intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu hệ thống hóa về cơ sở lý luận về huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng cườnghuy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm; đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐẶNG MINH QUỐC– C00837 TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THÙY LINH Hà Nội - Năm 2018
  2. A- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp được tổ chức ở Hà Nội gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, bất cập hiện nay là tín dụng trung - dài hạn vẫn chiếm 53-55%, trong khi vốn huy động trung - dài hạn chỉ chiếm 13-15%. Đây là rủi ro rất lớn cho hoạt động ngân hàng (NH) khi mất cân đối về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Theo lộ trình, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn tối đa trong năm 2017 là 50% và đầu năm 2018 sẽ là 40%, vì lẽ ra cung ứng vốn trung - dài hạn phải thực hiện qua kênh chứng khoán, nhưng do đặc thù của Việt Nam nên nguồn vốn này hiện chủ yếu vẫn huy động qua kênh ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá diễn biến chính sách tiền tệ để xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn phù hợp hơn với thực tế nhằm giảm bớt áp lực cho các ngân hàng thương mại. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Lê Minh Hưng “Hiện nay nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn nhưng các nguồn lực chưa được khai thông vì phần lớn vốn vẫn còn nằm trong nợ xấu. Chính phủ đang trình Quốc hội nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các tổ chức tín dụng, nếu sớm được thông qua sẽ tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, giải phóng được lượng lớn tài sản thế chấp, có điều kiện giảm lãi suất cho các doanh nghiệp vay”. Các ngân hàng đã tăng lãi suất các kỳ hạn dài, huy động trái phiếu... để đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước là giảm tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 50% và dự kiến xuống còn 40% vào năm 2018. Hiện, lãi suất cho các kỳ hạn dài đã được đẩy lên 8-8,2%/năm. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Hoàn Kiếm không nằm ngoài tình trạng chung này. Vấn đề huy động vốn trung và dài hạn là nhu cầu rất bức thiết hiện nay của Chi nhánh. Vì vậy sau quá trình học tập nghiên cứu chương trình cao học tại trường tác giả chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 1
  3. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa về cơ sở lý luận về huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội- Chi nhánh Hoàn Kiếm, từ đó chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của nó. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng cườnghuy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm. Đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiêncứu: Hoạt động huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại. Về không gian: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm. Về thời gian:Số liệu từ năm 2015 đến năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê phân tích; so sánh, đối chiếu các số liệu được thu thập thông qua hai cách: Số liệu sơ cấp: được thu thập, tổng hợp thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi dành cho lãnh đạo và nhân viên ngân hàng. Số liệu thứ cấp: được thu thập từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh Hoàn Kiếm, những thông tin chính thức được công bố trong 2
  4. báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,v.v… hàng năm của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội – Chi nhánh Hoàn Kiếm. 5. Kết cấu luận văn Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong luận văn ngoài phần bố cục hình thức theo quy định, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Hoàn Kiếm. Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Hoàn Kiếm. 3
  5. B-NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀHUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại “Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lơi nhuận”. 1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế 1.1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại + Thanhtoán + Huy độngvốn + Cho vay Nghiệp vụ trung gian: 1.1.2. Tổng quan về huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm huy độngvốn Huy động vốn của ngân hàng có thể hiểu đó là những công cụ, cách thức và phương pháp, và chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng trên cơ sở hai bên đều có lợi. Huy động vốn luôn được quan tâm và chịu sự giám sát chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo ngân hàng. 1.1.2.2 Mục tiêu huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.1.2.3. Khái niệm huy động vốn trung và dài hạn Vốn trung và dài hạn của NHTM là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị mà ngân hàng tạo lập đuợc bao gồm nguồn vốn tự có (ngân hàng có toàn quyền sở hữu và sử dụng), nguồn vốn huy động với thời hạn từ 1 năm trở lên (ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu). 4
  6. 1.1.2.4. Đặc điểm huy động vốn trung và dài hạn 1.1.3. Vai trò của vốn trung và dài hạn 1.1.3.1. Đối với nền kinh tế 1.1.3.2. Đối với ngân hàng thương mại 1.1.3.3. Đối với khách hàng 1.1.4. Các phương thức huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Huy động tiền gửi 1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung và dài hạn Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trung và dài hạn Số dư nguồn vốn huy động trung và dài hạn bình quân 12 Tốc độ tăng tháng năm nay = x100% trưởng Số dư nguồn vốn huy động trung và dài hạn bình quân 12 tháng năm trước 1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động trung và dài hạn Cơ cấu nguồn vốn huy động trung và dài hạn được tính theo công thức: Nguồn vốn huy động trung và dài hạn loại i Cơ cấu nguồn vốn huy động = x100% Tổng nguồn vốn huy động trung và dài hạn 1.2.3. Chi phí huy động vốn trung và dài hạn 1.2.4. Cơ cấu sử dụng vốn Cơ cấu sử dụng vốn được tính bởi công thức Dư nợ cho vay Hệ số sử dụng vốn = x100% Tổng nguồn vốn trung dài hạn Chỉ tiêu thừa và thiếu vốn = Nguồn vốn huy động trung và dài hạn – Dư nợ cho vay trung và dài hạn 5
  7. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại về huy động vốn 1.3.1.2. Uy tín của ngânhàng 1.3.1.3 Chính sách lãisuất 1.3.1.4. Mạng lưới chi nhánh phục vụ cho huy độngvốn 1.3.2. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Môi trường chính trị pháp luật 1.3.2.2. Môi trường kinh tế 1.3.2.3. Môi trường văn hóa xã hội 1.3.2.4. Môi trường công nghệ 1.3.2.5. Sự cạnh tranh từ các đối thủ 6
  8. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội, Chi Nhánh Hoàn Kiếm có địa chỉ tại số 40, Hàng Giấy – phường Đồng Xuân – Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Được thành lập từ năm 2012 nhưng đã có bước phát triển nhanh về mạng lưới hoạt động trên địa bàn quận Cầu Giấy. Với các phòng giao dịch trực thuộc là: PGD Bà Triệu; PGD Mã Mây; Quỹ tiết kiệm Cửa Đông; Chi nhánh Thanh Quan; Chi nhánh Hàm Long; PGD Cầu Giấy; PGD Trần Đăng Ninh; PGD Nghĩa Đô; PGD Trung Hòa Nhân Chính. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tổ nhân kế hành tín nguồn thanh thẩm xử lý khách CNTT sự toán chính dụng vốn toán định nợ hàng ngân quản quốc quỹ trị tế Các phòng giao dịch Sơ đồ 2.1: Tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Nguồn:Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm) 7
  9. 2.1.3. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn phân loại theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng,% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Khoản mục Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng trọng trọng Tổng số 1022 100% 1379 100% 2017 100% Ngắn hạn 949,5 92.9% 1172 85% 1755 87% Trung,dài hạn 72,5 7.1% 207 15% 262 13% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng,% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Khoản mục Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng % % % Tổng số 1022 100 1379 100 2017 100 Nguồn từ các TCKT 459,9 45 524 38 685 34 Nguồn từ dân cư 562,1 55 855 62 1332 66 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 8
  10. Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng,% Năm 2105 Năm 2016 Năm 2017 Khoản mục Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng % % % Tổng số 1022 100 1379 100 2017 100 Tiền gửi VNĐ 914,7 89,5 1267 92 1775 88 Tiền gửi ngoại tệ 107,3 10,5 112 8 242 12 (quy đổi VNĐ) (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm, 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng số 1255,5 100 1672 100 1978 100 Trong đó: Ngắn hạn 857,5 68,3 1156,69 69,18 1404,97 71,03 Trung,dài hạn 398 31,7 515,31 30,82 573,03 28,97 Tốc độ tăng trưởng - - - 33,2 - 18,3 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 9
  11. 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.5: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm 2015-2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số mua ngoại tệ 18.6 triệu USD 21.2 triệu USD 25.3 triệu USD Doanh số bán ngoại tệ 19.2 triệu USD 21.5 triệu USD 26.9 triệu USD Tổng doanh số mua bán 37.8 triệu USD 42.7 triệu USD 52.2 triệu USD Lãi/Lỗ thuần từ kd ngoại tệ (Quy đổi VNĐ) 428 triệu đồng 216 triệu đồng 511 triệu đồng (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 2.1.3.4. Hoạt động dịch vụ ngân hàng 2.1.3.5. Hoạt động tiền tệ kho quỹ 2.1.3.6. Hoạt động quản lý nợ có vấn đề và quản trị rủi ro 2.1.3.7. Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị : Tỷ đồng,% Năm 2015 2016 2017 CL 2016/2015 CL 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ A. Nguồn huy động vốn 1022 1379 357 +34,9% 2017 638 46,2% B. Dư nợ cho vay 1255 1672 417 +36,58% 1978 306 18,3% 1. Dư nợ xấu 37.66 88.95 51.29 178.02 89.07 2. Tỷ lệ nợ xấu 3% 5.32% 2.3% +77,3% 9% 3.7% +69,1% C. Kết quả tài chính 1. Tổng thu 568 712 144 +25,3% 928 216 +30,3% 2. Tổng chi 526 651 125 +23,7% 831 180 +27,64% 3. Lợi nhuận 42 61 19 +45,3% 97 59% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 10
  12. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 2.2.1. Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung và dài hạn Bảng 2.7: Cơ cấu vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn của SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị : Tỷ đồng, % So sánh So sánh năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 năm 2015 - 2016 - 2017 2016 Khoản mục Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá Giá Giá Số Số trọng trọng trọng trọng trọng trị trị trị tiền tiền % % % % % Trung dài hạn 72,5 7,1 207 15 262 13 134,5 185,5 55 26,57 Tổng nguồn 1022 100 1379 100 2017 100 357 34,93 638 46,26 vốn huy động (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) Dưới đấy là biểu đồ sự tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn của SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017: Đơn vị tính: Tỷ đồng Biểu đồ 2.1: Sự tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn của SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 – 2017 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 11
  13. 2.2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn huy động trung và dài hạn của SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 – 2017 2.2.2.1. Theo loại tiền Bảng 2.8: Tình hình huy động vốn trung và dài hạn theo loại tiền gửi của SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 -2017 Đơn vị : tỷ đồng, % So sánh So sánh năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 năm 2016 - 2015 -2016 2017 Khoản mục Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá Số trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Số tiền trọng trọng trị tiền % % % % % Tiền gửi 64,89 89,5 190,44 92 230,56 88 125,55 193,5 40,12 21,07 VNĐ Tiền gửi 7,61 10,5 16,56 8 31,44 12 8,95 117,6 14,88 89,86 ngoại tệ Tổng số vốn huy động 72,5 100 207 100 262 100 134,5 185,5 55 26,57 trung, dài hạn (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) Đơn vị tính: tỷ đồng Biểu đồ 2.2: Sự tăng trường huy động vốn theo loại tiền tại SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015 -2017 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 12
  14. 2.2.2.2. Theo hình thức huy động Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn trung và dài hạn theo hình thức huy động tại SHB chi nhánh Hoàn Kiếm giái đoạn 2015 -2017 Đơn vị: Tỷ đồng, % So sánh So sánh 2015 2016 2017 năm 2015 - năm 2016 - Khoản 2016 2017 mục Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá Giá Giá Số Số trọng trọng trọng trọn trọn trị trị trị tiền tiền % % % g% g% Huy động kỳ hạn từ 8,25 11,38 22,56 10,90 26,62 10,16 14,31 173,5 4,06 18 các tổ chức Tiết kiệm dân cư 50,93 70,25 153,5 74,16 196,3 74,94 102,6 201,4 42,8 27,88 trên 12 tháng Trái phiếu trung và 13,32 18,37 30,9 14,94 39,08 14,89 17,58 132 8,18 26,5 dài hạn Tổng số vốn trung 72,5 100 207 100 262 100 134,5 185,5 55 26,57 và dài hạn (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) Bảng 2.10: Lãi suất huy động theo loại tiền Đơn vị : %/ tháng Kì hạn 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng 60 tháng Loại tiền USD 0 0 0 0 0 VND 0,70 0,71 0,75 0,76 0,78 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 13
  15. 2.2.3. Thực trạng chi phí huy động vốn trung và dài hạn Bảng 2.11: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn VND Kỳ hạn USD EUR Dân cư Pháp nhân 12 tháng 0,7%/th 0,7%/th 0%/th 0%/th 24 tháng 0,75%/th 0%/th 0%/th 36 tháng 0,76%/th 0%/th (Nguồn: Bảng lãi suất niêm yết SHB chi nhánh Hoàn Kiếm) Bảng 2.12: Lãi suất và Chi phí huy động vốn trung và dài hạn tại SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng; % 2015/2016 2016/2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Lãi suất TB 8.8% 8.91% - - 8.96% - - Chi phí trả lãi 6,38 18,444 12,064 189 23,475 5,0315 27,3 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015,2016,2017) 2.2.4. Thực trạng cân đối giữa huy động vốn trung và dài hạn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Bảng 2.13: Tính cân đối giữa việc huy động vốn trung và dài hạn và sử dụng vốn tại SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm STT 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 Nguồn vốn huy động trung và dài hạn 72.5 207 262 2 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 89.175 250.47 256.76 3 Hệ số sử dụng vốn(%) (= (2)/(1)) 123% 121% 98% 4 Thừa/thiếu vốn (=(1)-(2)) -16.68 -43.47 5.24 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm, giai đoạn 2015-2017) 14
  16. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.2. Những hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân kháchquan 2.3.3.2. Nguyên nhân chủquan 15
  17. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 3.1.1. Định hướng huy động vốn trung và dài hạn Mục tiêu năm 2018 đến 2022, SHB chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăngtrưởng, chiếm lĩnh thị trưởng: Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực thi chính sách của Đảng, nhà nước và Chính phủ, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. 3.1.2. Những mục tiêu cụ thể Chỉ tiêu đề ra được cụ thể hoá trong bảng sau: Bảng 3.1: Kế hoạch huy động vốn năm 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Nguồn nội tệ Nguồn ngoại tệ Tổng nguồn 5226 1224 Trong đó Tiền gửi không kỳ hạn 1763 580 Tiền gửi có kỳ hạn 24th 129 39 Tiền vay các tổ chức tín dụng 900 Vốn khác >12th 900 (Nguồn: Phòng kế hoạch SHB chi nhánh Hoàn Kiếm) 16
  18. 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 3.2.1. Nâng cao uy tín của ngân hàng 3.2.2. Xây dựng chính sách Marketing ngân hàng, chiến lược khách hàng hợp lý. 3.2.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý 3.2.4. Nâng cao chất lượng các hình thức huy động hiện có 3.2.5. Phát triển các hình thức huy động mới 3.2.6. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ của ngân hàng 3.2.7. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán 3.2.8. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trung, dài hạn 3.2.9. Một số giải pháp khác 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội 17
  19. C- KẾT LUẬN Việc nghiên cứu nguồn vốn của các chỉ có ý nghĩa đối với NHTM mà còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như sự vận động của mọi nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Tới năm 2012, thị trường vốn của Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi làm trung gian các nguồn tài chính và phân bổ vốn tới các khu vực, các dự án đầu tư. Những vấn đề mà ngành lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam đang phải đối đầu, trước hết là sớm mở cửa thị trường do đòi hỏi của quá trình hội nhập. Ngoài ra, khu vực ngân hàng trơng nước sẽ phải chịu cạnh tranh gay gắt trong vòng 5 năm tới. Thêm vào đó sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có thêm vốn. Theo đánh giá chung, sẽ càng khó khăn hơn nếu Việt nam chỉ dựa vào khu vực ngân hàng để tài trợ cho phát triển kinh tế. Điều này nghĩa là nguồn vốn của gân hàng không thể đáp ứng được hết các nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Cùng với khu vực phi ngân hàng khác, thị trường vốn là một sự lựa chọn quan trọng đối với khu vực ngân hàng để huy động tiết kiệm và chuyển tiết kiệm sang cho các ngành không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế mà để có thể tồn tại, cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài trong quá trình hội nhập vì chắc chắn các ngân hàng trong nước sẽ phải chia sẻ thị trường, và thị phần sẽ giảm so với hiện nay. Các ngân hàng nước ngoài họ mạnh cả về vốn lẫn khoa học kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên chúng ta không phải là không có những ưu thế nếu như không muốn nói là nhiều hơn rất nhiều. Điểm mấu chốt ở đây là phải giải quyết được vấn đề nguồn vốn cho các ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn là một đề tài mang tính thiết thực. Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế nói chung, các hoạt động tài chính nói riêng thì các hoạt động của ngân hàng có rất nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về huy động vốn trung và dài hạn là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm tồn tại và phát triển trong 18
  20. môi trường kinh tế thời kỳ mở cửa. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài luận văn này đã hoàn thành được một số nhiệm vụ đặt ra: Hệ thống hóa lý luận về nguồn vốn, công tác huy động vốn trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại và những nhân tố ảnh hưởng. Phân tích thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại SHB Hoàn Kiếm về cả số lượng, cơ cấu, giá cả, v.v.. trong mối quan hệ với công tác sử dụng vốn. Từ đó chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân trong trong công tác huy động vốn trung và dài hạn của SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm. Trên cơ sở đó, luận văn đã nêu ra một số giải pháp mở rộng huy động vốn trung và dài hạn tại SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các kiến nghị đối với Chính phủ. Hy vọng rằng với những giải pháp cơ bản trên, hoạt động huy động vốn trung và dài hạn tại SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm sẽ được cải thiện về quy mô, cơ cấu, kỳ hạn, phục vụ tốt hơn cho công tác sử dụng vốn tại SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm. Vì thời gian có hạn và kiến thức chưa được đầy đủ, luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót , tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2