình bảo lãnh hàng năm Tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh ta sẽ có được đánh giá rõ hơn từ đó đưa ra kết luận về bảo lãnh hoàn thanh toán tại chi nhánh đang là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất đều qua các năm. 12
  14. Bảng 2.3: Cơ cấu doanh số hoạt động các loại hình bảo lãnh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị:Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) Bảo lãnh thanh toán 158.979 24,02 114.654 18,58 226.665 19,94 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 33.886 5,12 43.643 7,07 78.487 6,90 Bảo lãnh dự thầu 43.569 6,58 42.910 6,95 51.323 4,51 Bảo lãnh hoàn thanh toán, 425.446 64,28 416.013 67,40 780.408 68,64 Bảo lãnh khác Tổng doanh số bảo lãnh 661.880 100 617.219 100 1.136.883 100 Tỷ trọng ổn định qua các năm trong đó bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh hoàn thanh toán luôn giữ vai trò trụ cột và có sự tăng trưởng vượt bậc về số tuyệt đối trong năm 2017. So với năm 2016: bảo lãnh thanh toán tăng 70.000 triệu đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán tăng 360.000 triệu đồng. Giúp tổng doanh số bảo lãnh toàn chi nhánh tăng trên 519.664 triệu đồng. - Tăng trưởng về số lượng thư bảo lãnh phát hành Bảng 2.4 Tăng trưởng về số lượng thư bảo lãnh phát hành Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số thư bảo lãnh phát hành 633 679 764 Tăng trưởng tuyệt đối (triệu đồng) 46 85 Tỷ lệ tăng trưởng 7,27% 12,52% Từ số liệu trên cho thấy số lượng thư bảo lãnh của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội liên tục tăng trong giai đoạn 2015- 2017 có xu hướng ngày càng phát triển. Năm 2015 số thư bảo lãnh là 633 thư, năm 2016 là 679 thư, tăng 46 thư tương dương tăng thêm 7,27%. Năm 2017 số thư bảo lãnh tăng thêm 85 thư so với năm 2016 tương ứng tỷ lệ tăng là 12,52%. 13
  15. - Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng doanh thu - thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh Bảng 2.5 Tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu bảo lãnh 5.008 5.834 7.057 Tăng trưởng tuyệt đối 826 1,223 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 16,49 20,96 Doanh thu dịch vụ bảo lãnh tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội năm 2016 tăng tuyệt đối 826 triệu đồng tương ứng tăng 16,49% so với năm 2015, sang năm 2017 doanh số bảo lãnh là 7.057 triệu đồng, tăng thêm 1.223 triệu đồng tương ứng tăng 20,96% so với năm 2016. Tỷ lệ này tăng trưởng ổn định cho thấy Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã có chơ chế, đường lối, chính sách cũng như định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo đối với hoạt động dich vụ bảo lãnh. - Cơ cấu doanh thu bảo lãnh Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh So sánh Năm 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu +/- % +/- % Tổng Thu Dịch vụ 5.140 5.834 8.602 694 14 2.767 47 Thu từ dịch vụ bảo lãnh thanh toán 1.585 1.635 2.082 50 3 446 27 Thu từ dịch vụ bảo lãnh thực hiện 1.352 981 1.476 (371) -27 496 51 hợp đồng Thu từ dịch vụ bảo lãnh dự thầu 487 469 458 (18) -4 (11) -2 Thu từ dịch vụ bảo lãnh đảm bảo 431 439 987 7 2 548 125 chất lượng Thu từ dịch vụ bảo lãnh hoàn thanh 1.285 2.309 3.593 1.024 80 1.284 56 toán Thu từ dịch vụ bảo lãnh khác 0 1 5 1 100 5 357 14
  16. Việc thực hiện dịch vụ bảo lãnh đã mang lại nguồn thu cho Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội.Tổng doanh thu từ bảo lãnh năm 2015 là 5.140 triệu đồng; năm 2016 tăng thêm gần 694 triệu đồng tương đương tăng 14% mặc dù doanh số bảo lãnh của năm 2016 thấp hơn năm 2015 đến 44.660 triệu đồng; và đến năm 2017 tăng trưởng 2.767 triệu đồng bằng 147% so với năm 2016 So sánh mức phí bảo lãnh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn: Bảng 2.7 mức phí dịch vụ bảo lãnh của các ngân hàng cùng địa bàn Đơn vị tính: nghìn đồng Agribank Vietcombank Eximbank Danh mục Dịch vụ bảo Phí Phí Phí TT Tỷ lệ phí Tỷ lệ phí Tỷ lệ phí lãnh theo yêu cầu tối tối tối (%/năm) (%/năm) (%/năm) thiểu thiểu thiểu - Ký quỹ 100%; hoặc đảm bảo bằng tiền ký quỹ trên tài khoản tiền gửi không kỳ 1 200 1 400 0,6 300 0,72 hạn, tài khoản ký quỹ tại ngân hàng phát hành bảo lãnh - Có tài sản bảo đảm bằng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 2 200 1 600 0,72 400 1,2 và các loại giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành - Bảo lãnh phát hành miễn ký quỹ, ký quỹ dưới 100% 3 và có đảm bảo 100% bằng 300 1,5 1.000 1,2-3,5 400 1,4-1,92 tài sản khác (ngoài hình thức 1,2) - Bảo lãnh phát hành không có/ có đảm bảo dưới 100% 4 500 2,0 1.000 1,2-3,5 500 3,0 bằng tài sản khác (ngoài hình thức 1,2) 15
  17. Như vậy ta nhận xét được rằng, nếu so sánh với hai ngân hàng khác cạnh tranh trực tiếp cùng địa bàn là Vietcombank và Eximbank ta đánh giá biểu phí của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội là phù hợp và có tính cạnh tranh cao. 2.2.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm bảo lãnh Agribank chi nhánh Nam Hà Nội trong giai đoạn 2015-2017 tập trung chú trong vào các sản phẩm mang lại thu nhập truyền thống vốn có trong hoạt động. Các sản phẩm được cán bộ tín dụng tìm hiểu sâu từ đó tư vấn cho khách hàng có nhu cầu những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng 2.2.2.3 Một số giải pháp đang áp dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh Với nỗ lực đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh quy trình để tối giản hóa thời gian mà khách hàng phải chờ đợi để được cấp bảo lãnh; tạo thiện cảm và môi trường thân thiện, giúp giữ chân khách hàng, tăng cường mối quan hệ bền vững giữa Agribank chi nhánh Nam Hà Nội và Khách hàng; Agribank chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện cơ chế tiếp khách hàng một cửa, cán bộ tín dụng thường xuyên được tập huấn từ đó có kỹ năng làm việc thành thạo với trình độ chuyên môn cao; Đồng thời với thái độ cầu thị, lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đưa ra hình thức bảo lãnh phù hợp nhất cho khách hàng; đảm bảo an toàn thông tin khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và của hệ thống ngân hàng. 2.2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh Cơ cấu doanh số bảo lãnh theo hình thức bảo đảm bảo lãnh Bảo lãnh Ngân hàng kỳ thực là một hình thức tín dụng đặc biệt, nó cũng chịu các rủi ro như đã phân tích ở chương I. Xuất phát từ chính sự an toàn cho mình và yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật mà Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đang áp dụng biện pháp bảo đảm theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm và được cụ thể bằng Quyết định số 35/QĐ-HĐTV- HSX ngày 15/01/2014 của Chủ tịch HĐTV “Về việc Ban hành Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Agribank” 16
  18. Bảng 2.8 Cơ cấu doanh số bảo lãnh theo hình thức bảo đảm Đơn vị: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ Tỷ Tỷ Khách hàng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) Ký quỹ 100% 142.525 21,53 32.419 5,25 60.990 5,36 Ký quỹ dưới 100%, có TSBĐ 416.752 62,96 409.568 66,36 717.435 63,11 Không có TSBĐ 102.603 15,50 175.232 28,39 358.458 31,53 Tổng doanh số BL 661.880 100% 617.219 100% 1.136.883 100% Agribank chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện kiểm soát rủi ro bằng cách: Để hạn chế tối đa các rủi ro sảy ra trong dịch vụ bảo lãnh đối với Ngân hàng đã thực hiện: Đôn đôn đốc khách hàng của mình thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh tránh trường hợp phát sinh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với tất cả các khoản bảo lãnh; Đặc biệt đối với những bảo lãnh ký quỹ dưới 100%, không có TSBĐ hoặc có TSBĐ nhưng không phải là các giấy tờ có giá do Agribank phát hành; tài sản có tính thanh khoản thấp cần phải chú ý… nếu cán bộ quản lý nhận thấy có dấu hiệu vi phạm của bên được bảo lãnh phải báo cáo lãnh đạo để đưa ra hướng xử lý như yêu cầu khách hàng bổ xung tài sản bảo đảm, bổ xung vốn tự có để thực hiện thanh toán hay đàm phán với bên nhận bảo lãnh về thỏa thuận hợp đồng … để làm sao cho việc nhận nợ vay bắt buộc là không có hoặc thấp nhất. Bảng 2.9 : Dư nợ cho vay trả thay bảo lãnh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: triệu đồng Số tiền Ngân hàng phải thực hiện nghĩa Doanh số thực hiện Tỷ Năm vụ bảo lãnh bảo lãnh lệ(%) (1) (2) (3) (2/3) 2015 146.776 661.880 22,17 2016 150.271 617.219 24,35 2017 151.003 1.136.883 13,28 17
  19. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.3.1. Những kết quả đạt được Doanh thu và thu nhập của dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh hàng năm của chi nhánh. 2.3.2 Những nguyên nhân, tồn tại trong dịch vụ bảo lãnh tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội 2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan -Công tác Marketing -Trình độ cán bộ -Công tác điều hành quản trị -Quy trình bảo lãnh chưa phù hợp cụ thể: +Thứ nhất, mẫu biểu bảo lãnh ngân hàng chưa phù hợp +Thứ hai, Xác định thời hạn bảo lãnh chưa hợp lý +Thứ ba, công tác thẩm định bảo lãnh còn gặp khó khăn -Công nghệ thông tin -Quy trình quản trị rủi ro 2.3.2.2 Nguyên nhân khách quan Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và đồng bộ Các văn bản dưới Luật vẫn chưa bổ sung thêm các loại hình bảo lãnh mới mà nhu cầu về chúng đang ngày càng tăng như bảo lãnh nộp thuế, thỏa thuận hợp tác giữa các cá nhân, hộ sản xuất … NHNN vẫn chưa chính thức thừa nhận, cho phép sử dụng các dịch vụ bảo lãnh này. Điều này khiến ngân hàng dè dặt khi đưa ra một sản phẩm mới. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: Trình độ và năng lực quản lý còn thấp. Chưa đáp ứng các điều kiện bảo đảm; Sự thiếu trung thực của khách hàng trong cung cấp thông tin theo yêu cầu 18
  20. CHƯƠNG III . GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI - Tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh trong tổng thu nhập của ngân hàng để cơ cấu lại nguồn thu nhập giữa hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ, phù hợp với triết lý kinh doanh của Agribank: “Mang phồn thịnh đến khách hàng” - Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. - Thực hiện tốt chính sách khách hàng, chiến lược Marketing để thu hút thêm khách mới - Chú trọng tới việc đưa công nghệ hiện nhằm đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất với chất lượng tốt nhất. - Đào tạo và quản lý tốt đội ngũ cán bộ, đặc biệt bồi dưỡng nâng cao kiến thức về dịch vụ bảo lãnh. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 3.2.1. Tăng cường công tác marketing -Chiến lược nghiên cứu thị trườn -Thực hiện tốt các chính sách Marketing -Xây dựng chiến lược khách hàng 3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng Con người là một trong những yếu tố quyết định tới kết quả của công tác bảo lãnh nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Do đó cần phải quan tâm tới công tác đào tạo, tổ chức cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ bảo lãnh, thúc đẩy dịch vụ bảo lãnh ngày càng phát triển. 3.2.3. Tăng cường công tác điều hành quản trị đối với dịch vụ bảo lãnh Ban lãnh đạo chi nhánh thực hiện Luân chuyển cán bộ phụ trách khách hàng bảo lãnh, theo đó sẽ luân chuyển tất cả các bộ phận từ cán bộ quản lý, kiểm soát viên phê duyệt trong cùng Chi nhánh, Phòng giao dịch. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2