intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Nam Định

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Qua luận văn này, tác giả cũng đã nghiên cứu tình hình thực tiễn của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Từ những nghiên cứu về cơ sở lý luận và tình hình thực tế, tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Nam Định có thể đạt được những thành tựu tốt hơn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Nam Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ THU QUẢN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG HƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ NAM Đ NH Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thao Phản biện 1:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại, dưới nhiều hình thức, trong phạm vi rộng lớn (trong nước và quốc tế). Nó là hoạt động phức tạp và rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế. Với một doanh số giao dịch lớn nhất, với nhiều loại khách hàng (Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân, tổ chức tài chính - tín dụng...) có khả năng tài chính, đạo đức kinh doanh khác nhau. Hoạt động tín dụng chịu sự điều chỉnh khắt khe của nhiều văn bản pháp luật, chính sách tín dụng của nhà nước, chính sách và quy chế tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, tín dụng là hoạt động xảy ra rủi ro thường xuyên và gây tổn thất lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt. Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Ngân hàng bởi những đặc thù trong hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng không chỉ khiến các Ngân hàng gia tăng chi phí, chậm thu lãi, thậm chí còn thất thoát khoản vay và làm xấu tình hình tài chính, làm tổn hại đến uy tín và vị thế, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính Ngân hàng. Tuy nhiên, đây là rủi ro tất yếu trong hoạt động tín dụng, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại một cách tối đa khi rủi ro xảy ra. Thực tiễn trong hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng chưa thực sự được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng. Góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của Ngân hàng trong cạnh tranh. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng 1
  4. đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện các hoạt động liên doanh liên kết trong xu thế hội nhập. Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong việc quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP Công thương Việt Nam – CN TP Nam Định, vẫn còn nhiều, tồn tại trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Nam Định.” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề, lĩnh vực mà nhiều nhà khoa học, quản lý kinh tế trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu của họ thường nhấn mạnh về khía cạnh nhận định rủi ro, các kỹ thuật định lượng rủi ro, các giải pháp phòng ngừa rủi ro…Thời gian gần đây, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về QTRRTD của các NHTM, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Thứ nhất, Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương VN - Chi nhánh Đông Đô” - tác giả: Trần Thị Kiều Trang, Trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2014. Đề tài đã giải quyết các nội dung sau - Hệ thống hóa, tổng hợp những vấn đề lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Kỹ thương VN - Chi nhánh Đông Đô - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro, đáp ứng các mục tiêu nhằm hạn chế rủi ro tại ngân hàng TMCP Kỹ thương VN - Chi nhánh Đông Đô Thứ hai, Đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội” năm 2015, tác giả Nguyễn Thanh Huyền, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Đề tài đã giải quyết các nội dung sau: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM 2
  5. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, đưa ra các giải pháp hơp lý tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội. Thứ ba, Đề tài: “Quản trị tủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa”. Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị Thanh Bình. Trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2014. Đề tài giải quyết các nội dung sau: - Khái quát những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa Thứ tư, Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh tỉnh Hà Nam” - tác giả: Ngô Thị Duyên, Học viện hành chính Quốc gia năm 2014. Đề tài đã giải quyết các nội dung sau - Hệ thống hóa, tổng hợp những vấn đề lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh tỉnh Hà Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro, đáp ứng các mục tiêu nhằm hạn chế rủi ro tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh tỉnh Hà Nam Thứ năm, Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh tỉnh Nam Định” - tác giả: Vũ Thị Thanh Bình, Học viện hành chính Quốc gia năm 2014. Đề tài đã giải quyết các nội dung sau - Khái quát những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh tỉnh Nam Định. 3
  6. - Đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh tỉnh Nam Định và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan. Thứ sáu, Bài báo “Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân và những thách thức của NHTM trong QTRR TD tiêu dùng”, tác giả ThS. Lê Nam Long – Trường Đại học Thương mại, trang 26 Tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 5/2014. Bài viết đề cập đến kỹ thuật chấm điểm tín dụng và những thách thức mà các NHTM phải đối mặt khi chấm điểm tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng. Những tài liệu, những công trình nghiên cứu trực tiếp cung cấp tri thức, kiến thức về rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và quản lý, phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu của rủi ro tín dụng ngân hàng. Đó là những tài liệu quý giá, hữu ích, thiết thực giúp tác giả luận văn hoàn thành được công trình nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục tiêu đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN TP Nam Định. - Đưa ra một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Nam Định và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề rủi ro và quản trịrủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu về không gian: 4
  7. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN TP Nam Định, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu quản trị RRTD tại NHTMCP Công thương Việt Nam – CN TP Nam Định giai đoạn 2014 - 2016 và đề xuất phướng hướng và giải pháp đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp hệ thống hóa lý luận, phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu để làm rõ tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung quản lý RRTD; sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp logic... Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng sử dụng và vận dụng các lý thuyết cơ bản, các lý luận khoa học về RRTD và quản lý RRTD phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Qua luận văn này, tác giả cũng đã nghiên cứu tình hình thực tiễn của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Từ những nghiên cứu về cơ sở lý luận và tình hình thực tế, tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Nam Định có thể đạt được những thành tựu tốt hơn trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. 7. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM 5
  8. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN TP Nam Định Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN TP Nam Định 6
  9. Chương 1 C SỞ HO HỌC V RỦI RO TÍN ỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN ỤNG TRONG NGÂN HÀNG TH NG MẠI 1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng 1.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Ngân hàng thương mại 1.1.1.2. Rủi ro tín dụng 1.1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch (Transaction risk Rủi ro danh mục (Porfolio risk 1.1.1.3. h i ni m qu n tr rủi ro tín dụng 1.1.2. Biểu hiện và nguyên nhân của rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Biểu hi n của rủi ro tín dụng Thứ nhất: Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Thứ hai: Báo cáo tài chính của khách hàng Thứ ba: Biểu hiện về mặt pháp luật Thứ tư: Biểu hiện trong quan hệ với ngân hàng Thứ năm: Biểu hiện nhận dạng khác 1.1.2.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Các nguyên nhân từ phía khách hàng Các nguyên nhân từ phía ngân hàng Các nguyên nhân khác 1.1.3. Tính tất yếu quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại 1.2.1 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 7
  10. 1.2.2.1 Nhận di n rủi ro tín dụng Một số dấu hiệu cảnh báo RRTD trong hoạt động của ngân hàng: Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngân hàng Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng Nhóm 3:Nhóm các dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu thuộc về thương mại Nhóm 6: Nhóm các dấu hiệu về mặt pháp luật 1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng  Mô hình định tính  Mô hình điểm số Z: 1.2.2.3. iểm so t rủi ro tín dụng  Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro  Xây dựng chính sách tín dụng  Thực hiện đúng quy trình tín dụng  Thực hiện chính sách đảm bảo tín dụng của ngân hàng 1.2.2.4. Xây dựng c c phương n qu n tr và xử lý rủi ro tín dụng 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Các chỉ tiêu đánh giá quản trị RRTD của các ngân hàng như sau:  N qu hạn  l n qu hạn  T l n xấu  N khó đòi và t l n khó đòi  N có vấn đề  T l trích lập dự phòng RRTD  l phân dự phòng tr n t ng dư n 1.3 inh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng thương mại cổ 8
  11. phần và bài học cho ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Nam Định 1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Nam Định 1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Nam Định 1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh tỉnh Nam Định 1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh thành phố Nam Định Một là, ngân hàng thực hiện chặt chẽ và tuân thủ nghiêm quy trình cho vay và thường xuyên kiểm tra giám sát cho vay và sau cho vay để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không kiểm soát được nguồn trả nợ. Hai là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khoản vay, ngân hàng nên tổ chức bộ phận tín dụng theo hướng: độc lập phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp tín dụng, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp tín dụng từ giai đoạn khởi tạo và phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết nợ. Thành lập một bộ phận độc lập trong chi nhánh, chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, khách hàng. Trên cơ sở phân tích đưa ra những dự báo và chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro. Ba là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay vì thế hậu quả là rất nghiêm trọng. Sở dĩ điều này xảy ra là do một số ngân hàng cho vay khách hàng chỉ dựa trên tài sản đảm bảo 9
  12. mà bỏ qua yếu tố khác như: năng lực tài chính, uy tín, hiệu quả kinh doanh của dự án, thiện chí trả nợ, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng… Bốn là, đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng, không nên quá tập trung cho vay vào một lĩnh vực, một ngành nghề... Ngân hàng cần xây dựng danh mục theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ các khoản cho vay để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng. Năm là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Sáu là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. 10
  13. TÓM TẮT CH NG 1 Chương 1 của luận văn chủ yếu giới thiệu khái quát về tính cấp thiết chọn đề tài nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên cứu và giới thiệu khái quát về tình hình nghiên cứu của các luận văn trước đó. Ngoài ra trong chương 1 cũng nêu rõ đối tượng và giới hạn phạm vi cần nghiên cứu, từ đó đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp, tổng hợp những vấn đề nghiên cứu phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh thành phố Nam Định trong quá trình hội nhập và phát triển. 11
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TH NG MẠI CỔ PHẦN CÔNG TH NG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ N M ĐỊNH 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Nam Định 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh thành phố Nam Định 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 2.1.3 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được NHNN lựa chọn áp dụng Basel II. Ngân hàng Công thương nghiên cứu và hoàn thành Dự án Mô hình 3 vòng kiểm soát theo thông lệ quốc tế. Từ quý III/2015, Ngân hàng Công thương đã ứng dụng kết quả vào công tác quản trị điều hành. Từ đó, phân tách trách nhiệm rõ ràng về quản trị rủi ro giữa các vòng; nâng cao sức mạnh tổng thể trong QTRR từ cấp giao dịch đến khung quản trị toàn hàng; giảm thiểu sự phân tán trong dữ kiện về rủi ro; đảm bảo kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực trọng yếu của ngân hàng. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Nam Định 2.1.5. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh thành phố Nam Định 2.1.6. Các hoạt động khác 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Nam Định Quá trình cho vay tại chi nhánh tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ đối với cả các khoản vay tín dụng mới và việc gia hạn các khoản tín dụng hiện có. 12
  15. Chi nhánh được ra quyết định tín dụng trong phạm vi được ủy quyền ngoài ra phải trình Tổng giám đốc/ chủ tịch hội đồng quản trị quyết định. Quy trình được khép kín từ khi cán bộ thẩm định khách hàng, lãnh đạo phòng khách hàng thẩm định và qua bộ phận hỗ trợ tín dụng rà soát trước khi Ban giám đốc ra quyết định tín dụng (đối với các tín dụng trong thẩm quyền) sau đó, thường xuyên có một bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ rà soát kiểm tra sau để phát hiện các lỗi có thể gây ra rủi ro đối với từng khoản tín dụng. 2.2.1 Phân loại rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Nam Định Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Nam Định Hiện nay Ngân hàng TMCP Công Thương VN Chi nhánh thành phố Nam Định đang thực hiện việc đo lường RRTD đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng theo hệ thống quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo Quyết định số 3349/2016/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 08/11/2016 của Tổng giám đốc về việc ban hành quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng bán lẻ và Quyết định số 3348/2016/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 08/11/2016 về việc ban hành Quy trình chấm điểm và xếp hàng tín dụng Khách hàng Doanh nghiệp Trong giai đoạn 2014 – 2016, việc xếp hạng tín dụng các DN sản xuất kinh doanh tại chi nhánh được thực hiện khá nghiêm túc, góp phần quan trọng trong việc đánh giá đúng mức độ rủi ro tín dụng, phục vụ tốt cho việc thực hiện chính sách tiếp thị và cấp tín dụng đối với khách hàng, định kỳ giám sát mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, làm cơ sở trích dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. 2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Nam Định  hực hi n đúng quy trình tín dụng  Quy đ nh về tài s n đ m o  Về phân loại n , trích lập và sử dụng dự phòng 13
  16. 2.2.4. Xử lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Nam Định Trong trường hợp đánh giá khách hàng đã mất khả năng trả nợ hoặc thấy khách hàng chây ỳ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng thì VietinBank CN TP Nam Định thực hiện quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề theo quy định của Hội sở. Khi nợ quá hạn phát sinh, căn cứ và khả năng thu hồi, ngân hàng tiến hành phân chia các khoản nợ này thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp. 2.3 Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh thành phố Nam Định 2.3.1 Các kết quả đạt được  hực hi n tương đối tốt chính s ch và quy trình tín dụng  Làm tốt công t c phân tích tín dụng  Nâng cao năng lực chuy n môn và đạo đức nghề nghi p của c n ộ nhân viên ngân hàng  Cập nhập và triển khai k p thời c c văn n chỉ đạo 2.3.2. Một số hạn chế cần khắc phục  Chất lư ng thẩm đ nh tín dụng chưa cao.  Sự tuân thủ quy trình tín dụng có những thời điểm chưa nghi m túc.  Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng chưa thực sự phát huy vai trò của bộ phận hi u qu này.  C c hình thức xử lý n có kh năng mất vốn mà Ngân hàng MCP Công thương Vi t Nam - chi nh nh P Nam Đ nh p dụng vẫn chưa ph i là i n ph p xử lý tri t để nhất. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan hực hi n công khai thông tin của kh ch hàng không tuân thủ tri t để: Do kh ch hàng sử dụng vốn sai mục đích: Do kh ch hàng cố ý lừa đ o 2.3.3.2 Nguy n nhân chủ quan 14
  17. Chính s ch qu n lý rủi ro chưa thật sự hữu hi u Chất lư ng c n ộ tín dụng còn nhiều ất cập. C n ộ tín dụng còn làm sai quy trình tín dụng, thông đồng với kh ch hàng hông tin tín dụng không đầy đủ H thống gi m s t sự tuân thủ chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt. Ngân hàng qu tin tưởng ở tài s n thế chấp Chạy theo kế hoạch và chỉ ti u 15
  18. TÓM TẮT CH NG 2 Chương 2 đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và NH TMCP Công thương CN TP Nam Định. Thông qua phần phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dựa trên các tiêu chí như: Quy mô nợ vay, rủi ro tín dụng với quản trị rủi ro, quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, kết quả hoạt động quản trị rủi ro tại NHTMCP Công thương Việt Nam CN TP Nam Định giai đoạn từ năm 2014-2016, đề tài đã giới thiệu về hoạt động quản trị rủi ro cũng như trích lập dự phòng rủi ro tại NHTMCP Công thương CN TP Nam Định. Với kết quả phân tích trên, đề tài đã nêu ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại CN TP Nam Định. 16
  19. Chương 3 GIẢI PH P VÀ I N NGHỊ NH M HẠN CH RỦI RO TÍN ỤNG TẠI NGÂN HÀNG TH NG MẠI CỔ PHẦN CÔNG TH NG VIỆT NAM CHI NH NH THÀNH PHỐ N M ĐỊNH 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh thành phố Nam Định 3.1.1 Mục tiêu chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Nam Định • Đối tượng khách hàng • Định hướng phát triển tín dụng 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh thành phố Nam Định 3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động tín dụng Để hạn chế tối đa rủi ro do việc không tách bạch các chức năng, nhiệm vụ của quá trình cấp tín dụng, mô hình tổ chức tín dụng phải được xây dựng theo hướng: - Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giũa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. - Tại Chi nhánh: Để hạn chế rủi ro cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng hiện nay đang thực hiện, phải tiến hành tách các bộ phận: chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…). Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách 17
  20. hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng. Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc yêu cầu bộ phận quan hệ khách hàng tìm hiểu thêm thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm tra thực tế, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ cần thiết… Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án/dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin đồng thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng. 3.2.2 Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ Ngân hàng cần xây dựng quy trình xét duyệt, cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khẩu thẩm định và quyết định cho vay. Tại chi nhánh tuy đã thành lập được tổ thẩm định có nhiệm kiểm tra, thẩm định về khách hàng, dự án, phương án vay vốn đối với khách hàng, để trình hội đồng tín dụng hoặc Ban giám đốc ra quyết định cho vay. Sau khi có quyết định cho vay mới quyết định chuyển hồ sơ sang phòng tín dụng để thực hiện việc giải ngân, kiểm tra thu nợ. Nhưng hoạt động của tổ thẩm định đạt kết quả tốt, hơn nữa cần đưa ra nội quy và trách nhiệm cụ thể đối với thành viên của tổ về kết luận thẩm định của mình. 3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng hiệu quả đối với tất cả doanh nghiệp, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các hướng sau đây: - Việc xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ xếp hạng khách hàng cần phân biệt theo từng nhóm khách hàng với những tiêu chí đánh giá khác nhau 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1