intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, luận văn đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019- 2021, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NGHIÊM THỊ THU TRANG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH -NGÂN HÀNG Quảng Ngãi – Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Yến Linh Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tài chính- Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính- Kế toán vào ngày…..tháng…..năm …… Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính- Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hộ kinh doanh là bộ phận kinh tế năng động và giàu tiềm năng. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, số lượng hộ kinh doanh ngày càng tăng, ngành nghề hoạt động vô cùng đa dạng, phong phú Nguồn thu thuế đến từ khu vực hộ kinh doanh tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số thu ngân sách nhưng đây lại là khu vực phức tạp, khó quản lý. Xác định nguồn thu thuế từ hộ kinh doanh còn nhiều tiềm năng khai thác, cần có những giải pháp thích hợp nâng cao hiệu lực công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, đảm bảo nguồn thu ổn định và tăng thu qua các năm, cùng với kinh nghiệm thực tế, tôi quyết định chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019- 2021, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.
  4. 2 - Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, đưa ra nhận định về hạn chế, tồn tại và nguyên nhân công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế nhằm đề ra những giải pháp, đề xuất, kiến nghị tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. * Phạm vi về không gian: Nghiên cứu công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh. * Phạm vi về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh giai đoạn 2019-2021 và đề xuất các giải pháp đến năm 2026. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thu thập
  5. 3 - Phương pháp thống kê so sánh 5. Bố cục đề tài Nghiên cứu này gồm có 3 chương với nội dung chính như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại cơ quan thuế. - Chương 2: Thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh. - Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tại Chi cục Thuế khu vực Quảng Ngãi - Sơn Tịnh. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Liên quan đến công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới các hình thức bài viết, đề tài khoa học nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện Ứng Hoá, thành phố Hà Nội” của Nguyễn Hữu Vũ năm 2016. Luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng,” của Nguyễn Thị Bích Ngọc năm 2017. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Thị Thùy Dung năm 2019. Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về hộ kinh doanh qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình” của Nguyễn Thị Thư năm 2020. Và rất nhiều công trình nghiên cứu khác về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại các Cục thuế, Chi cục thuế trên cả nước đã được các tác giả thực hiện.
  6. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CƠ QUAN THUẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm, bản chất và chức năng của thuế a. Khái niệm về thuế Hiện nay, tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH13 được ban hành ngày 13/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022 thì: “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, HKD, cá nhân theo quy định của các luật thuế” b. Bản chất của thuế Thuế có 3 bản chất cơ bản, cụ thể được giải thích như sau: • Sự xuất hiện và phát triển gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử và lợi ích của nhà nước mà giai cấp thống trị đang cầm quyền. • Bản chất của Nhà nước sẽ quyết định bản chất của thuế. • Mang tính bắt buộc, đảm bảo bằng tính cưỡng chế. c. Chức năng của thuế Thuế có hai chức năng: chức năng phân phối và phân phối lại; chức năng điều tiết kinh tế. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh a. Khái niệm của hộ kinh doanh Theo khoản 1 điều 79 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được ban hành vào ngày 04/01/2021 và có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 thì “HKD do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên
  7. 5 hộ gia đình đăng ký HKD thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện HKD. Cá nhân đăng ký HKD, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện HKD là chủ HKD”. b. Đặc điểm của hộ kinh doanh Thứ nhất, chủ thể thành lập HKD: HKD do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Thứ hai, hoạt động sản xuất của HKD mang tính nghề nghiệp thường xuyên. Thứ ba, HKD không có tư cách pháp nhân Thứ tư, cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn. Thứ năm, cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký HKD không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. c. Vai trò của hộ kinh doanh - Góp phần tăng trưởng chung cho nền kinh tế. - Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tạo việc làm cho người lao động - Hình thành và phát triển đội ngũ kinh doanh năng động - Góp phần vào phát triển đô thị - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 1.1.3. Các loại thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh Theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà HKD gia đình, hay còn gọi HKD cá thể phải nộp gồm: • Lệ phí môn bài
  8. 6 • Thuế GTGT • Thuế TNCN Ngoài các loại thuế nêu trên, HKD cá thể còn có thể phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này. 1.1.3.1. Lệ phí môn bài 1.1.3.2. Thuế Giá trị gia tăng 1.1.3.3. Thuế Thu nhập cá nhân 1.2. QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế 1.2.1.1. Khái niệm “Quản lý thuế là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động nhằm thu đúng, thu đủ số tiền thuế mà những tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp vào NSNN nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước” 1.2.1.2. Mục tiêu Mục tiêu của công tác quản lý thuế đối với HKD gồm: - Tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. - Tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế. - Phát huy tối đa vai trò của thuế trong nền kinh tế. - Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các HKD. 1.2.1.3. Nguyên tắc Theo quy định tại điều 5, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/6/2019, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020 quy định về nguyên tắc quản lý thuế như sau : “1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, HKD, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
  9. 7 2. Cơ quan QLT, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật. 4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 5. Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.” 1.2.2. Đặc điểm và sự cần thiết của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 1.2.2.1. Đặc điểm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh Các đặc điểm quản lý thuế đối với HKD gồm: - Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. - Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. - Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ 1.2.2.2. Sự cần thiết quản lý thuế đối với hộ kinh doanh Thứ nhất, phải quản lý để nâng cáo ý thức của các HKD thể trong việc chấp hành pháp luật thuế Thứ hai, thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, tạo điều kiện cho các HKD
  10. 8 nộp thuế đúng, đủ vào NSNN, trở thành một thành phần kinh tế trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho đất nước. 1.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 1.2.3.1. Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh a. Lập dự toán thuế b. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế c. Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ❖ Khảo sát doanh thu của hộ kinh doanh tại địa bàn ❖ Duyệt Sổ Bộ Thuế ổn định ❖ Duyệt sổ bộ thuế phát sinh ❖ Công tác quản lý điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán 1.2.3.2. Quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ kinh doanh ❖ Đăng ký thuế, khai thuế và quản lý thông tin người nộp thuế ❖ Xử lý vi phạm pháp luật về thuế ❖ Hoàn thuế ❖ Miễn, giảm thuế đối với HKD ❖ Ấn định thuế ❖ Xóa nợ tiền thuế 1.2.3.3. Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh CQT thực hiện giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế đối với HKD thông qua hoạt động kiểm tra 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.3.1. Môi trường quản lý thuế: Thứ nhất, nội dung của các sắc thuế
  11. 9 Thứ hai, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành luật thuế của các HKD. Thứ ba, các quy định của Nhà nước về quản lý KT-XH tạo cơ sở cho quản lý thuế đối với các HKD. 1.3.2. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý thuế Năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức CCT phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, tận dụng được các thành tựu quản lý thuế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho QLT HKD đạt hiệu quả cao. 1.3.3. Sự thay đổi phương thức quản lý thuế và cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh Hệ thống thông tin trong quản lý đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực cho quản lý thuế đối với HKD. 1.3.4.Chuyển đổi số trong hộ kinh doanh Chuyển đổi số được coi là xu hướng tất yếu khách quan và ảnh hưởng đến tất cả các ngành, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong đó, ngành thuế là một trong những ngành tiên phong triển khai thực hiện chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
  12. 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC QUẢNG NGÃI - SƠN TỊNH 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI Hiện nay, trên khắp 23 phường, xã thuộc địa bàn TP Quảng Ngãi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các HKD rất phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề như thương mại, dịch vụ, xây dựng, vận tải với nhiều phương thức kinh doanh khác nhau. 2.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC THUẾ KHU VỰC QUẢNG NGÃI - SƠN TỊNH Tiền thân của CCT KV Quảng Ngãi – Sơn Tịnh là Phòng thuế Công thương nghiệp thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Nghĩa Bình, được thành lập vào ngày 27/11/1981 theo Quyết định số 1589/QĐ-UB về việc thành lập Phòng thuế, Trạm thuế Công thương nghiệp ở các huyện, thị mới. Đến ngày 01/10/1990, Phòng thuế Công thương nghiệp thị xã Quảng Ngãi được đổi tên thành CCT thị xã Quảng Ngãi. Đến tháng 8/2005, CCT thị xã Quảng Ngãi. được đổi thành CCT TP Quảng Ngãi. Thực hiện Quyết định của Bộ Tài chính số ngày 16/01/20220 về việc hợp nhất CCT trực thuộc, CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh được hợp nhất từ CCT TP Quảng Ngãi và CCT huyện Sơn Tịnh, đi vào hoạt động từ ngày 02/3/2020 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn 2.2.1.1. Chức năng CCT KV Quảng Ngãi – Sơn Tịnh là cơ quan trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi có chức năng tổ chức thực hiện công tác QLT, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi
  13. 11 nhiệm vụ của CQT quản lý thu trên địa bàn TP Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh theo quy định của pháp luật. CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan. 2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy Bộ máy tổ chức CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh bao gồm Đội Kê khai-Kế toán thuế-Tin học-Nghiệp vụ-Dự toán-Pháp chế, Đội Tuyên truyền-Hỗ trợ NNT-Trước bạ-Thu khác, Bộ phận “Một cửa” tại huyện Sơn Tịnh thuộc Đội Tuyên truyền-Hỗ trợ người nộp thuế-Trước bạ-Thu khác, Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Quản trị-Ấn chỉ, 2 Đội kiểm tra thuế và 6 Đội quản lý thuế LXP. Ban lãnh đạo gồm 1 Chi cục trưởng và 3 phó Chi cục trưởng 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2019-2021 TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC QUẢNG NGÃI - SƠN TỊNH 2.3.1. Thực trạng quản lý quy trình thu thuế đối với hộ kinh doanh 2.3.1.1. Công tác lập dự toán thu thuế và kết quả thực hiện: Từ giữa quý III hàng năm. CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh tiến hành triển khai công tác xây dựng dự toán thu NSNN cho năm liền kề. Công tác lập dự toán thu NSNN là công việc khá khó khăn, phức tạp; đòi hỏi sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương; căn cứ vào chỉ tiêu giao, tốc độ phát triển của các cơ sở, ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với khả năng thu của đơn vị
  14. 12 2.3.1.2. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ hộ kinh doanh Tuyên truyền hỗ trợ HKD có tác dụng không chỉ đối với HKD, nhằm ngăn ngừa giảm dần các sai phạm, việc làm này còn thuận lợi ngay cả cho CQT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuyên truyền hỗ trợ cho HKD sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa CQTvà HKD. HKD sẽ nhận được những thông tin, kiến thức về thuế, tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. 2.3.1.3. Tổ chức bộ máy thu thuế và đội ngũ cán bộ thu thuế tại CCT KV Quảng Ngãi - Sơn Tịnh Tính đến 31/12/2021, số lượng nhân sự tại CCT KV Quảng Ngãi- Sơn Tịnh là 151 người, trong đó biên chế là 145 người, chiếm 96,03%, hợp đồng là 6 người chiếm 3,97%. Số lượng cán bộ công chức thuế với trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và được sắp xếp hợp lý, hiệu quả theo cơ cấu tổ chức hành chính, chức năng nhiệm vụ. 2.3.1.4. Tình hình quản lý thu nợ thuế hộ kinh doanh CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh có bộ phận Quản lý nợ thuộc các Đội Kiểm tra thuế nhưng bộ phận này chỉ quản lý nợ mảng doanh nghiệp và tổng hợp chung về số liệu nợ, đối với số nợ thuế của HKD thì công tác quản lý thu nợ thuế, xử lý nợ đọng được giao cho Đội QLT LXP quản lý. 2.3.2. Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ kinh doanh 2.3.2.1. Công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế a) Đăng ký thuế: Đăng ký thuế là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thuế. Hoạt động đăng ký thuế nếu làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, hạn chế thất thu thuế, đảm bảo cho chính sách
  15. 13 thuế được thực hiện tốt. b) Kê Khai thuế Tại CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh, dựa trên cơ sở quản lý danh sách HKD thuộc diện phát tờ khai thuế và danh sách HKD phải nộp tờ khai thuế, các bộ phận Kê khai – Kế toán thuế, Đội Thuế liên phường xã, bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT CCT đã phối hợp thực hiện các bước đúng thời hạn như: Lập danh sách HKD phải phát tờ khai thuế; Lập danh sách HKD phải nộp tờ khai thuế, đôn đốc HKD nộp tờ khai thuế đúng hạn theo quy định. Công tác duyệt sổ bộ thuế khoán ổn định đầu năm Công tác duyệt sổ bộ thuế khoán đầu năm được xem là căn cứ để xác định nguồn thu ổn định cho cả năm, là cơ sở để thực hiện tiến độ thu kịp kế hoạch đề ra của CCT, góp phần tăng thu ngân sách. Công tác duyệt sổ bộ thuế khoán phát sinh hàng tháng CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh thực hiện công tác duyệt sổ bộ thuế khoán phát sinh hàng tháng theo đúng quy định hiện hành. 2.3.2.2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế • Căn cứ tính thuế đối với HKD là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu • Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu được CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh thực hiện dựa theo quy định của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 2.3.2.3. Công tác quản lý thu nộp thuế Công tác thu nộp là công việc quan trọng phản ánh chất lượng của công tác quản lý thu nộp thuế và là mục đích cuối cùng của quá trình quản lý thuế 2.3.2.4. Công tác giải quyết hoàn thuế, miễn, giảm thuế và xóa nợ thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế
  16. 14 a) Công tác giải quyết hoàn thuế Nhìn chung, trong giai đoạn 2019-2021, CCT KV Quảng Ngãi- Sơn Tịnh đã kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế đối với HKD trên địa bàn TP. Quảng Ngãi, vừa đảm bảo tạo điều kiện cho NNT, vừa đảm bảo quản lý tốt công tác hoàn thuế. b) Công tác miễn, giảm thuế Thực tế, trong giai đoạn 2019-2021, số hộ tạm ngừng, nghỉ kinh doanh có xu hướng tăng, năm 2019 là 456 hộ, năm 2020 là 542 hộ, năm 2021 là 698 hộ; đồng thời số thuế được miễn giảm do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh cũng tăng theo qua các năm, năm 2019 là 135,11 triệu đồng, năm 2020 là 154,06 triệu đồng, năm 2021 là 164,32 triệu đồng. Số hộ nghỉ, bỏ kinh doanh trong năm 2019 là 240 hộ, đến năm 2020 tăng cao với số lượng là 710 hộ, năm 2021 chỉ tiêu này là 297 hộ; tương ứng với số thuế được miễn giảm do nghỉ, bỏ kinh doanh trong năm 2019 là 156,65 triệu đồng, năm 2020 là 216,54 triệu đồng, năm 2021 là 167,54 triệu đồng. c) Công tác xóa nợ thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế Giai đoạn 2019-2021, CCT KV Quảng Ngãi – Sơn Tịnh đã rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ xóa nợ đối với HKD trên địa bàn TP. Quảng Ngãi trình Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi thẩm định. Căn cứ theo đề nghị của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định về việc xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt. Năm 2019 có 185 HKD tương ứng với số tiền thuế được xóa nợ là 471.235.461 đồng, năm 2020 có 341 HKD tương ứng với số tiền thuế được xóa nợ là 690.054.378 đồng, năm 2021, có 262 HKD tương ứng với số tiền thuế được xóa nợ là 524.384.719 đồng. Đối với công tác xử phạt thuế, thực tế, hầu hết các trường hợp xử phạt HKD trên địa bàn TP Quảng Ngãi là do HKD lập hóa đơn không
  17. 15 đúng thời điểm, làm mất hóa đơn, nộp chậm tờ khai thuế. 2.3.3. Thực trạng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh 2.3.3.1. Thực trạng quản lý thông tin về hộ kinh doanh Tại CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh, công tác quản lý HKD do các đội QLT LXP quản lý trực tiếp. Đội QLT LXP có trách nhiệm phối hợp với chính quyền các phường, xã, và hội đồng tư vấn thuế của các phường, xã rà soát địa bàn quản lý, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của các hộ, nhất là các hộ mới ra kinh doanh để thống kê, khảo sát doanh thu và đưa vào quản lý thuế. Công chức Đội QLT LXP phối hợp với hội đồng tư vấn thuế tiến hành làm việc trực tiếp với chủ HKD để lập thủ tục quản lý thuế. Sau khi hướng dẫn chủ hộ lập thủ tục kê khai, đội QLT LXP lập danh sách và chuyển hồ sơ HKD phát sinh về bộ phận KK-KTT để kiểm tra và cập nhập thông tin của HKD vào CSDL của CCT. CCT thực hiện việc thu thập thông tin về NNT để làm cơ sở quản lý. Ngoài thông tin về NNT được khai thác qua hồ sơ đăng ký thuế, CCT còn khai thác thông tin qua các cơ quan có liên quan như UBND các phường, xã, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, ngân hàng và các tổ chức có liên quan. 2.3.3.2. Thực trạng công tác kiểm tra sự tuân thủ pháp luật của hộ kinh doanh Kiểm tra hộ kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh Việc kiểm tra HKD phát sinh hoạt động kinh doanh được CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh thực hiện thường xuyên, nhằm tăng cường bổ sung số thu. Hàng tháng, Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc UBND TP. Quảng Ngãi sẽ chuyển danh sách các HKD được cấp mới giấy CNĐKHKD đến CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh, bộ phận kiểm tra nội bộ sẽ căn cứ theo
  18. 16 danh sách này để chia HKD mới được cấp giấy CNĐKHKD theo từng địa bàn xã, phường để gửi cho Đội QLT LXP, Đội QLT LXP sẽ dựa theo danh sách đó để lập kế hoạch cụ thể, mời HKD đến Đội QLT LXP để đăng ký thuế, kê khai thuế theo quy định. Kiểm tra HKD có đơn xin tạm ngừng/nghỉ kinh doanh Hàng tháng CQT tiếp nhận số lượng đơn xin tạm ngừng/nghỉ kinh doanh rất nhiều, do ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp của NNT nên công tác kiểm tra xác minh là cần thiết. Bộ phận Kiểm tra nội bộ thuộc CCT chịu trách nhiệm phân công công chức kiểm tra HKD xin tạm ngừng/nghỉ trên từng địa bàn xã, phường, trường hợp HKD thực tế vẫn hoạt động thì sẽ bị lập biên bản và xử phạt 01 lần thuế. Khảo sát doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của HKD Việc khảo sát doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của HKD trên địa bàn TP. Quảng Ngãi luôn được CCT KV Quảng Ngãi- Sơn Tịnh quan tâm để làm cơ sở xác định số thuế khoán cho tương đối phù hợp, đảm bảo sự công bằng cho các HKD. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HKD TRÊN ĐỊA BÀN TP QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2019-2021 2.4.1. Kết quả đạt được Đối với việc quản lý HKD trên địa bàn TP. Quảng Ngãi Đối với công tác quản lý nợ Đối với công tác quản lý thu, nộp thuế Đối với công tác kiểm tra, khảo sát doanh thu 2.4.2. Ưu điểm Một là, về công tác lập dự toán thu thuế đã đạt được hiệu quả nhất định nhưmg chưa đánh giá hết được những biến động nằm ngoài khả năng dự toán như đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến kết quả
  19. 17 thực hiện công tác xây dựng dự toán thu thuế đối với HKD. Hai là, về công tác tuyên truyền và hỗ trợ HKD trên địa bàn TP. Quảng Ngãi thực hiện tương đối hiệu quả. Ba là, về công tác quản lý kê khai thuế được triển khai nghiêm túc và đồng bộ. Bốn là, về công tác kiểm tra, chống thất thu thuế được triển khai thường xuyên trong năm. Năm là, về công tác quản lý thu nộp thuế được quan tâm, các khoản nợ thuế được rà soát thường xuyên hàng tháng để đảm bảo tiến độ thu đạt được hiệu quả. 2.4.3. Những hạn chế và nguyên nhân 2.4.3.1. Những hạn chế - Một là, công tác quản lý thông tin về HKD còn chưa chặt chẽ. - Hai là, tỷ lệ nộp tờ khai thuế chưa đạt 100%. - Ba là, công tác kiểm tra khảo sát doanh thu đối với HKD chưa chính xác và cập nhật. - Bốn là, nợ đọng của HKD ngày càng tăng, phía CQT chưa có biện pháp cưỡng chế quyết liệt để thu thuế. - Năm là, việc QLT đối với HKD ở một số hoạt động như thương mại điện tử, kinh doanh điện năng lượng mặt trời, xây dựng nhà tư nhân,... còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. 2.4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế - Thứ nhất, Từ đối tượng nộp thuế. - Thứ hai, Từ công tác quản lý Nhà nước đến trực tiếp CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh đơn vị quản lý thu thuế. - Thứ ba, Nguyên nhân khác. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
  20. 18 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC QUẢNG NGÃI - SƠN TỊNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC QUẢNG NGÃI - SƠN TỊNH Thứ nhất, quản lý thuế đối với HKD gắn với cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung Thứ hai, quản lý thuế đối với HKD theo hướng thực hiện đồng bộ các khâu trong quản lý thuế Thứ ba, quản lỹ quản lý thuế đối với HKD ở địa phương theo hướng tuân thủ nghiêm pháp luật, chinh sách của Nhà nước 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC QUẢNG NGÃI - SƠN TỊNH Vì phạm vi nghiên cứu của luận văn là quản lý thuế hộ kinh doanh chỉ trên địa bàn TP. Quảng Ngãi tại CCT KV Quảng Ngãi-Sơn Tịnh nên các giải pháp tác giả đề xuất chỉ gắn với công tác QLT đối với HKD trên địa bàn TP. Quảng Ngãi mà không đề cập đến các HKD thuộc địa bàn huyện Sơn Tịnh. 3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế 3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng nộp thuế 3.2.3. Giải pháp phân loại đối tượng hộ kinh doanh để quản lý thu thuế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0