Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH KAS E&C (Việt Nam)
lượt xem 6
download
Luận văn "Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH KAS E&C (Việt Nam)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nhận xét hoạt động quản trị VLĐ, đưa ra được những thành tựu và hạn chế trong công tác quản trị VLĐ tại Công ty KAS E&C, dựa vào đó đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị VLĐ tại công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH KAS E&C (Việt Nam)
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HÀ NGỌC HIỆP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KAS E&C (VIỆT NAM) CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đà Nẵng - Năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THANH HƯƠNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Quang Minh Nhi Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Linh Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 10 năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mỗi DN muốn SXKD hiệu quả đều cần phải quan tâm chú trọng đến nguồn vốn. Với việc DN sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ giúp DN tiến hành SXKD đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó, quản trị nguồn vốn, tối ưu hoá nguồn vốn, đặc biệt là nguồn VLĐ của DN là một mục tiêu quản trị rất quan trọng trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của DN. Công ty KAS E&C được thành lập vào năm 1994, là một công ty với 100% vốn đầu tư nước ngoài, ngành nghề kinh doanh chính là thiết kế và xây dựng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nguồn vốn có hiệu quả. Tuy đã hoạt động với thời gian tương đối lâu và trải qua nhiều khó khăn, công ty vẫn đang từng ngày khắc phục các hạn chế cũng như cải tiến các vấn đề về quản trị VLĐ để có được kết quả tốt nhất. Trên thực tế, Công ty vẫn chưa có sự chủ động trong việc quản trị VLĐ, vẫn tồn tại các bất cập do một số nguyên nhân, vẫn chưa hoàn thiện công tác quản trị vốn trong một DN xây dựng, gây giảm sút hiệu quả SXKD và hiệu quả quản trị VLĐ. Công tác dự đoán nhu cầu VLĐ còn nhiều sai sót, thiếu tính nhất quán, tuy có xây dựng một dự toán vốn theo các tháng nhưng về tổng thể cả năm tài chính thì lại không phù hợp và chính xác. Lượng HTK biến động mạnh theo thời gian. Nhiều khách hàng lớn chậm thanh toán theo kế hoạch. Trong thời gian công tác tại Công ty KAS E&C, nhận thấy những tồn tại cũng như ứng dụng những cơ sở lý luận được học, tôi nhận thấy công tác quản trị VLĐ tại công ty còn có thể cải thiện tốt hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình là Quản
- trị vốn lưu động tại Công ty TNHH KAS E&C (VIỆT NAM), để từ đó có thể giúp công ty hoàn thiện hơn công tác quản trị VLĐ. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát hoá về cơ sở lý luận về quản trị VLĐ tại DN. - Nhận xét hoạt động quản trị VLĐ, đưa ra được những thành tựu và hạn chế trong công tác quản trị VLĐ tại Công ty KAS E&C, dựa vào đó đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị VLĐ tại công ty. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung nghiên cứu phải trả lời được những câu hỏi sau đây: - Nội dung quản trị VLĐ bao gồm những nội dung gì? - Các thành tựu và hạn chế trong hoạt động quản trị VLĐ tại Công ty KAS E&C? Nguyên nhân của các hạn chế? - Công ty KAS E&Ccần làm gì để hoàn thiện công tác quản trị VLĐ trong thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản trị VLĐ của Công ty KAS E&C. 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Luận văn tập trung vào nội dung đánh giá công tác quản trị VLĐ tại Công ty KAS E&C, qua đó tìm ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị VLĐ tại công ty. * Về không gian: Luận văn được thực hiện tại Công ty KAS E&C.
- * Về thời gian: Các dữ liệu dùng để đánh giá và phân tích trong giai đoạn 2020-2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả đã thực hiện các phương pháp sau để đánh giá và phân tích như: • Phương pháp tổng hợp: Thu thập, khái quát các nội dung lý luận để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn. Rút ra các đánh giá, nhận xét từ việc phân tích dữ liệu ở các tiêu chí cụ thể, phạm vi nghiên cứu, đưa ra các kết luận chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu. • Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu nhập các dữ liệu từ các nguồn sau: Dữ liệu bên trong DN: + Sử dụng các số liệu trong các báo cáo tài chính của Công ty qua đó tìm ra các chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình quản trị VLĐ tại công ty. Dữ liệu bên ngoài DN: + Giáo trình, bài báo, luận văn, tài liệu liên quan đến hoạt động quản trị VLĐ. + Thu thập các dữ liệu ở các báo cáo tài chính tại các đơn vị cùng ngành. • Phương pháp so sánh + Về thời gian: Những chỉ tiêu liên quan đến hoạt động quản trị VLĐ tại Công ty KAS E&C được so sánh qua các năm, cụ thể là trong ba năm 2020, 2021 và 2022. + So sánh về không gian: So sánh các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động quản trị VLĐ của Công ty KAS E&C với các đơn vị cùng ngành.
- + Thực hiện đánh giá số liệu bằng cả hai phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối. • Phương pháp diễn giải: Từ kết quả đánh giá công tác quản trị VLĐ tại DN, tìm ra các nguyên nhân đối với các biến động của các chỉ tiêu so với năm trước. • Phương pháp chuyên gia: Tập hợp các nhận xét, góp ý và phân tích của những nhân viên tại công ty, họ là người trực tiếp nhìn nhận và thấy rõ những vấn đề tồn tại của công ty. Vì thế, họ có thể đưa ra các kết luận khách quan về tình hình quản trị VLĐ tại công ty. 5. Bố cục dự kiến của luận văn Bài luận văn này có kết cấu gồm 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về VLĐ và quản trị VLĐ tại DN. CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty KAS E&Cgiai đoạn từ năm 2020-2022 CHƯƠNG 3 Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị VLĐ tại công ty TNHH KAS E&C (VIỆT NAM). 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nghiên cứu về lĩnh vực vốn lưu động (VLĐ) và quản trị VLĐ trong mọi doanh nghiệp (DN) luôn nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu từ các tác giả và các nhà nghiên cứu tại Việt Nam. Chúng ta có thể đơn cử vài công trình nghiên cứu như sau: a. Các bài báo đăng trên những tạp chí khoa học + Bài viết “Quản trị VLĐ và hiệu quả hoạt động của các công ty sản xuất thực phẩm niêm yết” của Nguyễn Thị Nga Dung, đăng trên Tạp Chí Tài Chính – số ra kỳ 2 năm 2019. Tác giá phân tích các dữ liệu từ các báo cáo của các công ty sản xuất thực phẩm niêm yết từ năm 2011 đến năm 2018 đã được kiểm toán. Kết quả cho thấy, có sự tương quan nghịch đảo giữa tỷ
- suất lợi nhuận (LN) trên tổng tài sản và kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển HTK và vòng quay tiền mặt. Điều này cho thấy, có ảnh hưởng từ chính sách quản lý VLĐ lên tỷ suất LN của DN và hàm ý rằng DN có thể gia tăng kết quả hoạt động của mình thông qua chính sách quản trị VLĐ phù hợp. + Bài báo “Tài chính chuỗi cung ứng - Giải pháp hỗ trợ quản trị VLĐ và dòng tiền tại doanh nghiệp” của Nguyễn Thị Thanh Huyền đăng trên Tạp chí Tài chính số ra kỳ 1 tháng 7 năm 2022. Nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động tài chính chuỗi cung ứng kết nối các bên sản xuất, cung ứng và tiêu dùng, các DN cung ứng và các tổ chức tín dụng sẽ cho phép các nhà cung cấp tối ưu hóa quản lý VLĐ bằng cách chuyển đổi các khoản phải thu và HTK thành tiền và hưởng các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn. Đánh giá thực trạng về quản trị VLĐ và nguồn tiền tại các DN, từ đó cho thấy ảnh hưởng của tài chính chuỗi cung ứng trong giải quyết bài toán về VLĐ. Đồng thời phân tích những đặc điểm và yếu tố tác động đến tài chính chuỗi cung ứng, làm cơ sở nhận diện hướng hành động để tăng cường công tác quản trị VLĐ của tài chính chuỗi cung ứng tại Việt Nam. + Bài báo “Thực trạng và giải pháp quản trị VLĐ tại các DN toàn cầu và ở Việt Nam” của Nguyễn Tuấn Sơn đăng trên Tạp chí Tài chính số ra kỳ 1 tháng 7 năm 2022. Quản trị VLĐ đóng vai trò quan trọng trong tài chính DN, nó tác động tới khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm ẩn của DN. Nhưng hiện nay những bất ổn trong tình hình kinh tế thế giới và biến động chính trị đã gây áp lực ngày càng lớn lên các DN và chuỗi cung ứng của họ. Do đó, việc tập trung vào tối ưu hóa khả năng thanh khoản và dòng tiền tự do của đơn vị là rất quan trọng.
- Nhiệm vụ của các nhà quản lý là hoàn thiện, nâng cao công tác quản trị và vòng quay VLĐ đồng thời giữ cho khả năng sinh lời được duy trì. Bài viết tổng hợp tình hình quản trị VLĐ tại các DN, qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản trị VLĐ. Qua tìm kiếm từ các tạp chí khoa học cụ thể như: Tạp chí Phát triển Kinh tế (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí minh), Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Đà Nẵng) thì hiện tại tác giả vẫn chưa tìm được các bài nghiên cứu nào về VLĐ trong suốt giai đoạn 2019- 2022. b. Các Luận văn Thạc sĩ được công bố tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng + Luận văn Thạc sĩ “Phân tích tình hình sử dụng VLĐ tại công ty điện lực Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Diệu Linh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, thực hiện năm 2019. Luận văn đã nghiên cứu tình hình sử dụng VLĐ giai đoạn từ năm 2015-2017. Nghiên cứu đã đánh giá kết quả và đưa ra được một số khuyến nghị để hoàn thiện công tác quản trị VLĐ, bao gồm nâng cao công tác sử dụng vốn bằng tiền, các khoản phải thu và HTK. Qua đó, cải thiện hiệu quả kinh doanh của DN đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên luận văn chưa dự đoán được nhu cầu VLĐ của DN, chưa có sự so sánh đối chiếu với những DN cùng ngành để có nhận xét tổng thể về sự hoạt động có hiệu quả hay không của DN đang phân tích. + Luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình sử dụng VLĐ tại công ty điện lực Gia Lai” của tác giả Trần Thị Mỹ Hằng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, thực hiện năm 2019. Nghiên cứu đã đánh giá, nhận xét khá kỹ các tiêu chí phản ánh tình hình sử dụng VLĐ tại DN, nhưng thiếu đi sự so sánh các
- tiêu chí này với các thông số chung của ngành hay các công ty tương tự. Ngoài ra, luận văn thiếu các phân tích gắn với thực trạng hoạt động SXKD chung của công ty và hệ thống của các công ty điện lực. Những khuyến nghị của tác giả còn mang tính hành chính và chưa giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại, đặc biệt là VLĐ âm chưa có biện pháp xử lý. Ngoài ra luận văn chưa đi sâu vào các định mức chi tiêu hiện hành nhằm phát hiện những vấn đề còn bất cập cần chỉnh sửa, ý kiến đề xuất với các đơn vị chức năng có thẩm quyền cho phép áp dụng. + Luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình sử dụng VLĐ tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng DRC” của tác giả Trần Phương Hiền, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, thực hiện năm 2021. Nghiên cứu đã phân tích tình hình sử dụng VLĐ tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng trong giai đoạn 2018-2020, phân tích các yếu tố đặc thù tác động đến hiệu quả SXKD cũng như hiệu suất sử dụng VLĐ tại DN. Luận văn đã thành công đánh giá nguyên nhân HTK, nợ phải thu cao tại DN và nhận xét hợp lý về hiệu suất sử dụng VLĐ. Các khuyến nghị tác giả đưa ra dựa trên tình hình lợi thế thị trường trên thế giới được cho là rất khả thi. Dù vậy, luận văn vẫn còn một số tồn tại như chưa phân tích rõ những điều kiện tiền đề của việc ứng dụng các phương pháp phân tích. Ngoài ra cũng chưa chỉ rõ sự khác nhau giữa hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ. c. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về VLĐ và hoạt động quản trị và sử dụng VLĐ, cũng như phân tích tương đối đầy đủ thực trạng quản trị và sử dụng VLĐ tại các đơn vị nghiên cứu để từ đó rút ra các khuyến nghị nhằm cải thiện
- công tác quản trị và sử dụng VLĐ. Dù vậy, vẫn còn các vấn đề cần tiếp tục giải quyết như sau: + Về nội dung: Việc quản trị VLĐ được thực hiện khác nhau tại mỗi doanh nghiệp, do sự khác biệt về tính chất ngành, quy mô DN, tình hình tài chính của DN… Vì vậy cần có nghiên cứu mới để đưa ra các khuyến nghị sát với tình trạng thực tế của DN đang nghiên cứu. + Về không gian và thời gian: Cho đến hiện tại, tại Công ty TNHH KAS E&C (VIỆT NAM) (KAS E&C) chưa có bất cứ bài viết nào về quản trị VLĐ tại công ty, và trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Công tác tại công ty với cương vị là nhân viên phòng Tài chính-Kế toán, tác giả chọn đề tài “Quản trị VLĐ tại Công ty TNHH KAS E&C (VIỆT NAM)” để làm đề tài cho luận văn của mình. Với các cơ sở lý luận từ các tài liệu tham khảo và kiến thức thực tế khi quản trị VLĐ tại Công ty, luận văn sẽ trình bày rõ ràng và khái quát nhất về tình hình quản trị VLĐ hiện tại của Công ty và đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị VLĐ tại Công ty KAS E&C.
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1.1. Khái niệm về Vốn lưu động 1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động 1.1.3. Phân loại vốn lưu động 1.1.4. Vai trò của vốn lưu động 1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm Quản trị vốn lưu động 1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố bên ngoài 1.3.2. Nhân tố bên trong KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KAS E&C (VIỆT NAM) GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020-2022 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KAS E&C (VIỆT NAM) 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH KAS E&C (Việt Nam) 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH KAS E&C (Việt Nam) 2.1.3. Khái quát chung về kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH KAS E&C (Việt Nam) trong giai đoạn 2020-2022 2.2. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KAS E&C (VIỆT NAM) TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020-2022 2.2.1. Nguồn tài trợ VLĐ Qua bảng 2.2, có thể thấy VLĐR của công ty đều đạt giá trị dương và có sự biến đổi qua các năm. Cụ thể VLĐR của ba năm lần lượt là 9.181 triệu đồng, 13.644 triệu đồng và 12.528 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn. VLĐR dương qua nhiều năm đã cho thấy: - Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, chứng tỏ DN có khả năng thanh toán tốt và có thể trang trải được các khoản nợ NH bằng các tài sản có khả năng quay vòng nhanh. - Mức an toàn của DN là tốt vì không chỉ TSDH mà cả TSNH cũng được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên.
- Bảng 2.2 Nguồn tài trợ VLĐ của công ty TNHH KAS E&C (Việt Nam) giai đoạn 2020-20222.2.2 Hoạch định nhu cầu vốn lưu động ĐVT: Triệu đồng 2021/2020 2022/2021 Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Tỷ lệ Tỷ lệ CL CL (%) (%) 1. Hàng tồn kho 9.465 53.179 11.321 43.714 462 (41.859) -79 2. Khoản phải thu ngắn hạn 104.001 69.101 139.217 (34.899) -34 70.115 101 3. Nợ ngắn hạn (không bao gồm nợ vay) 130.004 139.700 158.007 9.697 7 18.307 13 4. Nợ dài hạn - - - - 0 - 0 5.Vốn chủ sở hữu 114.963 118.909 116.964 3.945 3 (1.944) -2 6. Nguồn vốn thường xuyên = 4+5 114.963 118.909 116.964 3.945 3 (1.944) -2 7. Tài sản dài hạn 105.782 105.264 104.436 (518) 0 (828) -1 8. VLĐ ròng = 6-7 9.181 13.644 12.528 4.463 49 (1.117) -8 9. Nhu cầu VLĐ ròng = 1+2-3 (16.538) (17.420) (7.470) (882) 5 9.950 -57 10. Ngân quỹ ròng = 8-9 25.719 31.064 19.997 5.345 21 (11.067) -36
- Để hoạch định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch, công ty thường tiến hành xác định nhu cầu VLĐ vào cuối năm trước. Tại thời điểm hiện tại công ty áp dụng phương pháp dự báo dựa vào vòng quay VLĐ để xác định nhu cầu VLĐ trong năm kế hoạch. Công ty dựa vào kế hoạch doanh thu và tốc độ luân chuyển vòng quay VLĐ để tính toán. Ví dụ để xác định vòng quay VLĐ năm 2021, công ty sử dụng số liệu của năm 2020, cụ thể: + Doanh thu thuần năm 2020: 497.747 triệu đồng + VLĐ năm 2020: 139.185 triệu đồng + Số VLĐ bình quân năm 2020: 137.056 triệu đồng + Vòng quay VLĐ năm 2020 là: DTT/VLĐ bình quân = 3,632 vòng Cuối năm 2020 công ty ký kết được hai hợp đồng lớn sẽ khởi công trong năm 2021 là WOORY và YEJIN, nên công ty kỳ vọng đạt mức tăng doanh thu thuần là 15% so với năm 2020. Đồng thời, công ty đã kỳ vọng vào việc tăng hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa trong năm 2021 nên đã dự kiến tăng số vòng quay VLĐ: + Vòng quay VLĐ dự kiến = 3,7 vòng + Doanh thu thuần dự kiến = DTT x 15% = 497.747 x 115% = 572.409,05 triệu đồng + VLĐ bình quân dự kiến năm 2021 = DTT dự kiến/Vòng quay VLĐ dự kiến = 154.705,2 triệu đồng VLĐ dự kiến năm 2021 được xác định như sau: VLĐ dự kiến năm 2021 = (VLĐ bình quân dự kiến năm 2021x2)- VLĐ năm 2020 = 170.225,4 triệu đồng Như vậy, công ty đã thực hiện xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp gián tiếp, dự báo dựa trên vòng quay VLĐ. Nhận thấy,
- có sự chênh lệch giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện và giá trị chênh lệch này là tư2ơng đối. Đây là phương pháp xác định đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, kết quả dự báo có sự sai lệch nên công ty cần có những biện pháp để xác định nhu cầu VLĐ chính xác hơn. ❖ Nhu cầu vốn lưu động ròng Bảng 2.2 cho thấy nợ ngắn hạn không kể nợ vay tăng dần qua các năm và đạt giá trị lần lượt là 130.004 triệu đồng (năm 2020), 139.700 triệu đồng (năm 2021) và 158.007 triệu đồng (năm 2022). Giá trị nợ ngắn hạn không kể nợ vay qua các năm đều cao hơn so với tổng tiền của HTK và khoản phải thu ngắn hạn, dẫn đến nhu cầu VLĐR qua ba năm đều mang giá trị âm. Điều này cho thấy công ty được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đây là một tình trạng tốt đối với công ty. Mức duy trì này đến từ việc chính sách thu nợ ngắn hạn của công ty, khi số tiền thu nợ đều được phân bổ dần và theo tiến độ cụ thể với sự hợp tác của các đối tác. Với mức nhu cầu VLĐR âm, việc có sự chênh lệch qua các năm khi tăng 5% trong năm 2021 và giảm một lượng lớn là 57% trong năm 2022 cũng đang trong mức cân bằng của công ty. Nguyên nhân chính là vì năm 2022 công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã khiến cho hoạt động SXKD bị suy giảm, hệ quả là khiến cho HTK giảm mạnh. Cùng với đó khách hàng cũng gây khó khăn trong việc thanh toán, dẫn đến các khoản phải thu ngắn hạn cũng đồng thời tăng 101% gây khó khăn trong việc thu hồi công nợ. ❖ Ngân quỹ ròng Qua số liệu tính toán và phân tích, ta thấy chỉ tiêu ngân quỹ ròng trong 3 năm đều có giá trị dương. Điều này cho thấy VLĐR đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐR. Có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty ổn định đều qua các năm.
- Ngân quỹ ròng cao nhất trong năm 2021 với giá trị 31.064 triệu đồng. Trong năm này, trạng thái cân bằng tài chính của công ty trong ngắn hạn rất an toàn vì công ty không cần vay để bù đắp sự thiếu hụt nhu cầu VLĐR. Điều này thể hiện một trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn rất an toàn vì công ty không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐR. Ở một góc độ khác, công ty không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời. 2.2.3. Quản trị từng bộ phận vốn lưu động a. Cơ cấu vốn lưu động ❖ Tiền và các khoản tương đương tiền ❖ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạ ❖ Các khoản phải thu ngắn hạn ❖ Hàng tồn kho ❖ Tài sản ngắn hạn khác ❖ Đánh giá và so sánh tỷ trọng các loại VLĐ trong từng năm . b. Quản trị vốn bằng tiền • Quản lý dòng tiền vào • Quản lý dòng tiền ra
- Bảng 2.4 Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty KAS E&C (Việt Nam) giai đoạn từ năm 2020-2022 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021 Tỷ Tỷ Tỷ Giá Giá Tỷ lệ Tỷ lệ trọng Giá trị trọng trọng CL CL trị trị (%) (%) (%) (%) (%) 1. Tiền mặt 146 1 13 0 5 0 (133) -91 (7) -57 2. Tiền gửi ngân hàng 14.628 99 12.510 90 6.628 100 (2.119) -14 (5.882) -47 không kỳ hạn 3. Các khoản tương - 0 1.315 10 - 0 1.315 0 (1.315) -100 đương tiền Tổng tiền và các khoản tương đương 14.774 100 13.837 100 6.633 100 (936) -6 (7.204) -52 tiền
- c. Quản trị khoản phải thu Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu VLĐ tại công ty. Phần lớn các khoản phải thu này đến từ các chủ đầu tư. Công ty áp dụng bốn yếu tố quan trọng để đánh giá mực tín dụng của các chủ đầu tư: • Tiêu chuẩn • Điều khoản • Hạn mức • Thời gian và cách thức thu hồi nợ: Bảng 2.5 cho thấy chi tiết các khoản mục khoản phải thu + Phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. + Trả trước cho người bán ngắn hạn: là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng thứ hai sau phải thu ngắn hạn của khách hàng và có sự dao động qua các năm. + Phải thu ngắn hạn khác: Khoản mục này chiếm tỷ trọng thứ 3 trong các khoản phải thu ngắn hạn. Đây là các khoản cần phải thu hồi từ các khoản ứng của nhân viên, tiền chi phí tại công trình chưa được hoàn ứng do thiếu chứng từ, các khoản ký quỹ khu công nghiệp khi thực hiện dự án xây dựng, lãi tiền gửi tiết kiệm hay các khoản phải thu khác. + Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu thấp nhất và luôn duy trì giá trị 143 triệu đồng qua các năm. Dựa vào Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2020-2022, có thể thấy dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi xuất phát từ việc trích dự phòng cho khoản nợ xấu của Công ty Spray auto technology – khoản công nợ này đã kéo dài nhiều năm và khó có khả năng thu hồi.
- Bảng 2.5 Khoản phải thu tại công ty KAS E&C (Việt Nam) giai đoạn từ năm 2020-2022 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng CL CL (%) (%) (%) (%) (%) 1. Phải thu ngắn hạn của 78.352 75 47.994 69 120.230 86 (30.358) -39 72.235 151 khách hàng 2. Trả trước cho người 14.416 14 17.292 25 13.832 10 2.876 20 (3.460) -20 bán ngắn hạn 3. Phải thu nội bộ ngắn 679 1 1.052 2 - 0 373 55 (1.052) -100 hạn 4. Phải thu ngắn hạn 10.696 10 2.906 4 5.298 4 (7.790) -73 2.392 82 khác 5. Dự phòng phải thu (143) 0 (143) 0 (143) 0 - 0 - 0 ngắn hạn khó đòi (*) Tổng các khoản phải thu 104.001 100 69.101 100 139.217 100 (34.899) -34 70.115 101 ngắn hạn
- d. Quản trị hàng tồn kho Đăc thù của DN xây dựng, HTK chính là Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. HTK biến động lớn qua các năm. Năm 2020 với giá trị 9.465 triệu đồng, thì đến năm 2021 với việc công ty có nhiều dự án lớn, HTK đã tăng 462% tương đương với 43.714 triệu đồng. Năm 2022, ảnh hưởng chung của nền kinh tế, nên lượng HTK cũng giảm sút còn 11.321 triệu đồng tương đương với lượng giảm 79%. Do các dự án xây dựng thường ở nhiều địa điểm khác nhau, việc tập kết vật tư, xây dựng kho bãi để bảo quản rất tốn kém và không hiệu quả. Ngoài ra, công ty hướng đến giao trọn gói cả cung cấp vật tư và thi công cho thầu phụ và chỉ đứng ra giám sát kiểm tra. Nên hầu hết công ty không theo dõi quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, cũng như không có hạch toán kế toán kho. Vật tư sẽ được đặt hàng theo tiến độ thực tế tại công trình để tránh việc duy trì chi phí quản lý kho bãi cũng như tránh mất mát thất thoát. Vì vậy việc quản trị hàng tồn kho của công ty chủ yếu là quản lý ngay từ khâu dự toán của dự án để hạn chế thời gian nguyên vật liệu phải chờ hay lưu kho. Giá trị HTK trong cao chính là những hạng mục chưa hoàn thành và nghiệm thu để ghi nhận vào giá vốn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 510 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 348 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 105 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 237 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 205 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn