Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
lượt xem 2
download
Luận văn là sự đúc kết lý luận và đưa lý luận vào thực tiễn trong công tác quản lý quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế qua 4 năm 2015-2018 nhằm chỉ ra những mặt còn đạt được, những mặt còn hạn chế. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tài chính hiệu quả theo lộ trình hướng đến tự chủ tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ TRÀ HƯƠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. THÁI THANH HÀ Phản biện 1:………………………………………………… Phản biện 2:………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy không chỉ ở Việt Nam mà chính phủ ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh với giáo dục đại học trên thế giới, bản thân các cơ sở giáo dục đại học trong nước muốn tìm chỗ đứng luôn phải nổ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo mà trường cung cấp. Mặt khác, Việt Nam đang thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục theo hướng trao quyền tự chủ cho trường công lập, từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học nhằm giảm gánh nặng ngân sách và nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường công lập. Như vậy, về mặt tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồn thu theo hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn từ học phí và những hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ khác của nhà trường. Trường Đại học Kinh tế là đơn vị dự toán cấp 3 của Đại học Huế. Nguồn thu chủ yếu của nhà trường là ngân sách nhà nước cấp và học phí. Thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm cụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trường đã tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi nhằm hướng đến đảm bảo tự chủ về tài chính, phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính của nhà trường hiện nay gặp nhiều khó khăn do: (i) Công tác tuyển sinh ngày càng gặp khó khăn vì phải cạnh tranh với nhiều trường trong khu vực, nguồn đào tạo tại chức giảm đáng kể trong những năm qua khiến nguồn thu của trường bị ảnh hưởng; (ii) Ngân sách nhà nước cấp có xu hướng giảm, mức trần học phí theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ được đánh giá là thấp, không đáp ứng được mức chi và đảm bảo chất lượng giáo dục; (iii) Trường Đại học Kinh tế là đại học thành viên của Đại học 1
- Huế, vì thế việc phân cấp quản lý tài chính phải phụ thuộc vào 2 cấp (cấp Bộ và cấp Đại học Huế) làm giảm tính chủ động của nhà trường. Với những lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra các biện pháp cụ thể để tăng nguồn thu, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của nhà trường. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý tài chính tại các trường đại học công lập đã có nhiều tác giả nghiên cứu: 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm góp phần quản lý tài chính hiệu quả tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập và của các trường đại học công lập. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong giai đoạn 2015-2018. - Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại đơn vị nghiên cứu theo lộ trình thực hiện tự chủ đại học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2015-2018 và tầm nhìn đến năm 2020. 2
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biên chứng và duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế để nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: b) Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là sự đúc kết lý luận và đưa lý luận vào thực tiễn trong công tác quản lý quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế qua 4 năm 2015-2018 nhằm chỉ ra những mặt còn đạt được, những mặt còn hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tài chính hiệu quả theo lộ trình hướng đến tự chủ tài chính. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính trong các Trường Đại học Công lập. Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế giai đoạn 2015-2018. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. 3
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về Trường Đại học công lập 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trường Đại học công lập 1.1.3. Phân loại Trường Đại học công lập 1.1.3.1. Phân loại theo khung xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành giáo dục vào đào tạo 1.1.3.2. Phân loại Trường Đại học công lập theo khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên. 1.1.3.3. Phân loại Trường Đại học công lập theo mối quan hệ ngân sách 1.2. Tổng quan về quản lý tài chính tại Trường Đại học công lập 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý tài chính 1.2.1.1. Khái niệm 1.2.1.2. Đặc điểm 1.2.1.3. Nguyên tắc của quản lý tài chính tại trường đại học công lập 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính trong các Trường Đại học công lập 1.2.2.1. Lập dự toán thu chi tài chính 1.2.2.2. Quản lý nguồn thu 1.2.2.2. Quản lý chi 1.2.2.4. Quyết toán thu chi tài chính 1.2.2.5. Trích lập các quỹ 1.2.3. Công cụ quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập 1.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước 1.2.3.2. Công tác kế hoạch tài chính 1.2.3.3. Quy chế chi tiêu nội bộ 1.2.3.4. Công tác kế toán 1.2.3.5. Công tác thanh kiểm tra thu chi tài chính 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Trường Đại học công lập 4
- 1.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan 1.3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo 1.3.1.2. Quy mô và lĩnh vực đào tạo của các trường Đại học công lập 1.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Chiến lược phát triển của nhà trường 1.3.2.2. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng và cán bộ làm công tác kế hoạch - tài chính 1.3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại đơn vị 1.3.2.4. Đội ngũ giảng dạy của nhà trường 1.4. Kinh nghiệm của các trường Đại học công lập trong nước về quản lý tài chính 1.4.1. Kinh nghiệm của Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.4.2. Kinh nghiệm của Trường Đại học Đà Lạt 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt chương 1 5
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ 2.1. Tổng quan về trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là một trong 8 trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics – Hue University) được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế, Đại học Huế. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc từ năm 1969. Những mốc lịch sử quan trọng: - 1969-1983: Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc. - 1984-1995: Khoa Kinh tế, Đại học Nông nghiệp II Huế. - 1995-2002: Khoa Kinh tế, Đại học Huế. - 9/2002: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế 6
- Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường giai đoạn 2015-2018 ĐVT: người 2018/2015 TĐ Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 TTBQ +/- % (%) 1. Phân theo chức danh nghề nghiệp 1.1. Giảng viên 216 216 208 199 -17 -7,87 -2,68 1.2. Nhân viên (cán bộ hành chính) 109 106 103 100 -9 -8,26 -2,83 Tỷ lệ giảng viên/ cán bộ hành chính 1,98 2,04 2,02 1,99 2. Phân theo hình thức làm việc 2.1. Biên chế 272 269 265 256 -16 -5,88 -2,00 2.2. Hợp đồng 53 53 46 43 -10 -18,87 -6,58 3. Phân theo trình độ chuyên môn 3.1. Phó Giáo sư, tiến sĩ 12 13 14 13 1 8,33 2,96 3.2. Tiến sĩ 26 32 35 37 11 42,31 12,72 3.3. Thạc sĩ 141 153 155 161 20 14,18 4,56 3.4. Đại học 120 100 84 66 -54 -45,00 -18,03 3.5. Khác 26 24 23 22 -4 -15,38 -5,40 Tổng số cán bộ giảng viên, nhân viên 325 322 311 299 -26 -8,00 -2,73 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) 2.1.3. Ngành nghề và quy mô đào tạo Sơ đồ 2.2. Hệ thống các ngành, bậc đào tạo 7
- 2.1.4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học 2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính Phó phòng Kế hoạch – Tài chính Kế Kế Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán toán lương toán quỹ tổng thanh học KB, BHXH tài hợp toán phí NH ,thuế sản Sơ đồ 2.3. Bộ máy quản lý tài chính của Trường Đại học Kinh tế 2.2.2. Công cụ quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 2.2.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý tài chính 2.2.2.2. Công tác kế hoạch 2.2.2.3. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ 2.2.2.4. Công tác kế toán 2.2.3. Quản lý nguồn thu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 8
- Bảng 2.4 Nguồn thu của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 ĐVT: Triệu đồng 2018/2015 TĐ Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 TTBQ +/- % (%) Kinh phí NSNN cấp 19.088 21.942 13.456 11.595 -7.493 -39,255 -12,52 Tỷ trọng (%) 23,94 25,45 16,43 13,93 Thu hoạt động sự nghiệp 59.797 62.157 67.520 70.695 10.898 18,22 5,76 Tỷ trọng (%) 74,99 72,1 82,43 84,92 Thu khác 850 2.113 938 957 107 12,59 31,67 Tỷ trọng (%) 1,07 2,45 1,15 1,15 Tổng thu 79.735 86.212 81.914 83.247 (Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2015, 2016, 2017,2018) Số liệu bảng 2.4 cho chúng ta thấy tổng thu của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế giai đoạn 2015-2018 có xu hướng tăng lên, trong đó NSNN chiếm dưới 25% nguồn thu, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm trên 70% nguồn thu. Tổng nguồn thu năm 2015 là 79.535 triệu đồng, năm 2016 là 86.212 triệu đồng tăng 6.657 triệu đồng tương đương tăng 8,12%, sang năm 2017 tổng thu là 81.914 triệu đồng giảm so với năm trước là 4.298 triệu đồng do kinh phí NSNN cấp giảm 8.486 triệu đồng và thu khác (cụ thể là thu lệ phí tuyển sinh) giảm 1.175 triệu đồng. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm đáng kể và tăng dần qua các năm. Năm 2015 thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm 74,99% tổng thu, đến năm 2018 thì thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm 84,92% tổng thu. Như vậy, có thể nói Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ngày càng dựa vào nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động lâu dài của nhà trường. Ngoài ra, trong bối cảnh nhà nước giao chỉ tiêu đào tạo và mức thu học phí đối với công lập có phần hạn chế thì việc đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như duy trì hoạt 9
- động của đơn vị ngày càng khó khăn. Từ việc phân tích cơ cấu nguồn tài chính có một số nhận xét sau: Một là, nguồn thu từ kinh phí sự nghiệp chiếm 75% trong tổng nguồn thu, tỷ lệ này tăng dần trong giai đoạn 2015-2018. Điều này cho thấy nhà trường có khả năng tự chủ về tài chính. Hai là, tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2018 chưa cao, điều này cho thấy nhà trường chưa khai thác hết tiềm lực để đa dạng nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp. 2.2.3.1. Quản lý nguồn kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp Số liệu bảng 2.5 cho thấy được sự biến động tăng giảm theo từng năm của NSNN cấp cho Trường Đại học Kinh tế. Năm 2016 NSNN cấp là 21,942 triệu đồng tăng 14,95% so với năm 2015, kết quả này là do NSNN cấp cho chi thường xuyên cụ thể là cấp chi cho đào tạo đại học tăng 495 triệu đồng, cấp chi cho đào tạo sau đại học tăng 338 triệu đồng và phát sinh mới khoản kinh phí chi không thường xuyên cấp bổ sung để tổ chức kỳ thi quốc gia là 1.881 triệu đồng. Sang năm 2017, kinh phí NSNN cấp giảm mạnh còn 13.093 triệu đồng, trong đó có 12.192 triệu đồng là cấp cho đào tạo đại học giảm so với năm 2016 là 4.959 triệu đồng tương ứng giảm 28,91%, 901 triệu đồng chi cấp cho đào tạo sau đại học giảm 1.540 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng giảm 63,09%. Năm 2018, NSNN cấp chỉ còn 11.433 triệu đồng giảm 39,05% so với năm 2015. Điều này là tất yếu với lộ trình đăng ký tự chủ của Trường Đại học Kinh tế vào năm 2019. Nguồn kinh phí không thường xuyên giảm so với với năm 2016 do giảm phần kinh phí cấp bổ sung để tổ chức kỳ thi quốc gia. 10
- 2.2.3.2. Quản lý nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp Biểu đồ 2.1. Nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường giai đoạn 2015-2018 ĐVT: triệu đồng 60,000 55,238 50,000 47,130 42,847 HP hệ chính quy 38,964 40,000 HP hệ không chính 30,000 quy 20,833 20,390 Lệ phí tuyển sinh 19,310 20,000 15,457 Thu sự nghiệp khác 10,000 1,425 717 503 776 688 221 181 0 347 2015 2016 2017 2018 (Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017,2018) Biểu đồ 2.1 cho thấy rằng thu từ học phí hệ chính quy và hệ không chính quy chiểm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn thu ngoài NSNN nhưng trong thực tế nguồn thu này phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ GD&ĐT giao hàng năm cũng như nhu cầu học tập của xã hội, khả năng tuyển sinh của nhà trường. Điều này có thể gây ra những rủi ro về tài chính trong tương lai. Năm 2015 nguồn từ thu học phí chỉ đạt 59.797 triệu đồng, con số này đã tăng lên 70.696 triệu đồng ở năm 2018 tương ứng tăng 18,22%. Nguồn thu này đã góp phần bù đắp đắp phần kinh phí NSNN cấp giảm để vẫn đảm bảo thu nhập của cán bộ giáo viên. 11
- 2.2.4. Quản lý chi tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Biểu đồ 2.2. Tình hình chi của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế giai đoạn 2015 - 2018 ĐVT: triệu đồng 80,000 74,302 72,566 74,621 75421 70,000 60,000 50,000 Chi kinh phí thường 40,000 xuyên 30,000 Chi kinh phí không thường xuyên 20,000 10,000 3,633 1,380 2,003 2041 0 2015 2016 2017 2018 (Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017, 2018) 2.2.4.1. Công tác quản lý chi thường xuyên Tùy thuộc vào đặc điểm cả từng trường mà sẽ có nhiều khoản chi khác nhau, nhưng chung quy lại kinh phí chi thường xuyên sẽ gồm 4 nhóm chi: chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản, chi khác. 12
- Bảng 2.8 Tình hình chi thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 ĐVT: triệu đồng 2018/2015 TĐ Nội dung 2015 2016 2017 2018 TTBQ +/- % (%) Chi cho thanh toán cá 37.903 41.386 41.492 44.979 7.076 18,67 5,95 nhân Tiền lương 35.466 36.865 38.135 40.560 5.094 14,36 4,58 Học bổng sinh viên 2.437 4.521 3.357 4.419 1.982 81,33 30,47 Chi nghiệp vụ chuyên 26.834 27.213 29.077 25.481 -1.353 -5,04 -1,37 môn Chi đào tạo 22.359 22.775 24.108 21.014 -1.345 -6,02 -1,71 Chi hành chính (điện nước, dịch vụ, VPP, công tác phí, 4.475 4.438 4.969 4.467 -8 -0,18 0,35 hội nghị) Chi mua sắm, sữa chữa 5.917 1.350 1.231 2.251 -3.666 -61,96 -1,05 Chi cho hoạt động thường 3.648 2.617 2.821 2.710 -938 -25,71 -8,13 xuyên khác Tổng 74.302 72.566 74.621 75.421 1.119 1,51 0,52 (Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017, 2018) Biểu đồ 2.3 Cơ cấu chi thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 ĐVT: % 100% 4.91 3.61 3.78 3.59 1.86 1.65 2.98 Chi cho hoạt động 80% 7.96 thường xuyên khác 37.50 38.97 36.12 33.79 Chi mua sắm, sữa 60% chữa 59.64 40% 57.03 Chi nghiệp vụ chuyên 55.60 51.01 môn 20% Chi cho thanh toán cá 0% nhân 2015 2016 2017 2018 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu thu thập được) Xét về cơ cấu chi thường xuyên, qua biểu đồ ta thấy chi thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 chủ yếu dành chi cho cá nhân và chi cho hoạt động chuyên môn, đồng thời tỷ trọng chi cho hai nội dung này trong tổng chi thường xuyên khá ổn định qua các năm. Điều này là do chủ trương của lãnh đạo 13
- Trường luôn cố gắng duy trì, tăng thu nhập cho CBVC, đặc biệt là cán bộ trẻ với chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư hiệu quả công tác chuyên môn. Cho đến hiện nay, Trường Đại học Kinh tế là một trong những trường thành viên của Đại học Huế dẫn đầu về tỉ lệ chia lương tăng thêm hàng tháng cho CBVC là 0,3 và 0,45 cho cán bộ hành chính (không có phụ cấp giảng viên). Ngoài ra, cuối năm tài chính, sau khi cân đối thu chi, phần lương tăng thêm 0,2 còn lại theo quy chế chi tiêu nội bộ cũng được chi trả tùy vào tình hình tài chính của đơn vị trong năm đó. 2.2.4.2. Quản lý chi không thường xuyên tại Trường Đại học Kinh tế Biểu đồ 2.4. Tình hình chi không thường xuyên giai đoạn 2015-2018 ĐVT: triệu đồng 1982 1,906 2,000 1,800 1,572 1,600 1,400 Chi NCKH và CN 1,200 1,085 1,000 Chi đào tạo Sv Lào 800 600 Chi đào tạo NCS 400 theo đề án 911 205 90 145 200 35 970 58.60 0 2015 2016 2017 2018 (Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017,2018) 2.2.5. Công tác quyết toán thu chi tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 14
- Bảng 2.10. Tổng hợp cân đối thu chi của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018 ĐVT: triệu đồng Nội dung 2015 2016 2017 2018 I Tổng thu 79.735 86.212 81.914 83.247 1 Kinh phí NSNN cấp 19.088 21.942 13.456 11.595 1. NSNN cấp chi thường xuyên 18.759 19.592 13.093 11.433 1 1. NSNN cấp chi không thường 329 2.350 363 162 2 xuyên 2 Thu hoạt động sự nghiệp 59.797 62.157 67.520 70.695 3 Thu khác 850 2.113 938 957 II Tổng chi 75.682 76.199 76.624 77.462 1 Chi thường xuyên 74.302 72.566 74.621 75.421 2 Chi không thường xuyên 1.380 3.633 2.003 2.041 II Chênh lệch thu chi (I-II) 4.053 10.013 5.290 5.785 I I Tổng nguồn kinh phí đảm bảo 78.556 81.749 80.613 82.128 V chi thường xuyên (I.1.1+I.2) Chênh lệch thu- chi hoạt động V 4.254 9.183 5.992 6.707 thường xuyên ( IV-II.1) Mức tự đảm bảo chi phí hoạt V động thường xuyên (I.2/II.1 * 80,48 85,66 90,48 93,73 I 100)(%) (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu thu thập được) Về cân đối thu chi, số liệu Bảng 2.10 cho thấy mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế khá cao, và có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn 2015 - 2018. Năm 2015, mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên đạt 80,48%, tăng lên đạt đến 93,73% vào năm 2018, tức là tăng được 13,25%. Cũng trong giai đoạn này, tổng thu của Nhà trường cao hơn so với tổng chi với mức chênh lệch dương ngày càng tăng, năm 2015 tổng thu cao hơn tổng chi chỉ 4.254 triệu đồng thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên đến 9.183 triệu đồng, tương ứng gấp 2,2 lần. Đây là điều đáng ghi nhận trong công tác quản lý tài chính của Nhà trường. Nó cũng thể hiện rằng nhà trường có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện các hoạt động đào tạo, NCKH và cung cấp các dịch vụ cũng như chi trả cho các khoản mục, nhất là cho chi thường xuyên. 15
- 2.2.6. Tình hình trích lập quỹ Biểu đồ 2.5 Tình hình trích lập các quỹ của giai đoạn 2015-2018 ĐVT: triệu đồng 5000 Quỹ khen thưởng 4,032 4000 2,984 Quỹ phúc lợi 3000 2,496 2,633 2,386 2,207 2,292 2000 Quỹ ổn định thu 816 nhập 1000 271 509 0 0 0 0 0 0 Quỹ phát triển sự 0 nghiệp 2015 2016 2017 2018 (Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017,2018) 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Về công tác quản lý tài chính - Các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP chưa đồng bộ làm việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Việc phân cấp vẫn chưa xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các đơn vị dự toán trong cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt là đối với các trường đại học vùng và cơ quan quản lý giáo dục các cấp để việc tự chủ đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm. Mặt khác việc tự chủ tài chính trong điều kiện quy định về mức học phí và chỉ tiêu đào tạo vẫn do Bộ Giáo dục - đào tạo quyết định, gây rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn thu cho các hoạt động của nhà trường. - Chưa có bộ phận thanh tra để thúc đẩy quá trình kiểm tra, rà soát tình hình quản lý thu chi của Trường Đại học Kinh tế. - Về bộ máy quản lý tài chính: Kế toán trưởng không phải là trưởng phòng KH-TC gây ra nhiều khó khăn trong việc điều hành quản lý tài chính. Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính còn hơi thụ 16
- động chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ của trường như hiện nay. 2.3.2.2. Về công cụ quản lý tài chính - Dự toán ngân sách chưa được kịp thời, nguồn kinh phí chậm trễ cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển của đơn vị - Công tác hạch toán, lập báo cáo còn sai sót, chậm so với thời gian quy định, gây trễ hạn nộp báo cáo quyết toán cho Đại học Huế. - Phần mềm quản lý tài chính sử dụng chung trong Đại học Huế chưa cập nhập thường xuyên các văn bản của Nhà nước nên cũng ảnh hướng đến công tác kế toán. Chưa thực hiện được trực tuyến hoặc phân cấp quản lý nên việc quản trị chưa thực sự tốt so với các phần mềm hiện đại ngày nay. - Quy chế chi tiêu nội bộ chưa nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người lao động. Chính sách khuyến khích người lao động có đóng góp cho nhà trường trong việc tăng thu tiết kiệm chi chưa được quy định cụ thể. Việc chi trả thu nhập tăng thêm còn mang tính bình quân chưa khuyến khích được cán bộ trong trường hiến kế khai thác được nguồn thu hợp pháp cho trường. 2.3.2.3. Về công tác quản lý nguồn thu và mức thu - Nguồn thu từ ngân sách nhà nước: + Nguồn tài chính của Trường Đại học Kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm. Việc cấp ngân sách lại giảm dần so với sự tăng lên của quy mô sinh viên trong khi tốc độ tăng học phí rất chậm, do vậy chưa đảm bảo hoạt động cũng như sự phát triển của đơn vị; + Thực hiện chính sách tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc nhà nước sẽ giảm ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cho nhà trường điều này gây nên khó khăn cho nhà trường trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển; + Cấp ngân sách nhà nước theo dự toán không đúng tiến độ dẫn tới khó khăn cho công tác đào tạo và duy trì hoạt động phát triển của đơn vị. - Nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác: + Việc ban hành nghị định 74/2013/NĐ-CP quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân mặc dù học phí có tăng nhưng tỷ lệ lạm phát cùng với lương tối thiểu đã tăng 17
- nhiều lần mà học phí không tăng tương ứng còn bị khống chế bởi mức trần do đó gây khó khăn cho nhà trường trong việc chi cho hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng đào tạo; + Nguồn thu học phí vẫn là nguồn thu chính chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn thu của đơn vị, điều này tiềm ẩn rủi ro về tài chính trong tương lai do phụ thuộc vào khả năng tuyển sinh, sự cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học khác và nhu cầu của người học; + Nguồn thu từ học phí của trường chưa được khai thác hiệu quả, do trường chưa phát huy hết tiềm lực của mình thông qua việc mở rộng các loại hình đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, các lớp đào tạo ngắn hạn theo hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp…; + Quy định thời gian nộp học phí muộn đến cuối học kì, trước kì thi gây thiếu hụt tạm thời nguồn tiền để thanh toán, làm thất thoát nguồn thu học phí đối với một số ít sinh viên đăng kí học nhưng bỏ thi; + Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp. Các nguồn thu khác từ hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế còn ít cho thấy trường chưa khai thác hết tiềm lực hiện có cả về khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như tận dụng các trang thiết bị hiện có; + Quy mô sinh viên hệ chính quy tăng không đáng kể kèm theo tuyển sinh khó khăn; bên cạnh đó quy mô sinh viên hệ vừa học vừa làm có xu hướng giảm mạnh ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà trường; + Việc khai thác nguồn tài trợ và thu khác như dịch vụ đào tạo còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch định hướng cũng như chưa khai thác các nguồn này cho giáo dục và đào tạo mà chủ yếu lấy thu bù chi; + Các Trung tâm, Viện được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ tạo nguồn thu cho nhà trường. Tuy nhiên, thực tế các Trung tâm, Viện ít có hoạt động phát sinh, chưa phát huy được vai trò của mình, chưa khai thác được nhu cầu của xã hội. 2.3.2.4. Về công tác chi và mức chi - Đội ngũ hành chính quá đông đã làm cho các khoản chi về lương, phụ cấp và các khoản chi khác theo lương bị đội lên đáng kể. Tỷ lệ giảng viên so với cán bộ hành chính là 2:1 và chưa thay đổi 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 108 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn