intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

104
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phát hiện những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính, tìm hiểu nguyên nhân những khó khăn đó, đồng thời thử nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa

Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> Bùi Thị Thu Hằng<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> KHOA TÂM LÝ HỌC<br /> <br /> BÙI THỊ THU HẰNG<br /> <br /> NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP<br /> VỚI GIÁO VIÊN CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH<br /> TRƯỜNG TRUNG HỌC TƯ THỤC KINH TẾ - DU<br /> LỊCH HOA SỮA<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học<br /> Mã số: 60.31.80<br /> Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Phạm Thành Nghị<br /> <br /> Hà nội, 2008<br /> 1<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> Bùi Thị Thu Hằng<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội, vấn đề con người và quan<br /> hệ con người có ý nghĩa quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động và hình<br /> thành nhân cách.<br /> Con người quan hệ với nhau qua hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là một<br /> dạng hoạt động đặc thù của con người, có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống xã<br /> hội, là phương tiện có ý nghĩa quan trọng nhất để con người trao đổi thông tin,<br /> tình cảm, hợp tác và tiến hành các loại hoạt động. Có thể nói trong hoạt động<br /> giao tiếp, giao tiếp là điều kiện để cả xã hội loài người tồn tại và phát triển; Bởi<br /> vì giao tiếp là phương thức tồn tại của cá nhân và cả xã hội loài người. Sự<br /> phong phú trong đời sống tâm lý mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự phong phú các<br /> mối quan hệ quan hệ của họ. Các quan hệ này không phải tự nhiên mà có mà<br /> phải được xác lập lên, hơn nữa một khi đã được xác lập thì không phải mặc<br /> nhiên chúng cứ thế tồn tại mà phải vận hành, điều khiển làm phong phú thêm<br /> lên. Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng B.P.Lômôv cho rằng: “Khi chúng ta<br /> nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở<br /> sự phân tích xem nó làm cái gì và làm như thế nào? mà còn phải nghiên cứu<br /> xem nó giao tiếp với ai? và như thế nào?” [23;56]<br /> Như vậy, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của<br /> mỗi cá nhân và cả xã hội, là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách.<br /> Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá<br /> xã hội, chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” làm thành bản chất<br /> con người; Đồng thời thông qua giao tiếp, con người góp tài lực của mình vào<br /> kho tàng chung của nhân loại, nhờ vậy lịch sử của loài người được tiếp nối.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> Bùi Thị Thu Hằng<br /> <br /> Tuy nhiên, không phải bao giờ quá trình giao tiếp cũng diễn ra một cách<br /> suôn sẻ, thuận chiều giữa các chủ thể mà trong mối quan hệ đó thường xuyên<br /> xảy ra những khó khăn tâm lý nhất định làm cản trở quá trình giao tiếp. Vì vậy,<br /> để nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp chúng ta cần tìm cách khắc phục<br /> những khó khăn đó.<br /> Trong trường học luôn tồn tại mối quan hệ thầy và trò - đây là mối quan<br /> hệ giữa thế hệ trước và thế hệ sau; Thế hệ trước truyền đạt những kinh nghiệm<br /> mọi mặt cho thế hệ sau bước vào cuộc sống, vào hoạt động sống và hoạt động<br /> nghề nghiệp.<br /> Giao tiếp sư phạm là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến<br /> chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Thực tế cho thấy trong các nhà trường<br /> mối quan hệ này không phải bao giờ cũng diễn ra thuận lợi, đặc biệt ở những<br /> học sinh khuyết tật và khuyết tật các cơ quan nhận và phát thông tin thì những<br /> mối quan hệ giao tiếp này có phần khó khăn hơn nhiều.<br /> Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa là nơi đào tạo nghề<br /> cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt như: Con liệt sỹ, con<br /> thương binh, con các gia đình khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật (trong đó có<br /> trẻ khiếm thính). Do học sinh khiếm thính khó có thể nghe và nói được vì vậy<br /> trong giao tiếp với bạn, với thầy cô giáo các em còn gặp rất nhiều khó khăn.<br /> Đây là yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ, đến kết quả học tập, rèn<br /> luyện và làm việc của các em.<br /> Việc tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của<br /> học sinh khiếm thính, tìm ra nguyên nhân và thử nghiệm các biện pháp hạn chế<br /> những khó khăn tâm lý là việc làm cần thiết và cấp bách giúp trẻ khiếm thính<br /> vượt qua khó khăn tâm lý trong giao tiếp.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> Bùi Thị Thu Hằng<br /> <br /> Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:<br /> “Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm<br /> thính Trường Trung học Tư thục Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Phát hiện những khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học<br /> sinh khiếm thính, tìm hiểu nguyên nhân những khó khăn đó, đồng thời thử<br /> nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn này.<br /> 3. Khách thể nghiên cứu<br /> Khách thể chính: 48 học sinh khiếm thính Trường Trung học Tư thục<br /> Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, đồng thời nghiên cứu trên 48 học sinh bình thường<br /> của trường để có kết quả so sánh, đối chiếu với học sinh khiếm thính.<br /> 4. Giả thuyết nghiên cứu<br /> Trong giao tiếp với giáo viên, học sinh khiếm thính gặp khó khăn tâm lý<br /> trên cả 3 mặt: Nhận thức, xúc cảm-tình cảm và hành vi ứng xử; Những khó khăn<br /> đó ảnh hưởng đến mối quan hệ và hiệu quả giao tiếp của học sinh. Nếu giúp học<br /> sinh khiếm thính khắc phục được những khó khăn tâm lý đó thì sẽ tăng được<br /> hiệu quả giao tiếp.<br /> 5. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải quyết các<br /> nhiệm vụ sau:<br /> 1. Phân tích một số vấn đề lí luận và làm sáng tỏ một số khái niệm quan<br /> trọng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài (Giao tiếp, phương tiện giao tiếp, giao<br /> tiếp sư phạm, khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ảnh hưởng của khó khăn tâm lý<br /> đến hiệu quả giao tiếp…).<br /> 2. Phát hiện thực trạng một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo<br /> viên của học sinh khiếm thính và nguyên nhân nảy sinh các khó khăn đó.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ<br /> <br /> Bùi Thị Thu Hằng<br /> <br /> 3. Thử nghiệm biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn tâm lý trong<br /> giao tiếp với giáo viên của học sinh khiếm thính.<br /> 6. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận<br /> 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi<br /> Xây dựng 3 bảng hỏi cho giáo viên, học sinh khiếm thính và học sinh<br /> thường.<br /> 6.2.2. Phương pháp quan sát<br /> Dự một số giờ học văn hóa và học nghề (gồm cả học lý thuyết và thực<br /> hành), quan sát việc giao tiếp của giáo viên với học sinh trong các giờ dạy, giờ<br /> ra chơi để thấy được khó khăn tâm lý của học sinh trong giao tiếp với giáo viên.<br /> Quan sát giao tiếp của học sinh khiếm thính với các cán bộ quản lí, cán bộ<br /> tâm lý, nhân viên y tế... trong các giờ sinh hoạt cá nhân như: Giờ ăn, giờ học bài<br /> tại nội trú, giờ vui chơi, giờ sinh hoạt ngoại khoá…. Do học sinh khiếm thính<br /> chủ yếu sống ở nội trú trong trường dưới sự quản lí của tổ Quản lí nội trú sau<br /> giờ các em lên lớp, vì vậy việc quan sát cũng sẽ cung cấp rất nhiều thông tin cần<br /> thiết cho đề tài nghiên cứu.<br /> 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu<br /> Với học sinh: Trao đổi với một số học sinh khiếm thính, học sinh bình<br /> thường để thấy được ý kiến chủ quan và khách quan của các em về những khó<br /> khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên.<br /> Với giáo viên: Trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lí,<br /> cán bộ tâm lý để tham khảo ý kiến nhận xét của họ về những khó khăn tâm lý<br /> trong giao tiếp của học sinh khiếm thính.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2