intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài "Phân tích thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" là phân tích thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân và hạn chế bất bình đẳng xã hội trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ NGỌC LAN PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ Mã số: 8310107 Đà Nẵng - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Lê Diên Tuấn Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hương Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ (ghi ngành của học vị được công nhận) họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Nam sau 25 năm tái lập tỉnh, kinh tế xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và đời sống của mọi tầng lớp dân cư không ngừng được nâng cao. Quá trình này đã kéo theo những biến động về cơ cấu xã hội, trong đó có sự phân hoá giàu nghèo Thu nhập của hộ gia đình là một trong các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của một địa phương hay một quốc gia, nó đánh giá việc thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng, góp phần đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu kinh tế xã hội. Việc nghiên cứu, đánh giá mức thu nhập của người dân là vấn đề rất cần được xem xét, từ đó đưa ra những kết luận và hàm ý chính sách để các nhà hoạch định chính sách thấy nhận định cần phải ra chính sách nào cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Đây là lý do để lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Đề tài này sẽ trình bày về thu nhập bình quân đầu người tại Quảng Nam trên những mặt lý luận, thực trạng giai đoạn 2010-2020. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân và hạn chế bất bình đẳng xã hội trên địa bàn tỉnh. 3. Đối tƣợng và pham vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình.
  4. 2 - Pham vi nghiên cứu: Hộ gia đình ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp phân tích hồi qui (hồi quy đa biến). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tổng quan được thu nhập hộ gia đình và phân hóa giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2020; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình; Đề xuất được các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình và giảm khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung luận văn kết cấu thành 3 chương có nội dung như sau: Chương 1: Lý luận chung về thu nhập và phương pháp phân tích thu nhập của hộ gia đình Chương 2: Phân tích thực trạng thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2020 Chương 3: Kết quả phân tích và hàm ý chính sách
  5. 3 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NHẬP VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm thu nhập và các yếu tố cấu thành thu nhập của hộ gia đình 1.1.1. Khái niệm hộ gia đình Hộ gia đình trong phân tích thu nhập ở nghiên cứu này được hiểu là một người hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quĩ thu chi. Thành viên hộ gia đình là những người cùng ăn, ở chung trong 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có cùng chung quỹ thu chi. 1.1.2. Khái niệm thu nhập Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.”[8] 1.1.3. Các yếu tố cấu thành thu nhập Thu nhập của hộ gia đình đƣợc tạo nên từ các yếu tố sau: - Thu nhập từ tiền công, tiền lương; - Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); - Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); - Các khoản thu khác. Thu nhập của cá nhân đƣợc hƣởng tiền công, tiền lƣơng bao gồm các khoản:
  6. 4 - Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương được trả bằng tiền hay hiện vật; - Bảo hiểm xã hội trả thay lương; - Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1.4. Thu nhập bình quân nhân khẩu Công thức tính: TNBQ 1 người 1 tháng = 1.2. Những phân tổ thƣờng dùng trong nghiên cứu thu nhập Theo mục đích của đề tài này nghiên cứu đánh giá về thu nhập của hộ gia đình và các thành viên trong hộ nên thu nhập được phân tổ thành nhóm như sau: - Thu nhập của khu vực thành thị, nông thôn - Thu nhập theo giới tính của chủ hộ - Thu nhập theo dân tộc của chủ hộ - Thu nhập chia theo 5 nhóm: thu nhập được sắp xếp từ thấp đến cao và chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 20% dân số cộng dồn. - Thu nhập theo ngành sản xuất chính của hộ - Thu nhập theo nguồn thu - Thu nhập theo số người hoạt động kinh tế - Thu nhập chia theo nghề nghiệp - Thu nhập chia theo nhóm tuổi
  7. 5 1.3. Một số nhân tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình và của các thành viên 1.3.1. Về địa lý Thu nhập của hộ gia đình cao hay thấp tùy thuộc vào khu vực địa lý mà hộ đang sinh sống là thành thị hay nông thôn. 1.3.2. Về quy mô hộ Quy mô hộ thể hiện số người hiện đang là thành viên của hộ. Quy mô hộ lớn đồng nghĩa với số người phụ thuộc trong hộ cao, số người phụ thuộc trong hộ là số trẻ em dưới 16 tuổi và những người trên 60 tuổi. 1.3.3. Về trình độ học vấn Trình độ học vấn cao hay thấp, có được đào tạo chuyên môn kỹ thuật hay không có chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khả năng tạo ra thu nhập cho gia đình. 1.3.4. Về độ tuổi chủ hộ Độ tuổi là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lao động. Chủ hộ là người trụ cột quyết định trong gia đình, vì thế độ tuổi của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của gia đình. 1.3.5. Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của hộ Thu nhập chủ yếu của hộ gia đình được tạo nên từ những hoạt động sản xuất kinh doanh do hộ đứng ra tổ chức và từ các thành viên trong hộ. Thông thường những hộ có thu nhập thấp làm chủ yếu ở ngành nông lâm thủy sản. 1.3.6. Một số nhân tố khác Thu nhập của hộ gia đình được hình thành từ các cá nhân trong hộ và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau do đó nó sẽ chịu sự tác động của
  8. 6 nhiều nhân tố khác nhau như: Độ tuổi làm việc, số giờ làm việc, thâm niên làm việc, Ngành nghề hoạt động, môi trường làm việc... [1,3] 1.4. Phân nhóm thu nhập và phân hoá giàu nghèo giữa các hộ gia đình 1.4.1. Phân nhóm thu nhập TNBQ được chia thành 5 nhóm bằng nhau về mặt số lượng. Nhóm 1 sẽ là nhóm gồm 1 5 số người có TNBQ thấp nhất; nhóm 5 sẽ là nhóm gồm 1 5 số người có TNBQ cao nhất; những nhóm khác gồm những người có mức TNBQ nằm giữa nhóm 1 và nhóm 5. 1.4.2. Phân hoá giàu nghèo giữa các hộ gia đình Phân hóa giàu nghèo là phân tầng xã hội về mặt kinh tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu tầng đỉnh, nhóm nghèo tầng đáy. Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập và mức sống. Để đánh giá, phân tích sự phân hoá giàu nghèo, các tổ chức quốc tế và nhiều nước sử dụng các chỉ tiêu để đo lường như: chênh lệch khoảng cách giữa nhóm giàu nhất với nhóm nghèo nhất, tỷ trọng tổng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất, hệ số GINI. Hệ số GINI bằng 0 là tiến đến sự bình đẳng; Hệ số GINI càng tiến dần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn và bằng 1 khi có sự bất bình đẳng tuyệt đối. 1.4.3. Tác động của phân hóa giàu nghèo đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 1.5. Các phƣơng pháp phân tích thu nhập của hộ gia đình 1.5.1. Phân tích sự biến động thu nhập của hộ gia đình Trong phân tích sự biến động thu nhập của hộ gia đình đã sử dụng phương pháp dãy số thời gian.
  9. 7 1.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình 1.5.2.1.Phương pháp thống kê mô tả 1.5.2.2. Phương pháp phân tích hồi qui (hồi qui bội). * Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến tổng thể có dạng: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + ... + βkXki + ui Trong đó: - Yi là giá trị biến phụ thuộc ứng với quan sát i - X1i , X2i , ... Xki, là giá trị biến độc lập ứng với quan sát i - β0 là hệ số chặn - β1, β2, ... βk, là hệ số hồi quy - ui là sai số ngẫu nhiên Mô hình hồi quy tuyến tính mẫu đa biến có dạng: Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + ... + kXki + ei Trong đó: - 0 là hệ số chặn - 1, 2, ... k là các ước lượng điểm của β1 , β2, ... βk, - ei là ước lượng điểm của ui hay còn gọi là phần dư
  10. 8 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Quảng Nam nằm ở toạ độ 15013/ - 16012/ vĩ độ Bắc và 107013/ - 108044/ kinh độ Đông; giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế về phía Bắc, giáp Tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum về phía Nam, giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây và giáp Biển Đông về phía Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.574,74 km2. 2.1.2. Về phát triển kinh tế Kinh tế phát triển toàn diện, đạt được nhiều kết quả quan trọng, quy mô, tiềm lực nền kinh tế tiếp tục được tăng lên. Bình quân 10 năm, giai đoạn 2010-2020 GRDP Quảng Nam tăng khoảng 7,89%/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,35%, ngành công nghiệp tăng 12,74%, ngành dịch vụ tăng 5,87%. 2.1.3. Một số lĩnh vực về văn hóa xã hội Hình 2.1: Qui mô GRDP và tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2010-2020
  11. 9 2.1.3. Một số lĩnh vực về văn hóa xã hội Các lĩnh vực văn hóa xã hội đã có nhiều thay đổi tích cực, sự nghiệp giáo dục, y tế và văn hóa ngày càng được quan tâm góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân và sự tiến bộ xã hội của tỉnh trong những năm qua. 2.2. Khái quát về khảo sát mức sống hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010-2020 Từ năm 2000 đến nay, cuộc khảo sát này được tiến hành 2 năm một lần (vào những năm chẵn). Do yêu cầu thông tin của cấp tỉnh nên mẫu của cuộc điều tra mức sống hộ gia đình trên cả nước qua các năm được thiết kế khá lớn để đảm bảo việc suy rộng kết quả điều tra đến cấp tỉnh. 2.3. Phân tích thực trạng thu nhập của hộ gia đình ở Tỉnh Quảng Nam 2.3.1. Phân tích qui mô thu nhập của hộ gia đình ở Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2020 Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm Thu nhập bình quân Chỉ số phát triển Năm (1000 đồng) (%) 2010 935 134,78 2012 1.376 147,17 2014 1.784 129,65 2016 2.187 122,59 2018 2.906 132,88 Sơ bộ 2020 3.555 111,37 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK
  12. 10 2.3.1.1. Phân tích thu nhập theo khu vực địa lý thành thị, nông thôn Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời theo thành thị, nông thôn 2010 - 2020 ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Năm Nông Chung Thành thị thành thị/nông thôn thôn (lần) 2010 935 1.284 848 1,5 2012 1.376 1.830 1.251 1,5 2014 1.784 2.188 1.643 1,3 2016 2.187 2.939 1.928 1,5 2018 2.906 3.727 2.631 1,4 Sơ bộ 2020 3.555 4.157 3.356 1,2 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK 2.3.1.2. Phân tích thu nhập bình quân theo giới tính của chủ hộ Bảng 2.3: Thu nhập bình quân theo giới tính của chủ hộ ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chung Chủ hộ nam Chủ hộ nữ chủ hộ nam-nữ 2010 935 937 929 8 2012 1.376 1.392 1.317 75 2014 1.784 1.796 1.734 62 2016 2.187 2.259 2.181 78 2018 2.906 3.007 2.891 116 Sơ bộ 2020 3.555 3.704 3.497 207 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK
  13. 11 2.3.1.3. Phân tích thu nhập bình quân theo dân tộc của chủ hộ Bảng 2.4: Thu nhập bình quân theo thành phần dân tộc của chủ hộ ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Kinh Chung Kinh Thiểu số thiểu số (lần) 2010 935 994 525 1,89 2012 1.376 1.683 627 2,68 2014 1.784 1.950 873 2,23 2016 2.187 2.485 1.019 2,44 2018 2.906 3.295 1.371 2,40 Sơ bộ 2020 3.555 4.021 1.715 2,34 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK 2.3.1.4. Phân tích thu nhập bình quân theo ngành sản xuất chính của hộ Bảng 2.5: Thu nhập bình quân theo ngành sản xuất chính của hộ ĐVT: 1000 đồng Nông Lâm Thủy Công Xây Thương Dịch Khác nghiệp nghiệp sản nghiệp dựng nghiệp vụ 2010 641 862 867 1.082 1.264 1.150 1.418 641 2012 1.029 1.538 1.486 2.060 1.823 1.793 2.026 1.029 2014 1.213 1.215 1.976 2.192 1.495 2.224 2.610 1.213 2016 1.342 1.229 2.376 2.744 2.031 2.892 3.210 1.342 2018 1.468 1.302 2.951 3.786 3.276 3.846 4.406 1.468 Sơ bộ 1.694 1.623 3.514 4.772 3.797 4.828 4.892 1.694 2020 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK
  14. 12 2.3.1.5. Phân tích thu nhập bình quân theo số người hoạt động kinh tế trong hộ Bảng 3.6: Thu nhập theo số ngƣời hoạt động kinh tế ĐVT: 1000 đồng 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Hộ 0 người 856 1.068 1.460 1.546 1.876 3.293 Hộ 1 người 870 1.235 1.646 1.678 1.989 3.672 Hộ 2 người 869 1.502 1.766 2.186 2.773 3.665 Hộ 3 người 901 1.734 1.805 2.251 2.953 3.544 Hộ 4 người 1.107 1.379 1.918 2.614 3.481 3.971 Hộ 5 người + 1.128 1.664 1.893 3.140 3.218 3.518 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK 2.3.1.6. Phân tích thu nhập bình quân theo nghề nghiệp làm thuê, làm công của người làm thuê Bảng 2.7: Thu nhập bình quân theo nghề nghiệp làm thuê, làm công ĐVT: 1000 đồng 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Lãnh đạo trong các ngành, các 3.081 5.316 7.938 9.483 12.560 cấp 4.574 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 3.008 4.374 5.212 5.955 7.343 9.769 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 2.633 3.602 4.665 5.175 5.652 7.344 Nhân viên văn phòng 1.711 2.903 3.014 3.858 5.395 6.786 Nhân viên dịch vụ 1.607 2.386 2.835 3.788 4.252 5.921 Lao động có kỹ thuật trong NLT 1.039 3.764 2.192 2.266 2.828 3.433 Thợ thủ công có kỹ thuật 1.632 2.727 3.224 3.873 5.062 6.918 Thợ có kỹ thuật lắp ráp, vận hành 2.445 3.224 4.229 4.844 6.565 8.021 Lao động giản đơn 1.116 1.531 2.237 2.231 2.312 3.573 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK
  15. 13 2.3.1.7. Phân tích thu nhập bình quân của nhóm tuổi của người làm thuê Bảng 2.8: Thu nhập của ngƣời làm thuê làm công chia theo nhóm tuổi ĐVT: 1000 đồng 2010 2012 2014 2016 2018 2020 15-19 910 2.729 2.024 2.082 1.924 2.176 20-24 1.530 2.605 2.927 2.976 4.356 4.675 25-29 1.818 3.903 3.352 3.690 5.431 5.463 30-34 1.943 2.887 3.797 4.407 4.718 5.876 35-39 1.910 3.418 3.695 4.244 4.755 5.727 40-44 2.020 3.483 3.341 3.834 4.618 5.615 45-49 2.018 2.955 3.396 4.159 5.063 5.684 50-54 1.987 2.832 3.840 5.105 4.447 5.052 55-59 1.591 1.781 3.634 4.248 5.365 5.528 60+ 880 1.822 1.597 3.254 3.878 4.239 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK 2.3.2. Phân tích cơ cấu thu nhập Phân tích qui mô và cơ cấu thu nhập BQĐN hộ gia đình theo nguồn thu giai đoạn 2010-2020 Bảng 2.9: Thu nhập hộ gia đình theo nguồn thu giai đoạn 2010-2020 ĐVT: 1000 đồng 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Tổng số 935 1.376 1.785 2.187 2.905 3.555 Tiền lương, tiền công 374 668 886 1.038 1.523 1.932 Nông, lâm, thủy sản 227 265 337 326 338 481 Ngành nghề phi NLTS 220 316 379 582 744 835 Các khoản thu khác 114 127 183 241 300 308 Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình 2010-2020, TCTK
  16. 14 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập bình quân đề tài xây dựng và sử dụng mô hồi quy tuyến tính đa biến. 2.4.1. Thống kê mô tả mẫu Với số lượng mẫu đưa vào nghiên cứu n = 795 có 585 hộ thuộc khu vực nông thôn (chiếm 73,6%), 210 hộ thuộc khu vực thành thị (chiếm 26,4%). Giới tính của chủ hộ gồm 256 hộ có chủ hộ là nữ (chiếm 32,2%), chủ hộ là nam có 539 hộ (chiếm 67,8%). Dân tộc chủ hộ gồm 727 hộ là dân tộc kinh (chiếm 91,4%), dân tộc khác 86 hộ (chiếm 8,6%). Diện tích đất trung bình của hộ là 520m2, có 711 hộ không có diện tích đất (chiếm 89,4%), 1 hộ có diện tích đất nhiều nhất là 45.450m2. Thống kê tổng số người trong hộ: Số người trung bình trong hộ là 3,58 người, gồm 221 hộ 4 người (chiếm 27,8%), 145 hộ có 3 người (chiêm 18,2%), 137 hộ có 2 người (chiếm 17,2%), 106 hộ có 5 người (chiếm 13,3%), phần trăm còn lại chia cho quy mô hộ gia đình khác nhau, cụ thể trong đồ thị thống kê số người trong hộ dưới đây: Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 52 tuổi, độ tuổi cao nhất của chủ hộ được khảo sát là 101 tuổi, độ tuổi thấp nhất là 19 tuổi. Đa số đối tượng được hỏi nằm trong độ tuổi lao động chiếm 69,6%, còn lại là người ngoài độ tuổi lao động chiếm 30,3%. Về bằng cấp chủ hộ: Chủ hộ có bằng tiểu học có 225 hộ (chiếm 28,3%), trung học cơ sở 185 hộ (chiếm 23,3%), chưa qua đào tạo 182 hộ (22,9%), phần trăm còn lại ở các trình độ từ sơ cấp đến cao học
  17. 15 2.4.2. Xây dựng mô hình Khu vực thành thị, nông thôn Giới tính của chủ hộ Quy mô hộ Dân tộc của chủ hộ Diện tích đất sản xuất hộ đang canh tác Tiết kiệm ngân hàng THU NHẬP Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi trong hộ BÌNH Tỷ lệ người già trên 60 tuổi trong QUÂN hộ ĐẦU NGƯỜI Tỷ lệ người không tham gia nông nghiệp Tuổi của chủ hộ Trình độ giáo dục trung bình của hộ Trình độ chuyên môn của chủ hộ hộ Loại hình kinh tế chủ hộ Số người có việc làm Số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ
  18. 16 + Biến phụ thuộc: Biến TNBQ là biến chỉ thu nhập bình quân đầu người của hộ hằng tháng (đơn vị tính: nghìn đồng), sử dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. + Các biến độc lập dự kiến đƣa vào mô hình: Dấu kì Đơn Kí hiệu Định nghĩa biến Căn cứ chọn biến vọng vị tính (1) Biến giả thành thị, nông thôn. Có giá trị 1 nếu hộ sinh Đinh Phi Hổ và DIALY + sống ở khu vực thành thị, 0 Đông Đức, 2015 nếu hộ ở nông thôn. Giới tính chủ hộ, có giá trị 1 Đinh Phi Hổ và GIOITINH nếu chủ hộ là nam và 0 nếu +/- Đông Đức, 2015 chủ hộ là nữ. Quy mô hộ bao gồm tất cả Đinh Phi Hổ và QUYMO người - nhân khẩu của hộ. Đông Đức, 2015 Biến giả dân tộc, có giá trị 1 Đinh Phi Hổ và DANTOC nếu chủ hộ là dân tộc Kinh + Đông Đức, 2015 và 0 nếu là dân tộc khác. Diện tích đất sản xuất hộ Đinh Phi Hổ và DIENTICH m2 + đang canh tác Đông Đức, 2015 Biến giả về tiết kiệm, có giá Đinh Phi Hổ và TIETKIEMNH trị 1 nếu hộ có gửi tiết kiệm, + Đông Đức, 2015 0 nếu hộ không gửi Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi Đinh Phi Hổ và TYLETE - trong hộ Đông Đức, 2015 Tỷ lệ người già trên 60 tuổi Đinh Phi Hổ và TYLENG - trong hộ Đông Đức, 2015 Tỷ lệ người không tham gia Đinh Phi Hổ và TYLEPHINN + nông nghiệp Đông Đức, 2015 Đinh Phi Hổ và TUOI Tuổi của chủ hộ tuổi + Đông Đức, 2015
  19. 17 Trình độ giáo dục trung bình Đinh Phi Hổ và TDTBHO lớp + của hộ. Đông Đức, 2015 Trình độ chuyên môn của TRINHDOCM Tống Quốc Bảo, 2015 + chủ hộ Loại hình kinh tế chủ hộ. Biến giả biểu thị loại hình kinh tế của nơi chủ hộ đang LHKT Tống Quốc Bảo, 2015 + làm trong khu vực cá thể hay khu vực khác(Kinh tế cá thể = 1; loại hình khác = 0) Nguyễn Khánh Doanh, Nguyễn Thị Gấm, La SNCOVIECLAM Số người có việc làm người + Thị Thùy Lê, Mai Thùy Dung, 2014 Số hoạt động tạo ra thu nhập, nhận giá trị SOHDKT tương ứng với số hoạt động Võ Thành Khởi, 2015 + tạo ra thu nhập của hộ gia đình. 1 : + là kì vọng tăng, - là kì vọng giảm - Xác định mô hình Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến tổng thể có dạng: TNBQ i = β0 + β1DIALYi + β2GIOITINHi + β3QUYMOi + β4DANTOCi + β5DIENTICHi + β6TIETKIEMi + β7TYLETEi + β8TYLENGi + β9TYLEPHINNi + β10TUOIi + β11TDTBHOi + β12TRINHDOCMi + β13LHKTi + β14SNCOVIECLAMi + β15SOHDKTi + ui Mô hình hồi quy tuyến tính mẫu đa biến có dạng: ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ TNBQi =  0 +  1 DIALYi +  2 GIOITINHi +  3 QUYMOi +  4 DANTOCi + ˆ  5 DIENTICHi + ˆ  6 TIETKIEMi + ˆ  7 TYLETEi + ˆ  8 TYLENGi ˆ +  9 TYLEPHINNi ˆ + 10 TUOIi + ˆ + 10 TDTBHOi ˆ + 10 TRINHDOCMi ˆ + 13 LHKTi ˆ ˆ + 10 SNCVIECLAMi + 10 SHDKTi +e i ˆ ˆ Trong đó:  0 là hệ số chặn ;  i là hệ số hồi quy
  20. 18 2.4.3. Phân tích hồi qui 2.4.3.1. Phân tích tương quan các biến Kết quả phân tích tương quan cho thấy các biến Giới tính chủ hộ, Diện tích đất, Tuổi chủ hộ, Loại hình kinh tế chủ hộ, Số người có việc làm và Số hoạt động kinh tế của hộ không có ý nghĩa thống kê khi xét đến mối tương quan với biến Thu nhập bình quân đầu người. Các biến độc lập Địa lý, Tổng số người trong hộ, Dân tộc chủ hộ, Tiết kiệm ngân hàng, Tỷ lệ trẻ em trong hộ, Tỷ lệ người già trong hộ Tỷ lệ người không tham gia nông nghiệp, Trình độ văn hóa trung bình hộ và Bằng cấp chủ hộ có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người. 2.4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội: a. Kiểm định độ phù hợp của mô hình b. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến c. Kiểm định tự tương quan: d. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0