intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Ninh Bình

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luân về phát triển các dịch vụ phi tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM; tìm hiểu thực trạng việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua; từ đó rút ra những vấn đề còn hạn chế, đề xuất giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Họ và tên: Phạm Tuấn Anh – Mã học viên: C00897 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NINH BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.PHẠM THỊ HOA HÀ NỘI NĂM 2018
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa và Hội nhập quốc tế đang tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nền kinh tế thị trường đang mở ra môi trường rộng lớn cho các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quan hệ kinh tế quốc tế phát huy vai trò của mình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã nhanh chóng đổi mới hoạt động để đạt tới mục tiêu kinh doanh là bảo đảm an toàn vốn và có lợi nhuận. Lợi nhuận Ngân hàng có được là từ hoạt động đầu tư tín dụng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng. Theo xu hướng chung của Ngân hàng hiện đại, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho sự gia tăng doanh thu các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Vì vậy, đa dạng hóa các hoạt động, hình thức kinh doanh, nâng cao doanh thu và lợi nhuận, nâng cao năng lực của các NHTM để có thể đứng vững, phát triển trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt là yêu cầu bức thiết. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình (NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình ) hoạt động kinh doanh trên một địa bàn kinh tế quan trọng ở Đồng bằng Bắc bộ, nằm ở hai bên trục Đường 1A, có nhiều lợi thế trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Nếu biết tận dụng lợi thế so sánh, chi nhánh ngân hàng này sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Song, hiện nay, các dịch vụ phi tín dụng cung cấp cho khách hàng của chi nhánh còn hạn chế, tính tiện ích chưa cao, chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, doanh thu dịch vụ phi tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp. Trong 1
  3. thời gian tới, để cải thiện hiệu quả kinh doanh thì chi nhánh phải coi việc nâng cao doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng như là một hướng đi chiến lược nhằm ổn định kết quả kinh doanh lâu dài, phát triển bền vững theo xu hướng kinh doanh Ngân hàng hiện đại. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài “Phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình” làm Luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn 2.1. Mục đích của Luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luân về phát triển các dịch vụ phi tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM; tìm hiểu thực trạng việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua; từ đó rút ra những vấn đề còn hạn chế, đề xuất giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng này trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ của Luận văn Để đạt mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở khoa học về phát triển các dịch vụ phi tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Ninh Bình. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại AGRIBANK Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2
  4. Phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại AGRIBANK Việt Nam - chi nhánh Ninh Bình - Thời gian: Từ năm 2014 đến 2017, định hướng tới năm 2022 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn Tác giả sử dụng các phương pháp sau để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: - Phương pháp thống kê: là thống kê những thông tin, số liệu thu thập được để từ đó tập hợp những thông tin và số liệu cần thiết cho đề tài. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các cán bộ nhân viên trong ngân hàng, các khách hàng của ngân hàng để thu thập số liệu và ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so, sánh đánh giá: là việc dựa vào những dữ liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiều về số tương đối, số tuyệt đối, sự tăng giảm các giá trị cần nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa: là việc dựa trên những dữ liệu đã có để thực hiện phân tích, đánh giá, hệ thống hóa, tổng hơp, rút ra bản chất của vấn đè. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại AGRIBANK Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại AGRIBANK Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình 3
  5. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. NHTM còn là một định chế tài chính cực kỳ quan trọng trong nền kinh té thị trường, l.à nơi mà các tổ chức, đơn vị, cá nhân thường xuyên giao dịch nhất. Trong xu thế phát triển ngân hàng hiện đại, ngân hàng thương mại được coi như một siêu dịch vụ, một bách hóa tài chính với hàng trăm, thậm chí, hàng nghìn dịch vụ khác nhau, tùy theo cách phân loại và tùy theo trình độ phát triển của ngân hàng.Vì vậy, ở đâu có hệ thống NHTM phát triển, thì ở đó có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội và ngược lại... 1.1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại Một là: Đối tượng kinh doanh của NHTM là tiền tệ, là một hàng hóa đặc biệt. Nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn đi vay, dưới hính thức tiền gửi, bản chất của nó là nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, do đó, tính ổn định tương đối thấp Hai là: Mức độ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất cao. Ba là: Khách hàng của ngân hàng cũng có nhiều điểm khác biệt,họ có quan hệ thường xuyên gắn bó lâu dài với ngân hàng; đây là 4
  6. những khách hàng được nhiều người cho rằng: Họ là những “thân chủ” của ngân hàng. Bốn là: Sản phẩm của ngân hàng là những dịch vụ tài chính với những đặc điểm vô hình, không tách rời, không ổn định và không dự trữ được như: Dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính… Năm là: Cường độ cạnh tranh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt không những trên từng quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế; Sáu là: Ngân hàng thương mại chịu sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan quản lý vĩ mô 1.1.1.3. Chức năng của NHTM - Chức năng trung gian tín dụng: - Chức năng trung gian thanh toán: - Chức năng tạo tiền: 1.1.1.4. Hoạt động của NHTM * Hoạt động huy động vốn: * Tín dụng và đầu tư: * Cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác: 1.1.2. Dịch vụ phi tín dụng của NHTM 1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng Dịch vụ phi tín dụng của NHTM là các dịch vụ ngoài dịch vụ cho vay vốn và huy động vốn; trong đó ngân hàng không phải sử dụng đến nguồn vốn hoặc phải sử dụng nhưng rất ít mà dựa trên khả năng công nghệ, phương tiện, nguồn nhân lực của ngân hàng sẵn có để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản phí xác định thu được từ khách hàng. 1.2.2.2. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng * Dịch vụ thanh toán: 5
  7. Ngày nay, có thể nói, dịch vụ thanh toán chiếm vi trí quan trọng trong hoat động của NHTM, nó tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ ngân hàng khác phát triển, đồng thời nó là cơ sở để thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Nhìn vào hệ thống thanh toán của một ngân hàng, người ta có thể đánh giá được hoạt động của ngân hàng đó có hiệu quả hay không. Do vậy, dịch vụ của ngân hàng thương mại luôn được cải tiến và sử dụng những công nghệ mới nhất. Dịch vụ này bao gồm: - Thanh toán chuyển tiền trong nước: - Thanh toán quốc tế: - Thẻ thanh toán. * Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Là hoạt động ngân hàng đứng ra mua, bán loại tiền này lấy loại tiền khác để hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều thực hiện nghiệp vụ này. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia mà họ đến. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và doanh nghiệp có kinh doanh hàng hoá xuất khẩu sang nước ngoài khi bán hàng thu tiền là ngoại tệ. Dịch vụ này càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển, sự giao lưu hàng hoá giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng và đặc biệt khi các chương trình hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ngày càng thắt chặt theo hướng phân công lao động chuyên môn hoá toàn cầu. * Các dịch vụ phi tín dụng khác - Dịch vụ bảo lãnh: - Thu hộ tiền thuế, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại: - Dịch vụ tư vấn - Dịch vụ quản lý và tín thác 6
  8. - Dịch vụ môi giới, đại lý phát hành, bảo quản chứng khoán và dịch vụ BH - Dịch vụ ngân hàng điện thoại (Telephone Banking) - Dịch vụ ngân hàng sử dụng máy tính cá nhân (PC- Based Banking) - Internet Banking 1.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại. 1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ phi tín dụng, Phát triển dịch vụ phi tín dụng là việc không ngừng mở rộng về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngoài tín dụng ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng để tăng thu nhập, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng. 1.2.2. Vai trò của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng 1.2.2.1. Đối với nền kinh tế. 1.2.2.2. Đối với Ngân hàng thương mại 1.2.2.3. Đối với khách hàng 1.2.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng 1.2.3.1. Sự gia tăng về quy mô sản phẩm dịch vụ phi tín dụng 1.2.3.2. Sự gia tăng về doanh thu từ sản phẩm dịch vụ phi tín dụng DTDVPTD năm nay – DTDVPTD năm trước Tốc độ tăng của DTDVPTD = × 100 DTDVPTD năm trước 1.2.3.3. Sự gia tăng tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận dịch vụ phi tíndụng Tỷ trọng này được tính theo công thức sau: Doanh thu DVPTD zDTDVPTD/ tổng DTHĐNH = × 100 Tổng doanh thu HĐNH 7
  9. Đây là tiêu chí đánh giá tỷ trọng doanh thu SPDVPTD so với tổng doanh thu hoạt động ngân hàng qua các năm. - Nếu tính theo tỷ suất lợi nhuận thì : LNDVPTD LNDVPTD/ Tổng LN HĐNH = × 100 Tổng LNHĐNH 1.2.3.4. Sự gia tăng về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng 1.2.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ phi tín dụng 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan Thứ nhất: Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế Thứ hai: Sự phát triển kinh tế - xã hội Thứ ba: Sự phát triển về khoa học, công nghệ Thứ tư: Sự thay đổi trong đường lối, chính sách của nhà nước 1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan Thứ nhất: Nguồn tài chính Thứ hai: Tài sản vật chất và công nghệ Thứ ba: Nguồn nhân lực của NHTM Thứ tư: Chất lượng hoạt động Marketing của NHTM Thứ năm: Mức độ rủi ro trong kinh doanh của NHTM 1.3. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ở một số nƣớc trên thế giới và của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam. 1.3.1 Kinh nghiệm các của Ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới 1.3.2. Kinh nghiệm ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 8
  10. 1.3.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho AGRIBANK Việt nam - chi nhánh Ninh Bình Từ thực tiễn cải cách hệ thống Ngân hàng của các nước, và phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Vietcombank, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Bình về chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng như sau: Một là : Nhà nước cần có cơ chế, chính sách, pháp luật tạo thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động, nhưng bản thân Chi nhánh AGRIBANK – Ninh Bình cũng cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển đa dạng tất cả các loại dịch vụ ngân hàng. Hai là: Đẩy mạnh các biện pháp để nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu, điều kiện để thực hiện nâng cao doanh thu dịch vụ phi tín dụng và đầu tư đổi mới công nghệ. Ba là : Xây dựng được chiến lược đầu tư thiết bị và công nghệ hợp lí theo từng giai đoạn phát triển phù hợp với khả năng và trình độ của ngân hàng cũng như xu hướng chung trong khu vực. Bốn là : Nhạy cảm trong chiến lược tiếp thị, khảo sát thị trường, chủ động đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của thị trường.. Tóm tắt chương 1 9
  11. Chƣơng 1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NINH BÌNH 2.1. Tổng quan về hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình ( AGRIBANK – Ninh Bình ) 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cùng với việc tỉnh Ninh Bình được tái lập năm 1992 (Được tách ra khỏi tỉnh Hà Nam Ninh), Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam ký quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình ( Tên viết tắt là AGRIBANK - Ninh Bình ) với mong muốn đưa chi nhánh này lên thành chi nhánh NHTM có quy mô và phạm vi hoạt động lớn nhất so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, là mắt xích quan trọng trong mạng lưới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong cả nước. Qua 26 năm thành lập và phát triển, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã có những tăng trưởng đáng kể cả về quy mô hoạt động lẫn kết quả kinh doanh đạt được. Không chỉ là ngân hàng chủ lực trong công cuộc phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn, NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình đã và đang không ngừng hiện đại hoá, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để đáp ứng yêu cầu hội nhập và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế Tỉnh Ninh Bình cũng như vì sự vững mạnh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là chi nhánh loại I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Trong hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT 10
  12. Việt Nam, tuỳ vào địa bàn và qui mô hoạt động, có các chi nhánh loại I và loại II thuộc Trụ sở chính, dưới các chi nhánh loại I loại II có các phòng giao dịch trực thuộc. NHNo&PTNT tỉnh Ninh Bình là một trong các chi nhánh loại I của NHNo & PTNT Việt Nam. Mô hình tổ chức của Chi nhánh hoạt động theo mô hình chức năng nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của AGRIBANK – Ninh Bình Giám Đốc CN Các Phó Giám đốc phụ trách chuyên đề Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng 04 Phòng KH KH Kế KD Dịch vụ và Kiểm Điện Phòng Tổng DN Marketing tra HSX Kế hoạch ngoại toán Giao hợp kiểm &CN toán nguồn tệ và dịch ngânqu toán vốn TTQT ỹ 12 Chi nhánh loại II trực thuộc 24 Phòng giao dịch trực thuộc CN loại II 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của AGRIBANK - Ninh Bình 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng. 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Ninh Bình 11
  13. 2.2.1. Thưc trạng sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại AGRIBANK – Ninh Bình 2.2.1.1 Dịch vụ thanh toán trong nước Hiện AGRIBANK - Ninh Bình cung cấp các dịch vụ thanh toán chủ yếu như: Chuyển tiền đi, nhận chuyển tiền đến qua các hệ thống chuyển tiền điện tử, thanh toán song phương, thanh toán liên ngân hàng và mới tập trung sử dụng các công cụ như: Giấy nộp tiền, séc, uỷ nhiệm chi chuyển tiền, thấu chi, thẻ thanh toán, Chi nhánh đã thu hút nhiều khách hàng mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ. 2.2.1.2. Dịch vụ kiều hối: Tuy chỉ mới triển khai mấy năm gần đây nhưng dịch vụ chi trả kiều hối đã đạt được những thành quả nhất định, các điểm giao dịch thông qua 2 kênh chính thức là Western Union và chuyển tiền kiều hối thông thường. Chi nhánh AGRIBANK – Ninh Bình đã phối hợp với các công ty có chức năng đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài để tư vấn và tiếp thị nhằm mở rộng đối tượng phục vụ, cung cấp trọn gói sản phẩm tín dụng, chuyển tiền kiều hối, huy động vốn ngoại tệ. 2.2.1.3. Dịch vụ thanh toán quốc tế Đứng trước xu thế nền kinh tế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh ở nhiều cấp độ, xuất nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm, vai trò của Ngân hàng trong thanh toán quốc tế cũng ngày càng trở nên quan trọng. Dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) chiếm vị trí lớn trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, không chỉ tăng thu phí dịch vụ mà còn là cở sở để Ngân hàng cung ứng các dịch vụ khác cho khách hàng như tiền gửi, cho vay hỗ trợ xuất khẩu, bao thanh toán. 12
  14. 2.2.1.4. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Kinh doanh ngoại tệ hoàn toàn không phải là lĩnh vực ưu thế truyền thống của Chi nhánh, hình thức mua bán còn đơn điệu, chủ yếu là mua giao ngay và mua có kỳ hạn phát sinh không đáng kể, hình thức hoán đổi, quyền chọn chưa áp dụng tại chi nhánh. 2.2.1.5. Dịch vụ phát hành thẻ Ngân hàng Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, Chi nhánh Agribank – Ninh Bình đang nỗ lực thực hiện định hướng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử Mobile; sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Bảo hiểm; sản phẩm dịch vụ đại lý chứng khoán, mua bán vàng … Đến nay, Chi nhánh đã thực hiện chùm dịch vụ Mobile Banking qua tin nhắn SMS gồm: Vấn tin, in sao kê, thông báo biến động số dư, chuyển khoản Atransfer, thanh toán hóa đơn Apaybill, nạp tiền Vntopup… Đây là những sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, không bị giới hạn về không gian và thời gian. 2.1.1.6. Các dịch vụ phi tín dụng khác. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, AGRIBANK - Ninh Bình là Ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ đại lý chứng khoán, mua bán vàng. Đến nay đã có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán, lưu ký và mua bán chứng khoán. Chi nhánh đã ký hợp đồng bảo an tín dụng với các đối tác. và đang thí điểm chi trả lương cho các đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội v.v…nhờ đó thu được những kết quả nhất định, đồng thời mở rộng và quảng bá hình ảnh của chi nhánh Agribank – Ninh Bình 2.2.2. Thưc trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh 2.2.2.1 Sự gia tăng về quy mô sản phẩm dịch vụ phi tín dụng Sự gia tăng về số lượng sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh trong những năm qua được thể hiện trên bảng sau: 13
  15. Bảng 2.4. Gia tăng số lƣợng sản phẩm dịch vụ phi tín dụng Nhóm sản phẩm dịch vụ Năm2 Năm Năm2016 Năm phi tín dụng 014 2015 2017 Sản phẩm dịch vụ tài 5 9 17 24 khoản và thanh toán trong nước Sản phẩm dịch vụ thanh 9 13 19 28 toán quốc tế Sản phẩm đầu tư 4 5 6 9 Sản phẩm thẻ 8 12 16 18 Sản phẩm E-Banking 6 8 11 15 Sản phẩm dịch vụ ngân 7 11 13 13 quỹ Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh Agribank – Ninh Bình Qua bảng 2.3 ta thấy số lượng của nhóm dịch vụ phi tín dụng gia tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước của tất cả các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng , đặc biệt số lượng của hai loại sản phẩm dịch vụ đó là dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế tăng mạnh từ năm 2014 đến năm 2017, sau đó là dịch vụ thẻ và Sản phẩm E-Banking. Năm 2017 so với 2014 Sản phẩm E- Banking tăng 2,5 lần 2.2.2.2. Sự gia tăng doanh thu từng loại dịch vụ phi tín dụng. a Doanh thu dịch vụ thanh toán trong nước b. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế c. Doanh thu từ dịch vụ chi trả kiều hối d. Doanh thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ e.. Doanh thu nhóm dịch vụ phát hành thẻ Ngân hàng f . Doanh thu từ dịch vụ ngân quỹ 14
  16. 2.2.2.3. Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng tại AGRIBANK – Ninh Bình a. Tỷ trọng doanh thu sản phẩm dịch vụ phi tín dụng trên tổng doanh thu hoạt động ngân hàng. Tổng doanh thu của Chi nhánh tăng trưởng hàng năm, song tập trung vào tăng doanh thu từ hoạt động tín dụng. Doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tăng trưởng về giá tri tuyệt đối nhưng giá tri tương đối thì không đều do tốc độ tăng doanh thu hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu. Tỷ trọng doanh thu phi tín dụng trên tổng doanh thu năm 2014 đạt 5,78% các năm tiếp theo giảm nhẹ ( 5,40% và 5,17% ) Đến cuối năm 2017 lại tăng lên con số 5,88%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh AGRIBANK – Ninh Bình trong những năm qua đạt thấp, chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng chung và chưa đạt mục tiêu định hướng kinh doanh của ngân hàng hiện đại. b. Tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng thuộc AGRIBANK Viêt Nam Qua số liệu của bảng 2.12 ( Trong luận văn ), cho thấy: Tỷ lệ doanh thu dịch vụ ngoài tín dụng trên tổng thu nhập của AGRIBANK – Ninh Bình chỉ cao hơn một chút so với Chi nhánh Thái Bình nhưng thấp hơn Chi nhánh Hà Nam và thấp hơn nhiều so với Chi nhánh AGRIBANK – Nam Định, Hải Phòng. Tỷ lệ doanh thu dịch vụ phi tín dụng của Chi nhánh Ninh Bình đến cuối năm 2017 đạt 5,87% trong khi đó, Chi nhánh AGRIBANK – Hà Nam đạt 5,94%; Chi nhánh Nam Định đạt 6,18%; Chi nhánh Hải Phòng vươn tới 9,03%. Doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng của AGRIBANK – Nam Định và Hải Phòng đều cao hơn Chi nhánh Ninh Bình cả về chỉ số tương đối và tuyệt đối trong năm 2016 và 2017. 15
  17. c. Cơ cấu doanh thu dịch vụ phi tín dụng. Bảng 2.13. Cơ cấu các khoản doanh thu dịch vụ phi tín dụng Đơn vị tính: Triệu VND; % Năm 2014 Năm 2915 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ Chỉ tiêu Thực Thực Tỷ Thực Tỷ Thực Tỷ trọng hiện hiện trọng hiện trọng hiện trọng % A.Thu từ các 31.400 37.519 45.144 55.926 nhóm DV Thu DV TT 10.500 32,80% 13.979 36,50% 16.707 36,40% 19.943 35,20% trong nước Thanh toán 1.056 3,30% 1.164 3,03% 1081 2,35% 1.067 1,90% quốc tế Dịch vụ thẻ 1,200 3,75% 1.738 4,53% 1802 3,9% 2.377 4,20% Thu phí E – 1.200 3,75% 1.605 4,20% 2137 4,65% 3.111 5,50% Banking Thu phí từ nghiêp vụ ủy 1.125 3,50% 1.547 4,00% 2.099 4,60% 2.289 4,00% thác Thu dịch vụ 1.752 5,47% 2.584 6,70% 2447 5,30% 3.140 5,53% ngân quỹ Thu dịch vụ 14.567 45,50% 14.905 39,00% 18.827 41,00% 23.999 42,30% khác B.Thu ròng 600 1,90% 778 2,04% 800 1,70% 776 1,40 % KDN hối c.Tổng thu 32.000 100% 38.300 100% 45.900 100% 56.702 100 % dịch vụ ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh AGRIBANK – Ninh Bình) Tổng doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánhAGRIBANK – Ninh Bình tăng qua các năm, từ 32 tỷ VND vào năm 2014 đến 56,702 tỷ vào năm 2017, trong đó các khoản mục 16
  18. doanh thu chủ yếu là thu từ dịch vụ thanh toán trong nước. Năm 2014 là 10,5 tỷ, chiếm 32,80%; Năm 2017 là 19,943 tỷ ( 35,20% ),Ngoài ra là các khỏan thu dịch vu khác. Tới năm 2017, khoản thu này lên tới 23, 999 tỷ, chiếm 42,30%. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mới của ngân hàng hiện đại có doanh thu thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ như dịch vụ thẻ, dịch vụ kiều hối, nghiệp vụ uỷ thác. d.. Lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng Bảng 2.14. Lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng; % Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tổng lợi nhuận 98.349 128.207 156.246 177.393 Lợi nhuận từ hoạt động tín 86.971 108.409 139.605 158.323 dụng Lợi nhuận từ dịch vụ PTD 11.378 19.978 16.641 19.070 Tỷ lệ LNPTD/Tổng 11.56% 15.44% 10.65% 10.75% LNHĐNH (Nguồn: Báo cáo thường niên Chi nhánh AGRIBANK – Ninh Bình) Tỷ trọng thu nhập ròng từ sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tăng trưởng không đều, lên xuống gấp khúc và có biểu hiện không ổn dịnh. Năm 2014 tăng 11,56%; năm 2015 tăng 15,44%; Đến năm 2016 giảm xuống 10,65%; Năm 2017 lại nhích lên con số 10,75%. Thu nhập ròng từ sản phẩm dịch vụ phi tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ròng, chưa phù hợp định hướng phát triển của ngân hàng hiện đại. 2.2.2.4. Sự phát triển về số lượng khách hàng Cùng với sự tăng trưởng quy mô hoạt dộng kinh doanh, số lượng khách hàng có sử dụng dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn –Ninh Bình cũng tăng tương ứng, khẳng định Chi nhánh vẫn duy trì được thị phần trọng yếu. Số 17
  19. lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng tăng, trong đó gia tăng chủ yếu ở các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng như sản phẩm thẻ, đến cuối năm 2017 đạt 69.256 khách hàng, tăng 278% so năm 2015, dịch vụ chuyển tiền trong nước cuối năm 2017 đạt 287.779 món, tăng 45% so năm 2015. 2.2.2.5. Về mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ PTD tại AGRIBANK – Ninh Bình Tháng 12 năm 2017, tác giả tiến hành lập phiếu điều tra, khảo sát thông tin khách hàng. Một trăm ( 100 ) khách hàng ngẫu nhiên được lựa chọn để trả lời các câu hỏi chung quanh các nội dung cơ bản về: Mức phí dịch vụ; thời gian xử lý giao dịch; mức độ an toàn khi giao dịch; thái độ phục vụ của cán bộ; khả năng phục vụ của nhân viên tư vấn; sự hài lòng của khách hàng. Kết quả khảo sát là khả quan, có tới 65% khách hàng rất hài lòng và 32% hài lòng về sự phát triển dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh.( tổng cộng 97% rất hài lòng và hài lòng. ) 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Chi nhánh AGRIBANK – Ninh Bình 2.3.1. Kết quả đã đạt được Thứ nhất: Chi nhánh đã có được sự linh hoạt trong triển khai chính sách phát triển dịch vụ phi tín dụng của Nhà Nước. Thứ hai: Danh mục sản phẩm dịch vụ phi tín dụng đa dạng, hiện đại. Thứ ba: Đã có được sự cải thiện đáng kể về công nghệ ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ phi tín dụng. Thứ tƣ: Nguồn nhân lực đã tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ, cả các dịch vụ cũ và mới. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 18
  20. - Số lượng và chất lượng các dịch vụ phi tín dụng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình Hội nhập - Cơ cấu doanh thu từ sản phẩm dịch vụ phii tín dụng còn chưa hợp lý trong cơ cấu doanh thu của ngân hàng nói chung. - Cơ cấu khách hàng sử dụng các loại dịch vụ ngoài tín dụng chưa hợp lý - Kết quả đạt được từ triển khai các dịch vụ phi tín dụng còn thấp so với kế hoạch đặt ra. 2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Nguồn nhân lực chưa đủ mạnh, trình độ cán bộ chưa theo kịp việc phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mới, Thứ hai: Việc ứng dụng công nghệ tin học để phát triển các dịch vụ phi tín dụng còn ở hạn chế . Thứ ba: Công tác marketing và quảng bá dịch vụ phi tín dụng chưa thực sựhiệu quả. Thứ tư: Chi nhánh AGRIBANK – Ninh Bình chưa có một định hướng chiến lược dài hạn cho phát triển dịch vụ phi tín dụng b. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Trong thực tế hiện nay các Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn về tâm lý thói quen của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng. Thứ hai: Cơ chế luật pháp thiếu đồng bộ. Các Thứ ba:Cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt trong hoạt động ngân hàng. dụng.. Thứ tư: và AGRIBANK – Ninh Bình hiện vẫn chưa xây dựng được hệ thống chuẩn mực đánh giá chất lượng của dịch vụ, vì vậy, chưa mạnh dạn xúc tiến chiếm lĩnh thị trường và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp. Tóm tắt chƣơng 2 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2