intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tích hợp tri thức sử dụng các kỹ thuật tranh cãi

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luận văn này tác giả đề ra một cách tiếp cận mới cho việc tích hợp tri thức nhằm khắc phục những hạn chế của các tiếp cận hiện có. Ý tưởng chính của tiếp cận này như sau: Để đạt được thỏa thuận giữa các bên, ta sẽ để cho các bên tranh luận với nhau, tức là các bên sẽ dùng lý lẽ, lập luận để bảo vệ cho các đòi hỏi của mình đồng thời phản bác lại các đòi hỏi của đối phương, bên nào có nhiều chứng cứ, lập luận tốt hơn thì bên đó sẽ giành được nhiều lợi ích hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tích hợp tri thức sử dụng các kỹ thuật tranh cãi

LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi xin cam đoan luận văn “Tích hợp tri thức sử dụng các kỹ<br /> thuật tranh cãi" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,<br /> kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi đã<br /> trích dẫn đầy đủ các tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu liên<br /> quan. Ngoại trừ các tài liệu tham khảo này, luận văn hoàn toàn là công<br /> việc của riêng tôi.<br /> Luận văn được hoàn thành trong thời gian tôi là học viên tại Khoa<br /> Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia<br /> Hà Nội.<br /> Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016<br /> Học viên<br /> <br /> Nguyễn Trần Vân<br /> <br /> i<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN .................................................................................. i<br /> MỞ ĐẦU ............................................................................................. iv<br /> Chương 1. Tổng quan về logic và tích hợp tri thức .............................. 1<br /> 1.1. Tổng quan về logic ....................................................... 1<br /> 1.1.1.<br /> Logic cổ điển ............................................................ 1<br /> 1.1.2.<br /> Logic khả năng ......................................................... 2<br /> 1.2. Tổng quan về tích hợp tri thức...................................... 3<br /> 1.2.1.<br /> Biểu diễn tri thức ...................................................... 3<br /> 1.2.2.<br /> Duyệt tri thức ............................................................ 6<br /> 1.2.2.1.<br /> Mô hình AGM ...................................................... 6<br /> 1.2.2.1.1. Bộ định đề AGM cho duyệt tri thức ..................... 6<br /> 1.2.2.1.2. Bộ định đề AGM cho loại bỏ tri thức ................... 7<br /> 1.2.2.2.<br /> Hàm lựa chọn........................................................ 7<br /> 1.2.2.3.<br /> Cố thủ tri thức ....................................................... 7<br /> 1.2.2.4.<br /> Hệ thống các khối cầu tri thức .............................. 7<br /> 1.2.3.<br /> Tích hợp tri thức ....................................................... 8<br /> 1.2.3.1.<br /> Một mô hình cho tích hợp với ràng buộc toàn vẹn<br /> 8<br /> 1.2.3.2.<br /> Tích hợp ở mức cú pháp ....................................... 9<br /> 1.2.3.3.<br /> Phương pháp dựa trên khoảng cách .................... 10<br /> Chương 2. Mô hình tranh luận ........................................................... 12<br /> 2.1. Sự chấp nhận của tranh luận ....................................... 12<br /> 2.1.1.<br /> Mô hình tranh luận ................................................. 12<br /> 2.1.2.<br /> Ngữ nghĩa cố định và ngữ nghĩa cơ sở (hoài nghi) 13<br /> 2.1.3.<br /> Điều kiện cho sự trùng giữa ngữ nghĩa khác nhau . 15<br /> 2.2. Tranh luận, trò chơi n-người và bài toán hôn nhân bền<br /> vững<br /> 16<br /> 2.2.1.<br /> Tranh luận trong trò chơi n -người ......................... 16<br /> 2.2.2.<br /> Tranh luận và bài toán hôn nhân bền vững............. 16<br /> Chương 3. Tích hợp tri thức có ưu tiên trong mô hình logic khả năng<br /> ............................................................................................................ 17<br /> ii<br /> <br /> Tích hợp tri thức bằng tranh luận trong logic khả năng<br /> 17<br /> 3.2. Định đề và một số tính chất ........................................ 20<br /> Chương 4. Thực nghiệm và đánh giá ................................................. 21<br /> 4.1. Môi trường thực nghiệm ............................................. 22<br /> 4.2. Quá trình thực nghiệm ................................................ 22<br /> 4.2.1.<br /> Giới thiệu về chương trình...................................... 22<br /> 4.2.2.<br /> Tập dữ liệu thực nghiệm ......................................... 22<br /> 4.2.3.<br /> Kết quả thực nghiệm thu được của tập dữ liệu thứ<br /> nhất<br /> 22<br /> 4.2.4.<br /> Kết quả thực nghiệm thu được của tập dữ liệu thứ<br /> hai<br /> 22<br /> 4.2.5.<br /> Đánh giá kết quả thực nghiệm và hướng nghiên cứu<br /> tiếp theo<br /> 23<br /> Kết luận .............................................................................................. 24<br /> 3.1.<br /> <br /> iii<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Ngày nay tích hợp tri thức là một trong các vấn đề nghiên cứu với<br /> các ứng dụng quan trọng trong Khoa học máy tính. Mục tiêu chính<br /> của tích hợp tri thức là nhằm đạt được các tri thức chung từ các nguồn<br /> tri thức riêng lẻ. Vấn đề này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh<br /> vực của khoa học máy tính như tích hợp dữ liệu [1], khôi phục thông<br /> tin [2], gộp dữ liệu cảm biến [3], các hệ đa tác tử [4] và các hệ thống<br /> đa phương tiện (Multimedia) [5, 6].<br /> Vấn đề tích hợp tri thức bắt đầu được quan tâm, nghiên cứu, phát<br /> triển và áp dụng cho một số lĩnh vực trong đời sống, xã hội, kinh tế,<br /> an ninh quốc phòng,... Một trong các ví dụ thực tế đó là hiện nay đã có<br /> một số hệ thống dự báo kinh tế của Việt Nam như hệ thống của CIA1,<br /> hệ thống của WordBank2..., mỗi hệ thống đưa ra một bộ các chỉ số<br /> phát triển của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên bộ Kế hoạch đầu tư<br /> không thể lấy ngay kết quả của dự báo từ một trong các hệ thống này<br /> để báo cáo lên Chính phủ hay Quốc hội được. Thay vào đó Trung tâm<br /> Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia của bộ Kế hoạch và đầu<br /> tư phải tổng hợp thông tin từ các nguồn đó thành một thông tin duy<br /> nhất mà phản ánh được thực trạng kinh tế của Việt Nam rồi sau đó<br /> mới báo cáo kết quả này lên Chính phủ hay Quốc hội.<br /> Hiện nay có nhiều cách tiếp cận để tích hợp tri thức khác nhau<br /> như [7, 8]. Tuy nhiên tất cả các cách tiếp cận này đều dựa trên giả<br /> thuyết là các bên tham gia đều có tính cộng tác, tức là để các bên đạt<br /> được thỏa thuận chung khi mà mỗi bên đều có một số đòi hỏi và các<br /> đòi hỏi này mâu thuẫn nhau thì các bên cần thỏa thuận với nhau để<br /> mỗi bên hy sinh đi một số đòi hỏi của mình nhằm đạt được sự đồng<br /> <br /> 1<br /> <br /> https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html.<br /> <br /> 2<br /> <br /> http://www.worldbank.org/en/country/vietnam.<br /> <br /> iv<br /> <br /> thuận. Các tiếp cận này chưa phản ánh được đúng cách làm việc trong<br /> thực tế. Chẳng hạn như bên A có các đòi hỏi là hoàn toàn hợp lý và có<br /> đầy đủ bằng chứng, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình còn bên B các<br /> đòi hỏi hoàn toàn vô lý và không có bằng chứng lập luận gì cả. Nếu<br /> theo các tiếp cận truyền thống, hai bên sẽ cùng bớt đi một số đòi hỏi<br /> nào đó của mình để đạt được một thỏa thuận chung, điều này là vô lý<br /> vì bên B sẽ được hưởng lợi mặc dù mọi đòi hỏi đều không hợp lý và<br /> bên A sẽ bị mất một phần quyền lợi chính đáng của mình.<br /> Trong luận văn này tôi đề ra một cách tiếp cận mới cho việc tích<br /> hợp tri thức nhằm khắc phục những hạn chế của các tiếp cận hiện có.<br /> Ý tưởng chính của tiếp cận này như sau: Để đạt được thỏa thuận giữa<br /> các bên, ta sẽ để cho các bên tranh luận với nhau, tức là các bên sẽ<br /> dùng lý lẽ, lập luận để bảo vệ cho các đòi hỏi của mình đồng thời phản<br /> bác lại các đòi hỏi của đối phương, bên nào có nhiều chứng cứ, lập<br /> luận tốt hơn thì bên đó sẽ giành được nhiều lợi ích hơn.<br /> Để làm được điều này, một mô hình tích hợp cơ sở tri thức khả<br /> năng được đề xuất dựa trên một mô hình tranh luận nổi tiếng được đề<br /> xuất bởi GS. Phạm Minh Dũng [24]. Bên cạnh đó, một tập các tiên đề<br /> cho tích hợp tri thức bằng tranh luận cũng được giới thiệu và các tính<br /> chất logic của nó cũng được đem ra thảo luận. Một chương trình thực<br /> nghiệm tích hợp tri thức dựa trên mô hình đã đề xuất và các đánh giá<br /> về nó được tiến hành. Nội dung chính của luận văn bao gồm các phần:<br /> Tổng quan về logic và tích hợp tri thức. Chương này trình bày<br /> các kiến thức cơ sở về logic và tích hợp tri thức bao gồm: logic cổ<br /> điển, logic khả năng, biểu diễn tri thức, duyệt tri thức và tích hợp tri<br /> thức.<br /> Mô hình tranh luận. Chương này trình bày về mô hình tranh<br /> luận của GS. Phạm Minh Dũng cùng với các ngữ nghĩa của mô hình<br /> này.<br /> Các mô hình tích hợp tri thức bằng tranh cãi. Chương này là<br /> nội dung chính của luận văn, trong đó trình bày cách tiếp cận để giải<br /> v<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0