intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý quá trình hình thành TSC trong các bệnh viện, tác giả đánh giá thực trạng tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm TSC tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, qua đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HẢI YẾN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN Phản biện 1: TS. Phạm Thị Thanh Vân Phản biện 2: TS. Khương Thị Nhàn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D4 nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 9h30 ngày 11 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản công (TSC) là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dù không tham gia trực tiếp vào sản xuất nhưng TSC có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, TSC là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho kinh tế nhà nước giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân để hiện thực hoá những mục tiêu đặt ra. TSC tại các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ TSC của đất nước, do các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng để phát triển các hoạt động sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Quy mô và giá trị TSC tại các đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong khu vực hành chính sự nghiệp. Tình trạng các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các đơn vị thuộc khu vực công mua sắm và sử dụng vượt tiêu chuẩn định mức gây lãng phí, cho thuê, mượn tài sản công không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản công đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý hiệu quả lượng tài sản này. Là một trong số những tỉnh có tốc độ phát triển xã hội- kinh tế cao với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn, Bắc Ninh là một tỉnh điển hình với tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh với nhiều khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Yên Phong. Khu công nghiệp Đại Kim, Khu công nghiệp Quế Võ 1. Khu công nghiệp Tiên Sơn…. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, hiện đại hóa cơ sở vật chất cũng như bộ máy quản lý của tỉnh, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 2
  4. những quy định về việc quản lý, sử dụng TSC. Tình hình trang cấp, đầu tư xây dựng, mua sắm TSC tại các đơn vị sự nghiệp đang diễn ra một cách toàn diện với mức đầu tư lớn. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế tỉnh. Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ, hiện nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đang là một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín tại Bắc Ninh. Trên thực tế, TSC tại các bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh nói riêng có nhiều đặc thù khác biệt so với TSC tại các đơn vị khác; nguồn hình thành TSC tại đây không chỉ gồm nguồn NSNN cấp trực tiếp mà còn từ các nguồn khác có nguồn gốc từ NSNN. Trong quá trình quản lý, sử dụng, Bệnh viện được thu một phần viện phí để bù đắp chi phí hình thành nên các tài sản này. Trong các năm qua, công tác quản lý tài sản của Bệnh viện đã gặp một số tồn tại, hạn chế, chẳng hạn như qua các cuộc kiểm tra của Sở Y tế tỉnh: một số máy móc, trang thiết bị còn thiếu lý lịch máy, chưa báo cáo đánh giá được hiệu quả sử dụng trang thiết bị, một số trang thiết bị y tế hỏng chưa được thanh lý hoặc bảo dưỡng, sửa chữa,…Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề còn bất cập và tìm ra những giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, sử dụng TSC,giải quyết những vấn đề về tình hình trang cấp, hình thành TSC tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau về quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Các nghiên cứu đã xem xét những vấn đề mang tính khái quát chung về quản 3
  5. lý tài sản công, quá trình hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp nói chung và tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh nói riêng, điển hình như: Đề tài luận văn thạc sỹ “Tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” (Nguyễn Văn Điều, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015). Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Ngoài việc sử dụng dữ liệu thứ cấp, luận văn còn điều tra khảo sát Ban Lãnh đạo, các trưởng phó các khoa, phòng, các cán bộ công nhân viên liên quan đến quản lý tài sản công, các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được sử dụng tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang [13]. Đề tài luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” (Trương Thị Hồng Linh, Trường Đại học Kinh tế Huế, năm 2018). Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản và các vấn đề liên quan đến quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Đề tài cung cấp cho các nhà quản lý Bệnh viện các nội dung về cơ sở lý luận quản lý trang thiết bị y tế, phân tích đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý thiết bị tại Bệnh viện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng trong công tác quản lý thiết bị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thiết bị. Đề tài tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp cán bộ quản lý tại Bệnh viện về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu [14]. Hoàng Đình Sơn (2015), “Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ Quản lý 4
  6. kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu qua sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian tới. Tác giả kiến nghị định hướng tập trung đầu tư TTBYT để phát triển một số chuyên khoa mũi nhọn trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và khả năng phát triển của bệnh viện để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng TTBYT, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và các vùng phụ cận [15]. Như vậy, mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về quản lý tài sản công trong các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh nhưng cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, công trình nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn cần thiết và không trùng lắp với các công trình khác đã công bố. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý quá trình hình thành TSC trong các bệnh viện, tác giả đánh giá thực trạng tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm TSC tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, qua đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn - Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu về công tác quản lý quá trình hình thành TSC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi nội dung: Đề tài thực hiện nghiên cứu về cơ chế và phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quản lý hai quá trình hình thành TSC tại 5
  7. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh là quá trình đầu tư xây dựng và mua sắm TSC. - Phạm vi không gian: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thông qua số liệu của 3 năm gần nhất 2017, 2018, 2019. 5. Đóng góp của luận văn -Về mặt lý luận: luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý quá trình hình thành TSC, nêu ra được thực trạng về việc quản lý sự hình thành tài sản công tại bệnh viện nói chung và tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Từ đó, chỉ ra những mặt hạn chế, nguyên nhân và đưa ra được giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. -Về mặt thực tiễn: là một tài liệu tham khảo cho những cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề quản lý quá trình hình thành TSC tại Bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh. 6. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn Phương pháp thu thập thông tin: Luận văn sử dụng các thông tin từ các báo cáo tài chính, quy chế quản lý tài sản và các báo cáo khác của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Dữ liệu trong luận văn được thu thập qua những phương tiện đại chúng như internet, sách báo và chủ yếu qua số liệu thực tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương tháp tổng hợp và xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích. 6
  8. Phương pháp phân tích thông tin: bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh. Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn là nghiên cứu dựa trên những cơ sở pháp lý quy định về quản lý quá trình hình thành TSC tại các đơn vị sự nghiệp công nói chung và tại Bệnh viện đa khoa tỉnh nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần tiểu kết luận, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo… luận văn có kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về quản lý quá trình hình thành tài sản công tại các Bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 7
  9. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẤP TỈNH 1.1. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm về tài sản công 1.1.1.1. Khái niệm Khái niệm TSC được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 cụ thể như sau: “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản công tại doanh nghiệp, tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước, đất đai và các loại tài nguyên khác.” 1.1.1.2. Phân loại tài sản công Tài sản công được phân chia thành 07 nhóm 1.1.1.3. Đặc điểm tài sản công Thứ nhất: TSC được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng nguồn vốn NSNN hoặc từ các nguồn vốn đầu tư khác. Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng TSC phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm TSC không thu hồi được trong quá trình sử dụng TSC. 1.1.2. Nguyên tắc quản lý tài sản công Một là, nguyên tắc tập trung, thống nhất. 8
  10. Hai là, nguyên tắc theo kế hoạch. Ba là, nguyên tắc minh bạch và trung thực. Bốn là, đảm bảo sử dụng TSC đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức mà Nhà nước quy định. Năm là, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý. 1.1.3. Mục tiêu quản lý tài sản công Thứ nhất, tạo lập, khai thác hiệu quả tốt nhất nguồn TSC của Nhà nước. Thứ hai, đáp ứng yêu cầu công việc của cơ quan hành chính nhà nước gắn liền với yêu cầu hiện đại hóa và tái trang bị TSC đi đôi với hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, các mục tiêu khác trong quản lý TSC. 1.2. Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh 1.2.1. Quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh 1.2.1.1. Khái niệm Khái niệm về quản lý TSC trong bệnh viện là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý bệnh viện đối với TSC của bệnh viện đó để có thể sử dụng, khai thác TSC một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của bệnh viện. 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý tài sản công tại bệnh viện 1.2.1.3. Nguyên tắc quản lý tài sản công tại bệnh viện 1.2.2. Nội dung quản lý quá trình hình thành tài sản công tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh a) Quá trình quyết định chủ trương đầu tư mua sắm, xây dựng b) Quá trình đầu tư mua sắm, xây dựng TSC 1.2.2.1. Quản lý quá trình đầu tư, xây dựng TSC tại bệnh viện 9
  11. a) Điều kiện thực hiện đầu tư xây dựng TSC tại bệnh viện b) Thẩm quyền quyết định đầu tư, xây dựng cơ bản của TSC tại các bệnh viện. c) Trình tự thực hiện đầu tư và xây dựng TSC tại các bệnh viện d) Nội dung quản lý quá trình đầu tư xây dựng tại các bệnh viện 1.2.2.2. Quản lý quá trình mua sắm tài sản công tại các bệnh viện a) Thẩm quyền quyết định mua sắm b) Phương thức mua sắm tài sản nhà nước bao gồm các phương thức sau: Phương thức mua sắm phân tán Phương thức mua sắm tập trung c) Thủ tục quyết định và tổ chức thực hiện mua sắm tài sản công tại các bệnh viện 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa cấp tỉnh 1.2.3.1. Nhân tố bên ngoài 1.2.3.2. Nhân tố bên trong 1.3. Kinh nghiệm quản lý quá trình hình thành tài sản công tại một số bệnh viện, cơ sở y tế và bài học cho tỉnh Bắc Ninh 1.3.1. Bệnh viện Ung Bướu Thanh Hóa 1.3.2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 1.3.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý quá trình hình thành TSC cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Thứ nhất, cần tăng cường thực hiện các hình thức xã hội hóa nhằm giảm sự phụ thuộc vào NSNN. 10
  12. Thứ hai, cần tăng cường đầu tư song song về nguồn nhân lực chất lượng cao Thứ ba, giám sát chặt chẽ quá trình đầu tư, mua sắm, sử dụng các TSC trong bệnh viện Thứ tư, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng. Thứ năm, thực hiện bảo dưỡng, kiểm kê TSC định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng sử dụng TSC của bệnh viện ở mức tốt nhất có thể. 11
  13. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017-2019 2.1. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện 2.1.3. Tổ chức bộ máy của Bệnh viện 2.1.4. Tình hình biên chế lao động và đào tạo, bồi dưỡng 2.1.5. Tình hình hoạt động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây a) Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 b) Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu tài chính Các điều kiện về tài chính, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý TSC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung. 2.2. Thực trạng về quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 2.2.1. Tài sản công thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 2.2.2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 2.2.3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 12
  14. 2.2.4. Tình hình tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 Thống kê tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 10.725 triệu đồng 903.234 triệu đồng Đất đai, nhà cửa Máy móc, trang thiết bị, 2.538.200 triệu đồng phương tiện quản lý Phương tiện vận tải Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh (tính đến ngày 31/12/2019) (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh) 13
  15. Bảng 2.4. Tình hình tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: nghìn đồng Mục Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nguyên giá Hao mòn GT còn lại Nguyên giá Hao mòn GT còn lại Nguyên giá Hao mòn GT còn lại Phân loại TSC Đât đai, nhà cửa 903.234.000 103.049.000 497.181.000 62.761.000 434.420.000 903.234.000 82.950.000 820.284.000 800.185.000 Máy móc, thiết bị,phương tiện 1.836.743.00 687.067.000 1.149.676.00 2.499.187.000 874.649.000 1.624.538.00 2.538.200.000 1.059.010.00 1.479.190.000 quản lý 0 0 0 0 Phương tiện vận tải 3.734.000 (ô tô) 1.699.000 2.035.000 10.725.000 4.925.000 5.800.000 10.725.000 5.487.000 5.238.000 (Nguồn: Phòng Tài chính- hành chính sự nghiệp tỉnh Bắc Ninh) 13
  16. 2.2.5. Thực trạng về hoạt động đầu tư xây dựng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 2.2.5.1. Thẩm quyền quyết định đầu tư, xây dựng cơ bản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh a) Đối với các dự án đầu tư xây dựng trụ sở và các công trình phụ trợ: b) Đối với các dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở hoạt động sự nghiệp: 2.2.5.2. Trình tự thực hiện đầu tư và xây dựng tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư b) Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng c) Giai đoạn kết thúc, bàn giao, đưa công trình vào sử dụng 2.2.5.3. Quản lý phân bổ vốn đầu tư xây dựng 2.2.5.4. Quản lý công tác đấu thầu Bảng 2.5. Tình hình công tác lựa chọn nhà thầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 TT Hình thức đấu thầu Đơn vị Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 1 Đấu thầu rộng rãi Gói thầu 3 2 4 2 Chỉ định thầu Gói thầu 114 103 132 Chào hàng cạnh 3 Gói thầu 15 22 17 tranh 4 Tự thực hiện Gói thầu 0 0 0 Tổng cộng 132 127 153 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh) 14
  17. 2.2.5.5. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Trong năm 2019, có tổng số 16 dự án xây dựng, cải tạo được thực hiện với tổng giá trị là 94.550.330.000 đồng; trong đó, có 02 dự án sử dụng nguồn vốn NSNN với tổng giá trị là 75.000.000.000 đồng, 14 dự án sử dụng nguồn vốn Quỹ PTHĐSN của Bệnh viện. Qua đây, ta thấy được Bệnh viện đã chú trọng, quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng; tập trung thực hiện xây mới, cải tạo, sửa chữa các hạng mục xuống cấp để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao. Đơn vị: Triệu đồng 100000 90000 80000 70000 60000 Sử dụng nguồn Quỹ PTHĐSN 50000 Sử dụng nguồn NSNN 40000 30000 20000 10000 0 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Biểu đồ 2.5. Tình hình đầu tư xây dựng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 15
  18. (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh) 2.2.6. Thực trạng về mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 2.2.6.1. Đối với tài sản công thuộc danh mục mua sắm theo phương thức tập trung 2.2.6.2. Đối với tài sản công thuộc danh mục Bệnh viện tổ chức mua sắm Lập kế hoạch mua Thông báo chào Tiếp nhận hồ sơ sắm hàng cạnh tranh, chào giá, hồ sơ đề gửi hồ sơ yêu cầu xuất Thông báo kết quả Phê duyệt kết quả Chấm thầu, xét trúng thầu trúng thầu thầu Thương thảo, ký kết Thực hiện hợp Bàn giao, nghiệm hợp đồng đồng thu, hạch toán đưa vào sử dụng Hình 2.6. Quy trình mua sắm tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh (Nguồn: Tác giả mô hình hóa) 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2