intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

163
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích, đánh giá đúng mục đích thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, hộ chính sách tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình chỉ rõ những tồn tại và tìm ra nguyên nhân. Đề xuất giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình

Đề tài<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> : Thực trạng và Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> Học viên<br /> <br /> Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình<br /> : Quản trị kinh doanh<br /> : Nguyễn Đinh Hoàng<br /> <br /> Khóa<br /> Người hướng dẫn<br /> <br /> : 2010-2012<br /> : TS. Đặng Vũ Tùng<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài:<br /> Hòa bình là một tỉnh miền núi phía bắc có diện tích 4.662,5 km², dân số trên 83 vạn<br /> người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống. Tuy những năm gần đây tỉnh Hòa Bình có bước phát<br /> triển mạnh về kinh tế với tốc độ ở mức 12 - 13%/năm, song với điểm xuất phát thấp, đến nay<br /> Hòa Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế.<br /> Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg<br /> thành lập NHCSXH Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo.<br /> Cùng với hệ thống NHCSXH Việt Nam, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa bình được thành lập<br /> nhằm thực hiện mục tiêu chung của hệ thống và của Chính phủ. NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã<br /> có đóng góp tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh,<br /> được tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao và được nhân dân các dân tộc trong tỉnh đón nhận và<br /> ủng hộ tích cực. Tuy nhiên tín dụng xóa đói giảm nghèo của NHCSXH tỉnh Hòa Bình còn<br /> những hạn chế về tổ chức và chất lượng. Từ thực tiễn trên tác giả chọn đề tài "Thực trạng và<br /> giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình" làm<br /> đề tài nghiên cứu của luận văn.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:<br /> - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích, đánh giá đúng mục đích thực trạng<br /> chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, hộ chính sách tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình chỉ rõ<br /> những tồn tại và tìm ra nguyên nhân. Đề xuất giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm củng cố<br /> nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của<br /> NHCSXH tỉnh Hòa Bình.<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa<br /> Bình, mà cụ thể là hoạt động cho vay hộ nghèo, hộ chính sách theo các Quyết định của<br /> Chính phủ.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu,<br /> phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp tổng<br /> hợp, thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, bảng biểu trình bày trong luận văn.<br /> <br /> 4. Cấu trúc của luận văn:<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn<br /> được chia là 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội<br /> Chương 2: Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa<br /> Bình<br /> Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính<br /> sách xã hội tỉnh Hòa Bình<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng Ngân<br /> hàng Chính sách xã họi nói riêng, tác giả đã tập trung nghiên cứu đánh giá những thực trạng<br /> công tác tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình. Từ những kết quả thu được bằng những luận<br /> cứ mang tính thực tế và có cơ sở khoa học, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể, khi<br /> thực hiện sẽ nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình. Các giải pháp là:<br /> - Hoàn thiện mạng lưới hoạt động của NHCSXH tỉnh Hòa Bình.<br /> - Thực hiện công khai - xã hội hóa hoạt động NHCSXH.<br /> - Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát.<br /> - Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.<br /> - Đẩy mạnh công tác đào tạo.<br /> - Gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ đầu tư.<br /> 5. Kết luận:<br /> Luận văn đề cập đến:<br /> Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về NHCSXH, tín dụng<br /> và chất lượng trong cho vay xóa đói giảm nghèo. Đây chính là cơ sở nghiên cứu đánh giá<br /> thực trạng chất lượng tín dụng của NHCSXH tỉnh Hòa Bình trong chương 2.<br /> Thứ hai, phân tích đánh giá đúng mức thực trạng chất lượng tín dụng của NHCSXH<br /> tỉnh Hòa Bình không chỉ ở những kết quả đạt được trong 3 năm từ 2009 đến 2011, mà còn<br /> chỉ rõ những hạn chế về chất lượng tín dụng chính sách ưu đãi, là những bất cập cần giải<br /> quyết trong chương 3.<br /> Thứ ba, hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH. Hệ<br /> thống giải pháp dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn và một số kiến nghị với Chính phủ,<br /> NHCSXH Việt Nam, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và NHCSXH tỉnh Hòa<br /> Bình.<br /> Tuy nhiên, đây là một vấn đề rộng lớn, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài.<br /> Trong khi đó, việc thu thập tài liệu liên quan, trình độ và khả năng nghiên cứu của tác giả<br /> còn hạn chế. Vì vậy, những vấn đề nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung ở một số khía cạnh<br /> và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến tham gia đóng góp<br /> của thầy cô giáo và những người quan tâm tới lĩnh vực này để tác giả tiếp tục tu chỉnh và<br /> hoàn thiện đề tài nghiên cứu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2