intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực trạng về việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ------ NGUYỄN CAO ĐẠT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN NGHĨA HÀNH QUẢNG NGÃI Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG . Quảng Ngãi, năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGOC Phản biện 1: TS. Trần Tùng Lâm Phản biện 2: TS. Phạm Thị Bích Duyên Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính Ngân hàng họp tại Trường Đại Học Tài Chính Kế Toán vào ngày 08 tháng 01 năm 2023 Có thể tham khảo luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài Chính – Kế toán.
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của khoa học công nghệ cùng với xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính đã thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) phát triển. TTKDTM đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến và được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Hoạt động TTKDTM đã khẳng định được vai trò to lớn trong quá trình thanh toán giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngày 28/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khá đã ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện TTKDTM trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt. Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; TTKDTM trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm. 1
  4. Để bắt kịp xu hướng, đồng thời phát triển theo định hướng, mục tiêu chung của Chính phủ thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi (Agribank Nghĩa Hành) nói riêng đang phấn đấu, nỗ lực hết mình để phát triển các dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng. Agribank Nghĩa Hành đã phối hợp với Chi cục Thuế huyện Nghĩa Hành tổ chức thực hiện nộp thuế không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện Nghĩa Hành trong các năm 2019-2021. Bên cạnh những kết quả đạt được, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như theo Đề án phát triển TTKDTM của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước thì dịch vụ TTKDTM của Agrbank Nghĩa Hành vẫn còn nhiều hạn chế bởi tính ổn định và đa dạng chưa cao, chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ đặc biệt là khu vực dân cư; phương thức thanh toán còn bất cập, xảy ra nhiều sự cố giao dịch; việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trong thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến, đồng bộ và thống nhất... Có thể nói, hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank Nghĩa Hành vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Ngân hàng. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm ra các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agrbank Nghĩa Hành góp phần cùng hệ thống ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển 2
  5. dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đề tài nghiên cứu thực trạng về việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM. - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi, giai đoạn 2019-2021. - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM. 3
  6. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài giới hạn phạm vi chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa ngân hàng với khách hàng cá nhân trong phạm vi thanh toán nội địa, không nghiên cứu khách hàng là tổ chức và thanh toán quốc tế. - Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi. - Phạm vi về thời gian: Số liệu phân tích, thông tin thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2019-2021; số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2022; và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại. - Phương pháp chuyên gia: đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để nắm rõ hơn về quan điểm cũng như đánh giá của lãnh đạo Agribank Nghĩa Hành về vấn đề nghiên cứu của đề tài; phỏng vấn những người có kinh nghiệm, hiểu biết chuyên sâu về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng để làm luận cứ thêm cho việc giải quyết các mục tiêu của đề tài. 4
  7. - Phương pháp điều tra, khảo sát: + Đối tượng điều tra, khảo sát: Khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank Nghĩa Hành. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Lập và phát bảng hỏi (số lượng 120 khách hàng cá nhân) thu thập ý kiến của khách hàng về mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà Agribank Nghĩa Hành đang cung cấp. - Phương pháp thống kê mô tả: dùng để phân tích kết quả khảo sát về sự hài lòng chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà Agribank Nghĩa Hành đang cung cấp nhằm nắm những thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là tất yếu 5
  8. khách quan của xu thế kết nối toàn cầu, liên quan đến chủ đề nghiên cứu này có nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài như sau: - Nguyễn Hoài Linh (2018), nghiên cứu về “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, CN Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Huế. Nghiên cứu này đã hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quảng Trị nhằm chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quảng Trị. - Nguyễn Thị Kim Nhung (2018), nghiên cứu về “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ công qua ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 20/2018. Nghiên cứu đã phân tích các mục tiêu của chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại trong đó đẩy mạnh phát triển TTKDTM tới tất cả các đối tượng khách hàng, các tầng lớp dân cư, ở mọi không gian địa lý, gắn liền với tối ưu hoá mạng lưới ATM và POS; mở rộng thanh toán qua Internet, qua các thiết bị di động, sử dụng mã QR,… kèm theo đó là đảm bảo an toàn, tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng. Tác giả cũng phân tích hành lang pháp lý cho TTKDTM trong các đơn vị cung ứng dịch vụ công và kết quả triển khai TTKDTM đối với các đơn vị 6
  9. này. Để khắc phục những tồn tại và thúc đẩy thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công tác giả đã đề xuất một số giải pháp như hoàn thiện cơ chế chính sách; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đối với dịch vụ công; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục tài chính. - Trần Đức Sơn (2019), nghiên cứu “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đề tài đã khái quát vấn đề cơ bản về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại; phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank chi nhánh Hà Tĩnh; đề xuất được các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng của vấn đề, dữ liệu phân tích cơ bản dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính, không thực hiện khảo sát khách hàng để đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng về dịch vụ này của Ngân hàng. - Dương Vũ Nghĩa (2019), nghiên cứu “Nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Nam Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển, cũng như đưa ra giải pháp thiết thực, hiệu quả để nâng cao chất lượng TTKDTM tại BIDV Nam Thái Nguyên. Nghiên cứu có giá trị ứng dụng trong thực tiễn và là nguồn tài liệu tham khảo không chỉ cho các 7
  10. nhà quản lý tại BIDV Nam Thái Nguyên mà còn cho tất cả các ngân hàng khác có sự quan tâm. - Nghiên cứu của Bùi Thu Hằng (2020) về “Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu đã khái quát được cơ sở lý luận về vấn đề phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp để phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV Cầu Giấy như hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán hiện có, hợp lý hoá quá trình thanh toán cho khách hàng theo định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM đặt biệt là về biểu phí, đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHĐT, ngân hàng hiện đại kết hợp với các hình thức ví điện tử, phát triển hệ thống kênh phân phối. - Trương Thị Hồng (2020), nghiên cứu “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu đánh giá vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, phân tích những lợi ích, rào cản và các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài chú trọng các giải pháp: phương thức thanh toán, công nghệ, chiến lược khách hàng, tiếp thị và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng và doanh nghiệp khác. - Phạm Thị Thuỳ Trang (2020), nghiên cứu “Đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương 8
  11. mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Huế”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Huế. Nghiên cứu đã khái quát được cơ sở lý luận về vấn đề chất lượng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đề tài đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh -Chi nhánh Huế, xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Huế. Hạn chế của đề tài là không phân định rõ giải pháp chính, giải pháp phụ, hay giải pháp bổ trợ trong dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng, đồng thời giải pháp không phân định rõ cho đối tượng khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân) để ngân hàng có cơ sở thực hiện giải pháp cho phù hợp. - Nguyễn Thị Diệp Thuý (2020), nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Trà Vinh. Đề tài đã khái quát hoá vấn đề cơ bản về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại; phân tích thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank chi nhánh Trà Vinh; phân tích được những mặt hạn chế, nguyên nhân và từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hơn nữa phương thức thanh toán không 9
  12. dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu của đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu. - Đỗ Nguyễn Huyền Trang (2021), “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Tài chính - Kế toán. Nghiên cứu đã khái quát hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM; phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất, giai đoạn 2018-2020, chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Dung Quất. Thông qua việc lược khảo các công trình nghiên cứu, có thể thấy rằng, vấn đề nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM đã được nhiều tác giả đề cập, đi sâu nghiên cứu trên nhiều phạm vi, đối tượng và hướng nghiên cứu khác nhau. Mặc dù các nghiên cứu đã phân tích làm rõ những lý luận cơ bản về khái niệm, thực trạng và giải pháp để phát triển dịch vụ TTKDTM, nhưng nội dung đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM lại mang tính đặc thù của từng địa phương và từng ngân hàng. Bên cạnh đó, các tư liệu phân tích từ các nghiên cứu trước với thời gian nghiên cứu cũng khác nhau nên các kết luận đưa ra chỉ có thể mang tính tham khảo, các giải pháp không thể áp dụng chung cho các ngân hàng khác nhau, ở các địa bàn 10
  13. dân cư với các đặc điểm, yếu tố tâm lý khác nhau của khách hàng. Đồng thời, qua tổng quan tình hình nghiên cứu thì hiện tại cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào vấn đề phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành Quảng Ngãi, do vậy đây có thể được xem là khoảng trống của nghiên cứu và việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết. Trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây về mặt phương pháp luận, tác giả chọn lọc, tổng hợp, phân tích gắn với điều kiện thực tế tại địa phương và của ngân hàng, từ đó đưa ra luận cứ để đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM tại Agribank Nghĩa Hành. Nghiên cứu này có tính kế thừa nhưng cũng có sự độc lập riêng trong nghiên cứu và không trùng lắp hoàn toàn với các nghiên cứu trước. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Khái niệm “dịch vụ TTKDTM” có thể được hiểu là một loại hình dịch vụ được các NHTM cung cấp để khách hàng thanh toán hàng hóa và dịch vụ qua tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng mà 11
  14. không sử dụng đến tiền mặt. 1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.2. Tính tất yếu khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.2.1. Tính tất yếu khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Thanh toán bằng séc 1.1.3.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) 1.1.3.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (hoặc nhờ thu) 1.1.3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 1.1.3.5. Thẻ thanh toán 1.1.3.6. Thanh toán điện tử (trực tuyến) 1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Phát triển dịch vụ TTKDTM là việc sử dụng các biện pháp khác nhau để làm cho dịch vụ này tăng trưởng mọi mặt cả về số lượng cũng như chất lượng. Việc phát triển này được thực hiện toàn diện trên tất cả các mặt, các phương diện về cả quy mô số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM cũng như tần suất sử dụng dịch vụ TTKDTM; tăng tính lợi nhuận, tăng khả năng tiếp cận, tăng tính đảm bảo, tính an 12
  15. toàn và tăng độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. 1.2.2. Nội dung của phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 1.2.2.1. Tăng quy mô dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 1.2.2.2. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm dịch vụ 1.2.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 1.2.2.4. Kiểm soát rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM 1.2.3.1. Tỷ trọng TTKDTM trên tổng khối lượng thanh toán qua ngân hàng Tỷ trọng Tổng khối lượng TTKDTM TTKDTM trong = TTKDTM hoạt động thanh Tổng khối lượng thanh toán qua NH toán Chỉ tiêu này phản ánh khách hàng của ngân hàng thực hiện TTKDTM ở mức độ nào. Đây là chỉ tiêu quan trọng khi xem xét sự phát triển TTKDTM của một ngân hàng 1.2.3.2. Số lượng khách hàng và số món giao dịch Mức độ tăng trưởng số Số lượng khách hàng TTKDTM lượng khách hàng = năm nay TTKDTM Số lượng khách hàng TTKDTM năm trước Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản chúng ta sẽ nhận biết được tình hình sử dụng các dịch vụ TTKDTM của khách hàng. Chỉ tiêu này cho ta thấy được quy mô của hoạt động thanh toán 13
  16. tại đây lớn hay nhỏ, có được mở rộng hay không. 1.2.3.3. Doanh số giao dịch TTKDTM trong tổng doanh số giao dịch của hoạt động thanh toán Doanh số TTKDTM Tỷ lệ TTKDTM = Tổng doanh số thanh toán trong kỳ Đây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển TTKDTM của mỗi ngân hàng trong một kỳ kế toán nhất định. 1.2.3.4. Thu nhập từ dịch vụ TTKDTM Tỷ lệ phí Phí dịch vụ TTKDTM *100 dịch vụ TTKDTM Tổng thu phí về dịch vụ thanh toán Đánh giá thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong hoạt động thanh toán sẽ biết được tình trạng TTKDTM hiện tại của NHTM. 1.2.3.5. Mức độ tăng trưởng máy ATM/POS Số lượng máy ATM và POS năm nay Mức độ tăng trưởng = máy ATM, POS Số lượng máy ATM và POS năm trước Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển của hình thức TTKDTM qua phương tiện thanh toán bằng thẻ. 1.2.3.6. Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTKDTM được cung cấp Mức độ hài lòng sẽ phụ thuộc vào sự kỳ vọng và kết quả nhận được, nếu kỳ vọng cao hơn kết quả thực tế khách hàng sẽ không hài lòng, nếu thực tế tương xứng hoặc cao hơn kỳ vọng thì khách hàng sẽ 14
  17. hài lòng hoặc rất hài lòng. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM 1.2.4.1. Các nhân tố khách quan 1.2.4.2. Các yếu tố chủ quan TÓM TẮT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN NGHĨA HÀNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN NGHĨA HÀNH 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Nghĩa Hành 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank Nghĩa Hành 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 2.1.4. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của Agribank Nghĩa Hành giai đoạn 2019 – 2021 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN NGHĨA HÀNH 2.2.1. Bối cảnh phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 15
  18. tại Agribank Nghĩa Hành 2.2.2. Thực trạng phát triển qui mô dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Nghĩa Hành Số liệu thống kê cho thấy số lượng giao dịch TTKDTM có sự tăng trưởng vượt bật trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2019, có 14.961 giao dịch TTKDTM, chiếm 38% tổng số lượng giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, đến năm 2020, TTKDTM tăng lên 32.689 giao dịch (chiếm 50,9% tổng số lượng giao dịch thanh toán). Xét về tổng thể, số lượng giao dịch thanh toán năm 2020 là 64.235 giao dịch, năm 2019 là 39.364 giao dịch. Như vậy, chỉ sau 1 năm, tổng số lượng giao dịch thanh toán đã tăng 63,18%. Trong năm 2021, số lượng giao dịch TTKDTM tiếp tục gia tăng và nâng tỷ trọng TTKDTM trên tổng số lượng giao dịch lên 53,1%. 2.2.3. Thực trạng phát triển cơ cấu của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Nghĩa Hành Năm 2019 và 2020, giá trị giao dịch lần lượt là 68.118 và 69.218 triệu đồng. Năm 2021, giá trị giao dịch tăng 44,15% lên 99.779 triệu đồng, giá trị giao dịch tăng đều ở các phương thức: séc (21,29%), ủy nhiệm thu (9,91%), ủy nhiệm chi (7,64%). Riêng phương thức thanh toán bằng thẻ và NHĐT có mức tăng rất cao: 42,81% và 88,39%.  Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng séc Xu hướng chung là việc sử dụng séc làm phương tiện thanh toán ngày càng giảm tại chi nhánh. Tuy nhiên trên thực tế, việc thanh toán bằng séc hiện nay không thực sự được chú trọng bởi sự ưu việt của các hình thức thanh toán ứng dụng công nghệ như thẻ và NHĐT. Do 16
  19. đó, việc thanh toán bằng hình thức séc tại chi nhánh sụt giảm có thể xem như phù hợp với xu thế hiện nay.  Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm thu Phương thức thanh toán UNT thường áp dụng với các khoản phí dịch vụ có tính chất định kỳ như: tiền điện, nước, điện thoại, internet, thuế, bảo hiểm xã hội... Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao và có xu hướng giảm sút trong giai đoạn 2019 – 2021 nhưng UNT vẫn là một trong những hình thức TTKDTM quan trọng và cần được phát triển.  Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Ủy nhiệm chi Sự sụt giảm về số lượng giao dịch UNC có thể được coi là bởi sự ảnh hưởng của dịch bệnh trong giai đoạn 2020 – 2021. Trong những giai đoạn bùng phát của Covid-19, người dân bị hạn chế trong việc đi lại theo các yêu cầu phòng dịch, do đó thay vì đến chi nhánh để thực hiện UNC, các khách hàng mà chủ yếu là khách hàng cá nhân sẽ thực hiện thanh toán bằng NHĐT  Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ So sánh Năm Năm Năm 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Số thẻ đã phát hành (thẻ) 7.269 7.614 12.918 345 4,7 5.304 69,7 Số lượng thẻ nội địa đang lưu hành (thẻ) 4.887 5.007 6.424 120 2,5 1.417 28,3 Số lượng giao dịch bằng thẻ nội địa (món) 11.878 9.550 13.925 (2.328) (19,6) 4.375 45,8 17
  20. Giá trị giao dịch bằng thẻ nội địa (triệu đồng) 31.295 28.168 40.218 (3.127) (10) 12.050 42,8 Số lượng thẻ quốc tế đang lưu hành (thẻ) 34 64 74 30 88,2 10 15,6 Số lượng giao dịch bằng thẻ quốc tế (món) 17 40 44 23 135,3 4 10 Giá trị giao dịch bằng 2 32 55 30 1.500 23 71,9 thẻ quốc tế (triệu đồng) Tổng giá trị TT bằng thẻ (triệu đồng) 31.297 28.200 40.273 (3.097) (9,9) 12.073 42,8 Tỷ trọng* 45,9 40,7 40,36 5% 4% % *Tỷ trọng so với tổng doanh số TTKDTM Nguồn: Phòng Kế Toán và Ngân Quỹ Hiện nay Agribank Nghĩa Hành đang tận dụng mạng lưới ATM sẵn có của Agribank nhằm tiết giảm chi phí khấu hao tài sản và chi phí lương cho cán bộ, vì vậy chi nhánh hiện chỉ có 2 máy ATM trên địa bàn. Đối với hệ thống POS, hiện nay chi nhánh vẫn chưa lắp đặt máy POS nào trên địa bàn.  Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua dịch vụ NHĐT Hiện nay, Agribank Nghĩa Hành đang triển khai các dịch vụ NHĐT bao gồm: Agribank Ibank, Agribank Smartbanking... và một số dịch vụ NHĐT khác. Nhờ nắm bắt kịp xu hướng, những năm qua Agribank Nghĩa Hành đã chú trọng phát triển dịch vụ NHĐT, do đó, số lượng khách hàng và doanh số thanh toán qua dịch vụ này ngày càng tăng. Tỷ trọng doanh số từ dịch vụ NHĐT trên tổng doanh số 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0