intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tổng quan những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm giai đoạn 2019 - 2021; từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại PGD Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 -2025, tầm nhìn đến 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN LÊ VĂN TUẤN Mã học viên: 30430043 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lệ Huyền Quảng Ngãi – Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lệ Huyền Phản biện 1: TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 1: TS. Lê Văn Khâm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán vào ngày 13 tháng 01 năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính – Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi xã hội ngày càng phát triển, thì tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ngày càng giảm, các chương trình cho vay bị thu hẹp hoặc không còn đối tượng vay vốn mặc dù nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh còn rất lớn. Do vậy, phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người lao động là một nhu cầu bức thiết. Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn đề tài: "Phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Tổng quan những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (GQVL); phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay GQVL giai đoạn 2019 - 2021; từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, Tỉnh T.T Huế giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa có chọn lọc một số lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của NHCSXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021. Rút ra kết luận về những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quá trình triển khai hoạt động cho vay GQVL tại PGD. - Dựa trên những cơ sở định hướng, phát triển hoạt động cho vay GQVL của NHCSXH giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; kết hợp cùng với những thu thập từ khảo sát thực tế; từ đó, đưa ra đề xuất, giải pháp để phát triển hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T. Huế giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
  4. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu về phát triển hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T Huế. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay GQVL giai đoạn 2019 - 2021. Các giải pháp được đề xuất để áp dụng cho giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030. Số liệu điều tra trong năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập lấy từ nguồn dữ liệu: Các nguồn sách, giáo trình, tài liệu và các dữ liệu sẵn có của NHCSXH từ trang chủ vbsp.org.vn. - Phương pháp xử lý dữ liệu: thống kê mô tả, so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp. - Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn. 5. Bố cục đề tài: gồm 03 chương Chương 1: Tổng quan về phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh TT Huế Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T. Huế 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Căn cứ vào tình hình biến động về lao động, việc làm trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu Nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (cho vay giải quyết việc làm) tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, Tỉnh TT Huế” làm luận văn tốt nghiệp.
  5. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.1. Khái niệm - Tạo việc làm: là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất; số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. - Các chính sách tạo việc làm: + Chính sách tạo vốn để phát triển kinh tế; + Chính sách di dân đi vùng kinh tế mới; + Chính sách gia công sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu; + Chính sách phát triển ngành nghề truyền thống; phát triển các hội, hiệp hội ngành nghề làm kinh tế, việc làm; + Chính sách xuất khẩu lao động.. - Duy trì và mở rộng việc làm: Như đã đề cập ở trên, “Tạo việc làm là một quá trình” thì việc duy trì và mở rộng việc làm là một quá trình chuyển tiếp mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần phải hướng tới. Từ những lý luận trên, có thể đưa ra khái niệm cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cụ thể như sau: * Khái niệm: Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (GQVL) là một hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn để giải quyết nhu cầu về vốn nhằm góp phần tạo ra việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp
  6. 4 với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc và nâng cao đời sống của người dân. 1.1.2. Đặc điểm 1.1.2.1. Mục đích cho vay Tạo việc làm mới, mở rộng thêm việc làm để tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững. 1.1.2.2. Đối tượng vay vốn + Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) + Người lao động từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có phương án sản xuất hiệu quả, có sức lao động, cư trú hợp pháp. 1.1.2.3. Điều kiện vay vốn * Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh + Được thành lập và hoạt động hợp pháp; + Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; + Dự án có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện + Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có). * Đối với người lao động + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; + Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; + Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án. 1.1.2.4. Mức cho vay + Đối với cơ sở SXKD, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm mới. + Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
  7. 5 1.1.2.5. Lãi suất cho vay Hiện nay là 7,92%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Các trường hợp sau đây được cho vay với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay theo quy định. Cụ thể: - Người lao động là người dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK, người khuyết tật (KT); - Cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số LĐ trở lên là người KT; người DTTS hoặc sử dụng từ 30% tổng số LĐ trở lên là người KT và người DTTS. 1.1.2.6. Thời hạn cho vay : Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. 1.1.2.7. Nguồn vốn cho vay : (1) nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN); (2) vốn huy động; (3) đi vay của các tổ chức TCTD trong và ngoài nước; (4) vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác; (5) vốn nhận uỷ thác; (6) các nguồn vốn khác.. 1.1.3. Các phương thức cho vay 1.1.3.1. Cho vay trực tiếp - Đối với cơ sở SXKD: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở (gọi chung là NHCSXH nơi cho vay). - Đối với người lao động: Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam quản lý. 1.1.3.2. Cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội Được áp dụng cho cá nhân người lao động vay vốn còn lại. 1.1.4. Quy trình, thủ tục cho vay
  8. 6 Khách hàng vay vốn (1) (1) - Người lao động - Cơ sở SXKD (8) (8) Tổ TK&VV (1’) (4’) (2) (7) NGÂN HÀNG CSXH (3) UBND cấp xã nơi cho vay (6) Nơi thực hiện dự án (2’) (3’) (4) (5) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt UBND cấp Huyện, Tỉnh Ghi chú: Các bước từ 1’ đến 4’ là quy trình cho vay trực tiếp; Các bước từ 1 đến 8 là quy trình cho vay uỷ thác qua hội, đoàn thể; 1.2. Phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.1. Quan điểm về phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại NHCSXH Theo quan điểm kinh tế học thì: “Tăng trưởng” là khái niệm diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của một sự vật, hiện tượng, một thực thể. Còn “Phát triển” là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn, nó không chỉ thay đổi về lượng mà còn phản ánh những biến đổi về mặt chất. - Về số lượng, sự phát triển được thể hiện ở sự tăng trưởng về cơ cấu nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu. - Về chất lượng, phát triển còn được thể hiện qua: Khả năng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay của người vay; Vậy, “Phát triển cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là sự gia tăng về dư nợ cho vay đối với khách hàng trong tổng cơ cấu khách hàng cho vay, đồng thời tăng về số lượng các dịch vụ cung cấp, mạng lưới hoạt động và các tiện ích sản phẩm; nâng cao chất lượng của từng loại hình dịch vụ.”
  9. 7 Phương thức phát triển cho vay GQVL: + Phát triển sản phẩm: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay bằng việc đa dạng hoá nguồn vốn cho vay; + Chuyển dịch cơ cấu đầu tư phù hợp với định hướng phát triển KT-XH; + Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, kết hợp với nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, nhằm phát triển kênh phân phối 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại NHCSXH 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng a. Doanh số cho vay và tốc độ tăng của doanh số cho vay + Doanh số cho vay: Là tổng số tiền vay khách hàng đã nhận qua các lần giải ngân cho khách hàng tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ). + Tốc độ tăng của doanh số cho vay được tính theo công thức: DSCV năm nay - DSCV năm trước Tốc độ tăng DSCV (%) = ------------------------------------------- x 100% DSCV năm trước b. Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay - Dư nợ cho vay: là số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng, (nếu tính trong 1 năm thì dự nợ = doanh số cho vay – doanh số thu nợ). - Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay: Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = ----------------------------------------- x 100% Dư nợ năm trước c. Số khách hàng được vay vốn: Chỉ tiêu này phản ánh về số lượng khách hàng được vay vốn của ngân hàng qua các kỳ, nó cho thấy nhu cầu của khách hàng được đáp ứng trong thời gian qua nhất định nào đó.
  10. 8 d. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn cho vay GQVL Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ------------------------------------- x 100 Tổng dư nợ cho vay GQVL e. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu: là những khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi của đơn vị cho vay Tổng nợ xấu (Nợ Q/hạn + Nợ Khoanh) Tỷ lệ nợ xấu( % ) = ------------------------------------------------- x 100 Tổng dư nợ f. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ ( % ) = ---------------------------------- x 100% Doanh số cho vay g. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) Doanh số thu nợ đến hạn Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = ----------------------------------- x 100% Tổng dư nợ đến hạn 1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính : Sự hài lòng của khách hàng khi vay vốn. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại NHCSXH 1.2.3.1. Các nhân tố khách quan - Các yếu tố thuộc về khách hàng: Thứ nhất, nhu cầu của người vay; Thứ hai, trình độ sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn - Các yếu tố thuộc về môi trường: Một là, môi trường kinh tế - xã hội; Hai là, điều kiện tự nhiên. 1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan : Một là, nguồn vốn cho vay; Hai là, trình độ của cán bộ tín dụng (CBTD); Ba là, văn bản hướng dẫn, quy định về cho vay GQVL của NHCSXH; Thứ tư, các yếu tố khác, bao gồm: Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay; Quy trình và thủ tục cho vay; Trình độ công nghệ của NHCSXH; Cơ sở vật chất của NHCSXH. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
  11. 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI PGD NHCSXH HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về tình hình dân số, lao động, việc làm trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế ĐVT: hộ, khẩu Dân số Hộ ĐB Kết quả rà soát cuối năm 2021 DTTS Tổng số hộ nghèo Tổng số hộ cận nghèo Đơn vị Tỷ Số Số Số Số Số Số Số Tỷ lệ Số hộ lệ khẩu hộ khẩu hộ khẩu hộ khẩu (%) (%) I. Khu vực đô thị 2.442 8.774 0 0 21 44 0,86 38 110 1,56 TT Phong Điền 2.442 8.774 21 44 0,86 38 110 1,56 II. Khu vực NT 27.344 107.770 172 633 1.111 2.402 4,06 1126 3175 4,12 Xã Điền Hải 1.721 6.305 56 88 3,25 108 203 6,28 Xã Điền Hòa 1.395 5.405 82 163 5,88 58 123 4,16 Xã Điền Hương 922 3.271 70 108 7,59 59 147 6,40 Xã Điền Lộc 1.499 6.091 65 104 4,34 62 143 4,14 Xã Điền Môn 907 3.787 51 67 5,62 37 57 4,08 Xã Phong An 3.304 13.397 90 207 2,72 92 266 2,78 Xã Phong Bình 2.090 8.116 81 222 3,88 82 257 3,92 Xã Phong Chương 2.316 8.842 153 367 6,61 198 640 8,55 Xã Phong Hải 1.288 5.154 19 70 1,48 93 361 7,22 Xã Phong Hiền 2.265 8.977 79 129 3,49 39 112 1,72 Xã Phong Hòa 2.306 9.592 85 155 3,69 81 265 3,51 Xã Phong Mỹ 1.791 6.581 166 603 71 199 3,96 73 216 4,08 Xã Phong Sơn 2.611 11.574 6 30 103 251 3,94 82 215 3,14 Xã Phong Thu 1.188 4.154 31 57 2,61 35 91 2,95 Xã Phong Xuân 1.741 6.524 75 215 4,31 27 79 1,55 Cộng (I + II) 29.786 116.544 172 633 1.132 2.446 3,80 1.164 3.285 3,91 2.2. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền được thành lập theo Quyết định số 631/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH; là đại diện pháp nhân có con dấu riêng, hoạt động theo Điều lệ, Quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH (là đơn vị đặc thù)i.
  12. 10 2.2.2. Cơ chế vận hành, cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền BAN ĐẠI DIỆN HĐQT BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH TỈNH PGD NHCSXH HUYỆN NGÂN HÀNG CSXH CHI NHÁNH TỈNH UBND- BAN GIẢM NGHÈO CẤP XÃ GIÁM ĐỐC PGD NHCSXH HUYỆN PHÓ GIÁM ĐỐC PGD NHCSXH HUYỆN TỔ KẾ TỔ KẾ HOẠCH NGHIỆP TỔ TỔNG TOÁN VỤ - TÍN DỤNG HỢP KHO QUỸ CÁN BỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Chế độ báo cáo Quan hệ phối hợp 2.2.3. Kết quả hoạt động của PGD NHCSXH huyện Phong Điền trong những năm qua Sau gần 20 năm hoạt động, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của tập thể cán bộ, viên chức PGD NHCSXH huyện đã nỗ lực thực hiện tốt những mục tiêu đặt ra đó là: tập trung nguồn lực lớn, tạo sự đồng thuận trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín
  13. 11 dụng chính sách; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng Nông thôn mới. 2.2.3.1. Về nguồn vốn hoạt động Bảng 2.3: Nguồn vốn hoạt động tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn huy động tại Nguồn Nguồn địa phương được TƯ cấp Nguồn vốn vốn ủy Nguồn vốn bù lãi suất thác uỷ cân đối Tổng Tiền gửi của Tiền gửi của địa thác, từ cộng các Tổ chức tiết kiệm phương đầu tư Trung Năm kinh tế và tại các tổ (Huyện, khác ương dân cư TK&VV Tỉnh) 2019 317.254 23.597 28.466 10.564 2.938 382.819 2020 327.615 33.227 29.950 12.200 2.938 405.930 2021 325.959 41.652 29.800 17.200 2.938 417.549 2.2.3.2. Hoạt động cho vay – thu nợ Bảng 2.4: Tình hình cho vay - thu nợ tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: triệu đồng, % So sánh Năm 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu +/- % +/- % 1. Tổng nguồn vốn 382.819 405.930 417.549 23.111 6,04 11.619 2,86 2. D.số cho vay 164.584 161.725 158.035 -2.859 -1,74 -3.690 -2,28 3. D.số thu nợ 132.596 140.756 146.693 8.160 6,15 5.937 4,22 4. Tổng dư nợ 382.809 405.596 416.939 22.787 5,95 11.343 2,80 Trong đó: - Nợ trong hạn 382.650 405.412 416.751 22.762 5,95 11.339 2,80 - Nợ quá hạn 159 184 188 25 15,72 4 2,17 - Nợ khoanh 0 0 0 0 0,00 0 0,00 5. Tỷ lệ nợ xấu 0,04 0,05 0,05 0 9,22 0 -0,61 6. Mức tăng trưởng 10,30 6,04 2,86 -4 -41,39 -3 -52,59 7. Hệ số quay vòng 0,35 0,35 0,35 0 0,11 0 1,32 vốn TD 2.2.3.3. Công tác thông tin tuyên truyền : Trong giai đoạn 2019-2021, PGD NHCSXH huyện Phong Điền cũng đã tăng cường công tác này khá mạnh; đặc biệt trong năm 2021, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ PGD NHCSXH huyện Phong Điền cũng đã đẩy mạnh việc tuyên
  14. 12 truyền bằng việc xây dựng các phóng sự truyền hình (ngoài các chuyên mục định kỳ) nhằm phổ biến, tuyên truyền và đẩy mạnh công tác tuyên truyền. 2.2.3.4. Công tác phối hợp giữa Ngân hàng với Hội, đoàn thể các cấp ĐVT: triệu đồng, % Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % Tổng dư nợ cho vay uỷ thác 381.589 404.634 416.209 23.045 6,04 11.575 2,86 Tr.đó: Dư nợ cho vay GQVL 14.157 20.294 23.959 6.137 43,35 3.665 18,06 Chi tiết qua các Hội, ĐT 1. Hội Nông dân 86.510 88.771 93.627 2.261 2,61 4.856 5,47 - Dư nợ các chương trình 83.977 85.627 89.510 1.650 1,96 3.883 4,53 - Dư nợ chương trình GQVL 2.533 3.144 4.117 611 24,12 973 30,95 2. Hội LH Phụ nữ 225.527 240.411 242.791 14.884 6,60 2.380 0,99 - Dư nợ các chương trình 215.837 226.354 226.490 10.517 4,87 136 0,06 - Dư nợ chương trình GQVL 9.690 14.057 16.301 4.367 45,07 2.244 15,96 3. Hội Cựu chiến binh 36.220 38.392 40.143 2.172 6,00 1.751 4,56 - Dư nợ các chương trình 35.070 36.781 38.504 1.711 4,88 1.723 4,68 - Dư nợ chương trình GQVL 1.150 1.611 1.639 461 40,09 28 1,74 4. Đoàn Thanh niên 33.332 37.060 39.648 3.728 11,18 2.588 6,98 - Dư nợ các chương trình 32.548 35.578 37.746 3.030 9,31 2.168 6,09 - Dư nợ chương trình GQVL 784 1.482 1.902 698 89,03 420 28,34 Tỷ trọng (%) 1. Hội Nông dân 22,67 21,94 22,50 -0,73 -3,23 0,56 2,54 2. Hội LH Phụ nữ 59,10 59,41 58,33 0,31 0,53 -1,08 -1,82 3. Hội Cựu chiến binh 9,49 9,49 9,64 0,00 -0,04 0,16 1,65 4. Đoàn Thanh niên 8,74 9,16 9,53 0,42 4,85 0,37 4,01 * Về các hoạt động khác: Công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính được thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của ngành ; Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn được quan tâm ; Công tác củng cố và nâng cao chất lượng TD được thực hiện thường xuyên. 2.3. Tổng quan về hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T.Huế 2.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay giải quyết việc làm : Từ 30/10/2019 đến nay, thực hiện cho vay theo văn bản số 8055/NHCS-TDSV ngày 30/10/2019 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay GQVL.
  15. 13 2.3.2. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm ĐVT: triệu đồng, % So sánh Năm 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Tổng nguồn vốn 382.819 405.930 417.549 23.111 6,04 11.619 2,86 - NV cân đối từ TƯ 320.192 330.553 328.897 10.361 3,24 -1.656 -0,50 - NV uỷ thác tại ĐP 10.564 12.200 17.200 1.636 15,49 5.000 40,98 - NV huy động tại ĐP 52.063 63.177 71.452 11.114 21,35 8.275 13,10 2. NV cho vay GQVL 15.209 20.819 24.321 5.610 36,89 3.502 16,82 - NV Trung ương 11.396 15.406 16.408 4.010 35,19 1.002 6,50 - NV uỷ thác tại ĐP 3.813 5.413 7.913 1.600 41,96 2.500 46,19 - NV uỷ thác khác 0 0 0 0 0,00 0 0,00 3. Tỷ trọng (%) - NV Trung ương 74,93 74,00 67,46 71,48 95,39 28,61 38,64 - NV uỷ thác tại ĐP 25,07 26,00 32,54 28,52 113,74 71,39 274,61 - NV uỷ thác khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4. Tỷ trọng (%) 3,97 5,13 5,82 24,27 610,76 30,14 588,11 Bảng 2.11: Kết cấu nguồn vốn Trung ương ĐVT: triệu đồng, % Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Nguồn vốn Trung ương 11.396 15.406 16.408 4.010 35,19 1.002 6,50 - NV Quỹ QG về việc làm 9.396 9.406 9.408 10 0,11 2 0,02 - NV NHCSXH huy động 2.000 6.000 7.000 4.000 200,00 1.000 16,67 2. Tỷ trọng (%) - NV Quỹ QG về việc làm 82,45 61,05 57,34 0,25 0,30 0,20 0,33 - NV NHCSXH huy động 17,55 38,95 42,66 99,75 568,38 99,80 256,25 Bảng 2.12: Kết cấu nguồn vốn uỷ thác tại địa phương ĐVT: triệu đồng, % So sánh Năm 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Nguồn UT tại địa phương 3.813 5.413 7.913 1.600 41,96 2.500 46,19 - Nguồn uỷ thác của Huyện 1.200 1.800 2.300 600 50 500 27,78 - Nguồn uỷ thác của Tỉnh 2.613 3.613 5.613 1.000 38,27 2.000 55,36 2. Tỷ trọng (%) - Nguồn uỷ thác của Huyện 31,47 33,25 29,07 37,50 119,16 20,00 60,14 - Nguồn uỷ thác của Tỉnh 68,53 66,75 70,93 62,50 91,20 80,00 119,86
  16. 14 2.3.3. Quy trình vay vốn giải quyết việc làm Với đặc thù hoạt động của NHCSXH thì thời gian trên có thể kéo dài đến 30 ngày theo lịch giao dịch cố định tại xã. Có thể thấy sự kéo dài về thời gian có khả năng làm mất đi những cơ hội đầu tư cho khách hàng có nhu cầu vay vốn. 2.3.4. Hồ sơ, thủ tục vay vốn giải quyết việc làm Nên gộp 02 mẫu báo cáo thẩm định (mẫu 05a/GQVL ban hành theo văn bản 8055/NHCS-TDSV và mẫu 01/ĐBTV ban hành theo văn bản 3768/NHCS- TDSV) thành 01 mẫu báo cáo thẩm định. 2.4. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T. Huế giai đoạn 2019 - 2021 2.4.1. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T. Huế theo chỉ tiêu định lượng 2.4.1.1. Quy mô cho vay * Dư nợ theo phương thức cho vay Đơn vị tính: Triệu đồng, % Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Dư nợ cho vay GQVL 15.207 20.819 24.319 5.612 36,91 3.500 16,81 - Cho vay trực tiếp 1.051 526 360 -525 -49,95 -166 -31,56 - Cho vay uỷ thác 14.156 20.293 23.959 6.137 43,35 3.666 18,06 2. Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 0 0,00 0 0,00 - Cho vay trực tiếp 6,91 2,53 1,48 -4,38 -63,44 -1,05 -41,41 - Cho vay uỷ thác 93,09 97,47 98,52 4,38 4,71 1,05 1,07 * Dư nợ cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng, % Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Dư nợ cho vay GQVL 15.207 20.819 24.319 5.612 36,90 3.500 16,81 - Cho vay ngắn hạn 0 0 0 0 0,00 0 0,00 - Cho vay trung hạn 15.207 20.819 24.319 5.612 36,90 3.500 16,81 - Cho vay dài hạn 0 0 0 0 0,00 0 0,00 2. Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 0 0,00 0 0,00 - Cho vay ngắn hạn 0,00 0,00 0,00 0 0,00 0 0,00 - Cho vay trung hạn 100,00 100,00 100,00 0 0,00 0 0,00 - Cho vay dài hạn 0,00 0,00 0,00 0 0,00 0 0,00
  17. 15 * Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo ĐVT: Triệu đồng, % Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Dư nợ cho vay GQVL 15.207 20.819 24.319 5.612 36,90 3.500 16,81 - Món vay có tài sản đảm bảo 0 0 0 0 0,00 0 0,00 - Món vay không có TS đảm bảo 15.207 20.819 24.319 5.612 36,90 3.500 16,81 2. Tỷ trọng (%) 100 100 100 0 0 0 0 - Món vay có tài sản đảm bảo 0 0 0 0 0 0 0 - Món vay không có TS đảm bảo 100 100 100 0 0 0 0 2.4.1.2. Số khách hàng vay vốn ĐVT: triệu đồng, %, lao động Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % Tổng số khách hàng vay vốn 196 245 252 49 25,00 7 2,86 - Hộ nghèo 0 0 0 0 0,00 0 0,00 - Hộ dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0,00 0 0,00 - Hộ khó khăn về tài chính 97 1 89 -96 -98,97 88 8.800,00 - Người khuyết tật 8 3 8 -5 -62,50 5 166,67 - Lao động bị thu hồi đất 84 170 0 86 102,38 -170 -100,00 - Hộ kinh doanh 1 0 0 -1 -100,00 0 0,00 - Người lao động 6 71 155 65 1.083,33 84 118,31 2.4.1.3. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và nợ khoanh Đơn vị tính: Triệu đồng, % Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu ± % ± % 1. Dư nợ cho vay GQVL 15.207 20.819 24.319 5.612 36,90 3.500 16,81 2. Nợ xấu cho vay GQVL 80 80 80 0 0,00 0 0,00 - Nợ quá hạn 80 80 80 0 0,00 0 0,00 - Nợ khoanh 0 0 0 0 0,00 0 0,00 3. Tỷ lệ nợ xấu 0,526 0,384 0,329 -0,142 1,00 -0,055 1,00 - Nợ quá hạn 0,526 0,384 0,329 0 -26,96 0 -14,39 - Nợ khoanh 0,000 0,000 0,000 0 0,00 0 0,00 2.4.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế theo chỉ tiêu định tính : Để có cơ sở khoa học phục vụ cho việc đánh giá, phân tích về sự hài lòng của khách hàng về hoạt động cho vay GQVL, tác giả đã thực hiện điều tra bằng bảng
  18. 16 hỏi đối với các khách hàng đang sinh sống trên địa bàn huyện Phong Điền đã từng vay, đang vay và chưa vay vốn tại NHCSXH. Với kết quả khảo sát như sau : Số lượng Kết quả điều tra Tỷ lệ Tiêu chí thống kê khảo sát Rất hài Hài Chưa hài (%) (người) lòng lòng lòng 1. Về hạn mức tín dụng 128 100 78 11 39 - Nhu cầu từ 30 đến 50 triệu 11 8,59 9 1 1 - Nhu cầu từ 50 đến 100 triệu 81 63,28 69 10 2 - Nhu cầu trên 100 triệu 36 28,13 0 0 36 2. Về thời gian vay vốn 128 100 49 78 1 - Dưới 12 tháng 28 21,88 4 23 1 - Từ 12 đến dưới 60 tháng 96 75,00 45 51 0 - Từ 60 tháng đến 120 tháng 4 3,13 0 4 0 3. Mục đích sử dụng vốn 128 100 43 83 2 - Cho hoạt động sản xuất 26 20,31 11 15 0 - Cho hoạt động kinh doanh 54 42,19 18 36 0 - Cho các hoạt động khác 48 37,50 14 32 2 Bảng 2.21: Kết quả khảo sát những khó khăn khi vay vốn và sử dụng vốn vay chương trình cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền Số Kết quả điều tra lượng Rất Tỷ Tỷ Chưa Tỷ Tiêu chí thống kê khảo Hài hài lệ lệ hài lệ sát lòng lòng (%) (%) lòng (%) (người) 1. Khó khăn về cơ chế, chính sách 512 91 17,77 269 52,54 152 29,69 - Phải đảm bảo việc DT&MRVL mới 128 24 18,75 67 52,34 37 28,91 - Phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt 128 17 13,28 46 35,94 65 50,78 - Khả năng tiếp cận chương trình 128 21 16,41 89 69,53 18 14,06 - Đối tượng vay vốn 128 29 22,66 67 52,34 32 25,00 2. Khó khăn về nguồn vốn 256 132 51,56 106 41,41 18 7,03 - Khả năng đáp ứng nhu cầu 128 46 35,94 75 58,59 7 5,47 - Hạn mức tín dụng 128 86 67,19 31 24,22 11 8,59 3. Khó khăn về lợi ích của CT 384 183 47,66 197 51,30 4 1,04 - Góp phần nâng cao TN cho người dân 128 74 57,81 53 41,41 1 0,78 - Góp phần xóa đói giảm nghèo 128 51 39,84 77 60,16 0 0,00 - Ổn định cuộc sống và đảm bảo an sinh 128 58 45,31 67 52,34 3 2,34 4. Khó khăn về công tác KT,GS 256 45 17,58 136 53,13 75 29,30 - Định kỳ 128 19 14,84 78 60,94 31 24,22 - Đột xuất 128 26 20,31 58 45,31 44 34,38 2.5. Đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động cho vay GQVL tại PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh T.T. Huế giai đoạn 2019 – 2021 2.5.1. Những kết quả đạt được : PGD NHCSXH huyện Phong Điền đã thực hiện tốt các chức năng của mình trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh T.T Huế nói chung bằng những việc làm cụ thể đó là:
  19. 17 - Đã tạo ra kênh dẫn vốn ưu đãi cho thị trường lao động trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. - Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; Trong đó phát triển cho vay GQVL đã và đang là một chính sách phù hợp với định hướng và xu hướng phát triển trong từng giai đoạn. - Góp phần tích cực vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại địa phương. Thông qua đó để góp phần cải thiện đời sống cho người dân được vay vốn và giải quyết các vấn đề xã hội. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.5.2.1. Hạn chế Thứ nhất: vốn vay còn dàn trải và chưa đáp ứng đủ nhu cầu.. làm giảm hiệu quả đầu tư vốn vào các dự án thu hút được nhiều lao động. Thứ hai, Tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP và Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung vẫn còn một số vướng mắc chưa được điều chỉnh. Thứ ba, Công tác kiểm tra, giám sát; công tác thẩm định.. trong hoạt động uỷ thác cho vay còn mang tính hình thức, cào bằng trong khâu bình xét cho vay.. Thứ tư, Năng lực của cán bộ làm công tác cho vay chưa thực sự đồng đều, nhiều cán bộ trẻ đã qua đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn cũng đã tạo ra không ít những hạn chế .. 2.5.2.2. Nguyên nhân Một là: Khả năng huy động nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm còn rất hạn chế, cơ chế vận hành bị ràng buộc nhiều yếu tố. Hai là: Thủ tục xét duyệt vay vốn của chương trình còn rườm rà, phức tạp. Ba là: Xuất phát từ hạn chế về yếu tố con người từ đội ngũ cán bộ Ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ của các hội, đoàn thể nhận uỷ thác.. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
  20. 18 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VIỆC LÀM TẠI PGD NHCSXH HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng phát triển của NHCSXH và PGD NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.1. Định hướng phát triển của NHCSXH giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030 Phát triển NHCSXH thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài. Đồng thời, duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; Mục tiêu cụ thể ii: 1. Tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho mục tiêu an sinh xã hội, giảm nghèo bình quân hàng năm khoảng 10%. 2. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, tự chủ trong đó: Nguồn NSNN cấp theo lộ trình đến năm 2025 đạt 40%/tổng nguồn vốn, tiến tới đến năm 2030 đạt 50%/tổng nguồn vốn. 3. Đảm bảo 100% đối tượng chính sách xã hội đủ điều kiện có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, phát huy hiệu quả theo mục tiêu các chương trình tín dụng. 3.1.2. Định hướng phát triển của PGD NHCSXH Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025 iii tầm nhìn đến 2030 Không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của PGD NHCSXH huyện Phong Điền, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể 1. Đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn TDCS, các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp. 2. Tập trung giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách để giải quyết việc làm cho 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động hàng năm, trong đó có ít nhất 50% số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2