intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Ninh Bình

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ninh Bình. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu và cấu trúc luận văn, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM MẠNH HÙNG - C00909 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH NINH BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8340201 HÀ NỘI - 2018
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng chiếm vai trò vô cùng lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô phục vụ quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh ra lợi nhuận chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Hiện nay, quy mô hoạt động và chất lượng tín dụng đã được nâng cao đáng kể. Các ngân hàng ở nước ta đã liên tục nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tín dụng đa dạng thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân được xem là một trong những khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang lại rủi ro cao ngay cả đối với những khoản vay có tài sản thế chấp, tài sản cầm cố. Với mong muốn đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho khách hàng, cũng như chủ trương mở rộng thị trường của MB, năm 2010 MB Ninh Bình chính thức được thành lập. Trải qua quá trình phát triển và trưởng thành Chi nhánh đã đạt được những thành quả to lớn và đang nhận được sự tin tưởng của hội sở MB. Song song với những kết quả đã đạt được Chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế về chất lượng cho vay như: Nợ quá hạn vẫn thường xuyên xảy ra, vòng quay vốn tín dụng thấp... Vì vậy, để phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, phát triển của Chi nhánh và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, Chi nhánh luôn định hướng việc phát triển hoạt động cho vay là yêu cầu được đặt ra rất quan trọng và cấp bách. Để góp phần giải quyết và kịp thời đáp ứng yêu cầu trên, tác giả xin chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Ninh Bình”, để lựa chọn nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Mục tiêu chung Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại MB Ninh Bình. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của MB Ninh Bình. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại MB Ninh Bình. 1
  3. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng hoạt động cho vay cá nhân tại MB Ninh Bình. + Thời gian: Các số liệu và dữ kiện tập trung chủ yếu từ năm 2015 đến nay. Đây là quãng thời gian thị trường tài chính Việt Nam gặp khủng hoảng, nền kinh tế thị trường có xu hướng suy thoái nghiêm trọng. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được xây dựng trên nền tảng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau như: sử dụng phương pháp suy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp điều tra thực tiễn, hỏi ý kiến chuyên gia, phân tích - tổng hợp, so sánh được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu để chứng minh cho các vấn đề nghiên cứu. 5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Luận văn được nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp như sau: - Hệ thống hóa một số lý luận về ngân hàng thương mại, về nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của một ngân hàng thương mại. Làm rõ tính tất yếu của việc phát triển hoạt độnghoạt động cho vay trong việc phát triển bền vững của ngân hàng. - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại MB Ninh Bình và đánh giá những kết quả đạt được và rút ra nguyên nhân của những bất hợp lý trong hoạt động cho vay cá nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoạt động cho vay cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh tại MB Ninh Bình. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được sắp xếp thành ba chương Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Ninh Bình Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Ninh Bình 2
  4. CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015: “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác” 1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Theo thông tư 39/2016/QĐ-NHNN thì “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắt có hoàn trả cả gốc và lãi ”. Trong đó quy định rõ hoạt động cho vay của ngân hàng gồm: Cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu. Đối với tất cả các ngân hàng, cho vay là một hình thức hoạt động tín dụng cơ bản nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Để có thể vay vốn của bất kỳ ngân hàng nào, trươc hết khách hàng cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện của pháp luật quy định. 1.1.2.2. Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại Cho vay là một hoạt động thường xuyên của các NHTM, hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Trong hoạt động này, Ngân hàng chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu(NHTM) sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định sẽ quay trở lại NHTM với lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Hoạt động này được chia làm nhiều loại: Phân loại theo đối tượng: + Khách hàng doanh nghiệp + Khách hàng tổ chức tài chính + Khách hàng cá nhân Phân loại theo thời gian Phân loại theo mục đích vay 3
  5. Phân loại theo tài sản đảm bảo Phân loại theo hình thức cho vay: 1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân 1.2.1.1. Khái niệm về cho vay khách hàng cá nhân Cho vay là một trong những chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu sử dụng tiền của các thành phần trong nền kinh tế. Hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng, và là hoạt động đem lại thu nhập cao nhất nhưng cũng có rủi ro lớn nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.2.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân ❖ Thời hạn của các khoản vay ngắn ❖ Các khoản cho vay có độ rủi ro cao ❖ Khoản cho vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn ❖ Chi phí thẩm định lớn ❖ Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác 1.2.1.3. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân * Đối với nền kinh tế Cho vay KHCN giúp hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình giúp kích cầu cho nền kinh tế. Cho vay KHCN là đòn bẩy quan trọng trong kích thích nền sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đầy nền kinh tế tăng trưởng. Cho vay KHCN là kênh dẫn vốn gián tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc dịch chuyển các nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế Cho vay KHCN góp phần nâng cao đời sống dân cư. * Đối với các NHTM Giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi hay các sản phẩm khác của ngân hàng. Cho vay KHCN tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng. 4
  6. * Đối với người tiêu dùng Vì vậy cho vay KHCN đã ra đời nhằm góp phần cải thiện nâng cao đời sống người dân. 1.2.1.4. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân - Vay tiêu dùng: - Vay sản xuất kinh doanh: Các phương thức cho vay được áp dụng : + Cho vay từng lần: + Cho vay trả góp: + Cho vay theo hạn mức thấu chi: + Cho vay theo hạn mức tín dụng: 1.2.2. Các vấn đề về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân Chất lượng cho vay có thể hiểu ngắn gọn là những đặc tính của một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có thời hạn và chi phí nhất định, trong đó những đặc tính đó phải thỏa mãn những đòi hỏi của cả bên chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (ngân hàng) và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (khách hàng), đồng thời phải thể hiện được công dụng của quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, những đòi hỏi cần được thỏa mãn của các vấn đề có liên quan để thể hiện chất lượng của một sản phẩm tín dụng bao gồm 3 yếu tố chủ yếu sau đây: - Đối với ngân hàng cấp tín dụng, đòi hỏi cần được thỏa mãn đó là khả năng ngân hàng thu hồi được nợ vay đúng thời hạn đồng thời bảo đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ổn định. - Đối với khách hàng vay vốn, đòi hỏi cần được thỏa mãn là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng. - Đối với tính công dụng của sản phẩm tín dụng, một khoản vay thể hiện được công dụng của nó khi vốn vay được cung cấp kịp thời, được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng nhận chuyển nhượng vốn, cũng như nhu cầu kiểm tra, thu hồi nợ vay đúng thời hạn của ngân hàng chuyển nhượng vốn. 1.2.3. Rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân * Các tiêu chuẩn cho vay thiếu chuẩn mực Các tiêu chuẩn tín dụng được thiết lập để xác định loại hình cho vay, đối tượng cho vay, mục đích vay và quy trình cho vay tương ứng. 5
  7. * Mức độ tập trung tín dụng quá mức: Sự tập trung tín dụng có thể bao gồm nhiều loại hình khác nhau. * Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng: Nhân viên tín dụng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực do họ quản lý có thể dẫn đến việc cấp tín dụng sai mục đích, sai đối tượng và quản lý kém hiệu quả. * Đánh giá chất lượng tín dụng không chính xác: * Kiểm tra giám sát cho vay không nghiêm túc: Việc kiểm tra giám sát cho vay sau khi cho vay không nghiêm túc là một trong những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân 1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng 1.3.1.1. Các chỉ tiêu theo quy mô, số lượng: * Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng cho vay tuyệt đối Giá trị tăng trưởng Tăng doanh số cho vay Tăng doanh số cho vay = - doanh số tuyệt đối năm năm T-1 Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay năm nay tăng so với năm trước vềsố tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng, tức là tổng số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng vay tiêu dùng cũng tăng, từ đó thể hiện hoạt động cho vaycủa ngân hàng được mở rộng. * Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng cho vay tương đối Giá trị tăng trưởng doanh số Giá trị tăng trưởng doanh số = tuyệt đối x 100% tương đối Tổng doanh số năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng. Khi chỉ tiêu này tăng có nghĩa là tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh hơn. Tổng doanh số cho vay Tỷ trọng doanh số cho vay = x 100% Tổng doanh số hoạt động cho vay Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của ngân hàng.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 6
  8. * Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Giá trị tăng trưởng dư nợ = Tổng dư nợ năm (t) - Tổng dư nợ năm (t-1) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng lên về số lượng của dư nợ cho vay giữa năm nay và năm trước. Chỉ tiêu này tăng lên có nghĩa là số tiền mà khách hàng đang vay ngân hàng qua các năm tăng lên, có thể hoạt động cho vay đã được mở rộng. * Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối Giá trị tăng trưởng dư nợ Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = x 100% tương đối Tổng dư nợ năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này cao và tăng lên thì chứng tỏ hoạt động CV KHCN có tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng mở rộng. * Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay Tỷ trọng cho vay tín dụng = x 100% Tổng dư nợ hoạt động cho vay 1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng: Chi tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Rủi ro cho vay là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro cho vay bao gồm rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn. Rủi ro cho vay được phản ánh qua: * Tỷ lệ nợ quá hạn Số dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ này càng cao thì dẫn tới việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro mất vốn. * Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ Nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3-5 trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Cũng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng cao thì rủi ro ngân hàng phải đối mặt càng lớn. 1.3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Lợi nhuận từ cho vay KHCN: Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay KHCN. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN, hiệu quả cho vay càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. 7
  9. Lợi nhuận CVKHCN Tỷ lệ lợi nhuận CVKHCN/Dư nợ KHCN = Dư nợ KHCN = Lợi nhuận CVKHCN Lợi nhuận CVKHCN/Tổng lợi nhuận Tổng lợi nhuận Thu lãi từ hoạt động cho vay: Hiệu quả của hoạt động CV KHCN được phản ánh thông qua lãi thu được từ hoạt động này, ở đây sử dụng giá trị tỷ trọng thu lãi từ CV KHCN trên tổng thu lãi từ cho vay. Tỷ trọng thu lãi CV Thu lãi CV KHCN = x 100% KHCN Tổng thu lãi cho vay Tốc độ vòng quay vốn cho vay Vòng quay vốn cho vay dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay của ngân hàng. Nếu vòng quay vốn nhanh, tức là việc đưa vốn vào kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ cho vay Vòng quay vốn cho vay = Dư nợ cho vay bình quân 1.3.2. Chỉ tiêu định tính Để xem xét hiệu quả cho vay của một ngân hàng có tốt không có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu định tính như sau: * Đảm bảo nguyên tắc cho vay. NHTM là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, hoạt động của NHTM chịu sự quản lý giám sát rất chặt chẽ của Nhà nước và với mỗi hình thức hoạt động sẽ có các nguyên tắc khác nhau. Để đánh giá chất lượng một khoản vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản cho vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không. Theo thông tư 39 ngày 15/03/2017, tại Điều 6 Nguyên tắc vay vốn ghi rõ: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản để cho vay là: - Thứ nhất: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Thứ hai: Hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 8
  10. * Số lượng khách hàng đến vay tại ngân hàng Hiệu quả cho vay của ngân hàng tốt thì mới có nhiều người đến với ngân hàng.Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh và đầy đủ. * Tinh thần thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng. Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các món vay. Với năng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, khả năng rủi ro thấp. * Uy tín của ngân hàng Đây là tiêu chí quan trọng, nó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Ngân hàng có thể tồn tại được chính là nhờ sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng. Đối với những ngân hàng có uy tín và lịch sử hoạt động lâu dài thường sẽ thu hút được một khối lượng khách hàng lớn hơn các ngân hàng khác. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.4.1. Các nhân tố từ Ngân hàng Nó bao gồm những nhân tố sau: - Khi nhận thức của ngân hàng về sự cần thiết và tác dụng của cho vay tiêu dùng - Chiến lược phát triển của ngân hàng tạo ra một định hướng chung về khách hàng mục tiêu của ngân hàng. - Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. - Quy mô ngân hàng, đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng phát triển, duy trì các hoạt động cũng như khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. - Điều kiện cho vay tiêu dùng của ngân hàng. - Loại hình cho vay tiêu dùng. - Công nghệ ngân hàng. 9
  11. 1.4.2. Các nhân tố từ khách hàng - Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có thể mở rộng hay không phụ thuộc vào qui mô và khả năng tăng trưởng của nhu cầu vay tiêu dùng từ ngân hàng của khách hàng. - Qui mô thu nhập thường xuyên của khách hàng - Thói quen tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. - Đạo đức của người đi vay là một nhân tố tác động không nhỏ đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. - Tài sản đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng. 1.4.3. Các nhân tố từ môi trường Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngânhàng. - Môi trường kinh tế. - Môi trường văn hoá- xã hội. - Môi trường cạnh tranh. - Môi trường pháp lý. - Môi trường khoa học công nghệ. 1.5. Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng các nhân tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và bài học cho MB Ninh Bình 10
  12. CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CN NINH BÌNH 2.1. Giới thiệu khái quát về MB Ninh Bình 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2017 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng 2.1.3. Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng 2.1.4. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của MB Ninh Bình 2.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh MB Ninh Bình Đơn vị: Tỷ đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh thu 436 501 650 65 14,9% 149 29,7% Chi phí 352 399 520 47 13,3% 121 30,4% Lợi nhuận 84 103 130 18 21,5% 27 26,8% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 2.1.4.2. Tình hình huy động vốn Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của MB Ninh Bình Đơn vị: Tỷ đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Theo kỳ hạn 3789 4107 5200 318 8,4% 1093 26,6% Không kỳ hạn 635 701 848 66 10,4% 147 21,0% Kỳ hạn < 12 tháng 2652 2875 3640 222 8,4% 765 26,6% Kỳ hạn > 12 tháng 502 531 712 29 5,8% 181 34,1% Theo loại tiền 3789 4107 5200 318 8,4% 1093 26,6% Nội tệ 3429 3696 4706 267 7,8% 1010 27,3% Ngoại tệ 360 411 494 51 14,1% 83 20,3% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 11
  13. 2.1.4.3. Cơ cấu dư nợ Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Giá Giá Giá Giá Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ trị trị trị trị trị Tổng dư nợ 4847 100% 5570 100% 6842 100% 723 14,9% 1272 22,8% Dư nợ tiêu 464 9,6% 527 9,5% 643 9,4% dùng chung 63 13,6% 116 22,0% Dư nợ kinh doanh hộ cá 210 4,3% 247 4,4% 324 4,7% 37 17,6% 77 31,2% thể (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại MB Ninh Bình 2.2.1. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại MB Ninh Bình * Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống (sinh hoạt tiêu dùng) Đối tượng: Khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như mua sắm vật dụng gia đình, cưới hỏi, du lịch, khám chữa bệnh.... * Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua đất ở,… phục vụ đời sống Đối tượng: Khách hàng có nhu cầu vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua đất ở, mua ô tô, tiêu dùng cá nhân …. * Cho vay cầm cố giấy tờ có giá Đối tượng và điều kiện vay vốn: Khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố bao gồm: Sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành, trái phiếu kho bạc Nhà nước,… * Cho vay người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Đối tượng: Khách hàng là công dân Việt nam có đủ điều kiện đi lao động tại nước ngoài. * Cho vay hỗ trợ du học Đối tượng: Tất cả các cá nhân cư trú là người Việt Nam có người thân đi du học ở nước ngoài để trang trải chi phí cho người đi du học như: tiền vé máy bay, nộp tiền học phí, và chi phí ăn ở trong thời gian du học. 12
  14. * Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng Đối tượng: Khách hàng là công dân Việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt nam. 2.2.2. Quy trình thực hiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại MB Ninh Bình Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân của NHTM Hướng dẫn khách Trình duyệt hồ sơ vay hàng lập hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vốn, tiếp nhận và Thẩm vay kiểm tra hồ sơ định Tất toán khế ước, Giám sát theo dõi cho Lập, hoàn thanh lý hợp đồng và vay. Thu nợ và xử lý thiện và ký lưu trữ hồ sơ các vấn đề phát sinh Giải ngân kết hợp đồng Bước 1:Lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bước 2: Thẩm định tín dụng Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, quyết định cho vay Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết hợp đồng Bước 5: Giải ngân vay vốn, giám sát sử dụng vốn vay Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay. Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ 2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại MB Ninh Bình 2.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay Bảng 2.4. Doanh số cho vay KHCN Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ trọng trọng trọng Cho vay KHCN 1.415,4 13% 1.702,8 14% 2.244 11% 287,4 20,3% 541,6 31,8% Cho vay KHDN 9.694 87% 10884 86% 17.936 89% 1189,8 12,3% 7051,8 64,8% Tổng 11.109 100% 12.587 100% 20.180 100% 1477,2 13,3% 7593,4 60,3% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 13
  15. 2.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay Bảng 2.5. Dư nợ cho vay KHCN Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Giá Tỷ lệ Tỷ lệ trị trọng trị trọng trị trọng trị trị Tổng dư nợ 4847 100% 5570 100% 6842 100% 723 14,9% 1272 22,8% Dư nợ KHCN 674 13,9% 774 13,9% 967 14,1% 100 14,8% 193 24,9% Dư nợ 4173 86,1% 4796 86,1% 5875 85,9% 623 14,9% 1079 22,5% KHDN (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 2.2.3.3. Chỉ tiêu cơ cấu cho vay Bảng 2.6. Cơ cấu cho vay KHCN theo thời hạn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Giá Tỷ lệ Tỷ lệ trị trọng trị trọng trị trọng trị trị Dư nợ KHCN 674 100% 774 100% 967 100% 100 14,8% 193 24,9% Ngắn hạn 191 28,3% 225 29,1% 295 30,5% 34 17,8% 70 31,1% Trung dài hạn 483 71,7% 549 70,9% 672 69,5% 66 13,7% 123 22,4% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) Bảng 2.7. Cơ cấu cho vay KHCN theo tài sản Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Giá Tỷ lệ Tỷ lệ trị trọng trị trọng trị trọng trị trị Dư nợ KHCN 674 100% 774 100% 967 100% 100 14,8% 193 24,9% Có TSBĐ 576 85,5% 635 82,0% 785 81,2% 59 10,2% 150 23,6% Không có TSBĐ 98 14,5% 139 18,0% 182 18,8% 41 41,8% 43 30,9% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 14
  16. Bảng 2.8. Cơ cấu cho vay KHCN theo sản phẩm Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Giá Tỷ lệ Tỷ lệ trị trọng trị trọng trị trọng trị trị Dư nợ 14,8 24,9 674 100% 774 100% 967 100% 100 193 KHCN % % Sửa chữa, 49,0 49,1 50,1 15,2 104, 27,4 mua sắm nhà 330 380 484 50,0 % % % % 0 % đất 25,5 17,2 51 7,6% 64 8,3% 75 7,8% 13,0 11,0 Mua ô tô % % 23,0 26,2 26,0 31,0 23,6 155 203 251 48,0 48,0 Kinh doanh % % % % % Sản phẩm 20,5 16,4 16,2 - 23,6 138 127 157 -8,0% 30,0 khác % % % 11,0 % (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 2.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro * Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Tỷ Giá Giá Tỷ lệ Tỷ lệ trị trọng trị trọng trị trọng trị trị Dư nợ 674 100% 774 100% 967 100% 100 14,8% 193 24,9% KHCN Nợ quá 15 2,2% 15 1,9% 17 1,8% -0,1 2,7 hạn Nợ xấu 3 0,4% 4 0,5% 4 0,4% 1,2 0,0 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 15
  17. Tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ quá hạn 15 15 17 0 0,0% 2 13,3% Ngắn hạn 3 4 4 1 33,3% 0 0,0% Trung, dài hạn 12 11 13 -1 -8,3% 2 18,2% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.11. Tỷ lệ nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ xấu 3 4 4 1 48,4% 0 0,0% Ngắn hạn 0,5 0,7 0,5 0 40,0% 0 -28,6% Trung, dài hạn 2,2 3,3 3,5 1 50,3% 0 6,1% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 2.2.3.5. Tốc độ vòng quay vốn cho vay Bảng 2.12. Vòng quay vốn cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Doanh số thu nợ 1550 1625 2127 75 502 Dư nợ KHCN 674 774 967 100 193 Vòng quay vốn cho 2,3 2,1 2,2 0 0 vay (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 2.2.3.6. Một số chỉ tiêu khác Lãi suất huy động 16
  18. Bảng 2.13. Lãi suất huy động Đơn vị: % Lãi suất HĐ MB BIDV VCB Không kỳ hạn 0,3% 0,1% 0,1% 1 tháng 4,8% 4,3% 4,1% 3 tháng 5,2% 4,6% 4,6% 6 tháng 5,5% 5,3% 5,1% 12 tháng 6,5% 6,9% 6,5% 24 tháng 7,2% 6,5% 13 tháng 6,6% 6,8% 6,5% 18 tháng 6,9% 6,8% 6,5% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2015-2017) 2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay KCHN tại MB Ninh Bình 2.3.1. Những kết quả đã đạt được - thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng đều qua các năm. - Doanh số cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng đều qua các năm phản ánh nhu cầu vay vốn của cá nhân vẫn còn đang rất nhiều và ngày một tăng lên - Chi nhánh đã thực hiện tốt các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh vẫn đang dưới mức quy định của NHNN. 2.3.2. Những mặt còn tồn tại - Các cán bộ tín dụng đôi khi vẫn còn lơ là đối với công việc. - Cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh chủ yếu là có TSBĐ, ngân hàng chưa chú trọng tới cho vay không có TSBĐ. - Việc đánh giá phương án vay vốn của khách hàng đôi khi vẫn còn nhiều yếu kém. - Việc định giá giá trị TSBĐ đôi khi vẫn còn dựa trên các yếu tố chủ quan của cán bộ tín dụng. - Kết quả hoạt động kinh doanh đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tuy có tăng trưởng nhưng thất thường. công tác kiểm soát sau khi cho vay vẫn chưa được chú trọng. -Các hoạt động marketing cho các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, chưa được thực hiện thường xuyên. 17
  19. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng. Thứ hai, môi trường pháp lý vẫn còn nhiều bất cập. Thứ ba, môi trường kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, chính sách cho vay khách hàng cá nhân của MB Ninh Bình chưa thực sự thông thoáng và đồng bộ. Thứ hai, MB Ninh Bình vẫn còn chịu sự kiểm soát quá chặt chẽ của Hội sở MB và các cơ quan quản lý khác. Thứ ba, nguồn nhân lực tại MB Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, kỹ năng bán hàng của cán bộ tín dụng vẫn còn yếu kém. Thứ tư, thời gian làm thủ tục cho vay còn dài. 18
  20. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH NINH BÌNH 3.1. Phương hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới 3.1.1. Mục tiêu định hướng Định hướng phát triển của chi nhánh như sau: - Mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 20% so với năm 2017. - Tăng trưởng số khách hàng cá nhân trong năm 2018 dự kiến đạt mức tỷ trọng khách hàng cá nhân trên tổng số khách hàng của ngân hàng là 30%. - Ra các quyết định về triển khai bộ sản phẩm mới cho vay khách hàng cá nhân. 3.1.2. Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2018 – 2025 3.1.2.1. Đối tượng khách hàng MB Ninh Bình không ngừng mở rộng các mối quan hệ khách hàng, ngoài việc giữ vững số lượng khách hàng cũ, MB Ninh Bình còn chủ động tìm kiếm và đặt quan hệ đối với các khách hàng mới, các khách hàng có tiềm năng. 3.1.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm Do nhu cầu vay vốn của người dân là rất đa dạng vì thế ngân hàng cần phải phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho đối tượng khách hàng này. Các khách hàng luôn luôn có những nhu cầu vay mới, trong khi đó, các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng ban hành ra chưa thực sự đáp ứng đẩy đủ được các nhu cầu này. 3.1.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm Song song với việc đa dạng hóa sản phẩm thì MB Ninh Bình vẫn luôn chú trọng tới chất lượng các sản phẩm của khối khách hàng cá nhân. 3.1.2.4. Phát triển hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng Trong thời gian tới chi nhánh sẽ tăng cường cải thiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao và phát triển hoạt động cho vay KHCN tại MB Ninh Bình 3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Nhân sự luôn là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc phát triển ở tất cả các ngân hàng. Nhân sự có chất lượng chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và chuyên nghiệp, 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0